Khoan mãnh tương tế

Chuyện xưa: Tử Sản làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan mà trị dân. Khi Tử Sản bệnh nặng, Tử Thái Thúc đến ...

Chuyện xưa:
Tử Sản làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan mà trị dân.

Khi Tử Sản bệnh nặng, Tử Thái Thúc đến bảo rằng:
- Ta chết, tất nhà ngươi làm tướng nước Trịnh. Người phải biết người có đức mới lấy đạo "khoan" mà phục được dân, con người thường phải lấy sách "nghiêm" mà trị mới được. Nay ví như lửa nóng, đâu trông thấy mà sợ, cho nên chết vì lừa ít; nước mát dân khinh mà lờn, cho nên chết vì nước nhiều. Thế mới biết dùng khoan là khó.

Mấy tháng sau, Tử Sản mất, Tử Thái Thúc thay làm tướng, không nỡ dùng nghiêm, e có mãnh liệt cứ lấy đạo khoan mà trị dân.

Không được bao lâu, trong nước sinh ra nhiều trộm cắp, thường núp náu ở các đồng lầy mà lấy của giết người nhũng nhiều lương dân.

Tử Thái Thúc hối lại nói rằng:
- Giá ta biết sớm theo lời Tử Sản thì đâu đến thế này!

Rồi liền đem quân đi đánh bắt bọn cướp ở đồng lầy mà giết hết. Từ đấy nước Trịnh mới bớt trộm cướp.

Đức Khổng Tử nói rằng: Được lắm! Chính sách khoan thì dân lờn, dân lờn thì lại phải dùng mãnh; khoan giúp cho mãnh, mãnh giúp cho khoan, có thế thì chính sách mới hòa được.
Tả Khưu Minh


Chuyện nay:
Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới này mà luật pháp lại ưu ái cho kẻ phạm tội nhiều như ở Việt Nam. Cảnh sát hay các lực lượng chức năng tương tự bị giới hạn gần như tối đa quyền sử dụng bạo lực khi trấn áp tội phạm bởi kẻ phạm tội thì cũng là dân chứ không phải kẻ thù. Đó là đặc điểm ưu việt của chế độ "từ dân mà ra", "của dân, do dân, vì dân". Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội biến đổi phức tạp hiện nay, quá "khoan" thì dân lại lờn, dẫn đến ngày càng nhiều kẻ phạm tội, xã hội ngày càng bất ổn. Đã có không ít trường hợp những anh bộ đội biên phòng, cảnh sát vì phải tự vệ đã phải nổ súng vào đối tượng manh động mà lại chịu cảnh lao lí. Còn những kẻ phạm tội ngày càng manh động và coi thường pháp luật cũng như người thực thi luật pháp.

Vậy phải chăng, đã đến lúc các nhà quản lý, các nhà làm luật cần phải cân nhắc đến việc "giảm khoan, tăng mãnh", tăng lý giảm tình, trong công tác quản lý xã hội?

Bài liên quan

Chính trị 7915146444612389744

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item