Chân dung "rận chủ": Đ.M thằng Lập

(Copy từ nhà bác Hòa Bình)
Lời mở đầu : Đối với những kẻ trơ tráo khoe khoang “tự diễn biến” mà thực chất là phản bội lại ông cha, phản bội lại quá khứ, bất kể vì lý do gì, thì mình không cần phí lời để chửi, bởi lẽ tự bản thân sự phản trắc ấy đã nói lên tất cả. Và cũng bởi mình biết trước sau gì cũng sẽ không có một chốn nào để bọn chúng dung thân, kể cả giữa đám kẻ thù của chính những gì mà chúng đang phản bội lại, đang cố tỏ ra thù hằn. Câu nói “thù của thù là bạn” không dành cho lũ phản trắc. Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương ... là những ví dụ sống động. Còn trong nước bây giờ là những ai, hẳn mọi người đều biết.

Nhưng mình không thể chịu được những kẻ lập lờ, không hẳn tỏ ra phản trắc, nhưng bằng những câu nói tưởng chừng như khách quan, vu vơ, cũng có khi là những lời tếu táo mà cực kỳ bố láo, nhẫn tâm để thực chất muốn xóa mờ đi cái ranh giới chính – tà của lịch sử, rũ bỏ công lao của lớp người đi trước, hòng cổ vũ và lấy lòng lũ phản trắc kia. Cái bọn hèn hạ và bẩn thỉu như thế thì nhất định mình phải chửi thôi.



Mình đã đọc “Bên thắng cuộc” của Huy Đức và không có ý kiến bình luận nào, đơn giản vì chỉ trong một thời gian ngắn đã có những bài viết rất hay, của những người rất tâm huyết và tài giỏi đã nói thay hộ mình, tài mọn như mình có viết cũng chẳng thể nào được như vậy. Như các bài viết dưới đây :

- LỊCH SỬ NHÌN QUA LỖ ĐỒNG XU (Về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức)

- “Bên thắng cuộc” – món quà Noel kinh hoàng của kẻ Osin khốn nạn

- Về "Bên thắng cuộc" của chàng O-sin (bài của Mr. Khù Văn Khoăm, tiêu đề do mình đặt lại)

cùng rất nhiều những comment của độc giả của những bài viết trên. Và có thể còn nhiều bài viết hay khác nữa mà mình chưa biết để đọc.

Và gần đây nhất là bài viết của nhà báo Nguyễn Đức Hiển : Cuốn sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử.

Ba bài viết đầu không được post hoặc (thậm chí chỉ) dẫn link trên blog Ba Sàm. Điều này dễ hiểu bởi lẽ Ba Sàm trước nay chỉ ưu ái những bài viết chửi Đảng và Nhà nước cùng những comments chửi bới tương tự. Thi thoảng có những bài viết hoặc comments ủng hộ chính quyền, của những người có tâm nhưng trình độ khá non, vụng về, hoặc có chút sơ hở nào đó trong ý tứ, diễn đạt thì được post lên chủ yếu để làm mồi cho những kẻ chuyên ném đá mà thôi. Vì vậy những bài viết cực hay và đầy tính thuyết phục nêu trên dĩ nhiên không có cửa, nhất là khi đó là những bài viết trên blog cá nhân, đã không xóa, không dấu đi được thì thôi, dại gì Sàm post lên để có thêm nhiều người đọc, để các “nhân dân của Ba sàm” lại - như bác Đông La từng nói - bị cảm hóa trở thành người tử tế thì sao.

Riêng bài viết thứ 4 của nhà báo Nguyễn Đức Hiển, chắc hẳn do không phải là bài viết trên blog cá nhân, mà là bài viết được đăng báo chính thống, nên Ba Sàm buộc phải post lên (vì không post thì cũng sẽ có rất nhiều bạn đọc) kèm theo lời bình lủng củng, ngớ ngẩn, phù hợp với trình độ viết lách của người này, không chứng minh được những lời nhận định là “bán danh ba đồng”, là “Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại”, mà chủ yếu dùng những lời thóa mạ ấy để tỏ thái độ của chủ trang đối với nhà báo Nguyễn Đức Hiển, nhằm định hướng cho “quần chúng của Ba Sàm” hãy vào ném đá.

Mình không ngạc nhiên với những gì Ba Sàm viết, nhưng ngạc nhiên và tức giận khi lời bình hạ cấp cả về văn phong lẫn lập luận ấy lại được nhà văn Nguyễn Quang Lập post lên blog Quechoa thành một entry hẳn hoi, thể hiện sự đồng tình với việc chửi bới nhà báo Nguyễn Đức Hiển, kèm theo một lời bình a dua chửi góp của chính Lập.

Mình vừa dẫn link vừa copy nguyên văn entry ấy vào đây, phòng khi vào link có trục trặc và để tránh bị hiểu rằng mình trích dẫn cắt xén có chủ ý. Ai đã từng đọc entry này trên Quechoa có thể bỏ qua phần copy này để không bị mất thời gian.

--- Trích nguyên văn ----

Về một cái nhìn thiên kiến

NQL: Mình đã đọc bài của nhà báo Đức Hiển ( tại đây) và thấy rằng thực sự Đức Hiển đã có cái nhìn rất chi là thiên kiến về cuốn Bên thắng cuộc. Chỉ riêng việc Đức Hiển nói đoạn này: “Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam.” … đủ cho thấy hoặc Đức Hiển không phân biệt được thế nào là đối xử với hàng binh sau chiến tranh và thế nào là đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến; hoặc đó là lối tư duy qui chụp mà Đức Hiển luôn luôn phản đối nhưng chính anh lại không sao thoát ra được. Rất buồn. Đáng lẽ phải viết một bài, nhưng thôi, vì mình biết chính Đức Hiển cũng thừa sức viết lại bài đập lại bài của Đức Hiển và chỉ ra được tính bút nô của bài báo này.

Xin đăng lại ý kiến của Ba Sàm.


CUỐN SÁCH BÊN THẮNG CUỘC CỦA HUY ĐỨC: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử (PLTP/ Ba Sàm), hay thái độ “thiên kiến” của kẻ bị chạm nọc, mỗi khi những sự thực lịch sử cố công che đậy có nguy cơ bị phơi bày?

Đáng tiếc cho Nhà báo Đức Hiển đã “bán danh ba đồng” khi vội vã tung ra một bài viết không chỉ “Lợi bất cập hại” mà là “Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại”.

Vài ví dụ. Một cuốn sách về lịch sử, với ngồn ngộn những tư liệu vô cùng quan trọng, mà dám viết một bài chỉ trích toàn bộ, nhưng ngay dòng đầu đã phải rào đón “chưa bàn đến những chi tiết cụ thể”. Khi không bàn tới chi tiết cụ thể thì làm sao dễ đánh giá là nó “thiên kiến”? Để công bằng hơn cho Đức Hiển, thì nếu như tạm chấp nhận vài tranh cãi trong bài, thì nó cũng không thể nào được coi như là bản chất của cả cuốn sách. Nói cụ thể, Đức Hiển chỉ có thể có nhận định khiêm nhường, cẩn trọng rằng: “Một số cái nhìn thiên kiến …” Rõ ràng ở đây Đức Hiển đã thể hiện ngay mình là một kẻ đầy “thiên kiến”, lao vào cái biển dữ liệu mà mình chỉ là “con tép riu” thôi, lại dám vuốt râu … rồng!

Có lẽ vì không đọc được bao nhiêu cuốn sách, nhưng phải nhận lãnh một sứ mệnh nào đó, nên Đức Hiển lại phạm phải lối lý sự kiểu “báo Quân đội nhân dân”, đó là viện vào lời lẽ của một kẻ vô danh nào đó, ấn vào miệng mình: “Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng …”

Một chi tiết khôi hài trong lối ní nuận ngu ngơ, vẩn vơ, là Đức Hiển nhắc tới “nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là ‘tuẫn tiết’”, nhưng lại chẳng có được một ý kiến rành rẽ, phê phán hay vạch ra sai lầm gì đó, mà lại đưa ra một câu vô thưởng vô phạt: “Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy.”

“Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại” chính là: “Tệ hại” trong lối viết và tư duy. “Bại hoại” cho thanh danh bản thân, vốn là một nhà báo từng xông pha lăn lộn với nhiều phóng sự nóng hổi, một blogger nổi tiếng một thời. Còn “có hại” thì rất nhiều, trong đó có cả “lợi bất cập hại” (cho những kẻ vẫn muốn lẩn trốn, che đậy sự thực lịch sử), giúp cho bao nhiêu độc giả chưa biết về cuốn sách sẽ tìm đọc nó."

---- Hết trích -----

Và mình đã văng tục, không phải với bài viết của Ba Sàm, mà với lời bình của Lập.

Cái lời bình tưởng như nhẹ nhàng, khách quan, đưa vấn đề về logic tương đồng của phép so sánh về ... chính sách hàng binh – tù binh, haha, một sự đánh lận xảo trá của một kẻ vô ơn, nhẫn tâm, khốn nạn.

Ai đã từng đọc “Bên thắng cuộc” không thể không nhận ra cái cách “nói lên sự thật” trong các trại cải tạo sau ngày 30-4-1975 của Huy Đức không đơn giản là lời phê phán chế độ đối xử với “hàng binh”, mà là lời kết tội, là những lời tố cáo “sự bạo tàn” của Việt cộng, “một phía” của cuộc chiến theo quan điểm của Huy Đức, đối với những người của “phía bên kia” khi đã “nằm trong tay họ”, và một cách tự nhiên người đọc có lương tri sẽ liên hệ đến những hành xử của “phía bên kia”, logic ở đây là phép so sánh về “sự tàn bạo”. Nói về sự tàn bạo của một bên mà làm ngơ sự trước tàn bạo của bên kia không phải là đã thiên kiến hay sao? Thiết nghĩ cần bổ sung thêm ở đây điều này : đã "luận" về sự tàn bạo thì không thể không nhắc đến việc khi những tên xâm lược Mỹ cuối cùng dưới vỏ bọc cố vấn dân sự tháo chạy, chính thể bù nhìn Việt Nam Cộng Hòa bên bờ sụp đổ, người ta đã dự liệu một cuộc “tắm máu” sau ngày 30-4-1975. Nếu cuộc tắm máu ấy xảy ra hẳn rất nhiều người trong cuộc, dù đau đớn, cũng sẽ chấp nhận nó theo logic “nợ máu phải trả bằng máu”. Nhưng “Việt Cộng” đã làm trái cái logic đó, không có cuộc tắm máu nào xảy ra, Lập, Đức còn nhớ, hay đã quên? Và vì sao vậy, chúng mày có biết không? Bởi vì cuộc chiến là kháng chiến chống xâm lược Mỹ, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước của cả 2 miền Nam Bắc, mà một số những người anh em ở miền Nam cũng chỉ là những người người bị buộc phải làm tay sai cầm súng Mỹ bắn lại đồng bào mình (cả Bắc lẫn Nam) mà thôi, họ không bị coi là kẻ thù, ngoại trừ sự cảnh giác không thừa trước những kẻ mù quáng (*).

Và đây nữa, cách Lập giải thích cho việc những người chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc khi sa vào tay địch “ bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… ”, mới dửng dưng, ráo hoảnh làm sao : Đó là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến”. Thì ra là vậy, với Lập, đã là tù binh thì tất yếu phải bị “điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung ...”, bình thường thôi mà, có gì là tàn bạo đâu. Có cách hiểu nào khác hơn vậy không? Máu và mạng sống của các “tù binh Việt Cộng” lớp trước đã được một kẻ hậu sinh cũng từng là một người lính của QĐND Việt Nam (tức Việt Cộng lớp sau), một nhà văn, là Lập nhìn nhận như vậy đấy.

Nãy giờ mình đã cố gắng bình tĩnh để viết, mà viết đến đây mình lại thấy sôi cả ruột gan.

Mình nghĩ linh hồn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì đòn thù trong các nghĩa trang ở Côn Đảo, Phú Lợi, Phú Quốc, Chuồng Cọp, Sở Thú và nghĩa trang ở hàng trăm nhà tù khác trên khắp miền Nam, các thương binh còn đang sống, giờ này đã là các ông, các bà, các bác, các cô, các chú, trong tuổi già với thân hình tàn phế, với những vết thương còn dày vò thể xác, vì đòn thù trong các nhà tù của Mỹ - Ngụy, những con người cao cả đã hy sinh cả cuộc sống hay một phần thân thể cho công cuộc chống xâm lược, thống nhất đất nước như thế chắc cũng sẽ đủ rộng lượng để bỏ qua Lập, sẽ không buồn vì một trong số ít những kẻ vô ơn và nhẫn tâm ấy đâu.

Nhưng mình, một kẻ hậu sinh khác, thì không bỏ qua được. Mình phải chửi nó.

Cách đây hơn 20 năm, mình đã từng rơi nước mắt với “Tiếng lục lạc” của nhà văn chiến sỹ Nguyễn Quang Lập, từng đem lòng quý mến và ngưỡng mộ con người có tài, có tâm ấy. Mình đâu có ngờ hôm nay, sau hơn 20 năm, cũng với con người ấy mình phải thốt ra trong cơn giận, câu chửi : “Khốn nạn, địt mẹ thằng Lập”.


P/S : mời các bạn đọc thêm câu chuyện thật của một người bạn mình dưới đây :

CHUYỆN KỂ ĐẦU NĂM

để hiểu thêm về cái gọi là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến” của Nguyễn Quang Lập.

(*) Ghi chú : Có thể trách chính quyền cách mạng đã quá thận trọng khi kéo dài thời gian tập trung cải tạo đối với các sỹ quan ngụy quân VNCH lâu hơn mức cần thiết, nhưng cũng cần tìm hiểu lại xem trong những năm sau ngày đất nước thống nhất ấy có bao nhiêu lính ngụy trốn học tập, bao nhiêu kẻ lưu vong ở nước ngoài thành lập những tổ chức này nọ để chống phá chính quyền, kể cả những nỗ lực móc nối với hy vọng rước Mỹ trở lại xâm lược Việt Nam? Thật buồn cười khi Huy Đức viết lại câu chuyện “vụ án Hồ con rùa” như là một trò đùa và trí tưởng tượng vu vơ của an ninh cách mạng ngày ấy.
Hot!

Bài liên quan

Nhận diện 3225096526548233056

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

  1. Dạo này hai Cu bận quá à, sao lâu không thấy bài mới?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, cuối năm bận quá. Với lại em đang nghiên cứu chủ đề mới. Hẹn sớm có bài mới!

      Xóa
  2. Câu nói “thù của thù là bạn” không dành cho lũ phản trắc. Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương ... là những ví dụ sống động. Còn trong nước bây giờ là những ai, hẳn mọi người đều biết.
    --- Bạn nói họ là lũ phản trắc ! mình không nghĩ vậy. Những trải nghiệm và biến đổi về hệ tư tưởng của họ là cái mà chúng ta không phải trải qua hoặc không bao giờ được trải qua như họ. Mình rất hâm mộ những bài viết về văn hóa xã hội của bạn. Còn về chính trị thì không đơn giản chỉ nhận định hay phân tích.....

    Trả lờiXóa
  3. Trước đây về chữ trinh của đàn bà Nguyễn Du từng nói:

    Xưa nay trong đạo đàn bà,
    Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
    Có khi biến có khi thường,
    Có quyền nào phải một đường chấp kinh.

    Nay xin mượn lời cụ, có mấy lời dành cho đám "trí thức" này.

    Xưa nay trong đạo làm người
    Trí thức kia cũng năm mười thằng điên
    Thằng nói xẹo, thằng nói xiên,
    Thằng thì trí trá, võ biền, lưu manh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi... chuẩn không cần chỉnh!
      Thật ra thì nhà em không coi họ là trí thức theo đúng nghĩa của từ này.
      Theo quan điểm nhà em thì TRÍ THÚC = TRÍ + THỨC. Trong đó:
      - Trí: sự hiểu biết
      - Thức: sự tỉnh táo, biết phân biệt đúng sai
      Xem ra rất nhiều người đang được gọi là trí thức nhưng chỉ được cao nhất là 1 nửa danh xưng ấy mà thôi :p

      Xóa

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item