Về những hoài nghi quanh ngày mất của Hồ Chủ tịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9h47 ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của Việt Nam. Vì trùng với ngày vui lớn của dân tộc, Bộ Chính trị ban c...

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9h47 ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của Việt Nam. Vì trùng với ngày vui lớn của dân tộc, Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng khoá 3 đã quyết định công bố lùi lại một ngày, là 3/9/1969. Hai mươi năm sau, ngày mất của Bác đã được công bố lại cho đúng thực tế như thông báo số 151 của Bộ Chính trị ngày 19/8/1989 nêu rõ: "Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 6 cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời".

Về việc tại sao ngày mất của Bác được công bố là 3/9 thay vì 2/9 như thực tế thực ra rất dễ hiểu nhưng lại tạo sự "hoài nghi" cho rất nhiều người. Tại sao, tại sao, tại sao? Họ luôn gào lên như thế nhưng lại chẳng thể lý giải được vì sao và cũng chẳng chỉ ra được việc đó để làm gì dù lúc nào họ cũng cho rằng "có cái gì đó rất to lớn đằng sau đó"! Đừng có ngồi ăn sẵn mà hỏi như thế. Mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó cả.


Cái chuyện công bố ngày mất của Bác lệch đi 1 ngày thì có ảnh hưởng gì đến đại cục? Công bố lệch 1 ngày thì "che giấu" được sự thật là Bác đã mất à? hay "che giấu bí mật khủng khiếp" gì khác?

Mọi chuyện nó cực kỳ đơn giản thôi, đó là sự KIÊNG KỴ. Tôi dám chắc là trong số những người thích "hoài nghi" kiểu vậy, không ít kẻ đôi khi ra khỏi nhà còn phải cân nhắc xem nên bước chân phải hay chân trái trước cơ đấy!
Lễ truy điệu Hồ Chủ tịch tại Quảng trường Ba Đình, ngày 9/9/1969.

Ngày quốc khánh luôn là ngày quốc lễ, ngày vui mừng bậc nhất đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời điểm chiến tranh giặc giã thì ngày quốc khánh càng có ý nghĩa đặc biệt. Nếu ai đã xem những thước phim về tang lễ Bác Hồ, chứng kiến sự xót thương của toàn dân tộc và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đều có thể hiểu rằng chẳng ai muốn điều đó xảy ra trong ngày Quốc khánh rực rỡ cờ hoa. Ngày Bác mất là ngày Quốc tang, còn ngày Quốc khánh là ngày khai sinh đất nước. Xét về cái lễ thì cũng có thể hiểu việc của Bác phải xếp sau việc của Nước nên chuyện dời ngày Bác mất ra thêm 1 ngày là hoàn toàn dễ hiểu.


Tại sao 20 năm sau mới công bố ư?
Vì lúc đó mới là thời điểm thích hợp:
- Đất nước cơ bản được hòa bình: rút quân khỏi Campuchia, đang trên đường bình thường hóa với TQ.
- Niềm xót thương của nhân dân đối với sự ra đi của Bác cũng đã nguôi ngoai nên không có cảnh toàn dân khóc trong ngày Quốc khánh nữa.
----
Ngoài lề: Trong những năm gần đây, tôi để ý mỗi dịp lễ 2/9 về thì bầu trời TP.HCM thường sụt sùi mưa. Nhưng trong ngày 2/9 thì lại nắng đẹp. Không biết là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là có yếu tố liên thông giữa các bậc vĩ nhân và trời đất. Xét cho cùng thì các bậc vỹ nhân như Hồ Chủ tịch cũng là sự kết tinh tinh hoa của vũ trụ mà thành.

Bài liên quan

Hồ Chí Minh 2416087219294291722

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item