BÌNH LUẬN VỀ CỘNG SẢN
Sachhiem.net là một trang web có tiếng của người Việt ở hải ngoại. Mặc dù trang web bàn nhiều đến vấn đề tôn giáo, khuếch trương Phật giáo...
https://daosichanga.blogspot.com/2012/01/binh-luan-ve-cong-san.html
Sachhiem.net là một trang web có tiếng của người Việt ở hải ngoại. Mặc dù trang web bàn nhiều đến vấn đề tôn giáo, khuếch trương Phật giáo, nhưng những bài viết về tình hình người Việt ở hải ngoại, tranh luận về các vấn đề tồn tại trong lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam cũng rất đáng để tham khảo, nhất là nó đến từ góc nhìn của những người đã từng đi qua lịch sử với suy nghĩ tiến bộ, khách quan.
VNpeace xin giới thiệu bài viết dưới đây của một Việt kiều, đăng trên Sachhiem.net, với một cách nhìn như vậy. Đầu bài viết có sử dụng một số câu tiếng Pháp, như một sự tâm sự riêng giữa tác giả và cô bạn học cũ. Qua đó chúng ta cũng có thể thấy được phần nào tâm tư của các trí thức trẻ miền Nam trong hoàn cảnh nước nhà bấy giờ.
Bài viết dài nhưng rất đáng để xem. Chúng tôi xin dẫn ra nguyên văn bài viết, bao gồm cách dùng từ của tác giả. Mời các bạn tham khảo...
Ngày đó, bên hồ Léman, có một cô bé Việt Nam, mới 17 tuổi, điểm cao nhất HEC Lausanne trong 3 năm liên tiếp 1965/66, 1966/67, 1967/68, cựu học sinh Couvent Des Oiseaux. Cô ta hay trách tôi (bạn cùng lớp) là chẳng biết một tý gì về việc nước nhà cả. Cô ta cũng bảo cho tôi biết rằng tất cả những người tài giỏi và trí thức đều đã "theo bên kia". Cô ta rất bực mình về sự hiểu biết rất hẹp hòi của tôi.
Nhân dịp Tết sắp đến, để chuộc tội mải chơi, và ngu xuẩn không biết để ý gì đến những nhận xét bén nhọn và khôn ngoan của Cô Bạn thân mến của tôi, tôi xin chép lại bài mà tôi đã viết cách đây vài năm cho các bạn Taberd cùng của tôi.
Rất tiếc M.V. không ở trong diễn đàn này để chữa phần nào cho bài này và cắt nghĩa cho Các Bạn rõ ràng hơn tôi.
Dédié à mon amie Nguyễn Thị M.V., quand elle était au bord du lac Léman.
Nhân dịp Trung Hoa diễn hành ngày kỷ niệm 60 năm thành lập People's Republic of China, cách đây vài năm, đài phát thanh Mỹ NPR (National Public Radio) đã bình luận về một chữ gần như đã chìm trong quên lãng: COMMUNISM. Những phát ngôn viên Mỹ đó vừa cười vừa bàn rằng: Ngày nay, chữ Cộng Sản không còn gợi lại hình ảnh nào của Cách Mạng Văn Hóa Trung Hoa nữa ! Người ta cũng đã nói thêm: Định nghĩa của chữ Cộng Sản quá lỏng lẻo, và vì thế không còn ý nghĩa với họ nữa.
Nhưng đối với một đám người tỵ nạn Cộng Sản, mất mát không ít thì nhiều, cả về tinh thần lẫn vật chất, thì hai chữ đó đã ghi khắc rất sâu xa trong tâm khảm, và dường như đã đồng nghĩa với kẻ thù. Ý nghĩa của những chữ ấy cũng không xê dịch và gợi lại những hoàn cảnh quá tối đen, của những ngày đã tưởng như tuyệt vọng.
Vậy thì Cộng Sản là gì ?
Tại sao ngày nay nó lại biến hóa đi, và đồng nghĩa với tư bản, khi cả thế giới lờ qua những chữ ấy đi, để thi nhau bắt tay với Trung Cộng, kể cả Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đức, Bỉ, Phi Châu, Ấn Độ, Nam Mỹ, vân vân...?
Trước những hình ảnh mới lạ ấy, người ta không khỏi ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì đà tiến vượt bực của Trung Hoa đã trái ngược hẳn với Hỏa Ngục Trần Gian người Việt Nam ta đã trải qua ngày nào, và cảm thấy bàng hoàng trước những thay đổi đột ngột ấy.
- Vậy thì, lý thuyết Cộng Sản đã đổi thay, hay những phương pháp áp dụng lý thuyết đó đã đổi thay ?
Trên phương diện lý thuyết, nếu ta xem rằng Chủ Nghĩa Xã Hội (Socialism) đã bắt nguồn từ lý thuyết của Karl Marx, viết từ Thế Kỷ Thứ 19, thì lý thuyết đó vẫn y nguyên, không xê dịch, vì hồn ma của Karl Marx có hiện lên, và thay đổi chữ nào đâu !
- Vậy thì, cách áp dụng lý thuyết Cộng Sản đã thay đổi hay chăng ?
Câu hỏi đó, dĩ nhiên, dẫn chúng ta đến việc lần mò vào lý thuyết chằng chịt của Karl Marx, để tìm xem có chỗ nào Karl Marx đã đề nghị ra cách tổ chức xã hội và chính quyền hay không.
Người phản kháng Cộng Sản Việt Nam thường hay nghĩ theo đường lối sau đây:
Karl Marx đã đề nghị ra "nền thống trị của bần cố nông" (Dictature du Prolétariat). Vì lối thống trị của giới hạ cấp đó, chúng ta đã phải chịu một ách cai trị ngặt nghèo, một lối tổ chức xã hội lạ kỳ, và một chính phủ bạo tàn, kềm kẹp không cho ai có lối thoát ! Mục tiêu của giới đó cũng là để bắt chúng ta tìm đến một Cõi Mơ Hồ (Utopia) một Thiên Đàng Cộng Sản cho chúng. Nhưng Thiên Đàng của người này là Hỏa Ngục của kẻ khác, và vì thế, sau năm 1975, thì hình ảnh Cộng Sản đã hiện ngay trước mắt, nhất là khi chúng ta đã thuộc một giai cấp khác, ở thượng từng xã hội, và đang sống ở các nước Tây phương. Thế Giới Cộng Sản là cả một Thế Giới Kinh Hoàng dưới quyền thống trị độc tài ngu xuẩn của bọn Hạ Cấp. Hoa Kỳ đã báo trước cho chúng ta như thế, mà chúng ta không chịu nghe kỹ !!! Hầu hết mọi thông tin giữa người Việt Nam tại Mỹ hiện nay đều phục vụ cho lối suy nghĩ đó.
Nhưng lối lý luận như thế vướng phải một điều không hợp lý, vì không chứng minh được những thành đạt xuất sắc của Trung Hoa, kể cả những chương trình chinh phục không gian và thế gian, dưới quyền điều khiển của bần cố nông.
Ở một phương trời khác như tại Âu Châu và Mỹ, thì ngày đó, người ta không bàn luận gì đến Dictature du Prolétariat gì cả, vì người ta thừa biết rằng giới hạ cấp đó có bao giờ thống trị ai đâu. Vài thằng công an đi quanh quẩn không phải là Bần Cố Nông Thống Trị. Người Âu Châu đã hiểu một cách dễ dàng là nhà lãnh đạo Khối Cộng Sản, hoặc Tây Phương vẫn đều là giới trí thức có năng khiếu làm chính trị. Người ta đã chỉ lo nơm nớp đến Thế Chiến Thứ 3, không biết lúc nào bùng nổ, và theo rõi từng biến chuyển nho nhỏ trong khối Cộng Sản kia. Người ta đặt trọng tâm vào những phát minh của khí giới chiến tranh, và không biết cuộc thi đua trên không gian sẽ có ảnh hưởng trực tiếp gì đến cuộc tử chiến giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết hay không.
Một điều đáng để ý là, tại Âu Châu, người ta cũng không nói đến Chiến Tranh Việt Nam một cách thuận lợi cho Mỹ, mặc dù họ là đồng minh với Mỹ trong việc chống đối những trái ngược của Liên Sô.
Dưới nền trời Tây Phương, người ta cũng nhận thấy rằng, những quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản tại Đông Âu và Liên Sô thường vướng vào 2 căn bệnh kinh niên, hiểm nghèo; và người Tây Âu thấp thỏm, đợi chờ ngày bế tắc.
☢ Căn bệnh thứ nhất là tính cách tụ tập quyền thế tại trung ương một cách quá độ (sur-centralisation des pouvoirs). Trong khối Liên Sô, thì việc gì cũng phải đem về Moscow giải quyết, và bên Trung Cộng, thì quyền thế đều quy tụ tại Bắc Kinh. Tính cách đó rất tai hại cho đà tiến của khối Liên Sô, vì mọi quyết định đều bị ngưng trệ, mọi việc lớn nhỏ đã đều phải qua một hệ thống kiểm soát cầu kỳ suốt dọc đường đến trung ương. Và để thực hiện được hệ thống kiểm soát nặng nề ấy, cảnh sát công an lan tràn khắp nơi, và làm người dân ngộp thở.
☢ Căn bệnh thứ hai là việc quốc hữu hóa quá độ (sur-nationalisation des industries). Cả một bộ máy sản xuất đều thuộc về Nhà Nước, được quy định theo những thống kê lệch lạc, làm nền kinh tế hoàn toàn tê liệt, đưa đến cảnh thiếu thốn khắp nơi, dân chúng phải sắp hàng săn đón mọi sản phẩm tồi tàn và hiếm hoi. Bộ máy sản xuất của Trung Cộng và lối "hô hào hồ hởi" cũng đã đưa đến cảnh hỗn loạn và thất bại của Cách Mạng Văn Hóa.
Nhưng tuyệt nhiên, tại Tây Phương, không ai nói đến việc Cộng Sản tổ chức như thế để tìm đến một Cõi Mơ Hồ, hay một Thiên Đường Cộng Sản nào cả. Nói đến vấn đề Việt Nam, họ còn bênh vực cả Hồ Chí Minh, và chỉ trích việc Hoa Kỳ tàn bạo tại lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người vô tội; báo chí vẫn đưa ra những bản đồ cho thấy vùng kiểm soát của Hoa Kỳ tại Việt Nam càng ngày càng thu hẹp lại. Họ cũng chẳng định nghĩa Cộng Sản là Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo, hoặc là những Con Quỷ Khát Máu, tuy họ nơm nớp lo sợ chống đối Khối Liên Sô, và chỉ mong Nga Tàu tiêu diệt lẫn nhau.
Bàn luận đến đây, lẽ dĩ nhiên, chúng ta đã thừa thấy rằng, Thế Giới Cộng Sản dưới con mắt của người Tây Phương đã khác hẳn Thế Giới Cộng Sản Hoa Kỳ diễn tả tại Việt Nam, vì Hoa Kỳ đã lợi dụng sự dốt nát của người dân ta tại những thành phố Nam Việt, đã lâm vào cảnh ngộ con ếch nằm đáy giếng. Cõi Mơ Hồ kia chỉ dựa vào những lý thuyết Utopian Socialism, mà chính Karl Marx đã đả kích kịch liệt. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã khôn khéo dùng Chốn Mơ Hồ đó, thêm mắm thêm muối để dấu đi mục đích tranh đấu dành độc lập của người Việt Nam, và toan tính hiểm hóc dùng nước ta làm địa thế đánh Trung Hoa.
Tại Việt Nam, những giả thuyết Cộng Sản kia, đều đã do Hoa Kỳ thêu dệt, dùng Nha Chiến Tranh Tâm Lý Sài Gòn để khủng bố tinh thần dân chúng khắp nơi.
Trong một hoàn cảnh gần như mù chữ và ít được đi đâu xa, người dân ta hoảng hốt, vội tự hỏi, Thế Giới Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo ấy sẽ đưa họ đi đến đâu, và làm sao ta còn có thể sống sót nổi trong một thế giới quái gở như thế ?! Để hăm dọa chúng ta, họ đã nêu ra Thời Kỳ Thanh Lọc Đọa Đày của Stalin (La Purge de Stalin), hoặc cuộc Cách Mạng Văn Hóa (La Révolution Culturelle) của Trung Hoa. Bao nhiêu cái chết tang thương do Quốc Minh Đảng Trung Hoa làm ra trong cuộc chiến, nhất là việc phá đê rút quân làm chết bao nhiêu triệu người Tàu, cũng đều được đổ dồn vào đầu Mao Trạch Đông để tả chân những Thiên Đàng Cộng Sản khác.
Thật ra, để hiểu rõ Cộng Sản là gì, ta nên đặt những câu hỏi như sau:
● Hai đặc tính quái gở của Thế Giới Cộng Sản kia (sur-centralisation des pouvoirs và sur-nationalisation des industries) tụ tập quyền thế tại trung ương một cách quá đáng, và quốc hữu hóa kỹ nghệ là do đâu mà ra ?
● Vì sao Liên Sô và Trung Cộng lại vướng phải 2 căn bệnh kỳ quái như thế ?
● Có thuyết Cộng Sản nào đề nghị ra những lối tổ chức xã hội và chính quyền như thế hay không ?
Hai căn bệnh quái gở đó, thật ra, chỉ là những đặc tính của một tình thế bị địch quân bao vây mà thôi (état de siège). Trong tình thế bị hãm thành đó, người ta phải kiểm soát chặt chẽ, khắt khe, hầu chống lại mọi thế lực ly gián của đối phương, nhất là khi đối phương đó mạnh hơn gấp bao nhiêu lần, cả về khoa học, vũ khí, kinh tế, tình báo và đồng minh. Ta cũng vẫn thường thấy những đặc tính đó trong một khoảnh khắc, tại những quốc gia bị Tây Phương kềm hãm bằng lối trừng phạt cấm vận, hoặc bị cô lập hóa (economic sanction, embargo, etc...) kể cả Đức Quốc vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến.
Chẳng có một lý thuyết nào đã đề nghị ra lối tổ chức xã hội và chính quyền như thế cả. Những lối tổ chức tàn bạo và độc tài đó chỉ có mục đích quốc phòng mà thôi. Vì quốc phòng, Stalin đã xâm chiếm vài nước lân cận, bắt họ gia nhập vào Liên Sô, và bắt luôn cả vùng Đông Âu ít dân số, làm một vùng độn, vùng lót (Buffer Zone) bảo vệ nước Nga. Mục đích quốc phòng đó, Trung Hoa cũng đã cho thấy cách đây vài năm, nhân dịp lễ khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh vừa qua, khi những người lính Trung Hoa, đi kiểu chân ngỗng, dắt một đàn trẻ mặc y phục cổ truyền của mọi vùng, đại diện tương lai mọi thổ dân Tàu ra làm lễ chào cờ.
Chẳng phải chỉ Stalin mới xâm chiếm những nước khác làm Buffer Zone cho mục đích quốc phòng. Trung Hoa đã chiếm Tây Tạng. Cũng trong mục đích quốc phòng, ngày đó tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Pháp, để dùng Việt Nam làm Buffer Zone, chống Trung Hoa.
Tất nhiên mục đích quốc phòng của Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn không thay đổi, sau khi Hoa Kỳ thay thế Pháp tại Việt Nam. Họ dùng cuộc Trưng Cầu Dân Ý 1955, để bịt mắt ta, cũng như đã dùng tất cả những cuộc bầu cử khác tại Iraq, Afghanistan, Pakistan, vân vân...để đánh lạc hướng vai trò của họ. Họ cũng đưa ra những lý thuyết Cộng Sản chế tạo tại Mỹ, đem ra để tự do nhồi sọ người dân Việt Nam ta, mà dấu đi không cho người Mỹ tại Hoa Kỳ biết. Chính vì thế, hầu như tất cả người trí thức Mỹ tại Hoa Kỳ ngày nay, đều tỏ lòng khâm phục Hồ Chí Minh; trong khi đó, thì chính người Việt Nam ta tại Hoa Kỳ lại có những ý niệm khác về nhân vật ấy.
Ta đã tưởng ta thấy rõ tình thế hơn người Mỹ tại Hoa Kỳ, vì ta đã sống ngay tại Việt Nam. Nhưng tin tức và những hình ảnh ngày đó thì do ai cung cấp ? Tin tức đó chính xác hơn tại đất Mỹ, hay khi tung ra báo chí Sài Gòn ? Khi ta thấy Việt Cộng ngày đó, thì ta cũng chỉ thấy xác và bộ quần áo rách rưới của họ mà thôi. Nào ta đã đọc được tâm tư của họ, mà chắc chắn rằng, họ tranh đấu cho những lý thuyết xa xăm mà bọn Mỹ bảo rằng họ đeo đuổi.
Họ chỉ là những người nhà quê, có những người thân yêu trong làng, đâu biết gì đến Thiên Đàng Cộng Sản Mơ Hồ của Mỹ vẽ ra. Họ cũng chỉ là những người bị những người khác gọi vào bưng, ra hậu phương, để đánh đuổi quân xâm lăng - trước thì đánh đuổi bọn theo Pháp, sau thì đánh đuổi bọn theo Mỹ. Họ cũng là những người quyết chiến, có khả năng, và làm những cựu quân nhân Mỹ tại Việt Nam ngày nay rất khâm phục. Hơn nữa, họ cũng là gần hết cả mọi người Việt Nam, vì ngày đó Hoa Kỳ đã có lúc gửi qua 500,000 quân, mà không chặn lại được những làn sóng người tranh đấu cho Quê Hương. Khi người lính Việt Nam Cộng Hòa đánh đập, tra tấn, và giết họ, người ta có biết đâu là những người ấy đâu khác chúng ta. Họ cũng là những kẻ trải qua những đau thương như ta. Nhưng những kẻ dã man đã mặc sức ngày đêm khủng bố và bảo rằng, họ tranh đấu cho một mục đích điên rồ, một Thiên Đàng Cộng Sản Vu Vơ và vì thế trở nên độc ác.
Xưa, ta đã lầm tưởng rằng Chiến Tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến. Có bao giờ ta ngờ rằng chiến tranh đó là một chiến tranh của Mỹ đâu. Nhưng khi ta đã ra ngoại phương, thoát khỏi những bộ máy tuyên truyền, ta đã thấy những cuộc nội chiến khác do Mỹ tạo nên, thì mới hiểu tại sao người ta so sánh Chiến Tranh Việt Nam với những chiến tranh khác của Mỹ bên Iraq, Afghanistan, và Pakistan. Cũng vì lý do đó, khi ta còn lầm tưởng rằng đó là cuộc nội chiến giữa Nam và Bắc, thì những phim cũ như Platoon, The Deer Hunter, Planet of the Apes (loạt phim đầu tiên), hoặc Rambo, vân vân...đã chẳng bao giờ nêu lên tính cách nội chiến Nam Bắc tại Việt Nam. Họ đã làm những phim ấy cho khán giả Mỹ, và khán giả Mỹ ngày đó cũng đã thừa biết chiến tranh đó là của Hoa Kỳ, chẳng phải là nội chiến Nam Bắc gì cả.
Cuộc “nội chiến” ấy chỉ là một chặng thứ hai của Chiến Tranh Mỹ tại Việt Nam, sau khi họ đã đổ tiền ra viện trợ cho Pháp từ 1945 đến Điện Biên Phủ, mà không đem lại kết quả gì. Khi Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ, báo chí Hoa Kỳ đều đã xem việc đó là một tai biến, than rằng người Mỹ đã phải chi phí 2 tỷ rưỡi dollars để tài trợ cho những cố gắng vô hiệu quả của quân lực Pháp, mà sự tài trợ ấy còn tốn kém hơn là Marshall Plan (kế hoạch Marshall) của Mỹ với mục đích giúp đỡ Pháp kiến thiết lại nền kinh tế Pháp Quốc sau Đệ Nhị Thế Chiến. Cuộc "nội chiến" đó đã chỉ nằm trong chiến thuật ly gián mà thôi.
Khi ta đã ở vị thế một người dân sống tại Mỹ, ta cũng đã thấy một cách dễ dàng là cuộc “nội chiến” giữa các giáo phái Sunni và Shiite bên Iraq là do Mỹ tạo nên, hoặc cuộc “nội chiến” tại Pakistan giữa dân tộc Pashtun (gọi trệch ra là Taliban, Al Qaeda) và chính phủ Zardari do Mỹ đem từ London về. Chẳng phải qua tận bên Iraq, Afghanistan, hay Pakistan, ta cũng biết rằng tại đó, ngày nay, người dân địa phương đang bị tẩy não, và lắm người đã tưởng rằng là có cuộc nội chiến khủng bố, mà Hoa Kỳ thì được mời đến chung sức với bên có thiện chí. Chiến Tranh Tin Tức đó đã còn gia tăng, vì Đại Tướng Stanley McCrystal, ngày đó, đã xin tăng cường Information War, để đưa người ta đến cảnh tương tàn, ngay tại lãnh thổ những xứ xa xăm, cho quyền lợi Mỹ. Tại những địa phương bị Hoa Kỳ chiếm đóng, thì họ đã dùng đủ mọi loại "smoke screen", một loại hỏa mù để làm người ta không thấy gì, khi mọi cửa sổ đã bị che kín, để bọn Mỹ mặc sức vừa tẩy não vừa tự tiện nhồi sọ bằng những đài phát thanh và truyền hình do chúng kiểm soát mà ta cứ tưởng là những đài độc lập.
Thật ra, những quan sát của Karl Marx đã chỉ thuộc giữa Thế Kỷ Thứ 19 mà thôi, và chẳng dính líu gì đến lối tổ chức chính quyền của Nga, Trung Hoa, và Việt Nam ngày đó và ngày nay. Đến cuối Thế Kỷ Thứ 19, ngay trước khi Hồ Chí Minh sinh ra đời, thì thuyết của Karl Marx đã bị Nga Tàu gạt bỏ, vì không còn hợp với mọi biến chuyển trên thế giới nữa. Karl Marx và Engels chỉ còn được quý trọng một bên và e sợ một bên khác vì lời kêu gọi giải phóng trong Communist Manifesto mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, lời kêu gọi đó thích hợp ở một thời buổi xã hội Tây Phương còn tàn nhẫn, nhân quyền bị chà đạp quá thậm tệ, và làm lòng người nổi cơn giông tố. Nó cũng thích hợp ở những đất thuộc địa và những nơi đã bị Tây Phưong xâm chiếm.
Nếu ta muốn hiểu Cộng Sản là gì, mà không cần phải dựa vào lý thuyết Cộng Sản nào, có lẽ ta nên tìm lại mẫu số chung của những quốc gia đó.
Trước tiên, Nga, Tàu, Việt Nam, đều là những quốc gia đã bị Tây Phương xâm chiếm. Họ cũng đều đã bị lâm vào cảnh loạn lạc, khi tranh đấu dành độc lập, vứt bỏ một hệ thống Vua Chúa trụy lạc, bị Tây Phương lợi dụng, và đã cần thay đổi cấp tốc. Nhưng ngay khi họ sửa soạn lại nền móng cho cuộc chạy đua kỹ nghệ hóa, thì đã bị khối Tây Phương bó chặt, nên mới sinh ra những đặc tính quái gở của Khối Cộng Sản. Những tính cách quái gở đó thật ra chỉ phản ảnh những quốc gia khởi sự kỹ nghệ hóa, mà lại còn phải đeo theo gánh nặng quốc phòng nữa. Họ chỉ là những quốc gia còn non nớt, sau đà tiến của Tây Phương bao nhiêu năm; và ngay sau khi vứt bỏ chế độ quân chủ, thì bị cô lập hóa trong một thế giới Tây Phương làm chủ.
Sau cùng, nếu chúng ta thử hỏi ngược lại xem, có phải vì lý thuyết Cộng Sản mà những xã hội đó đã tiến nhanh hay không? Cũng như lý thuyết Cộng Sản đã chẳng có ảnh hưởng gì đến cách tổ chức quái gở cũ (sur-centralisation des pouvoirs et sur-nationalisation des industries), thì nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến đà tiến của những xã hội đó.
Sự khác biệt chỉ do chiến tranh và hòa bình mà thôi.
Đúng ra, nếu ta nghiệm thật kỹ, có lẽ lý thuyết của Karl Marx còn có ảnh hưởng nhiều hơn trong khối Tây Phương, khi ta thấy ngay tại Âu Mỹ những chương trình xã hội và những thay đổi trong luật pháp, dùng để quân bằng tư sản, hầu lấp đi phần nào những hố sâu giữa người giàu và kẻ khó. Ảnh hưởng đó mạnh nhất tại Tây Âu, vì một lý do đơn giản: Ông Karl Marx là người Đức. Những người định cư tại Mỹ từ Tây Âu sang, cũng đã là những dân tộc chính đặt khuôn khổ xã hội và kỹ nghệ cho Hoa Kỳ, nên ảnh hưởng chủ nghĩa xã hội của Karl Marx đã có ảnh hưởng gián tiếp rất nhiều trên mọi lãnh vực tại Mỹ. Vì thế, khi người Việt Nam ta qua Mỹ, họ đều buột miệng bảo rằng: "Hoa Kỳ là Siêu Cộng Sản !” Điều đó cũng chẳng lấy gì đáng làm ta ngạc nhiên, vì những xã hội Tây Phương đã tân tiến hơn, và họ hấp thụ mọi tư tưởng mới rất nhanh, kể cả của Karl Marx, để áp dụng vào những tình thế đổi thay. Tại Tây Âu, chủ nghĩa xã hội đó đã có hình thức uyển chuyển mà nhiều sử gia gọi là evolutionary socialism; trong khi đó tại những nước Cộng Sản kia, vì cường độ đàn áp của Tây Phương gay gắt hơn, nên chủ nghĩa xã hội đã có hình thức của những bộ máy chiến tranh thời Cold War, gọi là revolutionary socialism.
Nếu ta lùi thêm một bước nữa, để có cái nhìn tổng quát hơn, thì ta còn thấy rằng, những nước Tây Phương, sau khi dần dần mất những thuộc địa, đã đến một thời kỳ không còn độc quyền Cách Mạng Kỹ Nghệ (Revolution Industrielle) được nữa. Những guerres coloniales (chiến tranh thuộc địa) cuối cùng cũng dần dần thưa đi, và lộ liễu hơn. Cách Mạng Kỹ Nghệ đã đến tầm tay của bao nhiêu quốc gia khác, trước nhất là những nước nhiều dân cư, như Nga, Tàu, Ấn Độ, Brazil, Indonesia. Trong thời kỳ mau thay đổi ấy, những chữ dùng trong chiến tranh tuyên truyền như "Thế Giới Cộng Sản", hoặc "Chiến Tranh Chống Kinh Hãi", "War Against Terror" cũng dần dần trở nên vô nghĩa. Ngược lại, những hình thức quái gở trong tổ chức xã hội và chính quyền Cộng Sản ngày đó, lại càng ngày càng hợp lý, khi người ta đã hiểu rằng, nếu không có cách tổ chức chặt chẽ như thế, thì người ta đã thật sự mất nước, hoặc bị tiêu diệt.
Ý nghĩa hai chữ Cộng Sản vẫn luôn tùy thuộc tuyên truyền mà thôi. Người ta bảo nó hay thì nó hay, bảo nó dở thì nó dở, chứ thật sự ra, có bao giờ nó có ý nghĩa gì đâu. Người ta đã thay thế chữ Communism bằng chữ Terrorism, để cho ta thấy rằng hai chữ ấy đều vô nghĩa như nhau, vì nó chỉ là những chữ hô hào vận động cho người ta giết lẫn nhau và tạo nên chiến tranh mà thôi.
VNpeace xin giới thiệu bài viết dưới đây của một Việt kiều, đăng trên Sachhiem.net, với một cách nhìn như vậy. Đầu bài viết có sử dụng một số câu tiếng Pháp, như một sự tâm sự riêng giữa tác giả và cô bạn học cũ. Qua đó chúng ta cũng có thể thấy được phần nào tâm tư của các trí thức trẻ miền Nam trong hoàn cảnh nước nhà bấy giờ.
Bài viết dài nhưng rất đáng để xem. Chúng tôi xin dẫn ra nguyên văn bài viết, bao gồm cách dùng từ của tác giả. Mời các bạn tham khảo...
***
Au bord du Léman est un penseur indépendant, équilibré, et modeste, dans la tradition de son père, un grand homme d'état dont le livre est bien admiré partout dans le monde.Ngày đó, bên hồ Léman, có một cô bé Việt Nam, mới 17 tuổi, điểm cao nhất HEC Lausanne trong 3 năm liên tiếp 1965/66, 1966/67, 1967/68, cựu học sinh Couvent Des Oiseaux. Cô ta hay trách tôi (bạn cùng lớp) là chẳng biết một tý gì về việc nước nhà cả. Cô ta cũng bảo cho tôi biết rằng tất cả những người tài giỏi và trí thức đều đã "theo bên kia". Cô ta rất bực mình về sự hiểu biết rất hẹp hòi của tôi.
Nhân dịp Tết sắp đến, để chuộc tội mải chơi, và ngu xuẩn không biết để ý gì đến những nhận xét bén nhọn và khôn ngoan của Cô Bạn thân mến của tôi, tôi xin chép lại bài mà tôi đã viết cách đây vài năm cho các bạn Taberd cùng của tôi.
Rất tiếc M.V. không ở trong diễn đàn này để chữa phần nào cho bài này và cắt nghĩa cho Các Bạn rõ ràng hơn tôi.
BÌNH LUẬN VỀ CỘNG SẢN
Dédié à mon amie Nguyễn Thị M.V., quand elle était au bord du lac Léman.
Nhân dịp Trung Hoa diễn hành ngày kỷ niệm 60 năm thành lập People's Republic of China, cách đây vài năm, đài phát thanh Mỹ NPR (National Public Radio) đã bình luận về một chữ gần như đã chìm trong quên lãng: COMMUNISM. Những phát ngôn viên Mỹ đó vừa cười vừa bàn rằng: Ngày nay, chữ Cộng Sản không còn gợi lại hình ảnh nào của Cách Mạng Văn Hóa Trung Hoa nữa ! Người ta cũng đã nói thêm: Định nghĩa của chữ Cộng Sản quá lỏng lẻo, và vì thế không còn ý nghĩa với họ nữa.
Nhưng đối với một đám người tỵ nạn Cộng Sản, mất mát không ít thì nhiều, cả về tinh thần lẫn vật chất, thì hai chữ đó đã ghi khắc rất sâu xa trong tâm khảm, và dường như đã đồng nghĩa với kẻ thù. Ý nghĩa của những chữ ấy cũng không xê dịch và gợi lại những hoàn cảnh quá tối đen, của những ngày đã tưởng như tuyệt vọng.
Cuộc diễu hành ở Bắc Kinh đánh dấu 60 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc, ngày 1 tháng 10, 2009. Lễ này nhằm mục đích biểu dương sức mạnh của một cường quốc trên toàn cầu. |
Vậy thì Cộng Sản là gì ?
Tại sao ngày nay nó lại biến hóa đi, và đồng nghĩa với tư bản, khi cả thế giới lờ qua những chữ ấy đi, để thi nhau bắt tay với Trung Cộng, kể cả Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đức, Bỉ, Phi Châu, Ấn Độ, Nam Mỹ, vân vân...?
Trước những hình ảnh mới lạ ấy, người ta không khỏi ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì đà tiến vượt bực của Trung Hoa đã trái ngược hẳn với Hỏa Ngục Trần Gian người Việt Nam ta đã trải qua ngày nào, và cảm thấy bàng hoàng trước những thay đổi đột ngột ấy.
- Vậy thì, lý thuyết Cộng Sản đã đổi thay, hay những phương pháp áp dụng lý thuyết đó đã đổi thay ?
Trên phương diện lý thuyết, nếu ta xem rằng Chủ Nghĩa Xã Hội (Socialism) đã bắt nguồn từ lý thuyết của Karl Marx, viết từ Thế Kỷ Thứ 19, thì lý thuyết đó vẫn y nguyên, không xê dịch, vì hồn ma của Karl Marx có hiện lên, và thay đổi chữ nào đâu !
- Vậy thì, cách áp dụng lý thuyết Cộng Sản đã thay đổi hay chăng ?
Câu hỏi đó, dĩ nhiên, dẫn chúng ta đến việc lần mò vào lý thuyết chằng chịt của Karl Marx, để tìm xem có chỗ nào Karl Marx đã đề nghị ra cách tổ chức xã hội và chính quyền hay không.
Người phản kháng Cộng Sản Việt Nam thường hay nghĩ theo đường lối sau đây:
Karl Marx đã đề nghị ra "nền thống trị của bần cố nông" (Dictature du Prolétariat). Vì lối thống trị của giới hạ cấp đó, chúng ta đã phải chịu một ách cai trị ngặt nghèo, một lối tổ chức xã hội lạ kỳ, và một chính phủ bạo tàn, kềm kẹp không cho ai có lối thoát ! Mục tiêu của giới đó cũng là để bắt chúng ta tìm đến một Cõi Mơ Hồ (Utopia) một Thiên Đàng Cộng Sản cho chúng. Nhưng Thiên Đàng của người này là Hỏa Ngục của kẻ khác, và vì thế, sau năm 1975, thì hình ảnh Cộng Sản đã hiện ngay trước mắt, nhất là khi chúng ta đã thuộc một giai cấp khác, ở thượng từng xã hội, và đang sống ở các nước Tây phương. Thế Giới Cộng Sản là cả một Thế Giới Kinh Hoàng dưới quyền thống trị độc tài ngu xuẩn của bọn Hạ Cấp. Hoa Kỳ đã báo trước cho chúng ta như thế, mà chúng ta không chịu nghe kỹ !!! Hầu hết mọi thông tin giữa người Việt Nam tại Mỹ hiện nay đều phục vụ cho lối suy nghĩ đó.
Nhưng lối lý luận như thế vướng phải một điều không hợp lý, vì không chứng minh được những thành đạt xuất sắc của Trung Hoa, kể cả những chương trình chinh phục không gian và thế gian, dưới quyền điều khiển của bần cố nông.
Ở một phương trời khác như tại Âu Châu và Mỹ, thì ngày đó, người ta không bàn luận gì đến Dictature du Prolétariat gì cả, vì người ta thừa biết rằng giới hạ cấp đó có bao giờ thống trị ai đâu. Vài thằng công an đi quanh quẩn không phải là Bần Cố Nông Thống Trị. Người Âu Châu đã hiểu một cách dễ dàng là nhà lãnh đạo Khối Cộng Sản, hoặc Tây Phương vẫn đều là giới trí thức có năng khiếu làm chính trị. Người ta đã chỉ lo nơm nớp đến Thế Chiến Thứ 3, không biết lúc nào bùng nổ, và theo rõi từng biến chuyển nho nhỏ trong khối Cộng Sản kia. Người ta đặt trọng tâm vào những phát minh của khí giới chiến tranh, và không biết cuộc thi đua trên không gian sẽ có ảnh hưởng trực tiếp gì đến cuộc tử chiến giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết hay không.
Một điều đáng để ý là, tại Âu Châu, người ta cũng không nói đến Chiến Tranh Việt Nam một cách thuận lợi cho Mỹ, mặc dù họ là đồng minh với Mỹ trong việc chống đối những trái ngược của Liên Sô.
Dưới nền trời Tây Phương, người ta cũng nhận thấy rằng, những quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản tại Đông Âu và Liên Sô thường vướng vào 2 căn bệnh kinh niên, hiểm nghèo; và người Tây Âu thấp thỏm, đợi chờ ngày bế tắc.
☢ Căn bệnh thứ nhất là tính cách tụ tập quyền thế tại trung ương một cách quá độ (sur-centralisation des pouvoirs). Trong khối Liên Sô, thì việc gì cũng phải đem về Moscow giải quyết, và bên Trung Cộng, thì quyền thế đều quy tụ tại Bắc Kinh. Tính cách đó rất tai hại cho đà tiến của khối Liên Sô, vì mọi quyết định đều bị ngưng trệ, mọi việc lớn nhỏ đã đều phải qua một hệ thống kiểm soát cầu kỳ suốt dọc đường đến trung ương. Và để thực hiện được hệ thống kiểm soát nặng nề ấy, cảnh sát công an lan tràn khắp nơi, và làm người dân ngộp thở.
☢ Căn bệnh thứ hai là việc quốc hữu hóa quá độ (sur-nationalisation des industries). Cả một bộ máy sản xuất đều thuộc về Nhà Nước, được quy định theo những thống kê lệch lạc, làm nền kinh tế hoàn toàn tê liệt, đưa đến cảnh thiếu thốn khắp nơi, dân chúng phải sắp hàng săn đón mọi sản phẩm tồi tàn và hiếm hoi. Bộ máy sản xuất của Trung Cộng và lối "hô hào hồ hởi" cũng đã đưa đến cảnh hỗn loạn và thất bại của Cách Mạng Văn Hóa.
Nhưng tuyệt nhiên, tại Tây Phương, không ai nói đến việc Cộng Sản tổ chức như thế để tìm đến một Cõi Mơ Hồ, hay một Thiên Đường Cộng Sản nào cả. Nói đến vấn đề Việt Nam, họ còn bênh vực cả Hồ Chí Minh, và chỉ trích việc Hoa Kỳ tàn bạo tại lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người vô tội; báo chí vẫn đưa ra những bản đồ cho thấy vùng kiểm soát của Hoa Kỳ tại Việt Nam càng ngày càng thu hẹp lại. Họ cũng chẳng định nghĩa Cộng Sản là Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo, hoặc là những Con Quỷ Khát Máu, tuy họ nơm nớp lo sợ chống đối Khối Liên Sô, và chỉ mong Nga Tàu tiêu diệt lẫn nhau.
Bàn luận đến đây, lẽ dĩ nhiên, chúng ta đã thừa thấy rằng, Thế Giới Cộng Sản dưới con mắt của người Tây Phương đã khác hẳn Thế Giới Cộng Sản Hoa Kỳ diễn tả tại Việt Nam, vì Hoa Kỳ đã lợi dụng sự dốt nát của người dân ta tại những thành phố Nam Việt, đã lâm vào cảnh ngộ con ếch nằm đáy giếng. Cõi Mơ Hồ kia chỉ dựa vào những lý thuyết Utopian Socialism, mà chính Karl Marx đã đả kích kịch liệt. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã khôn khéo dùng Chốn Mơ Hồ đó, thêm mắm thêm muối để dấu đi mục đích tranh đấu dành độc lập của người Việt Nam, và toan tính hiểm hóc dùng nước ta làm địa thế đánh Trung Hoa.
Tại Việt Nam, những giả thuyết Cộng Sản kia, đều đã do Hoa Kỳ thêu dệt, dùng Nha Chiến Tranh Tâm Lý Sài Gòn để khủng bố tinh thần dân chúng khắp nơi.
Trong một hoàn cảnh gần như mù chữ và ít được đi đâu xa, người dân ta hoảng hốt, vội tự hỏi, Thế Giới Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo ấy sẽ đưa họ đi đến đâu, và làm sao ta còn có thể sống sót nổi trong một thế giới quái gở như thế ?! Để hăm dọa chúng ta, họ đã nêu ra Thời Kỳ Thanh Lọc Đọa Đày của Stalin (La Purge de Stalin), hoặc cuộc Cách Mạng Văn Hóa (La Révolution Culturelle) của Trung Hoa. Bao nhiêu cái chết tang thương do Quốc Minh Đảng Trung Hoa làm ra trong cuộc chiến, nhất là việc phá đê rút quân làm chết bao nhiêu triệu người Tàu, cũng đều được đổ dồn vào đầu Mao Trạch Đông để tả chân những Thiên Đàng Cộng Sản khác.
"Quà" của thế giới văn minh trút xuống Việt Nam |
● Hai đặc tính quái gở của Thế Giới Cộng Sản kia (sur-centralisation des pouvoirs và sur-nationalisation des industries) tụ tập quyền thế tại trung ương một cách quá đáng, và quốc hữu hóa kỹ nghệ là do đâu mà ra ?
● Vì sao Liên Sô và Trung Cộng lại vướng phải 2 căn bệnh kỳ quái như thế ?
● Có thuyết Cộng Sản nào đề nghị ra những lối tổ chức xã hội và chính quyền như thế hay không ?
Hai căn bệnh quái gở đó, thật ra, chỉ là những đặc tính của một tình thế bị địch quân bao vây mà thôi (état de siège). Trong tình thế bị hãm thành đó, người ta phải kiểm soát chặt chẽ, khắt khe, hầu chống lại mọi thế lực ly gián của đối phương, nhất là khi đối phương đó mạnh hơn gấp bao nhiêu lần, cả về khoa học, vũ khí, kinh tế, tình báo và đồng minh. Ta cũng vẫn thường thấy những đặc tính đó trong một khoảnh khắc, tại những quốc gia bị Tây Phương kềm hãm bằng lối trừng phạt cấm vận, hoặc bị cô lập hóa (economic sanction, embargo, etc...) kể cả Đức Quốc vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến.
Chẳng có một lý thuyết nào đã đề nghị ra lối tổ chức xã hội và chính quyền như thế cả. Những lối tổ chức tàn bạo và độc tài đó chỉ có mục đích quốc phòng mà thôi. Vì quốc phòng, Stalin đã xâm chiếm vài nước lân cận, bắt họ gia nhập vào Liên Sô, và bắt luôn cả vùng Đông Âu ít dân số, làm một vùng độn, vùng lót (Buffer Zone) bảo vệ nước Nga. Mục đích quốc phòng đó, Trung Hoa cũng đã cho thấy cách đây vài năm, nhân dịp lễ khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh vừa qua, khi những người lính Trung Hoa, đi kiểu chân ngỗng, dắt một đàn trẻ mặc y phục cổ truyền của mọi vùng, đại diện tương lai mọi thổ dân Tàu ra làm lễ chào cờ.
Chẳng phải chỉ Stalin mới xâm chiếm những nước khác làm Buffer Zone cho mục đích quốc phòng. Trung Hoa đã chiếm Tây Tạng. Cũng trong mục đích quốc phòng, ngày đó tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Pháp, để dùng Việt Nam làm Buffer Zone, chống Trung Hoa.
Sau chống Cộng tại Việt Nam là Afghanistan ... |
Tất nhiên mục đích quốc phòng của Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn không thay đổi, sau khi Hoa Kỳ thay thế Pháp tại Việt Nam. Họ dùng cuộc Trưng Cầu Dân Ý 1955, để bịt mắt ta, cũng như đã dùng tất cả những cuộc bầu cử khác tại Iraq, Afghanistan, Pakistan, vân vân...để đánh lạc hướng vai trò của họ. Họ cũng đưa ra những lý thuyết Cộng Sản chế tạo tại Mỹ, đem ra để tự do nhồi sọ người dân Việt Nam ta, mà dấu đi không cho người Mỹ tại Hoa Kỳ biết. Chính vì thế, hầu như tất cả người trí thức Mỹ tại Hoa Kỳ ngày nay, đều tỏ lòng khâm phục Hồ Chí Minh; trong khi đó, thì chính người Việt Nam ta tại Hoa Kỳ lại có những ý niệm khác về nhân vật ấy.
Ta đã tưởng ta thấy rõ tình thế hơn người Mỹ tại Hoa Kỳ, vì ta đã sống ngay tại Việt Nam. Nhưng tin tức và những hình ảnh ngày đó thì do ai cung cấp ? Tin tức đó chính xác hơn tại đất Mỹ, hay khi tung ra báo chí Sài Gòn ? Khi ta thấy Việt Cộng ngày đó, thì ta cũng chỉ thấy xác và bộ quần áo rách rưới của họ mà thôi. Nào ta đã đọc được tâm tư của họ, mà chắc chắn rằng, họ tranh đấu cho những lý thuyết xa xăm mà bọn Mỹ bảo rằng họ đeo đuổi.
... là Iraq, nhân danh cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. |
Họ chỉ là những người nhà quê, có những người thân yêu trong làng, đâu biết gì đến Thiên Đàng Cộng Sản Mơ Hồ của Mỹ vẽ ra. Họ cũng chỉ là những người bị những người khác gọi vào bưng, ra hậu phương, để đánh đuổi quân xâm lăng - trước thì đánh đuổi bọn theo Pháp, sau thì đánh đuổi bọn theo Mỹ. Họ cũng là những người quyết chiến, có khả năng, và làm những cựu quân nhân Mỹ tại Việt Nam ngày nay rất khâm phục. Hơn nữa, họ cũng là gần hết cả mọi người Việt Nam, vì ngày đó Hoa Kỳ đã có lúc gửi qua 500,000 quân, mà không chặn lại được những làn sóng người tranh đấu cho Quê Hương. Khi người lính Việt Nam Cộng Hòa đánh đập, tra tấn, và giết họ, người ta có biết đâu là những người ấy đâu khác chúng ta. Họ cũng là những kẻ trải qua những đau thương như ta. Nhưng những kẻ dã man đã mặc sức ngày đêm khủng bố và bảo rằng, họ tranh đấu cho một mục đích điên rồ, một Thiên Đàng Cộng Sản Vu Vơ và vì thế trở nên độc ác.
Xưa, ta đã lầm tưởng rằng Chiến Tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến. Có bao giờ ta ngờ rằng chiến tranh đó là một chiến tranh của Mỹ đâu. Nhưng khi ta đã ra ngoại phương, thoát khỏi những bộ máy tuyên truyền, ta đã thấy những cuộc nội chiến khác do Mỹ tạo nên, thì mới hiểu tại sao người ta so sánh Chiến Tranh Việt Nam với những chiến tranh khác của Mỹ bên Iraq, Afghanistan, và Pakistan. Cũng vì lý do đó, khi ta còn lầm tưởng rằng đó là cuộc nội chiến giữa Nam và Bắc, thì những phim cũ như Platoon, The Deer Hunter, Planet of the Apes (loạt phim đầu tiên), hoặc Rambo, vân vân...đã chẳng bao giờ nêu lên tính cách nội chiến Nam Bắc tại Việt Nam. Họ đã làm những phim ấy cho khán giả Mỹ, và khán giả Mỹ ngày đó cũng đã thừa biết chiến tranh đó là của Hoa Kỳ, chẳng phải là nội chiến Nam Bắc gì cả.
Những người Mỹ, người Tây Phương tiến bộ hiểu rất rõ bộ mặt của cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như bản chất của cái gọi là Việt Nam cộng hòa |
Khi ta đã ở vị thế một người dân sống tại Mỹ, ta cũng đã thấy một cách dễ dàng là cuộc “nội chiến” giữa các giáo phái Sunni và Shiite bên Iraq là do Mỹ tạo nên, hoặc cuộc “nội chiến” tại Pakistan giữa dân tộc Pashtun (gọi trệch ra là Taliban, Al Qaeda) và chính phủ Zardari do Mỹ đem từ London về. Chẳng phải qua tận bên Iraq, Afghanistan, hay Pakistan, ta cũng biết rằng tại đó, ngày nay, người dân địa phương đang bị tẩy não, và lắm người đã tưởng rằng là có cuộc nội chiến khủng bố, mà Hoa Kỳ thì được mời đến chung sức với bên có thiện chí. Chiến Tranh Tin Tức đó đã còn gia tăng, vì Đại Tướng Stanley McCrystal, ngày đó, đã xin tăng cường Information War, để đưa người ta đến cảnh tương tàn, ngay tại lãnh thổ những xứ xa xăm, cho quyền lợi Mỹ. Tại những địa phương bị Hoa Kỳ chiếm đóng, thì họ đã dùng đủ mọi loại "smoke screen", một loại hỏa mù để làm người ta không thấy gì, khi mọi cửa sổ đã bị che kín, để bọn Mỹ mặc sức vừa tẩy não vừa tự tiện nhồi sọ bằng những đài phát thanh và truyền hình do chúng kiểm soát mà ta cứ tưởng là những đài độc lập.
Thật ra, những quan sát của Karl Marx đã chỉ thuộc giữa Thế Kỷ Thứ 19 mà thôi, và chẳng dính líu gì đến lối tổ chức chính quyền của Nga, Trung Hoa, và Việt Nam ngày đó và ngày nay. Đến cuối Thế Kỷ Thứ 19, ngay trước khi Hồ Chí Minh sinh ra đời, thì thuyết của Karl Marx đã bị Nga Tàu gạt bỏ, vì không còn hợp với mọi biến chuyển trên thế giới nữa. Karl Marx và Engels chỉ còn được quý trọng một bên và e sợ một bên khác vì lời kêu gọi giải phóng trong Communist Manifesto mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, lời kêu gọi đó thích hợp ở một thời buổi xã hội Tây Phương còn tàn nhẫn, nhân quyền bị chà đạp quá thậm tệ, và làm lòng người nổi cơn giông tố. Nó cũng thích hợp ở những đất thuộc địa và những nơi đã bị Tây Phưong xâm chiếm.
Nếu ta muốn hiểu Cộng Sản là gì, mà không cần phải dựa vào lý thuyết Cộng Sản nào, có lẽ ta nên tìm lại mẫu số chung của những quốc gia đó.
Trước tiên, Nga, Tàu, Việt Nam, đều là những quốc gia đã bị Tây Phương xâm chiếm. Họ cũng đều đã bị lâm vào cảnh loạn lạc, khi tranh đấu dành độc lập, vứt bỏ một hệ thống Vua Chúa trụy lạc, bị Tây Phương lợi dụng, và đã cần thay đổi cấp tốc. Nhưng ngay khi họ sửa soạn lại nền móng cho cuộc chạy đua kỹ nghệ hóa, thì đã bị khối Tây Phương bó chặt, nên mới sinh ra những đặc tính quái gở của Khối Cộng Sản. Những tính cách quái gở đó thật ra chỉ phản ảnh những quốc gia khởi sự kỹ nghệ hóa, mà lại còn phải đeo theo gánh nặng quốc phòng nữa. Họ chỉ là những quốc gia còn non nớt, sau đà tiến của Tây Phương bao nhiêu năm; và ngay sau khi vứt bỏ chế độ quân chủ, thì bị cô lập hóa trong một thế giới Tây Phương làm chủ.
Sau cùng, nếu chúng ta thử hỏi ngược lại xem, có phải vì lý thuyết Cộng Sản mà những xã hội đó đã tiến nhanh hay không? Cũng như lý thuyết Cộng Sản đã chẳng có ảnh hưởng gì đến cách tổ chức quái gở cũ (sur-centralisation des pouvoirs et sur-nationalisation des industries), thì nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến đà tiến của những xã hội đó.
Việt Nam ngày nay đang thay da đổi thịt từng ngày, là niềm tự hào của dân tộc Việt nhưng lại là cái gai trong mắt một số kẻ ăn mày dĩ vãng và mãi nước cầu vinh. |
Sự khác biệt chỉ do chiến tranh và hòa bình mà thôi.
Đúng ra, nếu ta nghiệm thật kỹ, có lẽ lý thuyết của Karl Marx còn có ảnh hưởng nhiều hơn trong khối Tây Phương, khi ta thấy ngay tại Âu Mỹ những chương trình xã hội và những thay đổi trong luật pháp, dùng để quân bằng tư sản, hầu lấp đi phần nào những hố sâu giữa người giàu và kẻ khó. Ảnh hưởng đó mạnh nhất tại Tây Âu, vì một lý do đơn giản: Ông Karl Marx là người Đức. Những người định cư tại Mỹ từ Tây Âu sang, cũng đã là những dân tộc chính đặt khuôn khổ xã hội và kỹ nghệ cho Hoa Kỳ, nên ảnh hưởng chủ nghĩa xã hội của Karl Marx đã có ảnh hưởng gián tiếp rất nhiều trên mọi lãnh vực tại Mỹ. Vì thế, khi người Việt Nam ta qua Mỹ, họ đều buột miệng bảo rằng: "Hoa Kỳ là Siêu Cộng Sản !” Điều đó cũng chẳng lấy gì đáng làm ta ngạc nhiên, vì những xã hội Tây Phương đã tân tiến hơn, và họ hấp thụ mọi tư tưởng mới rất nhanh, kể cả của Karl Marx, để áp dụng vào những tình thế đổi thay. Tại Tây Âu, chủ nghĩa xã hội đó đã có hình thức uyển chuyển mà nhiều sử gia gọi là evolutionary socialism; trong khi đó tại những nước Cộng Sản kia, vì cường độ đàn áp của Tây Phương gay gắt hơn, nên chủ nghĩa xã hội đã có hình thức của những bộ máy chiến tranh thời Cold War, gọi là revolutionary socialism.
Nếu ta lùi thêm một bước nữa, để có cái nhìn tổng quát hơn, thì ta còn thấy rằng, những nước Tây Phương, sau khi dần dần mất những thuộc địa, đã đến một thời kỳ không còn độc quyền Cách Mạng Kỹ Nghệ (Revolution Industrielle) được nữa. Những guerres coloniales (chiến tranh thuộc địa) cuối cùng cũng dần dần thưa đi, và lộ liễu hơn. Cách Mạng Kỹ Nghệ đã đến tầm tay của bao nhiêu quốc gia khác, trước nhất là những nước nhiều dân cư, như Nga, Tàu, Ấn Độ, Brazil, Indonesia. Trong thời kỳ mau thay đổi ấy, những chữ dùng trong chiến tranh tuyên truyền như "Thế Giới Cộng Sản", hoặc "Chiến Tranh Chống Kinh Hãi", "War Against Terror" cũng dần dần trở nên vô nghĩa. Ngược lại, những hình thức quái gở trong tổ chức xã hội và chính quyền Cộng Sản ngày đó, lại càng ngày càng hợp lý, khi người ta đã hiểu rằng, nếu không có cách tổ chức chặt chẽ như thế, thì người ta đã thật sự mất nước, hoặc bị tiêu diệt.
Ý nghĩa hai chữ Cộng Sản vẫn luôn tùy thuộc tuyên truyền mà thôi. Người ta bảo nó hay thì nó hay, bảo nó dở thì nó dở, chứ thật sự ra, có bao giờ nó có ý nghĩa gì đâu. Người ta đã thay thế chữ Communism bằng chữ Terrorism, để cho ta thấy rằng hai chữ ấy đều vô nghĩa như nhau, vì nó chỉ là những chữ hô hào vận động cho người ta giết lẫn nhau và tạo nên chiến tranh mà thôi.