Triều đại nhà Nguyễn: triều đại phản động?

Những năm gần đây các nhà sử học cấp tiến ra sức tìm cách lật lại các đánh giá của chính sử Việt Nam về triều đại nhà Nguyễn, đặc biệt là vai trò của Gia Long & 1 các vị quan của thời bán nước như Phan Thanh Giản. Không rõ động cơ của họ đơn thuần là muốn thiên hạ biết đến mình là nhà sử học thông qua các “phát kiến mới mẻ” hay đang đánh đu theo trào lưu xét lại hiện nay?! Theo cách nhìn của 1 số sử gia, trí thức hiện nay, cuộc cách mạng của nhân dân ta năm 1945 là 1 loại khởi nghĩa nông dân, lật đổ triều đại phong kiến và lịch sử do chế độ mới viết nên phải “bôi xấu” cho chế độ bị lật đổ để thuyết phục người dân & chính danh cho chế độ mình. Chính vì vậy, các nhà lịch sử cách mạng Việt Nam tiên phong như Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu đã "phải" coi triều đại nhà Nguyễn là một triều đại phản động.


Nhận định như vậy có chính xác không?

Thứ nhất, vua Gia Long là người năm lần bảy lượt mời gọi các thế lực nước ngoài (Xiêm, Pháp), thậm chí dùng chính con đẻ mình làm con tin, hòng mong họ giúp mình giành lại ngôi báu. Điều đó đã tạo điều kiện cho quân Xiêm tràn sang tàn sát dân ta. Và nếu giả sử những sự can thiệp đó của ngoại bang mà giúp Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, giành được ngôi báu thì chắc chắn một điều, triều đại đó sẽ là 1 triều đại "bù nhìn", phụ thuộc vào nước khác, như bất kỳ triều đại nào được dựng lên theo cách đó. Sự khác biệt giữa Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống chỉ là sự thắng bại. Nếu Nguyễn Ánh được “rửa tội” thành công thì chắc hẳn Lê Chiêu Thống cũng nên được vinh danh chăng? Một ông vua sẵn lòng cầu cứu ngoại bang để thỏa mãn tham vọng cá nhân, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, vậy có phải là phản động?
Tượng đài giám mục Bá Đa Lộc đang "chăn dắt" Hoàng tử Cảnh trước nhà thờ Đức Bà, tại Sài Gòn đầu TK20. Sau này bức tượng này bị phá bỏ, thay bằng tượng Đức Mẹ.

Thứ hai, triều đại nhà Nguyễn ở vào thời kỳ “bản lề” giữa văn minh cơ giới phương Tây với nền văn minh nông nghiệp phương Đông. Các vua nhà Nguyễn đã biết đến sự lợi hại của vũ khí hiện đại, đến sự phát triển khoa học kỹ thuật của những nước Âu châu nhưng thay vì tìm cách tiếp cận để phát triển đất nước thì họ lại thi hành chính sách “ngăn sông cấm chợ” đối với những vị khách phương tây, đặc biệt là khi “hơi nóng” của họng súng xâm lược đã phả vào gáy sau khi các đế quốc “mũi lõ” thôn tính toàn bộ vùng cực nam của ĐNÁ. Nguyên nhân thực sự là gì? Có phải đơn thuần chỉ là sự “yêu, ghét” cảm tính của các vị vua đối với dị tộc như 1 số tài liệu lịch sử cho biết? Tôi không cho là vậy. Nếu “mở cửa” với phương Tây, các vua nhà Nguyễn biết rằng bên cạnh những thành tựu khoa học kỹ thuật, họ còn phải chấp nhận những luồng gió tư tưởng mới đối với xã hội, bao gồm các phong trào cách mạng tư sản, có khả năng đe dọa đến ngôi vị độc tôn vốn có của các vua chúa phương Đông. Tức là, cũng như người sáng lập triều đại, những người kế vị luôn lựa chọn duy trì đặc quyền đặc lợi của bản thân thay vì đem lại sự phát triển cho đất nước, dân tộc. Chính quan điểm thà là “thằng chột làm vua xứ mù” ấy của các vị vua nhà Nguyễn đã vứt bỏ đi cơ hội tiếp cận nền văn minh công nghiệp khi nó còn chưa quá cao và xa tầm với, khiến cho đất nước ngày càng thụt lùi so với phương Tây, là môi trường sinh sôi nảy nở cho các vị quan cơ hội, “chủ hàng” như Phan Thanh Giản và là tiền đề thành công cho cuộc xâm lược tất yếu của thực dân Pháp khi đội quân chỉ 3000 người có thể đánh bại 1 đất nước 10 triệu dân với bề dầy truyền thống chống ngoại xâm.

Thử hỏi, vậy một triều đại như thế có phải là phản động?

Tất nhiên, triều Nguyễn cũng có vài điểm sáng như các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái, những tiếng nói lương tri của triều đại, và tất cả họ đều được các sử gia cách mạng ghi nhận công lao một cách công bằng và xứng đáng. Điều đó chứng tỏ, chính sử cách mạng Việt Nam đã có sự đánh giá công tâm đối với công và tội của từng vị vua triều Nguyễn. Và tiếng nói “khác biệt” của một số người làm sử hiện nay không phải là sự phát hiện khoa học, như nghĩa vụ của họ, mà chỉ thể hiện một góc nhìn ngược ngạo của tư duy xét lại, cải lương.

Bài liên quan

Phan Huy Lê 5693077947034579497

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Nhà bên

Thư viện blog

item