34 năm chiến thắng biên giới phía Bắc 18/3/1979 - 18/3/2013

Trong bài 17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới 1979 , tác giả Thiếu Long đã chứng minh với chúng ta rằng ngày 18/03 mới đún...

Trong bài 17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới 1979, tác giả Thiếu Long đã chứng minh với chúng ta rằng ngày 18/03 mới đúng là ngày kỷ niệm chiến thắng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chống lại sự xâm lược của "tập đoàn phản động Bắc Kinh". Ấy vậy mà đám "rận sỹ chấy thức" và bè lũ đã bày đủ trò để kỷ niệm cái ngày quân giặc đánh nước mình, một hành động trái ngoe và ngược đời so với đại đa số truyền thống, văn hóa, lễ nghi, thông lệ của các dân tộc, quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đôi mắt biết tỏng rằng họ cố tình làm cái chuyện ngược đời ấy chẳng phải vì điều lễ nghĩa như họ rêu rao mà âm mưu chính là khơi gợi những nỗi đau chiến tranh, những tội ác của giặc Tàu, từ đó kích động hận thù dân tộc giữa 2 quốc gia, xuyên tạc chống phá nhà nước. Bằng chứng là đến ngày quân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù, đuổi giặc về nước thì họ tuyệt nhiên câm nín như một lũ hến rúc trong bùn vậy! Ca ngợi một chiến công hiển hách của Đảng CSVN có khác nào họ lại tự vả vào mồm mình, vừa đau lại vừa đói (vì những lời khen như vậy chắc chắn chẳng rút được mấy tờ bạc xanh từ cái ngân sách "dân chủ" của quan thầy.)! Thôi thì không có các "mợ" rận sỹ - chấy thức ấy thì chúng ta vẫn cứ "họp chợ" để cùng Thiếu Long ôn lại chiến công vĩ đại của dân tộc mình 34 năm về trước trong bài viết 34 năm chiến thắng biên giới phía Bắc 18/3/1979 - 18/3/2013 dưới đây.

☼☼☼
Vào ngày này 34 năm trước, quân đội Trung Quốc buộc phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và rời khỏi Việt Nam, để lại gần 3 vạn xác đồng đội và 420 xác xe tăng, xe bọc thép các loại.
Sự thương vong và thiệt hại của Trung Quốc đã không giúp cho ý đồ chiến lược nào của họ đạt được: Họ không thể tiến về Hà Nội, xâm chiếm miền Bắc Việt Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, thực hiện kế hoạch bành trướng lâu dài của chủ nghĩa bá quyền đại dân tộc.

Họ không thể lấy miền Bắc nước ta làm bàn đạp để lũng đoạn, thao túng, khống chế và thôn tính khu vực Đông Dương và Đông Nam Á, hay trục lợi, cướp đoạt tài nguyên trong khu vực địa chính trị - địa kinh tế quan trọng này, nối tiếp "truyền thống" chủ nghĩa Đại Hán của phong kiến Trung Hoa.

Họ không thể sử dụng con bài Hoàng Văn Hoan như các vương triều phong kiến của họ đã từng sử dụng các con bài Trần Ích Tắc, Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống ngày xưa, không thể tiến vào Hà Nội để đưa Hoan lên làm "thủ lĩnh anh minh", thiết lập ngụy quyền, bắt lính, xây dựng ngụy quân. Thành lập "quốc gia", sau đó thỏa thuận cho các đồng minh, đàn em công nhận và thiết lập ngoại giao với "quốc gia" đó.

Trong cuộc chiến, Hoàng Văn Hoan khéo giấu diếm sự thông đồng của mình với Trung Quốc mà chỉ thể hiện ra là một phần tử Maoist cực đoan. Sau cuộc chiến, an ninh nội bộ của Việt Nam lập tức đôn đốc thúc đẩy việc điều tra các nghi vấn về gián điệp Bắc Kinh ở nước ta.

Ba tháng sau cuộc chiến, tháng 6 năm đó, an ninh Việt Nam tìm được một số bằng chứng về sự thông đồng, đi đêm giữa Hoàng Văn Hoan và đồng đảng với bọn bành trướng Bắc Kinh. Trung Quốc và Hoàng Văn Hoan "đánh hơi" được, thế là Hoan dùng kế "ve sầu thoát xác", giả vờ đi Đông Đức khám bệnh. Với sự trợ giúp của tình báo Trung Quốc, Hoàng Văn Hoan thoát khỏi an ninh Việt Nam ở sân bay Karachi (Pakistan) rồi được bọn bá quyền Bắc Kinh dàn xếp, an bài đưa về Trung Quốc.

Sau khi bỏ trốn, Hoan bị Việt Nam kết tội phản quốc và tuyên án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự bán nước. Báo chí Việt Nam thời đó gọi Hoan là "Lê Chiêu Thống tân thời". Bên Trung Quốc, Hoan vu cáo Việt Nam là "đối xử với người Việt gốc Hoa còn tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái".

Năm 1988, theo ý của Trung Quốc, Hoan viết tự truyện "Giọt nước trong biển cả: Hồi ức cách mạng của Hoàng Văn Hoan" nhằm tuyên truyền cho các quan điểm chính thức của Trung Quốc, công kích Việt Nam (chiếm hầu hết nội dung), và đồng thời thanh minh tội phản bội Tổ quốc và còn đề cao bản thân. Hoan nói ngược rằng ông ta mới là người "vì dân vì nước". Hoan viết quyển sách đó bằng tiếng Trung, sau khi được Trung Quốc duyệt, thông qua, và nhà xuất bản Bắc Kinh xuất bản, Hoan dịch lại tiếng Việt và tự xuất bản bản tiếng Việt dưới tên "Giọt nước trong biển cả".

Năm 1991, Hoan chết, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức cao cấp Trung Quốc. Như vậy, có thể nói Trung Quốc đã coi Hoàng Văn Hoan là một loại "thần tử", "bề tôi", "An Nam quốc vương" của họ.

Thất bại trong ý định sử dụng quân bài Hoàng Văn Hoan như một giải pháp chính trị, Trung Quốc cũng thất bại trong ý đồ xâm chiếm Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai để làm làm bàn đạp, làm tiền đề xâm lược lâu dài.

Họ càng thất bại trong việc ý đồ làm tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự của Việt Nam, xóa sổ các đồn biên phòng và phần lớn lực lượng vũ trang địa phương của Việt Nam. Họ không tiêu diệt được sư đoàn hay lực lượng lớn nào của Việt Nam.

Họ cũng thất bại thảm hại trong ý đồ gây sức ép, áp lực buộc Việt Nam phải bỏ dở nghĩa vụ quốc tế lật đổ chế độ diệt chủng và tái thiết nước bạn ở Campuchia. Họ không ép được Việt Nam thay đổi bất kỳ chính sách đối ngoại, đối nội nào với Trung Quốc, các nước, và các tầng lớp người Hoa.

Sự phá hoại, cướp bóc, hủy diệt của họ không đẩy được nền kinh tế và chế độ chính trị Việt Nam tới chỗ rạn nứt và sụp đổ. "Bè lũ Lê Duẩn" vẫn còn đó thì họ càng không có cơ hội nào đưa Hoàng Văn Hoan về nước làm "thủ lĩnh anh minh".

Tóm lược diễn biến chiến sự:

Ngày 16 tháng 2 năm 1979, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "đội quân thứ 5" lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu, với mưu đồ ngăn chặn quân tiếp viện của ta từ phía sau lên. Trước giờ khai chiến, các lực lượng đặc biệt nằm vùng của địch cũng bí mật cắt được phần lớn đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo. Cho thấy cuộc xâm lược này đã được kẻ địch tính toán rất chu đáo và tỉ mỉ.

Ngày 17 tháng 2, Trung Quốc mở đầu giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc nước ta với hơn 12 vạn quân. Mở đầu là lực lượng pháo binh, tiếp theo là xe tăng, xe bọc thép và bộ binh. Quân địch chia làm nhiều hướng tấn công 26 địa điểm của ta, đặc biệt là Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Móng Cái, Mường Khương. Tất cả các hướng tấn công đều có hàng hàng lớp lớp xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân đội viễn chinh do Thượng tướng Hứa Thế Hữu tổng chỉ huy và Thượng tướng Dương Đắc Chí phụ tá. Đây là hai tướng tài của quân đội Trung Quốc trong thời điểm đó.

Hứa Thế Hữu xuất thân chùa Thiếu Lâm (8 năm là đệ tử tục gia Thiếu Lâm Tự), là người văn võ song toàn. Đầu tiên, ông ta tiến thân trên con đường binh nghiệp với quân phiệt Ngô Bội Phu. Khi cuộc Quốc - Cộng nội chiến (tiếng Anh: Chinese Civil War) giữa hai lãnh tụ Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch nổ ra, các quan hệ đối kháng lợi ích và hệ quả chiến cuộc dần đưa tới tình trạng Mao nắm được lực lượng nông dân, công nhân, và đại đa số người dân lao động Trung Quốc, Tưởng nắm được hoặc liên minh với giai cấp tư sản tài phiệt, các băng đảng xã hội đen lớn (đặc biệt ở Thượng Hải), các chủ chứa, chủ sòng bài, phần đông quân phiệt, và các chủ ngân hàng (ở đây còn là sự hợp tác chặt chẽ giữa gia tộc Tưởng và gia tộc Khổng, trùm tài phiệt ngân hàng Khổng Tường Hy anh em cột chèo của Tưởng Giới Thạch).

Khi quân Nhật xâm lược Trung Quốc giữa cuộc nội chiến Quốc - Cộng thì cuộc chiến ở Trung Quốc đã phát triển thành một cuộc chiến tranh tam giác giữa Mao - Tưởng - Nhật. Tưởng Giới Thạch lúc đó trên cương vị là lãnh tụ của Quốc dân đảng, phe mạnh nhất và đang có tư cách lãnh đạo chống Nhật, kêu gọi tất cả các quân phiệt còn lại theo về dưới trướng. Thế là lực lượng Ngô Bội Phu được sát nhập vào quân Tưởng và dĩ nhiên Hứa Thế Hữu cũng theo về với Quốc dân đảng. Tuy nhiên sau đó không lâu, bất mãn với thái độ mãi lo đánh người nhà mà lừng khừng trong việc chống Nhật của Tưởng, ông ta được Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai mời mọc và theo về.

Là một người từng phục vụ trong 3 phe, 3 quân đội Trung Quốc khác nhau nên có thể nói Hứa Thế Hữu là một viên tướng dày dặn kinh nghiệm sa trường. Nhưng kinh nghiệm của ông ta vẫn chưa bằng Dương Đắc Chí, một viên tướng từng chiến đấu sát cánh danh tướng Bành Đức Hoài trong nội chiến Trung Quốc và chiến tranh Triều Tiên.

Về thực tài quân sự, Hứa Thế Hữu không bằng Dương Đắc Chí. Nhưng về quan hệ thân tín với Đặng Tiểu Bình thì Hứa Thế Hữu bỏ xa Dương Đắc Chí. Hứa Thế Hữu chính là một trong những tay chân thân tín nhất của Đặng và đã ngày đêm bảo vệ Đặng trong Cách mạng văn hóa.

Thời đó nội tình chính trị Trung Quốc vẫn còn đang chưa ổn, do tin tưởng Hứa Thế Hữu hơn nên Đặng giao cho ông ta làm tổng chỉ huy thay vì Dương Đắc Chí. Một phần do quyết định sai lầm này mà quân Trung Quốc sau đó đã phải trả giá đắt. Nói chung, việc Trung Quốc chọn hai tướng chỉ huy này cho thấy rõ là chúng quyết thắng và đặt cược rất nặng vào cuộc chiến tranh xâm lược này.

Nhân cơ hội quân chủ lực Việt Nam đang tham chiến ở Campuchia và đóng quân ở miền Nam Việt Nam để yểm trợ cho mặt trận Campuchia, Trung Quốc muốn "tốc chiến tốc quyết" xâm chiếm, bình định các tỉnh và tiến vào Hà Nội trước khi quân chủ lực Việt Nam về Bắc. Địch hung hăng xua quân tấn công nhanh, chúng muốn đánh mau đánh mạnh, tốc chiến tốc thắng, giải quyết chiến trường sớm và tiến về "ăn phở tại Hà Nội".

Quân địch tiến rất thần tốc theo đúng kế hoạch, đúng lộ trình trong thời gian đầu, nhưng ngay sau đó chúng nhanh chóng bị hụt hẫng và phải chững lại, phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại với yếu tố địa lợi và nhân hòa của ta. Hệ thống phòng thủ của ta ở biên giới rất mạnh, với các hầm hào, hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là địch phải chịu thương vong lớn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại khu vực Bát Xát, Mường Khương, Đồng Đăng, Nam Quan, Thông Nông, Lào Cai và quanh sông Hồng.

Quân ta dùng chiến thuật phòng ngự mềm dẻo, đánh tiêu hao, từng bước làm hao mòn sinh lực địch, vận dụng chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích, tận dụng địa thế hiểm yếu, ưu thế địa lợi, nhân hòa, phong thổ khắc nghiệt với giặc, và tổ chức phục kích, đánh lén, đánh úp, khai thác yếu tố bất ngờ. Có nơi vừa đánh vừa lui để dụ địch vào hiểm địa. Có nơi giữ được chút nào hay chút nấy, cố gắng làm tiêu hao sinh lực của giặc.

Các lực lượng vũ trang, nửa vũ trang của ta ở biên giới phía Bắc muốn câu giờ để chờ các đơn vị chủ lực từ phía Nam quay về trợ chiến, cùng nhau tổng phản công. Cho nên, càng giằng co dai dẳng với giặc lâu chừng nào tốt chừng đó. Diễn biến chiến cuộc càng chậm chừng nào càng tốt chừng đó. Dĩ nhiên điều này trái ngược với ý đồ chiến lược của địch và làm phá sản kế hoạch của chúng.

Ngày 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân ta chống trả rất dũng cảm và với tinh thần quyết chiến cao. Kẻ thù hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật liên miên, tiền hậu bất nhất. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và tiến vào Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng.

Tại Móng Cái, ta và địch giành giật dai dẳng. Gần 5000 tên xâm lược đã bỏ xác trong những ngày đầu này. Trong những ngày này, quân Tàu đã tấn công vào được 11 làng chiến đấu và thị trấn sau khi bị chống cự quyết liệt. Nhưng địch cũng không thể sử dụng được nhiều tài nguyên trong những vùng tạm chiếm. Chúng không thể "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" vì gặp khó khăn trước kế "vườn không nhà trống" của người Việt.

Ngày 22 tháng 2, trong trận đánh Đồng Đăng, quân địch dùng vũ khí hóa học độc hại của phát xít Nhật mà chúng cướp được trước đây, bắn vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả những thương bệnh binh cũng như dân lành vô tội. Đây là tội ác chiến tranh.

Trước tình hình chiến sự lan rộng tới Hà Tuyên, Quảng Ninh và cả các khu đô thị ven biển ở Móng Cái, ta thành lập phòng tuyến Yên Bái - Quảng Yên, là một tuyến phòng thủ cánh cung bao gồm khoảng 3 vạn quân. Nhiệm vụ của phòng tuyến này là bảo vệ hai thành phố lớn: Hải Phòng và đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.

Ngày 27 tháng 2, do nhiều thất bại quân sự, bị hao binh tổn tướng, và chịu tổn thương nặng nề trước Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã "thay tướng giữa trận", đành phải đưa Dương Đắc Chí lên thay Hứa Thế Hữu, thân tín của ông ta.

Đây là giai đoạn bộc lộ rõ tham vọng xâm lược của Trung Quốc. Đặng tiếp tục điều quân từ Trung Quốc sang Việt Nam để tăng viện và trợ chiến. Điều này đã cho thấy những lời tuyên bố "cuộc chiến giới hạn", "có thể sẽ rút quân" chỉ là những thủ đoạn để gây rối thông tin và lừa dối dư luận. Một mặt Trung Quốc tuyên bố đây là cuộc chiến "giới hạn", mặt khác chúng điều thêm quân. Chúng vừa tuyên bố "có thể sẽ rút quân" vừa tăng cường thêm quân mới. Thay vì rút quân về sau giai đoạn 1, thì Đặng Tiểu Bình tiếp tục giai đoạn 2 và bổ sung, tăng cường thêm đông đảo viện binh từ chính quốc.

Tại Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc đánh mãi không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141 QĐNDVN. Tại đường 1B, sư đoàn 161 Trung Quốc đang tiến quân thì bị trung đoàn 12 QĐNDVN xáp vào "bám thắt lưng địch mà đánh". Tại đường 1A, một mình trung đoàn 2 QĐNDVN vừa chặn đánh sư đoàn 160 Trung Quốc từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân của sư đoàn 161 Trung Quốc từ hướng Tây Bắc, một mình đánh trả hai cánh quân của giặc chia quân đánh ập vào hai bên hông, bên sườn của mình.

Trong những ngày còn lại của tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc mở rộng tấn công nhưng tiến rất chậm và bị tổn thất nặng nề. Quân Việt Nam mở cuộc phản công tự vệ vào huyện Ninh Minh (tỉnh Quảng Tây), huyện Ma Lật Pha (tỉnh Vân Nam), huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam), huyện Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây), thị xã Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây) của Trung Quốc để phá bớt các kho hậu cần, chứa lương thực, quân nhu, nhiên liệu, vũ khí đạn dược của địch tại đây, phá bớt đi những công cụ mà giặc xâm lược dùng để tấn công Việt Nam.

Tại điểm cao 800, một tiểu đoàn quân đội Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh úp và chiếm được nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng QĐNDVN. Tuy tạm chiếm được điểm cao 800, nhưng trong suốt các ngày từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3, quân xâm lược vẫn không sao vượt qua nổi đoạn đường 4 km để vào được thị xã Lạng Sơn, dù đã dùng cho hướng tiến công này tới 5 sư đoàn đánh ập vào (đúng như lời Đặng Tiểu Bình nói: 5 đánh 1).

Từ ngày 2 tháng 3, các sư đoàn 3, 337 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chắc chắn và giáng trả thật mạnh vào các đợt tấn công lớn của quân xâm lược. Sư đoàn 337 QĐNDVN trụ tại khu vực cầu Khánh Khê.

Ngày 5 tháng 3, các sư đoàn chính quy của Quân đội Nhân dân Việt Nam với xe tăng, đại pháo, máy bay chiến đấu đã rầm rộ kéo gần đến mặt trận, chuẩn bị "chia lửa" với lực lượng biên giới và phản công tổng lực giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 QĐNDVN với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14 QĐNDVN.

Trung Quốc thấy các lực lượng chủ lực của Việt Nam sắp đến nơi và các lực lượng chính quy khác từ phía Nam cũng đang kéo quân ra trận. Trong khi bản thân quân đội Trung Quốc đang bị thương vong và thiệt hại nặng nề, sĩ khí xuống thấp, quân lực suy yếu.

Chỉ với lực lượng vũ trang, bán vũ trang ở địa phương trong đó phần đông là du kích và tân binh mà chúng còn không vượt qua nổi và bị tổn thất nặng nề phơi xác đầy đồng thì nếu chúng ở lại chờ quân ta đến đánh thì kết quả thế nào e rằng một đứa trẻ cũng đoán ra. Đặng Tiểu Bình là "cáo già" không phải một đứa trẻ, thế là quân Trung Quốc bắt đầu rục rịch lui quân.

Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc chống Trung Quốc xâm lược. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chấp bút viết bài "Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại" kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đứng lên chống xâm lược. Chiến sự tiếp diễn ở một số nơi. Một phần do sự tự vệ trước các hành động phá hoại, cướp bóc của quân địch. Một phần do sự truy kích của quân ta. Phục binh của sư đoàn 338 QĐNDVN và quân tập kích của sư đoàn 337 QĐNDVN tổ chức phục kích đánh quân Trung Quốc đang rút lui qua ngả Chi Mã và đã gây tổn thương nặng nề cho giặc.

Ngày 16 tháng 3, biên giới phía Bắc mới lặng yên tiếng súng. Những thương bệnh binh đầu tiên thuộc các cánh quân đầu tiên của Trung Quốc được khiêng trở về nước. Những quân lính không được khiêng thì phải chống nạng. Các sĩ quan bị thương thì ngồi xe lăn. Họ bắt đầu "lết" qua biên giới về nước. Một số tài liệu và học giả phương Tây cho rằng đây là ngày chính thức kết thúc cuộc chiến.

Ngày 18 tháng 3 năm 1979, những tên lính Trung Quốc cuối cùng ôm vết thương thể xác và tinh thần rời khỏi Việt Nam, bỏ lại gần 3 vạn xác đồng đội. Quân đội Việt Nam đã gây tổn thương nặng cho giặc và đánh lui chúng ra khỏi bờ cõi, bảo vệ thành công miền Bắc và biên giới phía Bắc, viết thêm một trang sử oai hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Phần lớn sử liệu chính thống, tài liệu giáo khoa Việt Nam xem đây là ngày chính thức kết thúc cuộc chiến.

Bài liên quan

Việt - Trung 9121762064598224381

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

  1. 17/2/1979 tại pò hèn Móng Cái Quảng Ninh có 1 phụ nữ được phong anh hung trong trận chiến mở màn với quân Trung Quốc đó là chị Hoàng Thị Hồng Chiêm quê ở thôn 4 Bình Ngọc Móng Cái Quảng Ninh, trong trận chiến đó Quân TQ 4-5giờ sáng quân tràn sang và giết sạch cả đồn biên phòng pò hèn, chị HTHC 1 mình tiêu diệt vài tên cho tới lúc súng hết sạch đạn
    (Sao mình dùng tên mình comment không được nhỉ)

    Trả lờiXóa
  2. Đôi mắt biết tỏng rằng họ cố tình làm cái chuyện ngược đời ấy chẳng phải vì điều lễ nghĩa như họ rêu rao mà âm mưu chính là khơi gợi những nỗi đau chiến tranh, những tội ác của giặc Tàu, từ đó kích động hận thù dân tộc giữa 2 quốc gia, xuyên tạc chống phá nhà nước.
    ...
    Tiếc là đôi mắt cố tình chột !
    Thứ nhất, người ta tổ chức tưởng niệm ngày thằng tàu nổ súng xâm lược. Ngày mà bao nhiêu năm trước đây không thấy báo chí chính thống nào dám nói tới.
    Thứ hai đừng nên chụp mũ với giọng điệu như trên. như vậy là "nguy hiểm" quá đấy. này nhé:
    - Ai khơi gợi nỗi đau và kích động hận thù dân tộc khi tung ra cái clip bọn Tàu thảm sát hải quân Việt Nam ở Gạc Ma ? Nếu chúng nó không đưa ra clip đó thì ai biết chúng nó thảm sát bằng pháo 37mm ?
    - Chúng nó thành lập Tam sa thì sao ? Và mới đây nhất “nhật báo Tam Sa” và kênh truyền hình “Vệ thị Nam Hải” ?
    - Báo chí Trung Quốc đến bây giờ vẫn rêu rao cộc chiến năm 1979 là "phản kích tự vệ" Tùng Biết không ?

    Cậu có là con dân Việt Nam không hả Tùng ? Nếu là người Việt cậu hãy tự "soi sáng bằng tri thức" như khẩu hiệu giăng ở trên đi nhé.

    Chúc may mắn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngu vừa thôi. Chuyện nó thành lập gì thì kệ cha nó. Ông qua đó mà cản đi. Cũng như nó sản xuất hàng dỏm thì kệ cha nó. Quan trọng là lên án mấy thằng người Việt nhưng vì lợi nhuận tiếp tay tuồn hàng dỏm về lừa dân mình.
      "Người ta tổ chức tưởng niệm ngày thằng tàu nổ súng xâm lược" - thì đã nói rằng mấy người là cái lũ ngược ngạo mà. Có ai đi tổ chức kỷ niệm ngày người ta đánh mình ko? Sao ko tổ chức tưởng niệm ngày Pháp đánh, Mỹ đánh VN đi?

      Xóa
  3. Nguyên Huy (hn):
    Thứ nhất, người ta tổ chức tưởng niệm ngày thằng tàu nổ súng xâm lược. Ngày mà bao nhiêu năm trước đây không thấy báo chí chính thống nào dám nói tới.

    Nguyenhuy này nói bậy quá, có chắc không thấy báo chí chính thống nào dám nói tới o?
    Biết là bọn Tàu nó kích động hận thù dân tộc, thế mà nguyenhuy cũng bị mắc bẫy lừa của bọn chúng à?
    Không ra gì cả, nguyenhuy này ngu quá, nói bừa!

    Trả lờiXóa
  4. Thanks 2 bác thieulong và tungnguyen. Bọn này đúng là dốt và ác (như chú Đông La bảo),vì ghét chế độ này,muốn lật đổ để chia chác chăng, nhưng khốn nỗi bất tài,bất tri,thất đức vô dụng và lại là quái thú nên không làm gì được. Chúng quay sang dùng chiêu bài :kích động dân tộc gây chia rẽ,bạo loạn + kích động gây chiến tranh với TQ để xé tan cái đất nước này ra,sau đó hẳn sẽ là dựa vào Mỹ để lại dựng lên cái gọi là đệ 3 hay 4 Cộng hòa để nối tiếp thời bọn Diệm,Thiệu chăng? Rồi cái dân tộc này lại trôi về đâu khi lại gặp phải những quái thú như Diệm ,Thiệu? Trong đám rận,chấy mà bác noí tôi thấy chỉ có 2 dạng: 1 là loại bất trí,2 là loại trí rất cao nhưng rồi cuối cùng lại quay trở về dạng trước là bất trí-học nhiều quá ,học không đúng pp nên tàu hỏa nhập ma rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Bọn rận nó không chỉ ghét nhà nước VN mà nó ghét tất cả những ai mà phương tây (đặc biệt là bọn Ăng-lô Xắc-xông ANh Mỹ) ghét. Chúng làm 1 cách tự nguyện và rất hăng máu tất cả những việc gì có lợi cho bọn tư bản Anh Mỹ.
    Bản chất sâu xa của mọi hành xử của đám rận là: Chúng khát khao làm nô lệ cho bọn thực dân đế quốc phương tây, trước hết là Anh Mỹ.
    Bọn rận căm thù nhất và gào rú chửi bới TQ 1 cách hăng máu nhất, đó là vì chính TQ là đối thủ đáng gờm nhất của bọn ALXX, chính TQ mới là kẻ chặn đứng khát khao bá chủ thế giới của bọn ALXX từ mấy trăm năm nay!

    Bọn rận căm thù TQ không phải vì VN mà vì quyền lợi bọn quan thầy ALXX:
    ++ Chúng gào rú TQ là kẻ thù truyền kiếp của VN chứ không bao giờ nói TQ là kẻ thù của Mỹ, chúng tìm kẻ thù cho VN chứ không tìm kẻ thù cho Mỹ.
    Kẻ nào cố tìm kẻ thù cho VN thì kẻ đó mới chính là kẻ thù nguy hiểm của VN.
    ++ Chúng kêu gào VN lao đầu vào 1 cuộc chiến tranh với TQ, và chúng tự vỗ ngực đó là yêu nước.
    ++ Thời 1954-1960, khi giặc Mỹ chiếm trọn cả biển Đông và cả Miền Nam, chúng giết hàng triệu người VN tay không tấc sắt, ta buộc phải dùng vũ lực đánh đuổi giặc Mỹ thì lũ rận kêu là ta "gây ra cuộc chiến".
    ++ Chúng dùng mọi lý do này lý do kia để Mỹ có phần, có quyền ở Biển Đông

    Trả lờiXóa
  6. Hôm nay đôi mắt vẫn thế! một mắt chột ư? ngàn mắt, ngàn tay, nghìn năm ai bảo vẫn Vậy? uống rượu rồi nhé đâu phải vốtca cấm rượu mất nước ? đâu phải rượu ta nấu nó cho rượu nậu? ta nấu đâu, ta uống, chí phèo cũng có đôi mắt xả rác chơi đôi mắt cấm! hjjj

    Trả lờiXóa
  7. Hôm nay đôi mắt không sáng không có bài / hjjj

    Trả lờiXóa
  8. Trong mỗi con người có sáng có tốt sao đôi mắt không thấy.

    Trả lờiXóa

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item