Bản chất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và đồng USD
https://daosichanga.blogspot.com/2012/12/ban-chat-cuc-du-tru-lien-bang-my-va-usd.html
Không dưới một lần tôi nghe câu nói kiểu thế này (kể cả từ các giảng viên kinh tế): Việt Nam có Quân đội nhân dân, tòa án nhân dân, công an nhân dân,... tóm lại cái gì cũng "nhân dân" nhưng sao ngân hàng lại là "Ngân hàng nhà nước" (NHNN)? Sao không làm ngân hàng Trung ương (NHTW) như các nước khác?
Tôi vốn rất "gà mờ" về khoản tài chính, nên ban đầu cũng nghĩ chắc là do cách đặt tên khác nhau thôi chứ bản chất thì cũng vậy. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thì lờ mờ nhận ra sự khác nhau giữa chúng, đó là sự độc lập hay phụ thuộc của NHTW / NHNN đối với chính phủ (nhà nước). Thời gian gần đây, khi một loạt các ông trùm ngành tài chính tại Việt Nam bị rờ gáy, cái âm mưu thôn tính hệ thống tài chính Việt Nam của một số tài phiệt Việt bắt đầu hé lộ, thì tôi phần nào hiểu ra những "ẩn ý" đằng sau những kiến nghị của các vị trí thức nước nhà về việc chuyển đổi mô hình NHNN sang NHTW.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Đôi Mắt giới thiệu với các bạn chân dung thực sự của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), một ngân hàng trung ương "ẩn danh" nổi tiếng toàn cầu, được đánh giá rằng có cấp độ độc lập tự chủ cao nhất (Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động) qua các bài viết của tác giả Ngọc Mai, đăng trên báo An ninh thế giới.
Một trong những thể chế tài chính luôn bí ẩn và là câu hỏi lớn chính là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Tổng thống Woodrow Wilson, người ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từng cay đắng thừa nhận: "Tôi là người bất hạnh nhất. Tôi đã vô ý hủy hoại đất nước mình. Quốc gia công nghiệp vĩ đại này bị khống chế bởi chính hệ thống tín dụng của nó... Vì thế sự phát triển của cả quốc gia và mọi hoạt động kinh tế của chúng ta đều nằm trong tay của một số ít người"...
Nguyên nhân vì sao Tổng thống Wilson trước khi qua đời lại day dứt đến như vậy? Phải chăng vẫn còn những bí ẩn đằng sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System-FED) mà chúng ta chưa hiểu hết?
Vào đêm ngày 22/11/1910, một nhóm phóng viên đứng tại góc sân ga ở Hoboken, New Jersey rất chán chường. Họ đứng đó chờ đợi, chứng kiến một đoàn những chính khách và những ông trùm tài chính quốc gia rời sân ga một cách bí mật. Phải đến nhiều năm sau, đám phóng viên mới phát hiện ra thực chất nhiệm vụ bí mật trong đêm đó của nhóm người kia là gì, nhưng cả khi biết được, họ cũng không thể hiểu được lịch sử Mỹ đã có bước chuyển mạnh mẽ từ sau đêm ấy tại Hoboken.
Nhóm người đó rời đi bằng xe lửa, trong đêm tối mịt mùng, và không có đích đến rõ ràng. Dẫn đầu đoàn là thượng nghị sĩ Nelson Aldrich Chủ tịch Ủy ban Tiền tệ quốc gia, ông ngoại của Nelson Rockefeller cùng với 6 thành viên khác. Đó là A. Piatt Andrew, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ; Frank Vanderlip, Chủ tịch National City Bank; Henry P. Davison, cổ đông cao cấp của Công ty J.P Morgan; Charles D. Norton, Chủ tịch First National Bank; Benjamin Strong, trợ lý của J.P Morgan và Paul Warburg, một ông trùm về ngân hàng gốc Do Thái đến từ Đức.
7 nhân vật sừng sỏ này được yêu cầu là phải thực hiện chuyến đi một cách thật bí mật, hiển nhiên việc "gặp gỡ nhau tại sân ga" phải hết sức tình cờ. Cụ thể là họ được yêu cầu đến sân ga cùng một thời điểm, không gặp gỡ nhau trước cái đêm ấy, và phải giả như không biết nhau. Chỉ thị đưa ra là bằng mọi giá phải tránh được tai mắt phóng viên, bởi họ là những người nổi tiếng, dĩ nhiên những người nổi tiếng khi gặp phải phóng viên thì sẽ bị ngập trong rất nhiều câu hỏi và sự đeo bám. Khá hài hước là trường hợp của Paul Warburg, một cao thủ về lĩnh vực ngân hàng, là một trong số những người đàn ông phải mang súng săn theo người ngày hôm ấy giả vờ như mình đi săn mặc dù ông ta chưa một lần sờ vào súng và khẩu súng mang theo mình chỉ là đồ đi mượn. Tất cả mục đích chỉ là để che mắt thiên hạ và báo giới.
Những thông tin trên đã đủ để tạo nên một câu chuyện mang màu sắc kỳ bí. Chiếc xe riêng của Aldrich đã đợi sẵn ngoài sân ga Brunswick, Georgia và đưa cả đoàn người đi trong bóng tối mịt mùng của Hoboken đến với đảo Jekyll. Vài năm trước đó, một hội gồm toàn những triệu phú dẫn đầu là JP Morgan đã trả tiền mà mua đứt hòn đảo này ở bang Georgia để làm nơi nghỉ đông. Họ đặt tên là "Hội Săn bắn đảo Jekyll". Đảo Jekyll lúc này được chọn là nơi để phác họa nên kế hoạch kiểm soát tiền tệ và tín dụng của người dân Mỹ, không phải chỉ bởi sự hoàn toàn cô lập của nó, mà còn là vì nó là quyền lợi cá nhân của những người tham gia phác thảo kế hoạch đó.
Trước khi 7 nhân vật trong đoàn của Aldrich rời khỏi New York, các thành viên "Hội Săn bắn đảo Jekyll" được thông báo rằng câu lạc bộ sẽ được sử dụng trong vòng hai tuần kế tiếp. Lập tức họ được tạm lui. Mọi sự phục vụ vẫn được chu đáo như thường lệ trong thời hạn hai tuần nhưng đều là những "bề tôi" trung thành được đưa vào từ đất liền. Những người phục vụ này không biết tên của ai trong số những người có mặt ở Jekyll đêm đó, kể cả nếu họ có bị chất vấn sau khi nhóm người rời đi thì họ cũng không thể đưa ra bất kỳ cái tên nào. Để đảm bảo được sự bảo mật, ngay từ trước khi đặt chân lên đảo, các thành viên đã được chỉ thị không được dùng tên thật của mình trong suốt thời gian ở đây. Sau này khi nhắc lại sự kiện, bản thân những ông trùm này còn hài hước tự gọi nhóm mình dưới cái tên "hội - tên -họ", tức là chỉ dùng họ của mình mà thôi, như là Warburg, Strong, Vanderlip... Lý do cho sự bảo mật tối cao này là vì tính chất cuộc họp vô cùng quan trọng đã được ra lệnh bởi Ủy ban Tiền tệ quốc gia.
Trên thực tế, không có một "việc tốt" nào được thực hiện trên đảo Jekyll. Nơi đây dường như chỉ là nơi để họp bàn những âm mưu và bí mật. Hội của Aldrich lần này bí mật lên đảo để dự thảo pháp chế về ngân hàng và tiền tệ, việc mà Ủy ban Tiền tệ quốc gia được giao nhiệm vụ từ chính phủ để chuẩn bị. Mối đe dọa lúc đó là sự thao túng của tiền và tín dụng Mỹ. Cuộc họp tại đảo Jekyll đảm bảo rằng cái gọi là "ngân hàng trung ương" sẽ được ra đời tại Mỹ, và nó sẽ đáp ứng cho những giám đốc ngân hàng, điều mà họ từng mong ước.
Trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản. Thời điểm tháng 10-1907, khoảng một nửa các khoản tiền gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư ủy thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu có độ rủi ro cao, thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ. Điểm nút là khi có tin đồn Công ty Kinkerbocker Trust - công ty ủy thác lớn thứ ba nước Mỹ có nguy cơ phá sản thì khủng hoảng niềm tin lan rộng và cuộc chạy đua rút tiền gửi, bán tháo cổ phiếu xảy ra. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 1907 đã thôi thúc Quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một Ủy ban Tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính.
Bởi vậy, nhóm họp kín ở đảo trong vòng 9 ngày đầy căng thẳng và dữ dội để có thể hoàn thành phương án. Thượng nghị sĩ Aldrich, luôn luôn là người độc đoán và luôn tự cho ông ta là người dẫn đầu nhóm. Trong khi đó, khác với ông ta, Paul Warburg vốn là người rất sành sỏi trong lĩnh vực ngân hàng thì luôn giảng giải rất nhiều và chi tiết cho từng câu hỏi mà mọi người đặt ra. Henry P.Davison, nhà ngoại giao bẩm sinh như là một chất xúc tác duy trì công việc của mọi người.
Được coi là người uyên thâm nhất trong hội, Paul Warburg là người chịu trách nhiệm chính trong việc phác thảo kế hoạch. Sản phẩm của ông ta rồi sẽ được đem ra thảo luận và thông qua bởi tất cả các thành viên khác của nhóm. Thượng nghĩ sĩ Aldrich có vai trò cân nhắc sao cho kế hoạch thật hoàn hảo và kiểm tra xem kế hoạch đó có thể được Quốc hội thông qua hay không. Trong khi các thống đốc ngân hàng khác có vai trò bổ sung thêm bất kỳ chi tiết nào họ cho là cần thiết để chắc chắn rằng, họ đạt được tất cả những gì họ muốn. Mọi thứ phải được xem xét cẩn thận trước khi bản kế hoạch được hoàn thành bởi sẽ không có cơ hội thứ hai, tuyệt mật như thế, để họ có thể thực hiện lần tiếp theo.
Do cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907 nên trong mắt người dân Mỹ, hình ảnh của các ngân hàng không còn mấy đẹp đẽ. Điều này khiến cho đa số nghị sĩ Quốc hội không dám công khai ủng hộ dự luật do các ngân hàng tham gia lập ra. Từ thời Tổng thống Jefferson đến nay, tên gọi của Ngân hàng Trung ương đều có dính dáng đến âm mưu của nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế Anh, vì thế Paul kiến nghị dùng tên "Cục Dự trữ liên bang" (Federal Reserve System) để che đậy tai mắt thiên hạ. Thế nhưng, Cục Dự trữ liên bang có đầy đủ mọi chức năng của một ngân hàng trung ương, và cũng giống như Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thiết kế theo kiểu tư nhân nắm giữ cổ phần, và ngân hàng sẽ thu được lợi ích rất lớn từ việc đó.
Nhằm che đậy bản chất thực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng như để trả lời cho câu hỏi ai là kẻ khống chế cơ quan này, Paul đã khéo léo đề xuất ý kiến: "Quốc hội khống chế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Chính phủ nắm giữ vai trò đại biểu trong hội đồng quản trị, nhưng đa số thành viên của Hội đồng quản trị là do Hiệp hội Ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế". Về sau trong phiên bản cuối cùng, Paul đã đổi thành "thành viên của hội đồng quản trị do tổng thống Mỹ bổ nhiệm", thế nhưng chức năng chính xác của hội đồng quản trị sẽ do Hội đồng Tư vấn liên bang khống chế, và cùng với Hội đồng quản trị, Hội đồng Tư vấn liên bang sẽ định kỳ mở hội nghị "thảo luận" công việc. FED sẽ gồm có 12 "FED con" nằm ở các tiểu bang, bản chất mỗi "FED con" là ngân hàng thương mại tư nhân ở địa phương. Thành viên của Ủy ban Tư vấn liên bang sẽ do chủ tịch hội đồng quản trị của 12 nhà ngân hàng dự trữ liên bang quyết định. Điều này thực sự đã lấp liếm che đậy sự thật bên trong và che mắt được công chúng.
Một điều cần cân nhắc nữa là làm thế nào tìm ra nhân viên quản lý cho 12 ngân hàng địa phương trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Kinh nghiệm làm việc trong Quốc hội của Nelson Aldrich cuối cùng đã giúp ông tìm được giải pháp. Các nghị sĩ miền Trung Tây nước Mỹ thường tỏ rõ mối thù địch với Ngân hàng New York, để tránh mất kiểm soát thì tổng thống phải là người đứng ra bổ nhiệm vị trí chủ tịch ngân hàng địa phương và đó không phải là nhiệm vụ của Quốc hội. Nhưng điều này đã tạo nên một lỗ hổng pháp luật.
Điều 8 chương 1 của hiến pháp Mỹ quy định rõ rằng, Quốc hội chịu trách nhiệm phụ trách việc quản lý phát hành tiền tệ. Việc Cục Dự trữ Liên bang gạt Quốc hội ra ngoài rõ ràng đã vi hiến. Về sau, quả nhiên điểm này đã trở thành cái cớ để các nghị sĩ chĩa mũi dùi công kích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Với sự dàn xếp chu đáo, dự luật này sau đó được xuất hiện với hình thức mô phỏng theo sự phân quyền và cân bằng kiểm soát của Hiến pháp Mỹ. Tổng thống bổ nhiệm, Quốc hội thẩm duyệt, nhân sĩ độc lập nhậm chức chủ tịch Hội đồng quản trị, còn các nhà ngân hàng đảm nhận vị trí cố vấn. Quả là một thiết kế hoàn hảo!
Với bản "dự luật" được hình thành trên đảo Jekyll, 7 nhân vật quan trọng của phố Wall tại thời điểm ấy đã bắt đầu chính thức nắm quyền khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của Mỹ. Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế toàn bộ nước Mỹ và có ảnh hưởng to lớn đến cả thế giới sau này. Chính họ mới là những người thực sự điều khiển việc lập ra Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng, bí mật giữa những người này với dòng họ Rothschild của châu Âu cuối cùng đã lập nên một phiên bản của Ngân hàng Anh quốc tại Mỹ.
Và ngày 23/12/1913, Chính phủ dân cử của Mỹ cuối cùng đã bị quyền lực đồng tiền "lật đổ". Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký thông qua hiệp ước thành lập "Federal Reserve Act", và như thế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức ra đời .
Những đồng đôla "vay mượn"
Rất nhiều người trên thế giới cho tới giờ vẫn nghĩ rằng quyền phát hành đồng đô-la tất nhiên thuộc về Chính phủ Mỹ, tuy nhiên trên thực tế về bản chất, Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Các nhà phân tích cho rằng, kể từ năm 1963 sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành "đôla Mỹ bạc trắng". Quyền lực ấy đã thuộc về Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ và cách thức mà họ đã tạo ra tiền tệ là từ... không khí, chính xác hơn là dựa trên nợ.(*)
Sâu xa hơn, chính đạo luật "Federal Reserve Act" hay người ta còn gọi là "Đạo luật Nelson Aldrich" mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký ngay trước ngày Thiên Chúa giáng sinh năm 1913 đã tước bỏ hoàn toàn chức năng in tiền giấy của Chính phủ Mỹ. Và sự thật là kể từ khi FED đoạt được quyền in tờ giấy bạc này, cứ bao nhiêu tờ tiền đôla xanh in ra là người dân Mỹ phải chịu nợ FED bấy nhiêu.
Trên thế giới người ta biết đến rất nhiều loại tiền nhưng về bản chất thì được xem là chỉ có hai loại: tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ. Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo.
Trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có những đồng tiền "không vay mượn", thực sự được phát hành bởi chính phủ. Quan trọng nhất và là loại tiền tệ hợp pháp đầu tiên được Chính phủ Mỹ phát hành dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến giữa thế kỷ XIX chính là "Tiền xanh Lincoln" và "Chứng chỉ bạc trắng" (Silver Cerfiticate). Người ta còn gọi "Tiền xanh Lincoln" là "Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ". Nhưng kể từ sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát thì việc phát hành loại tiền này đã bị hạn chế, tổng lượng tiền phát hành bị hạn định trong khoảng 346.681.016 đôla, thậm chí năm 1960 lượng đôla phát hành chỉ vỏn vẹn 1% tổng lượng tiền lưu thông của Mỹ.
Ngày 22/11/1963 khi Tổng thống Kennedy - vị tổng thống Hoa Kỳ nỗ lực đòi quyền nắm giữ đồng đôla bị ám sát, tiếp theo Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì "Chứng chỉ bạc trắng" đã dần bị loại khỏi lưu thông. Thực ra trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ vẫn tồn tại "Chứng chỉ vàng" giống với "Chứng chỉ bạc", nhưng bản chất sâu xa của "Chứng chỉ vàng" chính là nguồn gốc thống trị của những nhà tài phiệt ngân hàng khét tiếng trên thế giới. Cho tới năm 1971, mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đôla rốt cuộc đã hoàn toàn bị cắt đứt. Kể từ đây nước Mỹ chỉ còn đồng đôla do FED phát hành mà thôi.
Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta ngược lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiểu về "bản vị vàng". Ta biết rằng, tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. "Bản vị vàng" được hiểu là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỉ giá quy đổi...). Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng, hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy, điều này ngược lại với chế độ bản vị tiền giấy.
Kể từ khi hệ thống tiền tệ nước Mỹ tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới khoảng 94%. Đồng đôla Mỹ giờ đây không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Sự khác nhau căn bản giữa "bản vị vàng" và "bản vị đôla", đó là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ.
Mặt khác, vì Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla, tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng, lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát.
Vậy quá trình "sản suất" đồng đôla của FED ra sao? Quả thật, công đoạn biến hóa từ công trái thành đôla là một quá trình tuy không hẳn phức tạp nhưng bản chất hết sức tinh vi, ngoài những người có chuyên môn thì những ai muốn hiểu rõ được cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tiền tệ tài chính. Có thể tóm tắt chu trình như sau: Muốn có được đồng đôla, Chính phủ Mỹ cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ.
Theo như Ngân hàng New York của FED miêu tả thì "đồng đôla không thể hoàn đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính Mỹ. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ... Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi được người đi vay cam kết hoàn trả các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua "tiền tệ hóa" các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ".
Còn theo sự giải thích của Ngân hàng Chicago thuộc FED thì: "Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hóa nào. Đồng đôla Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy"!
Cuối cùng ta có thể hiểu rằng, đồng đôla không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ bởi FED mà thôi.
Trò ảo thuật của FED
Rõ ràng là việc đem thế chấp công trái để lấy đôla sẽ làm cho chính phủ phải chi trả cho FED một khoản lợi tức từ số công trái đó. Vì thế khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về tiền tệ tăng cao thì Chính phủ Mỹ tất yếu phải thế chấp càng nhiều công trái cho FED và số tiền lãi sẽ ngày càng phình to không giới hạn. Việc thanh toán đầy đủ các khoản nợ lãi suất cho FED được đảm bảo bằng số tiền đóng thuế của người dân Mỹ trong tương lai, thực tế số tiền thuế này vẫn chưa được người dân Mỹ kiếm ra để nộp cho chính phủ.
Như vậy, bản chất ở đây là khi nhu cầu tiền tệ tăng lên thì số tiền nợ của chính phủ cũng tăng, cho đến khi áp lực lãi suất của món nợ ấy vượt quá sự phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ!
Một lỗ hổng chết người trong luật pháp ban hành ở nước Mỹ là chính phủ chỉ phát hành tiền đồng kim loại, còn tiền giấy thì chỉ là tờ chứng nhận trao đổi. Những bộ óc khổng lồ với tư duy minh triết, uyên thâm tại cuộc họp bí mật trên đảo Jekyll chấp bút đã làm ra một dự thảo chết người mang hơi hướng một phiên bản của hai gia tộc khét tiếng Rockefeller và JP Morton ở châu Âu vào nước Mỹ. Điều gì có lợi cho các tập đoàn tài phiệt đến ắt phải đến. Từ đây mọi sức khỏe của kinh tế trên thế giới đã thuộc về tay các ông trùm tài phiệt toàn cầu.
"Đạo luật Nelson Aldrich" đã dẫn nước Mỹ và nhân loại sang một trang mới của lịch sử. Trước tiên là một bước ngoặt thay đổi về bản chất về quyền lực nắm giữ đồng tiền. Từ khi ra đời đến nay, FED lộ rõ bản chất là ngân hàng trung ương tư hữu và Chính phủ Mỹ đã không còn cổ phần trong FED. Khi chính phủ muốn chi tiêu quá phần tiền thu thuế từ dân Mỹ thì chính phủ phải vay tiền từ FED thông qua FED in thêm tiền. Quốc hội có nhiệm vụ khống chế FED nhưng trên thực tế điều này dường như thể hiện ngược lại.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ về hình thức là của Chính phủ Mỹ, nhưng bản chất là của các nhà tài phiệt mà thôi. Sự lấp liếm và lách luật của nhóm dự thảo trên đảo Jekyll mà Paul Warburg là bộ óc tài tình chấp bút mới có thể thiết kế hoàn hảo đến như vậy!
Rốt cuộc FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền giấy Mỹ kim. Chính phủ Mỹ chỉ được phép đúc tiền đồng Mỹ kim từ giá trị 1 đôla hoặc nhỏ hơn. Mỗi lần FED in thêm tiền USD bao nhiêu thì Chính phủ Mỹ, hay nói cách khác là người dân Mỹ, phải nợ FED bấy nhiêu tiền. FED đã áp dụng một cơ chế có tên gọi Mandrake mà theo đó có thể phù phép biến nợ thành tiền. Mức lãi suất trên các khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi được thể chế hóa bởi FED.
Sản phẩm của cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo hay còn gọi là lạm phát. Như thế, người dân Mỹ đang gánh chịu một sự bất công lớn nhất thế giới, người dân đã bị chính phủ thế chấp tương lai của mình vào trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng một cách vô thức, họ phải ra sức đóng thuế để chính phủ còn có tiền trả lãi cho FED. Hóa ra, lượng phát hành đôla càng lớn thì thuế má càng đè nặng trên vai người dân. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ tồn tại và tiếp diễn, vay nợ, vay nợ... cho đến ngày mà Chính phủ Mỹ trả hết nợ thì đồng đôla cũng... biến mất!
Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ Chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hằng ngày đang hiển hiện. Một điều quan trọng nữa là cũng chính từ "đạo luật Nelson Aldrich", FED được quyền làm tăng hay giảm giá đồng Mỹ kim và các ngân hàng thương mại có quyền bơm tiền vào thị trường hay thu tiền vào lại ngân hàng một cách tự do. Như thế, giống như một trò ảo thuật, các ông trùm mới là người bày ra luật chơi thổi phồng cái bong bóng kinh tế hoặc chích quả bóng để tạo ra những cái gọi là"cuộc suy thoái chủ động"!
Tôi vốn rất "gà mờ" về khoản tài chính, nên ban đầu cũng nghĩ chắc là do cách đặt tên khác nhau thôi chứ bản chất thì cũng vậy. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thì lờ mờ nhận ra sự khác nhau giữa chúng, đó là sự độc lập hay phụ thuộc của NHTW / NHNN đối với chính phủ (nhà nước). Thời gian gần đây, khi một loạt các ông trùm ngành tài chính tại Việt Nam bị rờ gáy, cái âm mưu thôn tính hệ thống tài chính Việt Nam của một số tài phiệt Việt bắt đầu hé lộ, thì tôi phần nào hiểu ra những "ẩn ý" đằng sau những kiến nghị của các vị trí thức nước nhà về việc chuyển đổi mô hình NHNN sang NHTW.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Đôi Mắt giới thiệu với các bạn chân dung thực sự của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), một ngân hàng trung ương "ẩn danh" nổi tiếng toàn cầu, được đánh giá rằng có cấp độ độc lập tự chủ cao nhất (Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động) qua các bài viết của tác giả Ngọc Mai, đăng trên báo An ninh thế giới.
Một trong những thể chế tài chính luôn bí ẩn và là câu hỏi lớn chính là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Tổng thống Woodrow Wilson, người ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từng cay đắng thừa nhận: "Tôi là người bất hạnh nhất. Tôi đã vô ý hủy hoại đất nước mình. Quốc gia công nghiệp vĩ đại này bị khống chế bởi chính hệ thống tín dụng của nó... Vì thế sự phát triển của cả quốc gia và mọi hoạt động kinh tế của chúng ta đều nằm trong tay của một số ít người"...
Nguyên nhân vì sao Tổng thống Wilson trước khi qua đời lại day dứt đến như vậy? Phải chăng vẫn còn những bí ẩn đằng sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System-FED) mà chúng ta chưa hiểu hết?
Vào đêm ngày 22/11/1910, một nhóm phóng viên đứng tại góc sân ga ở Hoboken, New Jersey rất chán chường. Họ đứng đó chờ đợi, chứng kiến một đoàn những chính khách và những ông trùm tài chính quốc gia rời sân ga một cách bí mật. Phải đến nhiều năm sau, đám phóng viên mới phát hiện ra thực chất nhiệm vụ bí mật trong đêm đó của nhóm người kia là gì, nhưng cả khi biết được, họ cũng không thể hiểu được lịch sử Mỹ đã có bước chuyển mạnh mẽ từ sau đêm ấy tại Hoboken.
Nhóm người đó rời đi bằng xe lửa, trong đêm tối mịt mùng, và không có đích đến rõ ràng. Dẫn đầu đoàn là thượng nghị sĩ Nelson Aldrich Chủ tịch Ủy ban Tiền tệ quốc gia, ông ngoại của Nelson Rockefeller cùng với 6 thành viên khác. Đó là A. Piatt Andrew, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ; Frank Vanderlip, Chủ tịch National City Bank; Henry P. Davison, cổ đông cao cấp của Công ty J.P Morgan; Charles D. Norton, Chủ tịch First National Bank; Benjamin Strong, trợ lý của J.P Morgan và Paul Warburg, một ông trùm về ngân hàng gốc Do Thái đến từ Đức.
7 nhân vật sừng sỏ này được yêu cầu là phải thực hiện chuyến đi một cách thật bí mật, hiển nhiên việc "gặp gỡ nhau tại sân ga" phải hết sức tình cờ. Cụ thể là họ được yêu cầu đến sân ga cùng một thời điểm, không gặp gỡ nhau trước cái đêm ấy, và phải giả như không biết nhau. Chỉ thị đưa ra là bằng mọi giá phải tránh được tai mắt phóng viên, bởi họ là những người nổi tiếng, dĩ nhiên những người nổi tiếng khi gặp phải phóng viên thì sẽ bị ngập trong rất nhiều câu hỏi và sự đeo bám. Khá hài hước là trường hợp của Paul Warburg, một cao thủ về lĩnh vực ngân hàng, là một trong số những người đàn ông phải mang súng săn theo người ngày hôm ấy giả vờ như mình đi săn mặc dù ông ta chưa một lần sờ vào súng và khẩu súng mang theo mình chỉ là đồ đi mượn. Tất cả mục đích chỉ là để che mắt thiên hạ và báo giới.
Những thông tin trên đã đủ để tạo nên một câu chuyện mang màu sắc kỳ bí. Chiếc xe riêng của Aldrich đã đợi sẵn ngoài sân ga Brunswick, Georgia và đưa cả đoàn người đi trong bóng tối mịt mùng của Hoboken đến với đảo Jekyll. Vài năm trước đó, một hội gồm toàn những triệu phú dẫn đầu là JP Morgan đã trả tiền mà mua đứt hòn đảo này ở bang Georgia để làm nơi nghỉ đông. Họ đặt tên là "Hội Săn bắn đảo Jekyll". Đảo Jekyll lúc này được chọn là nơi để phác họa nên kế hoạch kiểm soát tiền tệ và tín dụng của người dân Mỹ, không phải chỉ bởi sự hoàn toàn cô lập của nó, mà còn là vì nó là quyền lợi cá nhân của những người tham gia phác thảo kế hoạch đó.
Hội đồng Dự trữ Liên bang được thành lập 10/8/1914. Đứng ngoài cùng bên trái là Paul M. Warburg - người chịu trách nhiệm chính phác thảo kế hoạch trên đảo Jekyll. |
Trước khi 7 nhân vật trong đoàn của Aldrich rời khỏi New York, các thành viên "Hội Săn bắn đảo Jekyll" được thông báo rằng câu lạc bộ sẽ được sử dụng trong vòng hai tuần kế tiếp. Lập tức họ được tạm lui. Mọi sự phục vụ vẫn được chu đáo như thường lệ trong thời hạn hai tuần nhưng đều là những "bề tôi" trung thành được đưa vào từ đất liền. Những người phục vụ này không biết tên của ai trong số những người có mặt ở Jekyll đêm đó, kể cả nếu họ có bị chất vấn sau khi nhóm người rời đi thì họ cũng không thể đưa ra bất kỳ cái tên nào. Để đảm bảo được sự bảo mật, ngay từ trước khi đặt chân lên đảo, các thành viên đã được chỉ thị không được dùng tên thật của mình trong suốt thời gian ở đây. Sau này khi nhắc lại sự kiện, bản thân những ông trùm này còn hài hước tự gọi nhóm mình dưới cái tên "hội - tên -họ", tức là chỉ dùng họ của mình mà thôi, như là Warburg, Strong, Vanderlip... Lý do cho sự bảo mật tối cao này là vì tính chất cuộc họp vô cùng quan trọng đã được ra lệnh bởi Ủy ban Tiền tệ quốc gia.
Trên thực tế, không có một "việc tốt" nào được thực hiện trên đảo Jekyll. Nơi đây dường như chỉ là nơi để họp bàn những âm mưu và bí mật. Hội của Aldrich lần này bí mật lên đảo để dự thảo pháp chế về ngân hàng và tiền tệ, việc mà Ủy ban Tiền tệ quốc gia được giao nhiệm vụ từ chính phủ để chuẩn bị. Mối đe dọa lúc đó là sự thao túng của tiền và tín dụng Mỹ. Cuộc họp tại đảo Jekyll đảm bảo rằng cái gọi là "ngân hàng trung ương" sẽ được ra đời tại Mỹ, và nó sẽ đáp ứng cho những giám đốc ngân hàng, điều mà họ từng mong ước.
Trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản. Thời điểm tháng 10-1907, khoảng một nửa các khoản tiền gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư ủy thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu có độ rủi ro cao, thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ. Điểm nút là khi có tin đồn Công ty Kinkerbocker Trust - công ty ủy thác lớn thứ ba nước Mỹ có nguy cơ phá sản thì khủng hoảng niềm tin lan rộng và cuộc chạy đua rút tiền gửi, bán tháo cổ phiếu xảy ra. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 1907 đã thôi thúc Quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một Ủy ban Tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính.
Câu lạc bộ của "Hội săn bắn đảo Jekyll" và thượng nghị sĩ Nelson Aldrich, người chủ trì cuộc họp bí mật trên đảo (ảnh nhỏ). |
Bởi vậy, nhóm họp kín ở đảo trong vòng 9 ngày đầy căng thẳng và dữ dội để có thể hoàn thành phương án. Thượng nghị sĩ Aldrich, luôn luôn là người độc đoán và luôn tự cho ông ta là người dẫn đầu nhóm. Trong khi đó, khác với ông ta, Paul Warburg vốn là người rất sành sỏi trong lĩnh vực ngân hàng thì luôn giảng giải rất nhiều và chi tiết cho từng câu hỏi mà mọi người đặt ra. Henry P.Davison, nhà ngoại giao bẩm sinh như là một chất xúc tác duy trì công việc của mọi người.
Được coi là người uyên thâm nhất trong hội, Paul Warburg là người chịu trách nhiệm chính trong việc phác thảo kế hoạch. Sản phẩm của ông ta rồi sẽ được đem ra thảo luận và thông qua bởi tất cả các thành viên khác của nhóm. Thượng nghĩ sĩ Aldrich có vai trò cân nhắc sao cho kế hoạch thật hoàn hảo và kiểm tra xem kế hoạch đó có thể được Quốc hội thông qua hay không. Trong khi các thống đốc ngân hàng khác có vai trò bổ sung thêm bất kỳ chi tiết nào họ cho là cần thiết để chắc chắn rằng, họ đạt được tất cả những gì họ muốn. Mọi thứ phải được xem xét cẩn thận trước khi bản kế hoạch được hoàn thành bởi sẽ không có cơ hội thứ hai, tuyệt mật như thế, để họ có thể thực hiện lần tiếp theo.
Do cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907 nên trong mắt người dân Mỹ, hình ảnh của các ngân hàng không còn mấy đẹp đẽ. Điều này khiến cho đa số nghị sĩ Quốc hội không dám công khai ủng hộ dự luật do các ngân hàng tham gia lập ra. Từ thời Tổng thống Jefferson đến nay, tên gọi của Ngân hàng Trung ương đều có dính dáng đến âm mưu của nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế Anh, vì thế Paul kiến nghị dùng tên "Cục Dự trữ liên bang" (Federal Reserve System) để che đậy tai mắt thiên hạ. Thế nhưng, Cục Dự trữ liên bang có đầy đủ mọi chức năng của một ngân hàng trung ương, và cũng giống như Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thiết kế theo kiểu tư nhân nắm giữ cổ phần, và ngân hàng sẽ thu được lợi ích rất lớn từ việc đó.
Nhằm che đậy bản chất thực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng như để trả lời cho câu hỏi ai là kẻ khống chế cơ quan này, Paul đã khéo léo đề xuất ý kiến: "Quốc hội khống chế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Chính phủ nắm giữ vai trò đại biểu trong hội đồng quản trị, nhưng đa số thành viên của Hội đồng quản trị là do Hiệp hội Ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế". Về sau trong phiên bản cuối cùng, Paul đã đổi thành "thành viên của hội đồng quản trị do tổng thống Mỹ bổ nhiệm", thế nhưng chức năng chính xác của hội đồng quản trị sẽ do Hội đồng Tư vấn liên bang khống chế, và cùng với Hội đồng quản trị, Hội đồng Tư vấn liên bang sẽ định kỳ mở hội nghị "thảo luận" công việc. FED sẽ gồm có 12 "FED con" nằm ở các tiểu bang, bản chất mỗi "FED con" là ngân hàng thương mại tư nhân ở địa phương. Thành viên của Ủy ban Tư vấn liên bang sẽ do chủ tịch hội đồng quản trị của 12 nhà ngân hàng dự trữ liên bang quyết định. Điều này thực sự đã lấp liếm che đậy sự thật bên trong và che mắt được công chúng.
Một điều cần cân nhắc nữa là làm thế nào tìm ra nhân viên quản lý cho 12 ngân hàng địa phương trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Kinh nghiệm làm việc trong Quốc hội của Nelson Aldrich cuối cùng đã giúp ông tìm được giải pháp. Các nghị sĩ miền Trung Tây nước Mỹ thường tỏ rõ mối thù địch với Ngân hàng New York, để tránh mất kiểm soát thì tổng thống phải là người đứng ra bổ nhiệm vị trí chủ tịch ngân hàng địa phương và đó không phải là nhiệm vụ của Quốc hội. Nhưng điều này đã tạo nên một lỗ hổng pháp luật.
Điều 8 chương 1 của hiến pháp Mỹ quy định rõ rằng, Quốc hội chịu trách nhiệm phụ trách việc quản lý phát hành tiền tệ. Việc Cục Dự trữ Liên bang gạt Quốc hội ra ngoài rõ ràng đã vi hiến. Về sau, quả nhiên điểm này đã trở thành cái cớ để các nghị sĩ chĩa mũi dùi công kích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Với sự dàn xếp chu đáo, dự luật này sau đó được xuất hiện với hình thức mô phỏng theo sự phân quyền và cân bằng kiểm soát của Hiến pháp Mỹ. Tổng thống bổ nhiệm, Quốc hội thẩm duyệt, nhân sĩ độc lập nhậm chức chủ tịch Hội đồng quản trị, còn các nhà ngân hàng đảm nhận vị trí cố vấn. Quả là một thiết kế hoàn hảo!
Với bản "dự luật" được hình thành trên đảo Jekyll, 7 nhân vật quan trọng của phố Wall tại thời điểm ấy đã bắt đầu chính thức nắm quyền khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của Mỹ. Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế toàn bộ nước Mỹ và có ảnh hưởng to lớn đến cả thế giới sau này. Chính họ mới là những người thực sự điều khiển việc lập ra Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng, bí mật giữa những người này với dòng họ Rothschild của châu Âu cuối cùng đã lập nên một phiên bản của Ngân hàng Anh quốc tại Mỹ.
Và ngày 23/12/1913, Chính phủ dân cử của Mỹ cuối cùng đã bị quyền lực đồng tiền "lật đổ". Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký thông qua hiệp ước thành lập "Federal Reserve Act", và như thế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức ra đời .
Những đồng đôla "vay mượn"
Rất nhiều người trên thế giới cho tới giờ vẫn nghĩ rằng quyền phát hành đồng đô-la tất nhiên thuộc về Chính phủ Mỹ, tuy nhiên trên thực tế về bản chất, Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Các nhà phân tích cho rằng, kể từ năm 1963 sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành "đôla Mỹ bạc trắng". Quyền lực ấy đã thuộc về Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ và cách thức mà họ đã tạo ra tiền tệ là từ... không khí, chính xác hơn là dựa trên nợ.(*)
Sâu xa hơn, chính đạo luật "Federal Reserve Act" hay người ta còn gọi là "Đạo luật Nelson Aldrich" mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký ngay trước ngày Thiên Chúa giáng sinh năm 1913 đã tước bỏ hoàn toàn chức năng in tiền giấy của Chính phủ Mỹ. Và sự thật là kể từ khi FED đoạt được quyền in tờ giấy bạc này, cứ bao nhiêu tờ tiền đôla xanh in ra là người dân Mỹ phải chịu nợ FED bấy nhiêu.
Trên thế giới người ta biết đến rất nhiều loại tiền nhưng về bản chất thì được xem là chỉ có hai loại: tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ. Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo.
Trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có những đồng tiền "không vay mượn", thực sự được phát hành bởi chính phủ. Quan trọng nhất và là loại tiền tệ hợp pháp đầu tiên được Chính phủ Mỹ phát hành dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến giữa thế kỷ XIX chính là "Tiền xanh Lincoln" và "Chứng chỉ bạc trắng" (Silver Cerfiticate). Người ta còn gọi "Tiền xanh Lincoln" là "Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ". Nhưng kể từ sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát thì việc phát hành loại tiền này đã bị hạn chế, tổng lượng tiền phát hành bị hạn định trong khoảng 346.681.016 đôla, thậm chí năm 1960 lượng đôla phát hành chỉ vỏn vẹn 1% tổng lượng tiền lưu thông của Mỹ.
Ngày 22/11/1963 khi Tổng thống Kennedy - vị tổng thống Hoa Kỳ nỗ lực đòi quyền nắm giữ đồng đôla bị ám sát, tiếp theo Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì "Chứng chỉ bạc trắng" đã dần bị loại khỏi lưu thông. Thực ra trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ vẫn tồn tại "Chứng chỉ vàng" giống với "Chứng chỉ bạc", nhưng bản chất sâu xa của "Chứng chỉ vàng" chính là nguồn gốc thống trị của những nhà tài phiệt ngân hàng khét tiếng trên thế giới. Cho tới năm 1971, mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đôla rốt cuộc đã hoàn toàn bị cắt đứt. Kể từ đây nước Mỹ chỉ còn đồng đôla do FED phát hành mà thôi.
Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta ngược lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiểu về "bản vị vàng". Ta biết rằng, tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. "Bản vị vàng" được hiểu là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỉ giá quy đổi...). Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng, hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy, điều này ngược lại với chế độ bản vị tiền giấy.
Kể từ khi hệ thống tiền tệ nước Mỹ tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới khoảng 94%. Đồng đôla Mỹ giờ đây không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Sự khác nhau căn bản giữa "bản vị vàng" và "bản vị đôla", đó là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ.
Mặt khác, vì Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla, tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng, lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát.
Vậy quá trình "sản suất" đồng đôla của FED ra sao? Quả thật, công đoạn biến hóa từ công trái thành đôla là một quá trình tuy không hẳn phức tạp nhưng bản chất hết sức tinh vi, ngoài những người có chuyên môn thì những ai muốn hiểu rõ được cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tiền tệ tài chính. Có thể tóm tắt chu trình như sau: Muốn có được đồng đôla, Chính phủ Mỹ cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ.
Theo như Ngân hàng New York của FED miêu tả thì "đồng đôla không thể hoàn đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính Mỹ. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ... Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi được người đi vay cam kết hoàn trả các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua "tiền tệ hóa" các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ".
Còn theo sự giải thích của Ngân hàng Chicago thuộc FED thì: "Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hóa nào. Đồng đôla Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy"!
Cuối cùng ta có thể hiểu rằng, đồng đôla không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ bởi FED mà thôi.
Trò ảo thuật của FED
Rõ ràng là việc đem thế chấp công trái để lấy đôla sẽ làm cho chính phủ phải chi trả cho FED một khoản lợi tức từ số công trái đó. Vì thế khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về tiền tệ tăng cao thì Chính phủ Mỹ tất yếu phải thế chấp càng nhiều công trái cho FED và số tiền lãi sẽ ngày càng phình to không giới hạn. Việc thanh toán đầy đủ các khoản nợ lãi suất cho FED được đảm bảo bằng số tiền đóng thuế của người dân Mỹ trong tương lai, thực tế số tiền thuế này vẫn chưa được người dân Mỹ kiếm ra để nộp cho chính phủ.
Như vậy, bản chất ở đây là khi nhu cầu tiền tệ tăng lên thì số tiền nợ của chính phủ cũng tăng, cho đến khi áp lực lãi suất của món nợ ấy vượt quá sự phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ!
Một lỗ hổng chết người trong luật pháp ban hành ở nước Mỹ là chính phủ chỉ phát hành tiền đồng kim loại, còn tiền giấy thì chỉ là tờ chứng nhận trao đổi. Những bộ óc khổng lồ với tư duy minh triết, uyên thâm tại cuộc họp bí mật trên đảo Jekyll chấp bút đã làm ra một dự thảo chết người mang hơi hướng một phiên bản của hai gia tộc khét tiếng Rockefeller và JP Morton ở châu Âu vào nước Mỹ. Điều gì có lợi cho các tập đoàn tài phiệt đến ắt phải đến. Từ đây mọi sức khỏe của kinh tế trên thế giới đã thuộc về tay các ông trùm tài phiệt toàn cầu.
"Đạo luật Nelson Aldrich" đã dẫn nước Mỹ và nhân loại sang một trang mới của lịch sử. Trước tiên là một bước ngoặt thay đổi về bản chất về quyền lực nắm giữ đồng tiền. Từ khi ra đời đến nay, FED lộ rõ bản chất là ngân hàng trung ương tư hữu và Chính phủ Mỹ đã không còn cổ phần trong FED. Khi chính phủ muốn chi tiêu quá phần tiền thu thuế từ dân Mỹ thì chính phủ phải vay tiền từ FED thông qua FED in thêm tiền. Quốc hội có nhiệm vụ khống chế FED nhưng trên thực tế điều này dường như thể hiện ngược lại.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ về hình thức là của Chính phủ Mỹ, nhưng bản chất là của các nhà tài phiệt mà thôi. Sự lấp liếm và lách luật của nhóm dự thảo trên đảo Jekyll mà Paul Warburg là bộ óc tài tình chấp bút mới có thể thiết kế hoàn hảo đến như vậy!
Rốt cuộc FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền giấy Mỹ kim. Chính phủ Mỹ chỉ được phép đúc tiền đồng Mỹ kim từ giá trị 1 đôla hoặc nhỏ hơn. Mỗi lần FED in thêm tiền USD bao nhiêu thì Chính phủ Mỹ, hay nói cách khác là người dân Mỹ, phải nợ FED bấy nhiêu tiền. FED đã áp dụng một cơ chế có tên gọi Mandrake mà theo đó có thể phù phép biến nợ thành tiền. Mức lãi suất trên các khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi được thể chế hóa bởi FED.
Sản phẩm của cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo hay còn gọi là lạm phát. Như thế, người dân Mỹ đang gánh chịu một sự bất công lớn nhất thế giới, người dân đã bị chính phủ thế chấp tương lai của mình vào trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng một cách vô thức, họ phải ra sức đóng thuế để chính phủ còn có tiền trả lãi cho FED. Hóa ra, lượng phát hành đôla càng lớn thì thuế má càng đè nặng trên vai người dân. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ tồn tại và tiếp diễn, vay nợ, vay nợ... cho đến ngày mà Chính phủ Mỹ trả hết nợ thì đồng đôla cũng... biến mất!
Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ Chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hằng ngày đang hiển hiện. Một điều quan trọng nữa là cũng chính từ "đạo luật Nelson Aldrich", FED được quyền làm tăng hay giảm giá đồng Mỹ kim và các ngân hàng thương mại có quyền bơm tiền vào thị trường hay thu tiền vào lại ngân hàng một cách tự do. Như thế, giống như một trò ảo thuật, các ông trùm mới là người bày ra luật chơi thổi phồng cái bong bóng kinh tế hoặc chích quả bóng để tạo ra những cái gọi là"cuộc suy thoái chủ động"!
(*): FED là người đặt hàng, còn việc in tiền đơn thuần về mặt kỹ thuật được tiến hành tại xưởng in đặc biệt của Bộ Tài chính. FED sau đó sẽ mua lại số tiền theo giá bằng với chi phí in của chúng – tức là khoảng 6 xu cho một tờ giấy bạc – và sau đó phân phối chúng cho các cơ quan tài chính trong và ngoài nước.
Bác nào muốn hiểu hơn thì có thể đọc cuốn Chiến tranh tiền tệ ấy!
Trả lờiXóaBài này anh em nên phổ biến rộng rãi ra để nâng cao dân trí.
Trả lờiXóaChính vì nhân dân thế giới chúng ta ngu muội cho nên bọn tài phiệt Mỹ mới dễ dàng ăn cướp và thống trị chúng ta lâu như vậy.
Dân Mỹ được rất nhiều người VN coi là "có dân trí cao", nhưng thực ra họ rất ngu muội, trước nay họ được nhồi sọ rằng họ có dân chủ, đến tận ngày nay họ mới láng máng hiểu ra là ai đang thực sự làm chủ nước Mỹ và ăn cướp khắp thế giới. Chính vì thế nên họ bắt đầu đưa ra khẩu hiệu "Chiếm lấy phố U-ôn" chứ không phải là chiếm nhà trắng hay chiếm đồi capitôn,...
Mình từng đọc cuốn sách " Chiến Tranh Tiền Tệ" Có đoạn viết về 1 thành viên của gia tộc ngân hàng dòng họ Rothschild đại khái như sau " Tôi không quan tâm con rối Anh nào đang ngự trên ngai vàng của đế chế mặt trời không bao giờ lặn này, kẻ nào khống chế được quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia thì kẻ đó mới là ông chủ thực sự và đó không ai khác ngoài tôi" Gia tộc ấy đã khuynh đảo không chỉ cả nước Anh mà còn cả nền tài chính toàn châu âu cũng như thế giới ở thời kỳ đó. Ở FED cơ quan chi phối nền tài chính tiền tệ của Mỹ với ông chủ thực sự là các chủ ngân hàng phố wall cũng có yếu tố Rothschild thậm chí dòng họ này còn đứng sau chi phối FED. Chính phủ Mỹ để có tiền chi tiêu phải vay từ FED với tài sản đảm bảo là tiền thuế của người dân, đồng nghĩa với việc là người dân Mỹ đóng thuế để nuôi FED. FED mua sức lao động của người Mỹ bằng cách in tiền cho Cp vay còn Cp Mỹ thì lấy người dân ra làm tài sản đảm bảo. người dân thì bán sức lao động để đổi lấy những đồng dola mà chính FED in ra để trả nợ hộ Cp. Một vòng luẩn quẩn, FED không khác gì ký sinh trùng trên con bò là Cp Mỹ để hút máu là người dân nước này, và đương nhiên 1 khi đã kiểm soát được túi tiền của Cp Mỹ thì đồng nghĩa với việc điều khiển được nền chính trị Mỹ. Một nền chính trị mà bị kiểm soát bởi các nhà tài phiệt thì thật đáng sợ, đúng như tác giả nói " với các nhà tài phiệt thì không có tổ quốc" bởi ở đâu mà đồng tiền có giá trị thì ở đó họ có thể sống vui vẻ vì vậy cần gì phải có tinh thần ái quốc.
Trả lờiXóaMình nghe nói điều khiển nền kinh tế và chính trị ở các nước tư bản hay những nước dễ bị ảnh hưởng đều dưới tay một hội kín, hội này bằng khả năng tài chính cùng với ảnh hưởng của mình đã đưa các tay chân của mình ở các nước sở tại vào vị trí lãnh đạo chủ chốt rồi từ đó thao túng ngầm từ phía sau kiểu như " buông rèm nhiếp chính" vây.
Trả lờiXóaThank bạn.
Trả lờiXóaVấn đề in tiền bừa bãi ở FED cóp hai mặt tốt và xấu đối lập nhau với kinh tế Mỹ, vậy nên nó tồn tại lâu dài , như một cơn bệnh nghiện đến chết. In bừa tiền đô là móc túi toàn dân có đô. Mặt xấu là móc túi dân Mỹ. Nhưng tổng tài sản của Mỹ có thực lợi, đó là của cải chảy về Mỹ khi móc túi những người có đô ngoài Mỹ.
Sự phát triển tiếp theo của FED mấy năm gần đây là "gói cứu trợ". Có hai cách ứng phó với khủng hoảng. Đức giương cờ "thắt lưng buộc bụng" giảm chi tiêu quỹ công. Ngược lại Mỹ tung lên "gói cứu trợ". Tiền in ra từ FED cho các công ty cánh hẩu vay như Boeing, GM, Colt... Các công ty này được vay với lãi âm, khi phục hồi thì hoàn lại FED. Những công ty thối nát cần loại bỏ theo quy luật cạnh tranh lành mạnh sẽ không chết, mà tiếp tục hút máu các mạnh mạnh thật sự của Mỹ. Theo mô hình này, Hy Lạp đã chết sặc tiết tắp lự. Toàn bộ bản chất của mô hình "gói cứu trợ" như "3 mũi tên Abe", đều là lạm phát móc túi toàn dân cứu giun sán giòi bọ.
Bản chất của phát triển tiếp theo này là thối nát quỹ công, quỹ công sinh ra quá dễ dàng từ máy in tiền, sẽ trở thành mồi giun sán giòi bọ, thối nát nhanh chóng, và chi tiêu không công bằng khi người ta tranh nhau khối quỹ công dư ra đó. Nhưng mặt lợi của nó là gắn kết giới quân sự chuyên rửa tiền bằng chiến tranh-quân sự nước ngoài vốn mâu thuẫn với hậu phương, và các công ty hút máu hậu phương như Boeing GM...
Sự thối nát này là căn bệnh giai đoạn cuối. Thế nhưng, căn bệnh này phát triển ồ ạt vì sức mạnh nó đem lại. Ví dụ, năm 2008 Việt Nam bán vàng mua vào 20 tỷ USD trong dòng thác Trung Quốc bán ra 700 tỷ. Một nửa số mua vào đó đã chảy từ kho vàng Việt nam sang máy in tiền FED trong năm 2008. Những nguồn lợi đó trở thành sống còn với kinh tế Mỹ đang phá sản, và người ta phải chấp nhận tiêm thuốc cho ung thư thối nát FED bùng phát.
Và chưa cần đến mai. Kinh tế Mỹ đã nằm trong tay một đám mafia bất chấp mọi thứ. Trong khi các nước khác tiến nhanh vùn vụt. 6 tháng đầu 2013 Công nghiệp Tầu vượt Mỹ, ngoại thương Tầu vượt Mỹ 2012. 6 tháng đầu 2013 GDP Nga vượt ĐỨc, GDP Ấn vượt Nhật. Lúc này, nước Mỹ cần chữa bệnh khẩn cấp, nhưng họ lại phải phát triển ung thối, bó tay ngồi nhìn các đối thủ tiến như vũ bão.
Nước Mỹ đóng cửa các thuộc địa cuối cùng tử thủ trong TPP. Và cái gì đến phải đến. Bắt đầu từ 2014-2017, các TPP biểu tình lật đổ loạn xà ngầu.
Vấn đề là các nước khác biểu tình để tìm đến đường đi đúng sách. Nhưng nước Mỹ không có sách. Không có cách nào cứu Mỹ bây giờ cả. Những cuộc biểu tình loạn xị lan đến Mỹ, rồi Mỹ cũng chỉ đến chặt đầu Buốc-Bông kiểu Mỹ, rồi lại đem chính quyền Mỹ ra làm sextoy như Napoleon....