Diễu cợt phiên âm "tên Tây": hợm người thì biết đến ai!
T hời gian gần đây, trên các diễn đàn internet lưu hành một hình ảnh được cho là chụp một bài báo của báo Nhân Dân với tên của Chủ tịch Quố...
https://daosichanga.blogspot.com/2014/08/dieu-cot-phien-am-tay-hom-nguoi-thi.html
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn internet lưu hành một hình ảnh được cho là chụp một bài báo của báo Nhân Dân với tên của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Thái Lan là Somsak Kiatsuranont trên tiêu đề bài báo được phiên âm thành Sổm-cặc Kiệt-sụ-ra-nôn. Hình ảnh này được nhiều người, trong đó có cả những người viết báo, người đứng trên bục giảng vốn thường tự coi mình như "cái rún của vũ trụ", "trí tuệ của nhân gian" đem lên cộng đồng mạng để chế diễu những người làm báo Nhân Dân. Thật ra, chỉ cần tinh ý một chút, người ta cũng có thể thấy đây là một "sản phẩm" có vấn đề hoặc đã được "phô-tô-sốp" vì tên phiên âm của chủ tịch QH Thái Lan trong bài viết lại là "Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn". Điều đáng nói hơn nữa, thực ra hình ảnh này là một "chế phẩm" của trang web "Đàn chim Việt", một trang web chống Cộng "nhiệt tình và ngu dốt" ở hải ngoại, đăng lên từ 2011. Một trang web của những kẻ "chống cộng kiếm ăn" bằng những thủ đoạn bẩn thỉu như bôi nhọ, đơm điều đặt chuyện đối với tất cả những gì liên quan đến chế độ trong nước và ĐCSVN những tưởng chỉ bịp bợm được những người thiếu thông tin, thiếu hiểu biết chứ ai ngờ rằng dễ dàng "xỏ mũi" những người "tinh hoa xã hội" như thế!
Thật ra, cho dù hình ảnh đó có là chân thực đi chăng nữa thì việc phiên âm tên ngoại quốc sang tiếng Việt của báo Nhân dân (cũng như báo QĐND và 1 số "báo Đảng" khác) hoàn toàn là có lý do chính đáng của nó. Lý do thì cực kỳ đơn giản, nhưng đối với những kẻ hợm hĩnh có 1 chút kiến thức trong đầu thì không bao giờ nghĩ đến được, đơn giản vì họ là một lũ hợm người! Chuyện này làm tôi nhớ đến một bà cựu TBT 1 tờ báo tại TPHCM đã viết 1 bài blog chê bai các bài thơ cổ động của Bác Hồ và cho rằng đó không thể cùng là của người viết ra "Ngục trung nhật ký" vì nó "quê mùa" mà không hề biết nghĩ đến cái mục đích "nói cho dân tôi nghe, viết cho dân tôi xem" của những tác phẩm đó.
Cũng để mọi người cùng hình dung về "mối tương quan" giữa tiếng Thái và tiếng Việt, tôi xin kể câu chuyện nhỏ của cô Y., một người bạn vong niên của tôi, một cựu du học sinh Nhật trước 1975. Khi đó, cô Y. có chơi thân với một cô người Thái, cùng là du học sinh bên Nhật. Vì chơi thân nên cô Y. cũng muốn học tiếng Thái để dễ nói chuyện với bạn và tìm hiểu thêm về văn hóa đất nước Chùa vàng. Tuy nhiên, không bao lâu sau đó, cô Y. đành phải giã từ mong muốn đó của mình bởi vì ... có nhiều từ tiếng Thái khi phát âm rất giống những từ rất "nhạy cảm" trong tiếng Việt!
Thật ra, cho dù hình ảnh đó có là chân thực đi chăng nữa thì việc phiên âm tên ngoại quốc sang tiếng Việt của báo Nhân dân (cũng như báo QĐND và 1 số "báo Đảng" khác) hoàn toàn là có lý do chính đáng của nó. Lý do thì cực kỳ đơn giản, nhưng đối với những kẻ hợm hĩnh có 1 chút kiến thức trong đầu thì không bao giờ nghĩ đến được, đơn giản vì họ là một lũ hợm người! Chuyện này làm tôi nhớ đến một bà cựu TBT 1 tờ báo tại TPHCM đã viết 1 bài blog chê bai các bài thơ cổ động của Bác Hồ và cho rằng đó không thể cùng là của người viết ra "Ngục trung nhật ký" vì nó "quê mùa" mà không hề biết nghĩ đến cái mục đích "nói cho dân tôi nghe, viết cho dân tôi xem" của những tác phẩm đó.
Cũng để mọi người cùng hình dung về "mối tương quan" giữa tiếng Thái và tiếng Việt, tôi xin kể câu chuyện nhỏ của cô Y., một người bạn vong niên của tôi, một cựu du học sinh Nhật trước 1975. Khi đó, cô Y. có chơi thân với một cô người Thái, cùng là du học sinh bên Nhật. Vì chơi thân nên cô Y. cũng muốn học tiếng Thái để dễ nói chuyện với bạn và tìm hiểu thêm về văn hóa đất nước Chùa vàng. Tuy nhiên, không bao lâu sau đó, cô Y. đành phải giã từ mong muốn đó của mình bởi vì ... có nhiều từ tiếng Thái khi phát âm rất giống những từ rất "nhạy cảm" trong tiếng Việt!
QUY TẮC PHIÊN CHUYỂN TÊN RIÊNG VÀ THUẬT NGỮ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
(Theo Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam)
Quay lại cái "lý do cực kỳ đơn giản" của việc các "báo Đảng" trong thế kỷ 21 này vẫn còn phiên âm các tên riêng nước ngoài một cách "quê mùa" (như cách nhìn của các vị tân thời), xin nhường lời cho bạn Bao Bất Đồng, trong một "trạng thái" vui nhộn đăng trên Facebook đã nói rõ ràng về điều này, ngay dưới đây.(Theo Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam)
II- PHIÊN CHUYỂN TÊN RIÊNG VÀ THUẬT NGỮ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Cho đến năm 1990, trên thế giới có gần 5.000 ngôn ngữ, trong đó có khoảng 1/10 ngôn ngữ có chữ viết. Song không có một ngôn ngữ nào ngay từ đầu đã có đủ vốn từ ngữ mà đều phải nhập một số từ ngữ mới từ tiếng nước ngoài. Hình thức phổ biến của việc nhập từ ngữ mới là phiên âm, nghĩa là ghi đúng hoặc gần đúng âm của từ nước ngoài bằng các âm, vần của bản ngữ. Ngoài ra còn có cách chuyển tự từ tiếng nước ngoài này sang bản ngữ hoặc viết nguyên dạng chữ nước ngoài. Chúng ta sử dụng biện pháp vừa phiên âm vừa chuyển tự và gọi chung là phiên chuyển tiếng nước ngoài.
1. Nguyên tắc chung: phiên chuyển tên riêng nước ngoài bằng các âm, vần và chữ Việt dựa vào cách đọc trực tiếp của nguyên ngữ có thể biết được. Trường hợp chưa đọc được nguyên ngữ thì phiên chuyển gián tiếp qua ngôn ngữ khác.
1.1.Đối với các ngôn ngữ có chữ viết dùng hệ thống chữ cái Latinh (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, vv.): phiên âm theo cách đọc trực tiếp các ngôn ngữ đó kèm theo chú thích nguyên dạng tên gốc đặt giữa hai ngoặc đơn (hoặc có bảng đối chiếu kèm theo sách).
Ví dụ: Camaguây (Tây Ban Nha: Camaguey), thành phố ở Cuba
Aizơnac (Đức: Eisenach), thành phố ở Đức.
Oelinhtơn (Anh: Wellington), thủ đô của Niu Zilân.
Vacsava (Ba Lan: Warszawa), thủ đô của Ba Lan.
Oasinhtơn (Anh: Washington), thủ đô của Hoa Kì.
Clintơn Jâuzip Đâyvixơn (Anh: Clinton Joseph Davisson), nhà vật lí học Hoa Kì.
1.2. Đối với các ngôn ngữ không dùng hệ thống chữ cái Latinh như các ngôn ngữ Arập, Triều Tiên, Lào: nếu chưa phiên âm được theo cách đọc trực tiếp thì phiên âm qua ngôn ngữ trung gian (tuỳ theo ngôn ngữ đó sử dụng tiếng Anh, Pháp hay tiếng khác) kèm theo chú thích ngôn ngữ trung gian giữa hai ngoặc đơn, ví dụ Niu Đêli (Anh: New Delhi), thủ đô của ấn Độ; hoặc phiên qua dạng Latinh của ngôn ngữ đó (nếu có), ví dụ Maxcat (Masqat), thủ đô của Ôman (so sánh tiếng Pháp: Mascate).
1.3. Đối với tiếng Nga: phiên âm trực tiếp từ tiếng Nga, không nhược hoá lược bỏ trọng âm. Ví dụ: Lômônôxôp M.V. (ломоносов M.B.) Tatiana (татяна)
1.4. Đối với tiếng Hán: phiên âm theo âm Hán - Việt (có chú thích âm dạng Latinh của chữ Hán). Ví dụ: Đỗ Phủ (Du Fu), Bắc Kinh (Beijing).
Một số trường hợp không đọc theo âm Hán - Việt thì phiên theo âm dạng Latinh của tiếng Hán. Ví dụ: Alasan (Alashan), sa mạc ở phía Bắc Trung Quốc.
1.5. Đối với tên riêng nước ngoài đã quen dùng (nhất là phiên theo âm Hán - Việt) thì giữ nguyên. Ví dụ: Pháp, Anh, Mĩ, Thuỵ Sĩ, Kim Nhật Thành.
Tuy nhiên nếu có những thay đổi mới về tên riêng theo hướng phiên âm gần với nguyên ngữ (hoặc nước đó đã thay đổi tên gọi) thì sẽ phiên âm tên riêng nước ngoài theo cách mới, có chú thích nguyên ngữ và tên gọi cũ đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: Ôxtrâylia (cũ: Úc); Italia (cũ: Ý); Myanma (cũ: Miến Điện); Đôn Kihôtê (cũ: Đông Kisôt).
2. Quy định cách viết tên riêng nước ngoài bằng chữ Việt như sau: viết liền các âm tiết theo đơn vị từ, trừ một số trường hợp đặc biệt viết rời dùng dấu gạch nối giữa các âm tiết (ví dụ: Lu-i = Louis), không đánh dấu thanh điệu của tiếng Việt.
Ví dụ: Gôxen Xanvađo Alienđê (Tây Ban Nha: Gossen Salvador Allende); Hainơrich Bruyninh (Đức: Heinrich Bruning).
3. Bổ sung một số âm và tổ hợp phụ âm đầu từ, đầu âm tiết để phiên chuyển.
3.1. Cấu tạo tổ hợp phụ âm đầu âm tiết gồm 2 phụ âm: br, khr, xc, đr, vv.
Ví dụ: Đruyông (Pháp: Druon); Xcaclati (Italia: Scarlatti).
3.2. Các phụ âm cuối vần, cuối từ vẫn giữ nguyên các phụ âm cuối tiếng Việt: n, m, p, l, c, ch, ng, nh, t.
Ví dụ: Mađrit (Tây Ban Nha: Madrid); Aptaliông (Pháp: Aftalion).
3.3. Sử dụng bốn chữ cái F, J, W, Z (f, j, w, z) để:
- Viết các đơn vị đo lường, các kí hiệu quốc tế trong hoá học và khoa học tự nhiên, tên viết tắc các tổ chức quốc tế.
Ví dụ: W = Oat, J = Jun, Fe = Sắt, WTO = Tổ chức Thương mại Thế giới.
- Phiên âm tên riêng (tên người, tên địa lí) nước ngoài. Ví dụ: Frăngxoa Busê (Pháp: François Bouchet), Jêm Biucanơn (Anh: James Buchanan).
4. Các cặp chữ cái i và y; ph và f; j và gi đều được dùng để phiên âm căn cứ vào nguyên ngữ: nguyên ngữ dùng chữ cái nào thì chuyển sang tiếng Việt dùng chữ cái tương ứng.
5. Một số trường hợp thêm ơ, ví dụ: Marơ (Marr), Tơroa (Troie).
6. Tên người và tên địa lí của các dân tộc thiểu số Việt Nam viết theo tiếng Việt và ghi chú tên dân tộc trong ngoặc đơn như trong Từ điển bách khoa Việt Nam; ví dụ: Đắc Lắc (Đăk Lăk), Bắc Cạn (Bắc Kạn).
7. Thuật ngữ gốc tiếng nước ngoài cũng được phiên chuyển theo các nguyên tắc trên. Sử dụng thuật ngữ đã dùng thống nhất trong từng chuyên ngành và liên ngành. Thuật ngữ hoá học tạm thời dùng theo quy định do Ban biên soạn hoá học đề nghị. Ví dụ: dùng i thay cho y (oxi, hiđro) trừ các kí hiệu nguyên tố, các kí hiệu chỉ chức và gốc hoá học al, ol, yl (etanol, metyl); ví dụ: dùng ozơ trong hệ thống hiđrat cacbon (glucozơ), aza trong hệ thống các enzim (lipaza).
8. Tên thuốc không phiên âm sang tiếng Việt mà sử dụng nguyên dạng theo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Biệt dược cũng được dùng theo nguyên dạng viết trên nhãn mác của loại thuốc đó.
☻☺☻
Tui có biết chút tiếng Anh, chẳng giỏi giang gì , phát âm trật lên trật xuống, lâu lâu có chuyện phải trao đổi với Tây thì tui dùng ...tay nhiều hơn mồm. Tiếng Pháp thì tui dốt đặc cán mai, viết cái tên ca khúc Pháp nhiều khi trật lên trật xuống , ca nhạc Pháp thì thôi rồi , cứ rống theo chớ nào biết khỉ gío gì nào là " ra về đi xi - nê" "mi thì ra là mi". " đít to, mà - xề, quớ lớ dong-te".
Cơ mà ngẫm lại thấy mình cũng còn may là có được chút tiếng Anh làm vốn.
Năm 6 hay 7 tuổi gì đó , tui đọc báo ( mới biết đọc nên máu me ) , thấy chữ Roméo tui đọc váng lên là ....Ro- méo. Ba má tui cười rần rần. Một kỷ niệm khó quên đến nỗi bây giờ tui vẫn gọi đôi nam nữ huyền thoại kia là Ro- méo và Du- lết.
Những người làm báo theo tiêu chí "viết cho dân tui coi" như báo Nhân Dân chẳng hạn , họ phải phiên âm tên nước ngoài , mục đích là để con nít và những ai không biết ngoại ngữ có thể đọc được. Bà con hãy tưởng tượng xem, nếu một người chưa bao giờ học Anh ngữ thì họ làm sao đọc được những cái tên như Michel Jackson,whitney Houston, Bruce springteen, Jennifer Lopez, Paul McCartney ....? Tất nhiên là họ vẫn phải trẹo mồm mà đọc và mỗi người đọc mỗi phách. !!!
Vậy bà con đã thấy sự cần thiết phải phiên âm tên nước ngoài ra Tiếng Việt cho nhân dân cả nước đọc rồi chứ ?
Quay ngược thời gian thì trước khi báo Nhân Dân phiên âm tên nước ngoài thì từ đời não đời nao người Việt Nam đã gọi Ngài ngồi trên bông sen là Thích Ca Mâu Ni, gọi mẹ ông ấy là hoàng hậu Ma-da, gọi tên lúc chưa xuất gia của ông ấy là Tất Đạt Đa. Sau này khi Kito giáo truyền vào Việt Nam thì các nhà truyền giáo đời F1 cũng đã phiên âm tên các ông Thánh cho giáo dân Việt Nam đọc được : Gioăn , Phao-lô , Phê- Rô , Ma-thi-ơ...
Vậy tại sao bây giờ lắm kẻ nhạo báng , giễu cợt báo Nhân Dân khi họ phiên âm tên nước ngoài ? Có lẽ các thánh ấy thấy buồn cười khi mà ở thế kỷ 21 này , Báo Nhân Dân vẫn cứ It-ra-en, Oa-sinh-tơn, E-Hút Mu-ba- Rắc , Ác-Hen-ti-na ....trong khi họ đọc tiếng anh vèo vèo ? Tôi nhớ có lần gặp các bô lão sĩ quan, trí thức chế độ cũ , các bác ấy đem chuyện báo Cộng Sản viết "Hiệp Định Giơ-ne-vơ" ra cười cợt. Rằng thì là CS quê bỏ mẹ, ngay cả cái tên Geneve đọc cũng không xong.
Ai có khả năng đoc được Tiếng Anh , tiếng Pháp thì tự hào cũng được nhưng ỷ mình biết ngoại ngữ mà chê cười lối phiên âm như vậy thì thốn lắm.
Tại sao vậy ?
Vì cho dù anh giỏi ngoại ngữ đến đâu thì anh cũng không thể sành sỏi hết thảy ngôn ngữ trên hành tinh này. Anh biết tiếng Anh nhưng chắc gì anh đọc được tên một ông Bồ Đào Nha như Simão Barbosa hay tên một ông Đức dài loằng ngoằng với hàng đống chữ Z lộn tùng phèo ? Các anh liệu có đọc được tên một ông Hoàng Ả Rập tên viết như giun bò ?
Ko nói chuyện Âu- Mỹ xa xôi , ngay cả tên mấy ông Lào , Thái sát bên đít nếu không đươc phiên âm thì liệu mấy người đọc đuơc? Mà mấy ông này cũng chẳng xa lạ gì : Thạc- Xỉn, Khăm-Tày Xi-phan- Đon. Khi Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm biển đảo của Việt Nam, các anh réo ông Tập Cận Bình ra chửi , các anh có bao giờ thắc mắc ở đâu lòi ra cái chữ Tập Cận Bình hết sứ dễ đọc cho các anh chửi ?
Phiên âm tên người tên địa danh nước ngoài ra tiếng Việt là một điều rất cần thiết. Nếu không có những người làm báo , viết sách phiên âm thì đến bây giờ tui cũng không biết phải đọc tên những diễn viên Ca sĩ người Pháp mà tui yêu thích như Ai-Len Đờ-Lông, Giô Đa-Xanh, Chở- rít-tốp-phơ thế nào ...Thậm chí cái bà nữ hoàng Ai Cập Leopâtre tui cũng chả biết gọi làm sao.
Người Anh tất nhiên là họ giỏi...tiéng Anh nhưng chắc gì người Anh nào cũng biết tiếng ...Nga. Đó là lý do tại sao họ phải phiên Âm thủ đô nước Nga sang tiếng Anh là Mosscow. Không riêng tên địa danh , hàng đống ông Guốc -đi- lốp -cốp, Dép-đi-lép-xép số má cũng được phiên âm ra tiếng Anh tuốt. Và hoj cũng làm điều tương tự với tiếng Hoa, họ gọi Phạm Băng Băng là Fan Bing Bing, gọi Bao Bất Đồng là Bao Bu Tong....
Người Anh phiên Âm tiếng nước khác ra tiếng Anh là điều bình thường , còn người Việt phiên âm tên tiếng Anh ra tiếng Việt thì bị nhạo báng , chê cười !!! Sao kỳ cục đến mức vô lý vậy?
Nói trắng phớ ra thì cái sự vô lý này chẳng qua là cái thói hợm hĩnh bố láo của các vị mà thôi. các bố ỷ có chút ngoại ngữ thì chê người làm báo , người đọc báo ....dốt hơn bố , bố là bố không cần phiên âm đâu nhá , bố đọc tên tiếng Anh vèo vèo...
Con ếch nó ngồi trong đáy giếng thì nó chỉ thấy bầy trời to bằng cái tô !!!!