Chiến tranh thương mại: Monsanto quay trở lại Việt Nam
https://daosichanga.blogspot.com/2015/05/monsanto-quay-lai-vietnam.html
Người Việt Nam nói: "Chúng ta lật sang trang mới nhưng không xé bỏ nó". Song có lẽ người Mỹ vẫn chưa thực sự hiểu điều này, bản thân người Mỹ vẫn luôn bị chia rẽ bởi cuộc chiến mà cho đến giờ họ vẫn không hiểu được tại sao họ đã thua nhục nhã ngay cả khi vượt trội về mọi mặt từ quân sự, công nghệ đến kinh tế. Nhưng giờ người Việt Nam đang chuẩn bị một cuộc chiến mới, thầm lặng nhưng cũng rất cam go, để xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc. Cũng như trước kia, người Việt Nam không đơn độc khi nhận được sự ủng hộ của một số người Mỹ tiến bộ. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Trade Wars: Monsanto’s Return to Vietnam" của nữ giáo sư Desiree Hellegers.
Quân đội Mỹ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam |
***
Chiến tranh thương mại: Monsanto quay trở lại Việt NamThành phố Hồ Chí Minh.
Trong tuần qua, khi các nhà hoạt động tập trung ở Washington, D.C để tham gia hội thảo về “Việt Nam: Sức mạnh phản kháng,” ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, một đoàn đại biểu do nhóm Hiến Chương 160 Cựu Chiến Binh vì Hòa Bình (VFP) đã lặng lẽ kết thúc chuyến đi kéo dài hai tuần. Chuyến đi được sắp xếp thời gian trùng với “Chiến Dịch Vạch Trần Hoàn Toàn” trên quy mô quốc gia của VFP. Sáng kiến của VFP, cũng giống như hội thảo ở D.C. vào cuối tuần, được tổ chức để chống lại chiến dịch của Bộ Quốc Phòng (DoD), được Luật Ủy Quyền Phòng Thủ Quốc Gia năm 2008 tài trợ, đưa ra các sự kiện tưởng niệm và mô tả lịch sử, trong đó có tài liệu trường học, để ghi nhớ kỷ niệm lần thứ 50 cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nhằm chống lại âm mưu thúc ép ủy quyền theo dõi nhanh của chính quyền Obama để hoàn thành Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chuyến đi của VPF 160 năm nay không chỉ đưa ra câu hỏi về các tác động tiếp diễn của chiến tranh đối với Việt Nam mà còn cả câu hỏi về việc triển khai hạt giống biến đổi gen (GMO) của Monsanto trên thị trường Việt Nam. Nội dung của TPP, sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, tác động đến 40% kinh tế thế giới, vẫn nằm trong bí mật. Nhưng các đoạn bị tiết lộ cho thấy TPP sẽ gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ và lấn át luật pháp và chính sách bảo vệ môi trường và sức khỏe công cộng của địa phương cũng như quốc gia. Monsanto, một trong những nhà sản xuất lớn nhất của khoảng 20 triệu tấn chất độc màu da cam được rải xuống Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, là một trong số những doanh nghiệp chờ sẵn để thu hoạch những lợi nhuận dễ kiếm khi TPP được thông qua.
Sự nhiễm độc phổ biến do chất dioxin trong chất độc khai quang màu da cam, đất đai đầy rẫy bom mìn chưa nổ (UXO) – trong đó có mìn bộ binh và bom chùm – là những di sản của cái mà ở Việt Nam được coi là “Chiến tranh chống Mỹ.” Một trong những rắc rối bề ngoài của chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Lầu Năm Góc là sự đeo bám kiểu Orwell vào cuộc chiến tranh công nghệ cao đã dìm rừng rậm và sông ngòi của Việt Nam vào chất độc khai quang trong thí nghiệm khoa học lạnh lùng lớn nhất lịch sử nhân loại. Trong số năm mục tiêu của NDAA có yêu cầu DoD tôn vinh lịch sử “sự tiến bộ về công nghệ, khoa học và y tế liên quan tới các nghiên cứu quân sự được thực hiện trong chiến tranh Việt Nam”.
Các lãnh đạo chuyến đi của VPF, trong đó có chủ tịch Suel Jones, phó chủ tịch Chuck Searcy, Don Blackburn, Chuck Palazzo và David Clark của Hiến Chương 160, đều đã từng tham gia chiến tranh Hoa Kỳ ở Việt Nam và mỗi lần quay lại, bị thôi thúc bởi hồi ức của họ về chiến tranh và khát vọng giúp đỡ các NGO Việt Nam mô tả những đau khổ mà chiến tranh gây ra. Với sự lãnh đạo của Hiến Chương 160 VFP từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970, các cựu chiến binh dự tính trước rằng trong điều kiện tốt nhất họ sẽ có 5 năm nữa để tổ chức các chuyến đi, cỗ máy gây quỹ ban đầu của họ đáp ứng được các chi phí quản lý giới hạn và hỗ trợ cho các tổ chức thành viên.
Sau ngày chúng tôi tới Việt Nam, ngày 17 tháng 4, một vụ kiện tập thể đã được khởi sự ở Pháp theo yêu cầu của hàng triệu người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Vụ kiện được đưa ra để chống lại Monsanto và 25 nhà chế tạo chất độc màu da cam chứa dioxin của Hoa Kỳ. Sau nhiều năm tranh cãi về luật pháp, kết luận 1984 đưa ra một khoản cứu trợ giới hạn cho các binh lính Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sức khỏe do tác động liên quan tới chất độc màu da cam, từ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, tới rối loạn sinh tủy, tiểu đường, Parkinson và đau tim. Nhưng những nỗ lực đòi bồi thường pháp lý và hỗ trợ tài chính cho khoảng 3 triệu người Việt Nam đang gánh chịu tác động của chất độc màu da cam đã thường xuyên thất bại. Hoa Kỳ không bao giờ thực hiện lời hứa của Nixon tại hội nghị Hòa Bình Paris 1973 về việc cung cấp cho Việt Nam 3 tỷ dollar để khôi phục, tương đương với hơn 16 tỷ dollar hiện nay. Viện trợ tương đối nhỏ nhoi của Hoa Kỳ cho đất nước vẫn chịu hậu quả chiến tranh này đến cùng với một ràng buộc: sức ép liên tục để kích hoạt nhiều dạng “điều chỉnh cơ cấu” mà TPP có vẻ như được thiết kế để gia tốc chúng.
Vào cùng ngày mà vụ kiện được khởi sự ở Pháp, chúng tôi gặp đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius, đại sứ đầu tiên kể từ khi “bình thường hóa” quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam vào năm 1995 thừa nhận công khai các tác động kéo dài của chất độc màu da cam đối với người Việt Nam. Theo một số mô tả, hai thập kỷ cấm vận mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Việt Nam sau chiến tranh cũng gây ra đau khổ tương đương với chiến tranh.
Osius nói với các đại biểu và các nhà báo rằng quan hệ chính trị đầy ý nghĩa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải “đối mặt với quá khứ”. “Nếu chúng ta không đặt vấn đề chất độc màu da cam thì tôi không cho là chúng ta có tin cậy để đặt ra” các mối quan tâm chung khác, các vấn đề chủ chốt được ông kể tới là biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu, giáo dục và thương mại. Osius tán dương tinh thần của TPP và “lợi ích khổng lồ” mà nó sẽ mang lại cho công nhân Việt Nam, đồng thời gia tăng bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặc dù vậy, ông thừa nhận rằng bên cạnh những lợi ích mà Việt Nam gặt hái được từ tự do hóa thương mại trong những năm gần đây thì quốc gia này cũng phải chứng kiến sự nổi lên của tầng lớp tài phiệt mới. Ông cũng thừa nhận vai trò của TPP trong việc tư nhân hóa các cơ sở của nhà nước, trong các quy định của NAFTA và WTO thường được coi là các rào cản thương mại bất bình đẳng. Ông nói với chúng tôi, với TPP thì dĩ nhiên là “các cơ sở nhà nước không có hiệu quả” sẽ là đối tượng bị phá hủy. Khi tôi phản đối khẳng định của đại sứ Osius về lợi ích của TPP, được che dấu trong các văn bản bí mật, yêu cầu ông in ra và chia sẻ các bản sao của hiệp định thương mại với các đại biểu để chứng minh khẳng định của ông, thì ông từ chối một cách ngoại giao. Trên đường tới thăm Làng Hữu Nghị, một chương trình nằm ở ngoại ô Hà Nội, nuôi dưỡng các trẻ em và cựu chiến binh chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, chúng tôi thấy một hình ảnh tương tự như ở Hoa Kỳ, các thành phố có khuynh hướng thu hút đầu tư toàn cầu bằng mọi giá. “Sự phát triển” ở Việt Nam, cũng như ở Hoa Kỳ, là quy mô phá hủy nhà cửa và di cư ngày càng lớn. Khắp các ngóc ngách của Hà Nội, giờ là nhà của một đại lý Rolls Royce và bốn đại lý Mercedes Benz, hàng hóa xa xỉ tràn ngập, cùng với các cuộc biểu tình lẻ tẻ. Sự căng thẳng giữa “phát triển” với quan điểm cách mạng và những hứa hẹn của Đảng Cộng Sản của Hồ Chí Minh, được thể hiện mạnh mẽ trong bộ phim của Doan Hong Le Ai sở hữu đất đai vào năm 2010. Bộ phim được giải thưởng đã mô tả cuộc đấu tranh giữa các nông dân nghèo phải di cư để nhường chỗ cho một sân golf xa xỉ, cùng với sự hợp lý hóa của lãnh đạo Đảng Cộng Sản địa phương (*).
Ở mỗi thành phố dọc theo đường hành trình – từ Hà Nội tới Huế, tới A Lưới, Đà Nẵng, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh – chúng tôi thấy bằng chứng của đau khổ tiếp diễn do chiến tranh gây ra. Ở mỗi thành phố, chúng tôi gặp gỡ các thành viên của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam (VANN) cùng với các đại diện địa phương của Hội Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Việt Nam (VAVA), từ lâu đã đứng đầu các cuộc đấu tranh đòi bồi thường pháp lý và tài chính cho những người Việt Nam tàn tật do chất độc màu da cam gây ra. Một cuộc mít tinh với VAVN ở Hà Nội, chủ nhà của chúng tôi là tướng Phùng Khắc Đăng, đề cập vai trò của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc sản xuất chất độc màu da cam, thừa nhận một cách thận trọng rằng chất độc màu da cam có “những tác hại khủng khiếp không chỉ đối với người Việt Nam mà còn cả đối với binh lính và công dân Hoa Kỳ.” Trong buổi gặp mặt ở Đà Nẵng, đứng trước tượng bán thân của Hồ Chí Minh, một đại biểu của VAVA hồi tưởng “thấy máy bay tới và cây cỏ chết.”. Một đại biểu khác bổ sung thêm: “Nó phá hủy mọi thứ cùng với lá cây. Nó giết chúng tôi. Nó giết mọi người. Nó giết tất cả cây cối và động vật.” Nhưng sự tập trung, ông nhắc nhở chúng tôi – và bản thân – phải được đặt vào việc “làm sao tái thiết đất nước, làm sao phát triển đất nước.” Đề cập tới chiến tranh và việc Hoa Kỳ sử dụng chất độc màu da cam, ông nói, “Chúng ta lật sang trang, [nhưng] chúng ta không xé bỏ nó.”
“Chúng tôi cảm kích sự độ lượng của nhân dân Việt Nam,” phó chủ tịch Chuck Seary của VFP 160 đáp lại, “Nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi phải học những bài học của quá khứ.” Searcy muốn biết tại sao, sau những hậu quả bi thảm của chất độc màu da cam, chính quyền Việt Nam lại cho phép Monsanto quay trở lại, mở văn phòng và buôn bán ở Việt Nam, nơi mà công ty đang cung cấp hạt giống GMO, trong đó có ngũ cốc. Đáp lại, đại biểu của VAVA đề cập tới việc Việt Nam gia nhập WTO. “Khi chúng tôi đã ký kết WTO thì chúng tôi phải chấp nhận họ - họ phải có mặt ở đây,” ông nói.
Nếu WTO coi luật pháp địa phương và quốc gia về môi trường và sức khỏe là các rào cản thương mại không bình đẳng,” kinh nghiệm của Mexico sau khi thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ (NAFTA) có thể đóng vai trò như là một dấu hiệu cảnh báo về các tác động tương tự đối với Việt Nam. Sau khi thông qua NAFTA, ngũ cốc Hoa Kỳ giá rẻ tràn ngập Mexico, trong đó có các giống GMO của Monsanto. Sự thay đổi không chỉ rút ruột thị trường ngũ cốc của Mexico mà còn phát tán sự lây nhiễm của GMO vào các giống ngũ cốc bản địa. Ở Canada, như Naomi Klein đã ghi nhận, WTO và NAFTA đã được sử dụng để chống lại sự phát triển năng lượng tái tạo địa phương ở Ontario, trì hoãn fracking ở Quebec. Các phần được tiết lộ của TPP cho thấy hiệp định tự do thương mại chỉ gia tăng lợi nhuận và sự miễn trừng phạt của doanh nghiệp mà Monsanto cũng như các doanh nghiệp khác đã tận hưởng từ lâu.
Tác động tới sức khỏe của con người do việc sử dụng chất độc màu da cam có chứa dioxin gây ra trong chiến tranh Hoa Kỳ được thấy rất rõ ở tỉnh Quảng Trị, tại khu vực mà Hoa Kỳ coi là khu vực phi quân sự hay DMZ. Một trong số 28 “điểm nóng” trải khắp Việt Nam, nhiều trong số chúng là căn cứ của Hoa Kỳ, nơi mà chất độc màu da cam được vận chuyển và lưu giữ, Quảng Trị là tỉnh bị rải chất độc nghiêm trọng nhất. Khoảng 15.000 người ở Quảng Trị chịu tác động của chất độc màu da cam. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến sự tàn phá gần như không tưởng mà chất độc màu da cam gây ra ở Việt Nam trong chuyến thăm một gia đình nhận hỗ trợ của VFP 160 và các tổ chức thành viên của dự án RENEW. Bốn trong số năm người con trưởng thành trong gia đình bị tàn tật nhiều loại. Chỉ có người thứ hai trong cặp trẻ được sinh giữa năm 1972 và năm 1985 có vẻ như thoát khỏi tác động của chất độc màu da cam cùng với con cái của họ. Mặc dù vậy, như người Việt Nam đang khám phá ra, tác động của chất độc màu da cam có thể tạm ngưng trong một thế hệ và chỉ xuất hiện ở thế hệ kế tiếp. Bốn người trưởng thành tàn tật không có khả năng đứng thẳng do hậu quả của một vấn đề sức khỏe bẩm sinh. Họ lo âu về cả bốn người, với những lời kể ngắt quãng là các dấu hiệu của dị tật gia tăng thường do chất độc màu da cam gây ra. Ở tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thấy 1.300 gia đình có từ 3 đến 5 trẻ em gánh chịu các tác động gây suy yếu do nhiễm chất độc màu da cam.
Nhưng chất độc màu da cam không phải là nguồn đau khổ duy nhất ở tỉnh Quảng Trị. Nếu Hoa Kỳ ném bom xuống Việt Nam nhiều hơn số đã ném trong Thế Chiến thứ II ở cả mặt trận Châu Âu và Thái Bình Dương cộng lại thì Quảng Trị là khu vực bị ném bom dữ dội nhất ở Việt Nam. Thống kê quy mô lắp chân tay giả trên tường Trung Tâm Nạn Nhân Bom Mìn tại Quảng Trị trong cho thấy mức độ công việc của dự án RENEW, đáp ứng nhu cầu của hơn 900 cá nhân được lắp chân tay giả sau khi bị thương bởi UXO, thứ trải rộng khoảng 80% diện tích của tỉnh. Hơn 1.100 nạn nhân khác đang chờ được lắp chân tay giả. Cũng ở trên tường của Trung Tâm là các bức tranh của trẻ em Quảng Trị học trong các chương trình ở trường học về nhận dạng bom mìn chưa nổ và báo với chính quyền địa phương. Hơn hai triệu chiến binh Việt Nam và thường dân bị giết hại trong chiến tranh Hoa Kỳ, nhưng hơn 60.000 người Việt Nam bị mìn bộ binh, bom chùm giết hại kể từ khi kết thúc chiến tranh đã vượt qua con số 58.000 lính Mỹ bị giết trong cuộc chiến. Hoa Kỳ vẫn là một trong số ít những quốc gia trên thế giới từ chối ký vào hiệp ước cấm mìn bộ binh và bom chùm của Liên Hiệp Quốc.
Ở Nha Trang, chúng tôi tới thăm một phụ nữ và em gái đang chăm sóc hai đứa con trưởng thành, không đứa nào có dấu hiệu nhiễm chất độc màu da cam cho đến khi tuổi thiếu niên. Người lớn nhất, giờ đã 40 tuổi, nằm rên rỉ trên một chiếc giường ngủ ở đằng sau nhà. Em gái 36 tuổi vãn đủ tính táo để nhận thức được tương lai của cô khi cô nhìn thấy những chi bị teo nhỏ và vặn vẹo của cô.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình, chúng tôi viếng thăm Bệnh Viện Từ Dũ/Làng Hòa Bình, là nơi trú ngụ của khoảng 60 trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, cùng với một số ít người trưởng thành đã lớn lên tại cơ sở. Trên đường đi, một số trẻ hăng hái yêu cầu được ôm, trong khi những đứa khác, một số được ăn bằng ống thông qua mũi, nhìn chúng tôi như với những cái nhìn hoàn toàn vô hồn. Một đứa trẻ ở cuối phòng bắt đầu mò mẫm trước mặt. Giống như nhiều trẻ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam khác, cậu bị thiếu hẳn một mắt, một khoảng trống nằm ở chỗ con mắt. Ở một phòng khác, một đứa trẻ bị tràn dịch màng não không xác định về giới tính với đầu to như quả dưa hấu đang nằm bất động trong một cái cũi. Một bé gái khoảng 6-7 tuổi ngồi trên một cái ghế bên cạnh chiếc cũi, đang nâng niu bàn tay đứa trẻ. Cô bé liếc qua, dĩ nhiên là có một chút khó chịu bởi đám đông người quan sát Hoa Kỳ bao quanh, sau đó quay trở lại công việc vỗ về bạn của cô.
Ngày tiếp theo, ngày 30 tháng 4, kỷ niệm ở Hoa Kỳ về “sự sụp đổ của Sài Gon,” chúng tôi sớm có mặt ở lễ hội “Ngày Giải Phóng” ở thành phố Hồ Chí Minh. Một dàn múa đông đảo của đoàn cựu chiến binh nam và nữ với đồng phục; các học sinh nữ xoay hoa hướng dương; một bức ảnh Hồ Chí Minh lớn cỡ chiếc bảng trên một chiếc xe diễu hành mầu hồng rực tỏa sáng như một vị thánh văn hóa đại chúng hiện đại thay vì nền màu xanh da trời. Hoàn toàn vắng mặt trong khung cảnh là gợi ý hay sự quan tâm hoặc sự tham gia từ các người dân bình thường của thành phố được đặt theo tên hình tượng cách mạng.
Buổi tiếp tân sau đó ở “Dinh Thống Nhất” được phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, có sự tham dự của khoảng 100 người đại diện cho các tổ chức từ 40 nước và lãnh thổ trên thế giới. Người đầu tiên trong số các diễn giả là Hélène Luc. Như ông Phúc cho biết, Luc “đã giúp đỡ và hỗ trợ đoàn đại biểu Việt Nam” tại Hội Nghị Hòa Bình, khi là ủy viên của Hội Đồng Thành Phố Paris. Trong bình luận của bà, Luc đề cập tới Tuyên Ngôn Độc Lập mang tính lịch sử năm 1945 của Hồ Chí Minh, mô phỏng theo văn bản lập quốc của Hoa Kỳ. Bà ca ngợi sự can đảm và dũng cảm của đấu tranh cách mạng và của các nhà hoạt động đã chiếm giữ các đường phố khắp thế giới để kết thúc cuộc chiến.
Phát biểu cuối cùng khi sân đã vãn người là Virginia Foote, chủ tịch của Hội Đồng Thương Mại Hoa Kỳ-Việt Nam và chủ tịch ban điều hành Trung Tâm Quốc Tế ở Washington D.C. “Là một người Mỹ - và tôi nghĩ tôi có thể nói với mọi người Mỹ trong phòng,” Foote nhấn mạnh, “chúng ta hứa tiếp tục công việc phát triển kinh tế của đất nước này” cũng như “về các vấn đề hậu quả của chiến tranh.”
Bà kể về việc tham gia khai lễ động thổ tại Trung Tâm Hành Động Mìn Bộ Binh ở Hà Nội chỉ vài ngày trước và về “khoản tiền mới đang đổ vào,” để “giúp đỡ và hỗ trợ Việt Nam.” “Đồng thời,” bà nói, “chúng ta vẫn tiếp tục với việc đàm phán khó khăn và hy vọng rằng chúng ta có thể hoàn thành trong năm nay … Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực về TPP,” bà nói, trước khi phó thủ tương đưa ra một số bình luận mang tính nghi lễ để kết thúc buổi gặp mặt.
Vào ngày 30 tháng 4 ở Hoa Kỳ, với một là gió nhẹ, đại biểu Barbara Lee của California đưa ra Luật Cứu Trợ Các Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam 2015. Đạo luật, được sự ủng hộ của Chiến dịch Trách Nhiệm và Cứu Trợ Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Việt Nam của Hoa Kỳ (http://www.vn-agentorange.org/), sẽ tài trợ cho việc làm giảm sự ô nhiễm của chất độc màu da cam trên khắp Việt Nam, tài trợ cho chăm sóc y tế và phục vụ trực tiếp cho các nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam. Nó cũng mở rộng cứu trợ cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ và cung cấp các hỗ trợ mới cho con cái của họ, vốn phải chịu đựng các vấn đề suy yếu sức khỏe liên quan đến chất độc màu da cam.
Giữa các sáng kiến mới để tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của chất độc màu da cam và tiếp tục đàm phán về một hiệp định thương mại có tác động đáng kể tới tương lai của cả hai quốc gia, truyền thông do doanh nghiệp kiểm soát ở Hoa Kỳ chỉ sẵn lòng cung cấp các bữa ăn điện ảnh nghèo nàn với những thước phim mô tả dòng người miền Nam Việt Nam bất tận đổ xô về phía máy bay trực thăng và bám vào chúng từ mái nhà. Các đoạn được tiết lộ cho thấy, nếu được thông qua, TPP sẽ mở rộng sự miễn tố và lợi nhuận của các doanh nghiệp như Monsanto mà dường như từng mẩu nhỏ của ngày nay cũng giống như họ đã từng kiếm lợi từ sự khốn khổ của nông dân và người lao động nghèo ở cả hai nước trước kia. Trong khi đó, ở Việt Nam, công việc của VFP 160 và đối tác của họ đang tiếp tục, ở Làng Hòa Bình của thành phố Hồ Chí Minh có một bé gái phủ nhận là bị mất trí, mất khả năng hiểu biết hoặc quay lưng lại với những đau khổ bao quanh cô.
Desiree Hellegers is a board member of Portland Peace and Justice Works/Copwatch, an associate professor of English at Washington State University Vancouver, and the author of No Room of Her Own: Women’s Stories of Homelessness, Life Death and Resistance (Palgrave MacMillan).
Chú thích của người dịch:
(*) Có lẽ chỗ này tác giả nhầm lẫn do không hiểu rõ về hệ thống chính trị ở Việt Nam. Việc thu hồi đất đai và xây dựng thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương chứ không thuộc trách nhiệm của Đảng Cộng Sản.
-------
Nguồn: Hiệp sĩ cưỡi lừa