Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không?

Lời nói đầu: Hôm nay tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi của nhà báo, nhà thơ Dương Đức Quảng sau hơn 2 năm mất liên lạc. Lần trước ông từ Hà Nộ...

icon18_edit_allbkg
Lời nói đầu: Hôm nay tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi của nhà báo, nhà thơ Dương Đức Quảng sau hơn 2 năm mất liên lạc. Lần trước ông từ Hà Nội vào TpHCM, hẹn tôi đi uống cafe và tặng tôi cuốn sách "Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị Tướng", tập hợp gần 60 bài viết của ông về những người thật, việc thật mà ông đã gặp trong mấy chục năm làm báo. Ông bảo vẫn thường xuyên theo dõi dlv.vn nên nhân dịp lần này vào TpHCM, rủ tôi đi uống cafe và tặng tôi tập thơ mới của ông. Còn nhớ, ông cũng từng có một blog riêng nhưng sau đó lại đóng blog lại. Đáng tiếc, vì quyết định của ông khiến cho thế giới mạng mất đi một nguồn thông tin, kiến thức lịch sử phong phú và chuẩn mực. Xin đăng lại dưới đây bài viết "Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không?" của ông, một bài được viết không lâu trước khi ông đóng blog lại.

***
Lẽ ra tôi không viết bài này, nếu như tôi không xem hai bản tin được phát trên Đài Truyền hình Hà Nội và trên Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, về diễn biến vụ việc xảy ra tại Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội chiều ngày 1/6/2012.

Hôm đó, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội mời ông Nguyễn Xuân Diện, một bloger khá nổi tiếng đến làm việc. Ông Diện đã mời luật sư Hà Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức, một nhân vật nổi tiếng trong đấu tranh chống tiêu cực, được một tổ chức nước ngoài tặng giải thưởng Liêm chính năm 2007 đi cùng. Thanh tra Sở TT&TT căn cứ vào các quy định của pháp luật đã từ chối sự có mặt của hai người trong buổi làm việc với ông Diện. Ông Hà Huy Sơn chấp thuận ra về, còn bà Lê Hiền Đức kiên quyết ở lại. Những gì đã diễn ra sau đó bạn đọc có thể xem trong nhiều bài viết trên mạng và nhất là xem hình ảnh được ghi lại mà Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam đã phát, nay được nhiều blog cá nhân đưa lại.

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=8KYN4YZZHwM[/embed]
Thú thật, tôi rất ngạc nhiên khi thấy bà Lê Hiền Đức đi đi, lại lại, ngồi ghếch chân lên ghế gọi điện thoại khi ở trong Sở TT&TT, nơi không mời bà vẫn đến. Tiếng của bà trong băng hình phát trên hai Đài Truyền hình nghe rất rõ:

- “Gọi ngay đi! Gọi hết Dương Nội, Văn Giang, Đắc Nông đến đây! Phá cổng! Công an phải đến dẹp!”

Một chị phụ nữ, cán bộ Sở TT&TT, khẩn khoản:

- “Bây giờ hết giờ làm việc rồi! Bác về đi!”

Bà Hiền Đức đáp lại:

- “Không! Không! Về thế nào được! Mẹ! Về thế nào được! Bà cứ ngồi đây cho chúng mày phục vụ luôn!”

- “Bà mà điên lên, bà đập hết! Vi tính vi tiếc, đập hết!…”

Tôi ngạc nhiên bởi vì bà Lê Hiền Đức nói rằng bà là người được Bác Hồ đặt tên, trong khi tôi từng biết những người được Bác đặt tên, những người từng là thư ký riêng của Bác, cận vệ, phục vụ, văn thư… của Bác, không một ai có cái khẩu khí “lạ đời” đến vậy. Vì thế tôi tự hỏi: Có đúng bà Lê Hiền Đức được Bác Hồ đặt tên hay không? Tôi xin không viết về hành động và lời nói của bà Lê Hiền Đức trong vụ việc xảy ra tại Sở TT&TT chiều tối ngày 1/6/2012 đúng sai thế nào, bởi vì điều đó chắc chắn sẽ có cơ quan có trách nhiệm xem xét và kết luận. Tôi chỉ xin viết đôi điều tôi được nghe về chuyện có hay không việc Bác Hồ đặt tên cho bà từ Lê Đức thành Lê Hiền Đức như lời bà kể.

Phải nói rằng, cách đây mấy năm tôi rất có thiện cảm với bà Lê Hiền Đức và các việc bà làm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Bà cùng tuổi với chị gái đầu của tôi, lại là một nhà giáo như cha tôi. Bà là giáo viên cấp 1 đã về hưu từ rất lâu nên chắc là cuộc sống của bà cũng thanh bạch như cha tôi và những thầy cô giáo khác đã về hưu từ thời bao cấp, chỉ sống đạm bạc bằng đồng lương hưu ít ỏi. Vì thế, cũng rất dễ hiểu vì sao tôi lại có thiện cảm với bà Lê Hiền Đức, một người phụ nữ tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, không những được nhiều người trong nước biết đến mà còn được cả Tổ chức minh bạch quốc tế tặng giải thưởng Liêm chính!

Nhưng rồi, sau đó ít lâu, đọc một số lời phát biểu thái quá của bà trên báo, nhất là nghe bà trả lời phỏng vấn trên Đài BBC của Anh và trên một số đài, báo nước ngoài khác, thì thiện cảm của tôi đối với bà giảm dần. Tháng 5/2008, khi tôi gặp ông Tạ Quang Chiến, một cán bộ cận vệ của Bác Hồ suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người được Bác Hồ đặt tên, để hỏi chuyện và viết bài báo “Những người được Bác Hồ đặt tên ai còn ai mất?” nhân dịp Kỷ niệm Ngày sinh của Bác thì thiện cảm của tôi đối với bà Đức lại thêm một lần nữa bị giảm.

Số là trước đó, bà Đức đã kể nhiều lần, rằng bà là chiến sĩ dịch mật mã cho Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên chiến khu Việt Bắc. Một lần hỏi chuyện Bác biết tên bà là Lê Đức như tên con trai nên Bác đặt tên cho bà là Lê Hiền Đức cho nữ tính hơn! Còn ông Tạ Quang Chiến, một cán bộ giúp việc và bảo vệ Bác, theo Bác hàng ngày trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp nói với tôi rằng, trong 9 năm kháng chiến đó Bác Hồ chỉ đặt tên cho 18 người. Lúc đầu Bác đặt tên cho 8 người, là các ông: Trường – Kỳ – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi. Các ông đều là cán bộ giúp việc và bảo vệ Bác, được Bác đặt tên khi dừng chân nghỉ lại ở xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trên đường rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn trong thời gian Bác ở trên chiến khu Việt Bắc, Bác đặt tên cho 8 người nữa, là các ông: Trung – Dũng – Đồng – Tâm – Kiên – Quyết – Cần – Kiệm, cũng là các chiến sĩ cận vệ và phục vụ Bác. Tên Bác đặt cho mỗi người đều mang ý nghĩa riêng, rất đặc biệt.
Nguyen-Xuan-Dien-voi-Le-Hien-Duc
Bà Lê Hiền Đức và "chú Tễu" Nguyễn Xuân Diện - Ảnh: internet
Chỉ có hai trường hợp Bác Hồ đặt tên ngoài số cán bộ, chiến sĩ phục vụ Bác nói trên. Đó là trường hợp Bác đặt tên cho kỹ sư Phạm Quang Lễ là Trần Đại Nghĩa. Ông Trần Đại Nghĩa là một Việt Kiều ở Pháp về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, từng giữ chức Cục trưởng Cục Quân giới, người đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí cho quân đội ta đánh Pháp. Trường hợp thứ hai là khi nghe Giáo sư Tôn Thất Tùng báo tin sinh con trai đầu lòng, Bác đã đặt tên cho con trai ông là Tôn Thất Bách, hàm ý trân trọng tài năng và phẩm chất của một vị trí thức yêu nước dám từ bỏ mọi vinh hoa, phú quý ở chốn đô thành để lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, hiên ngang như cây tùng, cây bách trên đời.

Điều đáng chú ý, trong lần gặp ông Tạ Quang Chiến năm 2008 ấy, ông nói với tôi là những năm sau kháng chiến chống Pháp có một số người tự nhận là được Bác Hồ đặt tên, trong đó có trường hợp bà Lê Hiền Đức. Ông Tạ Quang Chiến nói với tôi, ông đã gọi điện thẳng cho bà Lê Hiền Đức và cho những tờ báo đăng chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà Lê Hiền Đức để khẳng định chuyện đó là không có. Ông nói, trong kháng chiến chống Pháp, tất cả những người được Bác Hồ đặt tên đều là nam giới, không có một người phụ nữ nào. Bà Lê Hiền Đức sinh năm 1932, năm 1946, 1947, 1948 mới 14, 15, 16 tuổi không thể là người được chọn dịch mật mã cho Bác Hồ. Thời kỳ đó, người dịch mật mã cho Bác là một đồng chí nam giới.

Sau khi Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin về sự việc xảy ra chiều ngày 1/6/2012 tại Sở TT&TT có liên quan đến bà Lê Hiền Đức, tôi gọi điện thăm ông Tạ Quang Chiến để hỏi thêm về chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà. Ông Tạ Quang Chiến năm nay đã 87 tuổi, nhưng tiếng vẫn to, trí nhớ vẫn rất tốt. Ông khẳng định với tôi một lần nữa là không có chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà Lê Hiền Đức như đã từng nói với tôi 4 năm trước. Tôi hỏi thêm hai người từng là cán bộ giúp việc Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc về chuyện Bác đặt tên cho bà Lê Hiền Đức, thì cả hai đều khẳng định với tôi là không có chuyện đó. Bà Nguyễn Thị Tuệ Oanh, nguyên cán bộ Hội Phụ nữ Cứu quốc, vợ của ông Nguyễn Chấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Điện Than trước đây, người từng được điều động giúp việc đánh máy cho Bác khi Bác dịch cuốn sách “Tỉnh ủy bí mật ở chiến khu Việt Bắc“, nói rằng thời gian ở chiến khu những người giúp việc Bác mà bà biết không có ai được Bác đặt tên là Lê Hiền Đức cả.

Còn ông Dương Văn Phúc, nguyên cán bộ văn phòng phụ trách cơ yếu của Văn phòng Trung ương Đảng năm 1945, 1946, sau đó là cán bộ cơ yếu của Văn phòng Phủ Thủ tướng trong kháng chiến chống Pháp, con rể của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, sau này là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, một trong những người giúp việc lâu năm, gần cận của Bác Hồ, khẳng định với tôi trong kháng chiến chống Pháp không có ai là Lê Hiền Đức được giao dịch mật mã cho Bác Hồ và Bác Hồ không đặt tên cho ai là Lê Hiền Đức cả. Ông bảo tôi, với tư cách nhà báo tôi nên viết rõ chuyện này trên báo để mọi người được biết.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin nhắc lại câu nói của ông Tạ Quang Chiến với tôi: “Tôi là một trong số 18 người được Bác Hồ đặt tên trong kháng chiến chống Pháp. Những người khác được Bác Hồ đặt tên tôi đều biết và đều có tài liệu, tư liệu lưu trữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó không có tên bà Lê Hiền Đức. Ai muốn tìm hiểu thêm về điều đó xin mời đến Bảo tàng sẽ rõ”.

Nhà báo Dương Đức Quảng
(nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin Văn phòng Chính phủ)

Bài liên quan

Sự thật về bức ảnh "nữ tù binh Việt Nam" bị Trung Quốc lột trần, bắt tải đạn

Đến hẹn lại lên, cứ tới những ngày tháng 2 này là "lòng yêu nước (lèo)" của một số "nhân sĩ trí thức" lại trỗi dậy mãnh liệt, hệt như tiếng kêu réo thảm thiết của cái bao tử được chiều chuộng khi đến...

Cách để Bungary chết: Mộng EU, bài Nga và tự tử

Nhà cách mạng, nhiếp ảnh gia kiêm leo núi 36 tuổi có cái tên lãng mạn Plamen Goranov đã đổ xăng vào người và châm lửa tự thiêu ở quảng trường trước tòa thị chính thành phố Varna để phản đối đói nghèo...

Vụ Bob Kerrey: Nhân dân không cần ai dạy về sự tha thứ!

Bob Kerry nhận giấy phép đầu tư Fulbright Việt Nam Sự khoan dung, vị tha vốn dĩ là bản chất của người dân lao động, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới loài người này. Nhân dân lao động không có n...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Nếu bạn muốn lập nghiệp, hãy chuẩn bị cho thất nghiệp. - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

Kênh Youtube

Thư viện blog

item