Bàn về nhà nước trong diễn tiến xã hội

Theo thuyết của các cụ Marx - Engels thì khi xã hội phát triển đến giai đoạn Cộng sản chủ nghĩa thì Nhà nước sẽ "biến mất". Nhà nước ở đây tức là bộ máy quyền lực của giai cấp thống trị. Một giai cấp thống trị là giai cấp chiếm tuyệt đại ưu thế về sở hữu tư liệu sản xuất. Biến mất là bởi ở xã hội cộng sản sẽ không còn giai cấp. Mà không còn giai cấp thì tất nhiên chả có cái gọi là giai cấp thống trị. Nhà nước mang tính biểu tượng quyền lực biến mất (đừng nhầm lẫn với các cơ quan quản lý xã hội còn tồn tại).

Lịch sử xã hội đã chỉ ra rằng, giai cấp thống trị càng nhỏ bé thì bộ máy nhà nước lại càng to lớn. Bởi nhỏ bé về số lượng thì phải cần bộ máy quyền lực lớn để kiểm soát, đối chọi với các giai cấp đối kháng áp đảo về số lượng. Một xã hội càng phát triển thì bộ máy nhà nước (quyền lực) càng thu nhỏ. Ví dụ điển hình là ở các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là ở các nước Bắc Âu, nơi các Đảng Dân chủ xã hội chiếm ưu thế.

Theo nguyên lý đó, ở trạng thái chuyển tiếp từ CNTB sang CNCS, tức CNXH, xã hội phải có một bộ máy nhà nước cực kỳ tinh gọn và nắm giữ ít quyền lực. Điều đó cũng dễ hiểu khi giai cấp thống trị là giai cấp vô sản chiếm tuyệt đại đa số người lao động trong xã hội thì đâu cần phải có một nhà nước quyền lực đồ sộ để kiềm chế giai cấp đối lập thiểu số. Ở trạng thái XH đó, đa số tư liệu sản xuất phải nằm trong tay giai cấp thống trị, thông qua các đơn vị sản xuất kinh doanh công hữu, để từ đó của cải xã hội phải được phân phối công bằng cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, những gì ở Việt Nam, nơi đang có "giai cấp vô sản thống trị", đang "xây dựng XHCN" lại cho thấy một bức tranh trái ngược: bộ máy nhà nước thì ngày càng phình to, cồng kềnh và kém hiệu quả; quyền lực công cộng của nhà nước lại rất to lớn; trong khi đó, tư liệu sản xuất chung thì ngày càng bị tư hữu hóa.
Hiện tượng này cho thấy, hoặc là xã hội Việt Nam đã "ngồi nhầm lớp" và bây giờ đang phải trở về với vị trí thực sự của mình, hoặc là đang có một cuộc "cách mạng lùi" để "thay máu" giai cấp thống trị xã hội trong thinh lặng.

Nguyễn Thanh Tùng
TpHCM, 4/2017

Bài liên quan

Chính trị 1175602667973627338

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item