Lúa, ốc bươu vàng và trí thức
https://daosichanga.blogspot.com/2013/07/lua-oc-buou-vang-va-tri-thuc.html
Mới đây, tôi có đọc bài viết "Trớ trêu ốc bươu vàng giá trị hơn lúa!" của GS Nguyễn Văn Tuấn, một giáo sư thỉnh giảng cao cấp tại Đại học New South Wales, Việt kiều Úc. Đây có thể nói là một ví dụ điển hình về "tật xấu" của một số trí thức nước nhà: phê phán chính sách, than thở sự tình nhưng lại chẳng có được ý kiến, giải pháp gì để hạn chế sự bất cập đó. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, theo các thông tin trên internet, là một nhà khoa học Việt kiều, có nhiều đóng góp cho nền y học nước nhà. Ông thường xuyên có các bài viết trên blog, báo mạng về các vấn đề ông quan tâm, nên có thể bài viết này của ông cũng chỉ xuất phát từ sự trăn trở của ông với quê hương. Tuy nhiên, tôi thấy nó quá phù hợp để làm ví dụ về đề tài của bài viết này nên xin lấy ra để làm đối tượng mổ xẻ.
Tác giả mở đầu bài viết bằng vụ việc "Bộ trưởng thương mại Thái Lan, Boonsong Teriyapirom, bị Thủ tướng Yingluck Shinawatra cách chức, vì ông là tác giả của một chương trình nông nghiệp dẫn đến giá gạo Thái cao hơn giá gạo Ấn Độ và Việt Nam, và làm giảm lượng xuất khẩu của gạo Thái". Ông ngậm ngùi vì ở nước mình thì giá lúa xuống thấp, không ai chịu trách nhiệm. Ngay từ mở đầu, tác giả đã hiểu sai vấn đề.
- Tạm trữ lúa gạo bằng ngân sách nhà nước là một chính sách của chính phủ thủ tướng Yingluck Shinawatra đưa ra khi tranh cử thủ tướng (để thu hút cử tri nông thôn). Chương trình này rất đơn giản: Chính phủ mua gạo của nông dân với mức giá hào phóng, trên giá thị trường khoảng 50%, sau đó trữ gạo trong kho, giảm xuất khẩu. Thái Lan dự kiến sự thiếu hụt bất ngờ từ nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sẽ đẩy giá tăng đột biến trên toàn cầu, sau đó, nước này bán ra với mức giá cao hơn bình thường, nông dân và Chính phủ Thái Lan hưởng lợi, chỉ có người tiêu dùng thế giới bị thiệt. Chương trình này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cả phe đối lập, giới kinh tế và chuyên gia tài chính. Thực tế, nó đã gây thiệt hại cho ngân sách chính phủ khoảng 4.5 - 7 tỷ USD và hiện thời vẫn chưa có cách khắc phục. Ông Boonsong Teriyapirom, người chịu trách nhiệm trực tiếp của chương trình này đương nhiên phải trở thành "vật tế thần" để xoa dịu dư luận, phe phái đối lập,...
- Rõ ràng trong trường hợp của Thái Lan, thoạt nhìn thì có vẻ người nông dân sẽ được hưởng lợi vì giá tăng nhưng thực chất đất nước Thái Lan gặp thiệt hại. Ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của toàn dân bị thất thoát trong quá trình chuyển từ ngân sách đến túi nông dân do tham nhũng, gạo bị tồn kho không bán được, bị xuống cấp ... Trên thực tế, đây giống như trò múc nước từ ngăn này sang ngăn khác trong cùng một cái bể.
Tác giả lại so sánh giá thóc với giá ốc bươu vàng, là thứ "rác sinh học" để minh chứng cho sự bèo bọt của thóc. Ông than thở: "Tôi không biết có nơi nào mà người ta có thể ăn ốc bươu vàng thay cho gạo". Là một nhà khoa học, một trí thức lớn, thật lạ là tác giả lại hiểu vấn đề một cách "chân chất" như vậy. Ốc bươu vàng có thể là "rác sinh học" theo quan điểm của những người trồng lúa khi nó phá hoại mùa màng nhưng đối với các nhà chăn nuôi gia súc thì nó lại là nguồn thực phẩm chăn nuôi dồi dào, chi phí phải chăng. Nói cách khác, ra thị trường thì lúa hay ốc bươu vàng thì cùng đều là hàng hóa, và chịu sự chi phối của các mối quan hệ thị trường. Có nơi nào mà người ta ăn vàng thay gạo được không mà sao vàng lại đắt thế?!
"Kể khổ" giùm nông dân xong, ông chuyển sang chỉ trích chính sách nhà nước:
"Chính phủ có Nghị quyết “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.” Con số lời 30% có lẽ ru ngủ nhiều người và đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 đến 2012. "
Chính sách đưa ra là thể hiện ý chí, nguyện vọng của chính phủ, định hướng hoạt động cho các cơ quan chuyên trách. Nhưng từ mong muốn đến hiện thực thì phải trải qua nhiều "trắc trở" nữa. Thay vì phê phán cái mong muốn tốt đẹp của chính phủ thì tác giả nên chỉ ra những khó khăn, giải pháp khắc phục để góp phần đưa mục tiêu đó sớm trở thành hiện thực. Ông giáo sư đã không làm được điều đó, mà chỉ đưa ra cái lý do muôn thuở rằng "thương lái ép giá". Thậm chí ông lại tiếp tục phê phán "chính sách tạm trữ lúa gạo của Nhà nước" vì "vô hình chung tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mua lúa và tạm trữ". Ở trên thì ông ngầm ca ngợi Thái Lan (vì tăng giá gạo cho nông dân), dưới thì ông chê bai nhà nước, dù mục đích chính sách của 2 nước là tương tự nhau. Có lẽ tác giả cũng chưa hiểu rõ về chính sách này vì mục tiêu của nó là "buộc" các doanh nghiệp phải mua thóc, gạo trong 1 thời điểm nhất định để giải quyết phần nào đầu ra cho nông dân, kích thích tăng giá,.. chứ chẳng phải "vô hình chung" đâu. Chính sách của Việt Nam khác Thái Lan là nhà nước giao chỉ tiêu mua gạo cho các doanh nghiệp và hỗ trợ 100% lãi suất để doanh nghiệp thu mua. Nhờ vậy, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra nhiều và rủi ro như Thái Lan, đồng thời tránh được nguy cơ bị điều tra chống trợ giá xuất khẩu. Chính sách này thực chất lại là "gánh nặng" đối với các doanh nghiệp vì họ bị buộc phải mua khi chưa có nhu cầu, theo giá sàn do VFA quy định chứ không phải tự do. Tất nhiên, vì nhiều lý do, giải pháp này của chính phủ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, dù đã có tác động phần nào đến giá gạo. Nó chỉ là một cách giải quyết phần ngọn của vấn đề. Cái gốc của nó tôi sẽ phân tích trong bài viết khác.
Từ chuyện khó khăn của đầu ra hạt thóc, ông giáo sư đưa đến kết luận rằng đó là nguồn cơn của mọi vấn đề nông thôn miền Tây hiện tại:
"Với tình trạng như thế thì chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cha mẹ "quyết không để con làm ruộng". Thu nhập của nông dân nếu tính ra còn thấp hơn thu nhập của công nhân trong các hãng xưởng. Do đó, không ai ngạc nhiên khi phụ nữ xếp hàng đi lấy chồng Tàu, Hàn (một số thì bị chết thảm), và vấn nạn này là một quốc nhục.
Trong khi đó, nam thanh niên thì đi lang bạt làm thuê ở các khu kĩ nghệ khắp nước. Có nơi (như Thới Bình, Cà Mau) chỉ trong vòng 6 tháng có hàng ngàn thanh niên bỏ huyện đi làm ở các tỉnh khác. Ngày nay, đến mùa gặt lúa nông thôn rất khó tìm nhân công. Thêm vào đó là sự tăng trưởng dân số cộng với sự thiếu qui hoạch đã gây nên sức ép môi trường ghê gớm. Hệ quả là môi trường sống và môi trường canh tác càng ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Ở quê tôi, không ai dám tắm sông. Có thể nói không ngoa rằng nền tảng nông thôn vùng ĐBSCL đã và đang lung lay.".
Chuyện nhà nông đầu tắt mặt tối thì đâu phải là chuyện gì mới lạ. Đó là điều hiển nhiên hàng ngàn năm nay. Dù theo thời gian, cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, điều kiện làm nông ngày càng được cải thiện nhưng so với các ngành nghề khác, nó vẫn là vất vả, dùng sức nhiều. Do đó, chuyện nhiều bậc cha mẹ mong con cái thoát ly cái khổ của nghề chân tay là hoàn toàn dễ hiểu, và nó diễn ra trên khắp mọi miền nông thôn cả nước, từ bao đời nay. Tác giả lại so sánh một cách rất khập khiễng "thu nhập của nông dân" với "thu nhập của công nhân". Nếu người nông thôn đổ ra thành thị để làm công nhân với một thu nhập thấp hơn khi ở quê làm ruộng thì người ta lên thành phố làm gì? Tuy nhiên, theo quan sát của tôi thì mặc dù xét về khoản thu nhập tiền mặt, người công nhân có vẻ kiếm được nhiều hơn nông dân nhưng ngoài áp lực công việc, họ còn phải chịu rất nhiều chi phí khác từ tiền thuê nhà đến các nhu yếu phẩm hàng ngày. Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, việc cơ cấu lao động chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp là hoàn toàn dễ hiểu, thậm chí ở nước ta, sự chuyển đổi còn có vẻ hơi chậm (70% dân số ở nông thôn, làm nông nghiệp). Tác giả than thở rằng nông thôn thiếu nhân công nhưng lại bị áp lực về dân số gia tăng! Nghe có vẻ phi lô gíc! Về việc các cô gái đua nhau lấy chồng Tàu, chồng Hàn lại là một vấn nạn xã hội, tập hợp của nhiều yếu tố như sự thiếu hiểu biết, tâm lý lười lao động mà thích sớm hưởng thụ,.. Là một trí thức lớn, lý ra tác giả phải hiểu rằng cái nghèo không phải là nguyên nhân chính yếu của vấn nạn này. Nói về khó khăn, trên đất nước ta không đâu hơn được khu vực miền núi Tây Bắc và miền Trung cát sỏi, nhưng họ ít đối mặt với vấn nạn này.
Người dân miền Tây vốn được thiên nhiên ưu đãi nên hình thành tính cách phóng khoáng, chân chất, giản đơn. Nét đẹp tính cách ấy của người Nam Bộ lại kéo theo mặt trái là tâm lý thích an nhàn, hưởng thụ mà ít chịu khó, chịu khổ, không trọng việc học hành (nhất là đối với phụ nữ) như cư dân các miền Bắc, Trung. Về mặt khách quan, vùng đất Nam Bộ gặp nhiều khó khăn về giao thông do có quá nhiều sông ngòi, kênh rạch. Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng nơi đây. Vai trò của những người trí thức chân chính là phải đào xới những khó khăn chủ quan và khách quan đó để đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục hiệu quả chứ không phải ngồi kể lể lại khó khăn này, khó khăn nọ, quy chụp lung tung để rối thêm tình hình. Điều đó cũng chẳng khác gì thái độ "bán cái" của ông "quan chức cao cấp thuộc vùng ĐBSCL" nào đó mà tác giả trích dẫn: “ĐBSCL ở xa trung ương quá, lâu lâu Bộ mới vào một lần. Trung ương mà không sớm thay đổi chánh sách, bỏ rơi thì miền Tây không thoát nghèo được”.
Cả bài viết của vị giáo sư Việt kiều dù có thể mang theo sự trăn trở của ông với quê hương mình nhưng thật tiếc là nó không những chẳng đưa ra được tia sáng tri thức gì khả dĩ có thể đem lại lợi ích cho người nông dân quê nhà mà thậm chí còn mang đến những thông điệp tiêu cực không đáng có. Tôi cho rằng người nông dân không cần các vị trí thức "khóc" giùm cho mình mà họ cần các vị ấy chỉ cho họ cách để không phải "khóc" nữa. Đất nước, người dân cần những bài viết mang hàm lượng tri thức và khả dụng cao từ các vị trí thức chứ không phải "món gỏi xã hội chấm mù tạt". Hãy để việc lấy nước mắt thiên hạ cho các vị "phóng viên trồng cải".
QUYẾT ĐỊNH SỐ 311/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 (NGÀY 07/02/2013)
---------------------------THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại công văn số 442/BNN-CB ngày 01 tháng 02 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mua tạm trữ 1.000.000 tấn (một triệu tấn) quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc:gạo là 2:1 trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm.
Điều 2. Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013.
Điều 3. Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp có kho chứa thóc, gạo đúng quy chuẩn mua số thóc, gạo tạm trữ trên. Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.
Điều 4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến ngày 20 tháng 5 năm 2013.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này; bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.
Điều 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ.
Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo đúng quy định tại Quyết định này.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 8. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân được giao thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Hay. Dạng trí thức kiểu như vậy ở trong nước còn nhiều hơn. Lạ là những ông này nổ lại rất to và rất hay nổ.
Trả lờiXóaCần mẹ gì mấy tây "ráo xư" kiểu này!
Trả lờiXóaĐi phê phán người khác nhưng tác giả cũng chẳng hơn gì. Nếu hay thì cứ đưa ra giải pháp. Ngoài ra cách lập luận còn quá non kém. Tốt hơn nên tập trung làm cái gì đó có ích hơn đi.
Trả lờiXóa1) Bạn không phân biệt được phê phán 1 thói xấu và thói xấu phê phán. Tôi phê phán cách hành xử không hay của 1 số trí thức, tức là tôi đã đưa 1 vấn đề có ích cho xã hội. Bạn có hiểu ko?
Xóa2) Tôi hiểu rằng ý bạn là tôi phê phán người ta ko đưa ra giải pháp cho vấn đề thóc gạo nhưng tôi cũng ko có ý kiến hay ho gì về điều đó. Có thể tôi ko có giải pháp gì nhưng tôi im lặng chứ ko quấy đục thêm vấn đề lên. Nhưng như trong bài đã viết, về chuyện "lúa gạo" tôi sẽ viết bài riêng theo sở hiểu của mình. Mong rằng sẽ có ích gì đó cho bà con nông dân nhưng mọi người cũng không cần hy vọng nhiều vì tôi ko phải "nhà trí thức" mà cũng chẳng phải dân chuyên ngành đó.
3) Chính bạn đang phê phán tôi chẳng bằng bất cứ thứ lập luận nào cả. Bạn có nghe qua câu tục ngữ: "Chân mình bùn lấm mê mê
Không lo đi rửa lại chê chân người" ?
4) Tôi viết blog này được khá nhiều bạn đánh giá tích cực, có ích cho cộng đồng. Vậy bạn có thể chia sẻ "cái gì đó có ích hơn" của bạn cho mọi người cùng biết được ko?
Làm chính sách đâu phải chuyện đơn giản như toán cao cấp đâu hả bác Le Nguyen. Bác Thanh Tùng tuổi trẻ mà viết thế là được lắm rồi. Mỹ ,Do Thái thông minh tài giỏi vậy mà kinh tế vẫn khủng hoảng đấy thôi,bác chê gì dân mình ? Quan trọng là bác Thanh Tùng viết có thiện ý, ông GS Tuấn cũng có thiện ý, cả 2 đều có thiện chí tuy rằng cách nhìn nhận, thể hiện vấn đề có khác nhau. Thế là tốt chứ, không như bọn dân chủ nửa mùa bố láo mất dạy, viết vớ vẩn linh tinh chỉ muốm làm loạn để đục nước béo cò, mãi quốc cầu vinh.
XóaChỉ mong đừng mượn cớ vì nhân dân đẻ ngăn sông cấm chợ, như đường làm ẩu kiếm chác, kém tắc cấm xe người lưu thông để đường thông, như giá vàng cao khác thế giới mọi loại dân đêu thiệt hại để ổn định giá vàng trong nước kiếm đầy túi tham/ ôi những kẻ lợi dụng việc công để hại dân kiếm chác rồi có ngày dân nổi can qua chúng bay sẽ biết thé nào là dân là nước/
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaGS Nguyễn Văn Tuấn là tay sừng sỏ trong lĩnh vực Nội Tiết Học và Dịch Tể Học. Thật vinh dự có một nhà khoa học lớn thế trên trường quốc tế.Tuy nhiên, trong bài " Trớ trêu ốc bươu vàng giá trị hơn lúa" mà tôi đọc được trên báo Dân Trí điện tử, GS Tuấn đã không thể hiện hết cái " lớn" của mình, vì không nói được hết, không phân tích đủ và đúng vấn đề.
Trả lờiXóaPhần tích cực của bài báo là nói lên một chuyện cần được giải quyết, nói lên cái không vui của mình với nó, chứ không phải để chỉ trích chế độ. Đây là chuyện "càm ràm" của một người phe ta về một chuyện đáng bực mình của "ta".
Phần không tích cực lắm là nêu một nan đề lớn thế một cách sơ sài, hoàn toàn không đúng tầm của một nhà khoa học lớn như GS Tuấn.Toàn bộ bài viết từ đầu đến cuối chỉ giống như phần mở đầu của một luận văn. Không có phần thân bài và, dĩ nhiên, không có kết luận. Đọc xong vẫn thấy tưng tức, không đã, không thoả mãn, nhất là đoạn văn cuối.
Cái phần cuối lơ lửng của bài không nói lên được gì, ngay cả là gợi ý của phần tiếp theo cũng không phải.Nó làm cho tôi nghỉ rằng, dường như, bài này đã bị biên tập lại rồi.Mà người biên tập thì biên theo ý mình chứ không theo ý của người viết.
Sở dĩ tôi nghỉ thế là vì theo chỗ tôi biết , một người được đào tạo căn bản trong nền giáo dục Anh Mỷ như GS Tuấn không bao giờ viết một cách trống trơ như vậy.
Còn một phần phiến diện là phần đề cập tới chuyện chị em đổ xô đi lấy chồng Tàu, Hàn và gắn nó với chuyện ốc bươu vàng và xem là quốc nhục.
Cái gọi là quốc nhục ấy đã có từ rất lâu rồi, từ hồi me Tây, me Mỷ kia.Thời đó làm gì có ốc bươu vàng mà kết án nó. Chẳng lẻ lấy Pháp lấy Đức thì vẻ vang hơn lấy Tàu, Hàn ư?Quyền lấy chồng của chị em ta thì ai mà cấm được.Vì họ muốn lấy chồng cho ấm tấm thân thì lấy ai chả được.Còn chết thảm hay chết vẻ vang thì ai mà phán được, khối chị em lấy Mỷ cũng bị mà. Không lẻ chết vì chồng Hàn là thảm , còn chết vì Mỷ là vẻ vang sao?Còn chưa tính đến lấy chồng Việt cũng có " an toàn " đâu. Đem chuyện này vào bài báo kia làm giảm nhiều " tính chiến đấu" của nó.
Cho nên, tôi vẫn hy vọng rằng đây chỉ là phần một trong suy nghỉ của GS Tuấn.Tôi chờ xem tiếp phần hai, phần ba, phần của hiến kế và giải quyết vấn đề.
Bài viết này đúng là bị Dân trí cắt 1 tí, trang Sài Gòn tiếp thị cũng cắt 1 tí (ít hơn Dân trí 1 câu). Cái câu bị cắt lại thể hiện đúng ý nghĩ của ông GS này nhất, nằm ở đoạn cuối:
Xóa"Một quan chức cao cấp thuộc vùng ĐBSCL từng giải thích sự sa sút của vùng đất lúa gạo này: “ĐBSCL ở xa trung ương quá, lâu lâu Bộ mới vào một lần. Trung ương mà không sớm thay đổi chánh sách, bỏ rơi thì miền Tây không thoát nghèo được”. Có lẽ chính vì “xa mặt trời” nên tình trạng lúa có giá trị thấp hơn ốc bươu vàng ở vùng ĐBSCL chẳng ai chú ý và chịu trách nhiệm. Người nông dân Thái được ông Bộ trưởng thương mại Boonsong Teriyapirom hỗ trợ về giá cả, và ông bị cách chức. Tôi nghĩ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang cần một Boonsong Teriyapirom."
Chẳng hiểu ông ấy mong 1 vị bộ trưởng làm thiệt hại hàng tỷ USD cho đất nước (chịu trách nhiệm trực tiếp, giơ đầu chịu báng cho thủ tướng) để làm gì?! [-(
Bài viết trên blog của ông Nguyễn Văn Tuấn:
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2013/07/gia-lua-thap-hon-gia-oc-buou-vang-su.html
Ngoài ra còn có 1 việc em lấy làm lạ đối với một người như ông ấy. Đó là ông ấy xăng xái viết 1 bài để chứng minh việc "cấm mang thai sau tuổi 33" là vô lý. Là 1 người làm khoa học sao lại bộp chộp thế nhỉ? Ít chữ như em khi thấy báo đăng tin đó là đã nghi có uẩn tình rồi. Mà bài ông này đăng (viết) lại còn sau khi các báo Tuổi trẻ, Thanh niên đã đính chính về vụ việc này chứ. :-?
1. về hình thức: đây là 1 bài viết mang tính chất đưa tin, phản ánh, bình phẩm,... để đăng trên loại báo phổ thông như Dân Trí. Còn những bài viết mang tính xã luận, tiểu luận, phê bình tác phẩm, hay nghiên cứu khoa học thường đăng trên các loại báo khác (như: Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Tạp chí cộng sản,...).
Trả lờiXóa2. về nội dung: đây là bài viết nhằm nêu một vấn đề lớn cần được xem xét và giải quyết (mọi trí thức đều cần có trách nhiệm nêu vấn đề). Còn giải quyết được không, giải quyết như thế nào phải cần những người giỏi chuyên môn và đang ăn lương từ tiến nộp thuế của dân.
3. về suy nghĩ của tác giả: "Người nông dân Thái được ông Bộ trưởng thương mại Boonsong Teriyapirom hỗ trợ về giá cả, và ông bị cách chức. Tôi nghĩ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang cần một Boonsong Teriyapirom." có thể được diễn giải khái quát như sau:
a) Thái Lan: từ một tỷ lệ chia lợi ích trước khi áp dụng chính sách giữa 2 nhà (nông dân:nhà nước) là 6:4 muốn tăng lên 8:5 (khi áp dụng chính sách). Kết quả không thành công, bị giảm còn 6:2
b) VN: từ tỷ lệ chia lợi ích trước ĐỔI MỚI giữa 3 nhà (nông dân:thương nhân:nhà nước) là 2:1:2 đến khi nhập WTO (2007) tỷ lệ tăng lên là 3:4:5 và hiện tại (sau hơn 1/4 thế kỷ ĐỔI MỚI) đang là 1:6:3
Nếu chỉ nêu vấn đề thì chả cần chi một bài báo lượt thượt như thế.Chỉ hai đoản văn là đủ.Đằng này lại viết cả một bài báo,đem con ốc bươu vàng gắn với giá lúa, rồi lại nêu đích danh "the losses Boonsong Teriyapirom" để khen và làm gương cho VN thì không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaNgười Thái xem Boonsong là hiện thân của việc bị Việt Nam đánh bại trong vấn đề cạnh tranh lúa gạo,thế mà lại đem chính cái kẻ thất bại trước VN ra dạy cho VN sao được? Không ai trong thế giới tư bản thị trường lại làm như Boonsong là bù giá , đổ tiền ra trợ giá cho hàng hóa.Đó cũng tương tự như bù lổ , điều mà VN đã làm từ khuya rồi nhưng không có kết quả tốt, bị chê đủ thứ. Nay người Thái làm thì lại khen. Quái thật.
Đúng ra,trước khi làm người Thái phải sang Việt Nam học hỏi.Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm xương máu rồi.Mà lại đem ra làm gương để dạy Việt Nam thì rỏ là đếch biết gì cả.
Mà thường người ta trợ giá để làm cho sản phẩm rẻ đi và tăng tính cạnh tranh.Thí dụ như hảng máy bay Bombardier tố chính phủ Ba Tây trợ giá cho hảng Embrauer, làm máy bay của hảng này rẻ hơn và Bombardier không bán được hàng . Còn Boonsong thì làm tăng giá lúa gạo, không bán được, tồn kho mười triệu tấn,tương đương 500 tỉ Baht, thì hay ho chổ nào.
Số gạo tồn kho này có nguy cơ mãi mãi không bán được,sẽ mốc meo nên có kế hoạch làm "parboiled rice"/gạo chín một phần.Như vậy là phải tốn thêm tiền bảo quản,mà vẫn chưa chắc sẽ bán được. Coi như đổ bỏ.Mất tiền ngân sách,mà ngân sách từ đâu ra,từ tiền thuế của dân Thái.Nghỉa là ,chính phủ Thái dùng tiền thuế của dân/cử tri ở lĩnh vực khác để mua phiếu từ cử tri nông dân/the farmer voting-bank, theo cách gọi của Reuter.
Chưa kể,chủ trương này làm nảy ra nạn buôn lậu gạo từ Cambodia và Myamar đổ ngược vào Thái Lan, bán ăn chênh lệch giá,cạnh tranh giá với gạo Thái chính gốc , làm hao thêm ngân sách và, tệ hơn, làm mất danh tiếng chất lượng gạo Thái.Rỏ là "lợi bất cập hại", nói theo kiểu dân gian là ngu xuẩn.
Tuy nhiên, tôi không nghỉ Boonsong là kẻ ngu.Có thể ông ta làm vì lợi ích hoặc dưới áp lực của ai đó,trong trường hợp này là "the farmer voting- bank"/những cử tri nông dân chẳng hạn,bởi vì trong giai đoạn đó gạo Thái vẫn đang ế do áp lực gạo giá rẻ từ Việt Nam, Ấn Độ.Do đó, họ muốn nhà nước thu mua cho họ còn bán ra ngoài được hay không thì không cần biết.Tư bản mà.Hơn nửa,chủ trương này là do chính phủ của thủ tướng Yingluck đưa ra, mà nay lại đổ hết lên đầu Boonsong thì tội quá.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCòn về số liệu của bạn Nguyên đưa ra về tỉ lệ chia lợi ích,tôi không rỏ bạn lấy từ nguồn nào nên cần xác minh thêm về tính xác thực.Riêng về tỉ lệ nông dân/nhà nước : 6/2 thì càng cần xem lại.Nhà nước là ai thì rỏ rồi,nhưng nông dân là ai thì nên xem phần dưới đây:
Trả lờiXóaEffects on low-income farmer
While all of these advances helped improve overall production of rice in Thailand, many low-income farmers in Thailand were left worse off. Many peasants were unable to hold onto to their land that they used to harvest rice on and had to become tenants to survive.The government would always expect tax revenue, even during a bad year, and this pushed many low-income farmers even closer to the margin. New technologies also pushed up the entrance cost of rice farming and made it harder for farmers to own their land and produce rice. Farmers that already had somewhat large scale operations or could afford all the new chemicals, rice strains, and tractors benefited greatly while the normal peasant was turned from a land owning rice producer to a manual laborer on others land.
Phần này nói rằng chính sách của chính phủ Thái chỉ lợi cho nông dân giàu/địa chủ.Còn nông dân bình thường/normal peasant thì dần mất đất và phải đi thuê lại đất để canh tác, nghỉa là trở lại quan hệ tá điền/ địa chủ, cái mà Việt Nam đã phá bỏ từ lâu. Như vậy , người được hưởng lợi 6/2 ở đây là địa chủ chứ không phải nông dân thực sự.Vậy mà cố tình "lập lờ đánh lận con đen"để tố Việt Nam là không được.
Qua đó, có thể thấy rằng , mặc dù có thể có thiện ý,GS Tuấn vẫn mắc các bệnh sau đây:
- Đá lộn sân : nói về một vấn đề không phải chuyên môn của mình.Dù bạn Nguyên có chống chế rằng " mọi trí thức đều có quyền nêu vấn đề" nhưng nêu như thế thì chả cần là trí thức cũng nêu được. Nói thật, cái bài viết cỡ ấy thì trình độ lớp 12 cũng thừa sức viết.
- Bệnh Việt Kiều : bệnh này có tí hoang tưởng rằng khi ta là Việt Kiều thì ta đương nhiên là khôn hơn Việt Nam.Ta tha hồ dạy dỗ cho bọn trong nước bằng bất cứ cái gì ta cho là đúng, bọn chúng chỉ việc dỏng tai nghe.Ngay cả khi cái việc ta nói chẳng ăn nhập gì với cái kiến thức ta có.
Còn phần bạn Nguyên nói rằng "đây là dạng bài viết đưa tin,phản ánh,bình phẩm" cũng chẳng ăn nhập gì.Bài này chả phải là dạng tin tức,vì chuyện này không mới,mọi người đều biết.Cũng chả phải phản ánh, vì nó không được trung thực lắm và không có trọng tâm,đang nói giá lúa mà nhảy chuyện lấy chồng.Bình phẩm thì có thể gần giống, nhưng là loại bình phẩm vụn vặt , kiểu như chuyện nói ở tiệm cà phê.Như vậy thì không phải tầm của một trí thức lớn. Nói chung là bài này tầm tầm ,cỡ lớp 12 thôi.
Nhưng tôi cũng cố gắng cho là bài này được viết vì thiện ý.
(h) Bác Che Chuoi đúng là "quý nhơn phò trợ" cho nhà em :))
XóaXin nói thêm là phần tiếng Anh được trích từ bài "Rice Production in Thailand" của Wikipedia.
Trả lờiXóaẩn ý trong suy nghĩ của tác giả là:
Trả lờiXóa1) một Thái Lan theo CNTB, đang số 1 về xuất khẩu gạo, có GDP đầu người cao hơn VN nhiều lần vậy mà ông bộ trưởng còn muốn nâng cao thu nhập cho nông dân hơn nữa. Ông BT ko làm được thì bị mất chức, chính phủ phải nhận lỗi và khắc phục, còn nông dân ko bị ảnh hưởng mấy.
2) VN theo CNXH, đang số 2 về xuất khẩu gạo, có GDP đầu người mức cận nghèo, có nhiều chính sách rất hay (nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân) nhưng khi triển khai thì... hậu quả nông dân lãnh đủ, còn lỗi thuộc về cơ chế...
Vẫn là một bài hát củ. Vẫn lời ca củ, vần điệu củ.
Trả lờiXóaViệt Nam CS nghèo đói, lạc hậu , không văn minh, khổ, ngu.
Vẫn Thái Lan tư bản khôn , giàu , tiến bộ, sướng .. v.v ... và ..v.v...
Bạn Nguyên có gì mới hơn thế không? Tôi nghe mãi điệp khúc Bolsa này hoài , quá chán.
Bạn nói thế nghỉa là bạn đếch đọc gì cái tôi nói ở trên.Hoặc là có đọc nhưng chả hiểu. Còn bạn nói Thái Lan số một về gạo là xưa rồi Diễm, bạn đang mơ chăng . Số một giờ là VN đấy.
Điều này cho thấy bệnh sính ngoại, cái gì ngoại cũng tốt hơn VN. Đây cũng là quốc nhục. Thế mà lại bảo chị em lấy chồng ngoại là quốc nhục.Các ngài có hơn gì đâu? Đem bại tướng Boonsong ra khen lấy khen để , làm gương cho VN nửa. Không biết có nhục không?
Còn chuyện bạn nói là nông dân VN " lảnh đủ" là cái gì ? Lảnh đủ tiền chăng?
Tôi cũng không hiểu bạn nói " ẩn ý" để làm gì?Chuyện này nên , cần nói huỵch toẹt ra chứ. Khoa học mà "ẩn ý " là không chấp nhận được. Khoa học là công khai , nhất là khi nói cho công chúng.GS Tuấn là nhà khoa học, ổng thừa biết vậy.
Cái nguy hiểm là nhân danh GS nói lung tung về cái điều mình chả biết gì, tạo tâm lý bất mãn, chống chính quyền. Người ta sẽ nghỉ rằng :" Ổng là GS, chắc là ổng nói đúng. Khi ổng nói là ổng đã "nghiên kíu " rồi".
Họ có biết đâu là ông GS ấy cũng nói đại, phán bừa, là khi ổng nói , ổng cũng chả nghiên kíu, ngửa kíu gì sất. Ông cũng " nghe nói" thôi. Rồi ký là GS để câu độc giả.
Còn một loại nửa là các tờ báo đăng lại bài của ổng mà đếch cần xem bài có chính xác không.
Ôi , thế sự nhiễu nhương , đếch hiểu được.
định tranh luận có nguyên tắc với CHE CHUOI nhưng thấy đằng ấy "chuối" thật nên thôi.
XóaGợi ý CHUOI cập nhật tin từ bài viết của GS. Võ Tòng Xuân: "Doanh nghiệp và Nhà nước cùng bỏ rơi nông dân" (nguồn: http://ttxva.org/doanh-nghiep-va-nha-nuoc-cung-bo-roi-nong-dan/)
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi Bộ NN-PTNT phải có cái nhìn thật hệ thống và toàn diện trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu mới mong cứu vãn nông nghiệp và nông dân ta thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu.
Dưới đây là bài của Duong tieu(Xin mạn phép bạn Duong tieu được cóp về đây nhé).
Trả lờiXóaHôm trước, tình cờ đọc được bài viết của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, đăng trên trang Quê Choa (xem link bên dưới), từ status của một anh bạn. Không rõ có phải tác giả chính là GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) hay xuất hiện trên báo chí nói về chuyện phong giáo sư/phó giáo sư, chuyện đạo văn hay chuyện các khoa học gia trong nước có quá ít công trình đăng tạp chí nước ngoài... Cũng không bàn đến quan điểm chính trị cá nhân "bài Trung Quốc" của tác giả.
Tuy nhiên, có một chi tiết mang tính học thuật như thế này thì mình thấy thật hồ đồ, với một người cầm bút (nếu đúng là GS Nguyễn Văn Tuấn vốn ưa sự chính xác và khách quan trong khoa học thì càng khó chấp nhận): "Trước hết là một thắc mắc nhỏ về chữ “Trung Quốc”. Hiểu theo nghĩa thông thường Trung Quốc là “quốc gia trung tâm”. Nhưng nghĩa đằng sau có lẽ là trung tâm của thế giới, là middle kingdom. Nhưng có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới gọi China là “Trung Quốc”. Trước 1975, ở miền Nam chẳng có danh từ Trung Quốc. Nhưng sau này tự nhiên chữ Trung Quốc xuất hiện, và trở thành chính thức. Cách gọi đó cũng là một cách thần phục chăng? Tôi nghĩ cách thích hợp nhất là gọi họ là China, hay ngắn hơn là Tàu. Hai cách gọi này chẳng có ý xúc phạm họ và dứt khoát chẳng có ý nghĩa thần phục họ". (Đoạn trích xin để trong ngoặc kép và giữ nguyên cách hành văn của tác giả - NV).
Thứ nhất, "Trung Quốc" không phải "tự nhiên xuất hiện" mà nó là tên gọi chính thức của nước họ, viết bằng Hán văn và là lối gọi tắt của "Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc" (Đài Loan là "Trung Hoa Dân Quốc). China là tên chính thức bằng tiếng Anh và là lối gọi tắt của "The People 's Republic Of China". Từ "China" bắt nguồn từ chữ "Tần" (Ch'in), theo cách gọi Trung Quốc của người phương Tây. Nếu tác giả cho rằng, gọi "China" hay "Tàu" không có ý xúc phạm họ thì cách gọi Trung Quốc cũng chỉ đơn thuần là gọi một cái tên (định danh), không hề hàm chứa sự "thần phục" như tác giả quy chụp. Chuyện này không có gì đặc biệt. "Hàn Quốc" ("Đại Hàn Dân Quốc") cũng là quốc hiệu chính thức mà Seoul đề nghị trong quan hệ ngoại giao với các nước đồng văn ở khu vực Đông Á, trong khi đó thì với thế giới nói chung, vẫn chỉ có Nam Triều Tiên hay Bắc Triều Tiên ('South Korea", "North Korea") hoặc viết đầy đủ thì là "Rebuplic of Korea" hay "Democratic People's Republic of Korea". Việt Nam, nếu thích, cũng có thể đổi quốc hiệu và yêu cầu Trung Quốc gọi là Đại Việt hay The Great Vietnam...
Thứ hai, cách gọi "Trung Quốc" (middle kingdom, như tác giả viết) có lẽ bắt nguồn từ cách gọi "Trung nguyên", là một khái niệm địa lý, đề cập đến khu vực xung quanh trung và hạ lưu Hoàng Hà, nơi khởi phát của nền văn minh Trung Hoa, được dân tộc Hoa Hạ xem như trung tâm của thiên hạ. Tất nhiên, thiên hạ ấy không thể là thiên hạ rộng lớn như ngày nay và đất "Trung nguyên" cũng chỉ được dân Hán coi là trung tâm so với những nhóm cư trú khác xung quanh họ mà thôi. Một nền văn minh lớn hơn bao giờ chẳng có xu hướng xem mình là trung tâm, là "cái rốn" so với các bên còn lại, Đại Việt của ta thì cũng thế, khác chi?
Thứ ba, Việt Nam chắc chắn không phải là nước duy nhất trên thế giới gọi China là Trung Quốc. Nhật Bản và Triều Tiên (những nước mà ngôn ngữ còn có thành phần Hán văn) vẫn gọi China là Trung Quốc. Thí dụ: Trên các sản phẩm ghi "Made in China" thì vẫn được chú song song bằng tiếng của họ là "Trung Quốc chế (tạo)" (chữ "Trung Quốc" thậm chí còn y chang Trung văn). Lại nữa, tác giả Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, trước 1975 "ở miền Nam chẳng có danh từ Trung Quốc". Thế mà trong kho tàng trước tác của dịch giả Nguyễn Hiến Lê (quê gốc Bắc nhưng sống ở Sài Gòn từ 1952) lại có những cuốn sách như: "Đại cương văn học sử Trung Quốc" (3 quyển) - 1955; "Cổ văn Trung Quốc" - 1966; "Đại cương triết học Trung Quốc" (viết chung với Giản Chi) - 1965... Mình cũng đã thử hỏi một người quen từng sống và làm việc dưới thời Việt Nam Cộng hòa thì được biết, chữ "Trung Quốc" được dùng cả trong ngôn ngữ hành chính lẫn ngôn ngữ đời thường.
XóaVậy có phải là "ghét Tàu" quá nên viết ẩu không?
blog cua ban Duong Tieu https://www.facebook.com/duong.tieu.7?fref=ts
@hong:
XóaHay,chí lý.
He... xem ra chẳng phải là một mình mình ... "trách nhầm" rùi :-)
XóaCám ơn bạn Hong!
Nguyên này, tranh luận có nguyên tắc là sao vậy? Hóa ra xưa nay cậu toàn tranh luận vô nguyên tắc à? Hay nhỉ.
Trả lờiXóaCậu lại quảng cáo cho Thông Tấn Xả Vàng Anh nửa,cái này mới vô nguyên tắc đây.Tớ chả lạ gì cái bọn chống cộng cho chúa này.Bọn này khá mất dạy đấy.Toàn những bài đại loại như "Thủ tướng và đĩ" , "Sinh nhật cụ Hồ" ..v.v..Chả ai thèm vào bươi cái thùng rác ấy làm gì. Nếu cậu muốn chúi vào đấy thì OK, nhưng đừng xui tớ nhá.
Các anh cứ bày trò dẫn link này link nọ để quảng cáo cho các cái thùng rác chính trị à.Nhưng dù sao, tớ cũng biết được cậu là loại nào rồi ,Nguyên ạ. Mới đầu nghe giọng lưỡi cũng hơi nghi nghi, nhưng giờ thì rỏ rồi.Loại các anh có biết gì là nguyên tắc đâu mà tranh với luận.Chỉ giỏi tài chọt vài câu khiêu khích, rồi link với liếc, cãi không xong liền giở trò bắt bẻ chính tả, vẫn không xong bèn lộ mặt lưu manh và trò cuối cùng là chửi bới.Rồi tự sướng rằng,à, ta cũng đang tranh luận đây.Cái format ấy quá nhàm. Tớ gặp hoài.
Thôi nhá, tớ cũng chả rỗi hơi đâu mà tranh với luận.Tưởng gặp kỳ phùng địch thủ kia.Chứ loại link liếc như cậu tớ chả bỏ công.
Thất vọng, ôi, thất vọng.
Thôi, với cậu Nguyên coi như xong nhá.
Giờ tớ mạn phép cậu Hong tí. Nghe cái tay Nguyễn Văn Tuấn ấy dịch Trung Quốc thành " middle kingdom " mà mắc cười quá.Bồi không chịu được .Người Tàu nghe nói nước họ là "nước giữa" là họ nổi xung thiên lên đấy. Ha ha.
Tôi cũng có đọc đâu đó trên tài liệu Anh Mỷ dịch rằng Trung Quốc là nước giữa/middle kingdom.Đây cũng là loại dịch bồi kiểu thực dân, hoặc có ý châm biếm, miệt thị người Trung Hoa. Middle Kingdom ngầm nói rằng đây chỉ là nước ở giữa các nước khác,chả có chi quan trọng,nước nào chả là nước ở giữa các nước khác.Nhưng họ lại dẩn giãi rằng,ừ thì là middle cũng có nghỉa là trung tâm, chắc để cho người Tàu không giận.Chứ hàm ý của người Tàu khi xưng Trung/Chung Của thì quan trọ̣ng hơn nhiều,không chỉ có nghỉa là trung tâm/centre vủ trụ mà còn là trung ương/central. Thế nên mới có cái gọi là nước chư hầu,mỗi năm phải triều cống.
Trả lờiXóaCho nên, bắt chước dịch bồi theo Anh Mỷ thì cũng là một cách thần phục Anh Mỷ vậy. Cớ gì theo Mỷ thì được mà thần phục Chung Của lại khó coi?
Huống chi, cả ngàn năm lịch sử nước Việt, có khi nào ta kh̀ông thần phục người Tàu đâu?Thần phục về ngoại giao, đánh nhau trong quân sự.Bình thường thì hàng năm ta vẳn triều cống đấy.Nhưng khi họ kéo quân chinh phạt thì ta đánh.Giết họ vài trăm ngàn quân xong thì lại thần phục, lại triều cống. Cứ thế mà lặp ̣đi, lặp lại.Bọn chống cộng mà sống vào thời đó thế nào cũng nhảy nhảy lên, bảo nhà Trần, nhà Lê hèn nhát triều cống cho giặc cho mà xem.
Hiện giờ nhà nước CS cũng làm thế đấy thôi.Đánh Mỷ xong lại giao hảo với Mỷ, nhường nhịn tí đỉnh,chả chết ai."Việc nhân nghỉa cốt để yên dân" mà.
Tôi cũng từng gặp nhiều người Việt học cao ở Âu Mỷ,suy nghỉ kiểu Mỷ, phân tích đánh giá kiểu Mỷ, chả hiểu gì về Việt Nam, nhưng lại cứ bàn chuyện Việt Nam.Thế mới điêu.
He... bởi vậy ít chữ như nhà em mà lành.
XóaNhiều bạn chửi em "bằng cấp đến đâu rồi mà cứ "chửi" thầy họ"... Hi...hi... tranh luận mà cũng cần bằng cấp làm tin à? :-)
"tranh luận nghiêm túc" khác "cãi bừa, cãi cùn, cãi bậy hay chửi lộn" ở chỗ là có:
Trả lờiXóaQuy tắc 1: Không công kích cá nhân và nhân thân;
Quy tắc 2: tập trung vào chủ đề, luận điểm đang tranh luận;
Quy tắc 3: ai cung cấp chứng lý, luận cứ xác đáng/mạnh sẽ tiệm cận chân lý hơn;
À ra thế, nghỉa là cậu Nguyên chả tranh luận nghiêm túc gì cả.Vì ba quy tắc do chính cậu đặt ra thì cậu chả đạt được cái nào cả.
Trả lờiXóaMà như ở trên cậu bảo là tranh luận "có nguyên tắc" chứ đâu phải là tranh luận "nghiêm túc" đâu.Sửa lời nhá. Cậu làm tớ bối rối quá đấy.
Nếu cậu muốn tớ cung cấp thêm chứng lý về việc ca ngợi " vô nguyên tắc" bọn nước ngoài của anh chàng GS kia thì tớ sẵn sàng đưa thêm.Cộng thêm luận cứ chứng minh cái nhà anh giáo sư, và cả bọn các anh, chỉ giỏi về đường bươi móc chứ chả làm được gì cho dân cho nước.
Ha,còn "tiệm cận chân lý" thì vẫn chưa phải và không bao giờ là chân lý.Cậu hiểu "tiệm cận" là chi không?
Thêm nửa, cậu cứ cung cấp chứng lý đi chứ.Miễn là từ nguồn vô tư,chính xác chứ không phải từ những thứ rác rưởi đại loại như cái TTXVA kia.
Trả lờiXóahttp://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201307/gsvo-tong-xuan-hay-cuu-nong-nghiep-va-nong-dan-thiet-thoi-2217138/
Xóa@nguyen:
Trả lờiXóaRice productivity per rai is greater in Vietnam, accounting for 853kg a rai on average, the fourth highest productivity in Asia after South Korea, Japan and China, but is No.1 in Asean. Thailand's rice productivity is only 447kg a rai, nearly half as much, 13th in Asia and 7th in Asean.
Vietnamese rice farmers have lower production costs. For example, a typical rice farmer in Kern Toh province in Vietnam incurs costs of 4,978 baht/rai while a typical rice farmer in Ayutthaya incurs 5,800 baht/rai, 822 baht/rai higher while a Vietnamese farmer's productivity is almost double.
Vietnam adopts a "3 Cut, 3 Up" policy to increase productivity while reducing costs. Cut the seedling varieties/chemicalfertilisers/chemical pesticides. Up productivity/quality/profit. With this policy, Vietnamese farmers on average receive 15% to 20% more profits and about a 5% rise in income.
Vietnam's finance ministry is implementing several measures to reduce production costs including subsidising interest rates for buying seedlings/fertilisers, eliminating all taxes on farming machines/implements, and setting up rice production and export promotion funds.
Vietnamese rice farmers have lower production costs.For example, a typical rice farmer in Kern Toh province in Vietnam incurs costs of 4,978 baht/rai while a typical rice farmer in Ayutthaya incurs 5,800 baht/rai, 822 baht/rai higher while a Vietnamese farmer's productivity is almost double.
Source: Bangkok Post, In Print section, Vietnamese farmers richer, 22-01-2011, Kamol Hengkietisak
Tờ Bangkok Post nói rằng bằng nhiều cách , chính phủ Việt Nam đã giúp nông dân hửu hiệu trong nông nghiệp.Từ chính sách “3 Cut, 3 Up”/3 giảm , 3 tăng: giảm chủng lọai lúa, giảm phân hóa học, giảm thuốc trừ sâu/ tăng sản lượng , tăng chất lượng ,tăng lợi nhuận , làm cho lợi nhuận của nông dân tăng thêm 20-30 % thu nhập tăng 5 % cho đến trợ giá lải suất để mua giống/ phân bón, bỏ toàn bộ thuế trên dụng cụ sản xuất nông nghiệp đồng thời lập ra quỹ hậu thuẫn nông dân trong sản xuất và xuất cảng lúa.
Nông dân VN cũng giảm chi phí trồng lúa , thấp hơn nông dân Thái nhưng sản lượng lại gấp đôi, năng suất lúa của VN lả số một trong Asean.
Và đây nửa:
While Prime Minister Abhisit Vejjajiva is using tax money to implementpopulist policies under the new name of Pracha Wiwat, ranging from subsidising the diesel price to a non-formal debt conversion scheme, the Vietnamese government has been successful in raising farmers'income by 30% last year, wrote a Thai Rath writer.
Thailand Economic and Business Review-Thai Chamber of Commerce University
Trong khi chính phủ Abhisit dùng tiền thuế để làm tăng uy tín thì chính phủ VN đã thành công trong việc làm tăng thu nhập nông dân lên 30 %.
Và đây nửa :
Angry Farmers, Unsold Rice: Thai Intervention Near Crisis?
Trả lờiXóaThe two-year old policy to pay farmers more for rice than it is worth on international markets is straining the country's finances, has cost Thailand its spot as world's top exporter and provoked concern at the World Trade Organization.
Government stockpiles are estimated at a record 17 million tons of milled rice, nearly twice what Thailand used to export each year before the scheme came in two years ago.
An unraveling of the scheme would also be politically costly for Prime Minister Yingluck Shinawatra, given it helped her win millions of rural votes when she was elected in 2011.
Farmers say they are having to wait months for their money, with the state bank running the program complaining it has only received a fraction of the funds needed.
"The government might have run out of money. I've had to wait for two months," said Prasert Chamsopa, 66, a farmer in the rice-growing province of Suphan Buri who had sold 35 tons of paddy to the government.
According to the agricultural cooperative in the province, 100 km (60 miles) north of Bangkok, more than 1,000 farmers had experienced similar problems and were getting ready to stage coordinated protests with farmers in other provinces.
Phần này nói rằng nông dân Thái đang nổi giận vì chính phủ Thái không có đủ tiền để trả cho việc thu mua lúa, nhiều người phải chờ nhiều tháng mà vẫn chưa nhận được tiền.Việc này đang vắt kiệt nguồn tài chính của đất nước Thái. Hiện giờ lúa tồn kho là 17 triệu tấn.
Việt Nam và Ấn Độ đang theo dõi sát việc Thái có thể bán tháo số lúa này.WTO cũng đang quan tâm đển việc này.
Nông dân Thái đang có kế hoạch kết hợp cùng nhau phản đối chính phủ Thái về việc này.
Trả lờiXóa@ Nguyen:
Trả lờiXóaCậu nói tranh luận "nghiêm túc" thế à?
Tranh luận " nghiêm túc" là cứ link rồi bỏ đấy à? Trò này mèo đấy. Cậu muốn gài tớ tranh luận vứi thầy Vỏ Tòng Xuân thay vì với cậu, vì cậu không có khả năng tranh luận chứ gì? Chơi thế là kém văn minh nhá.
Đã thế thì tớ cũng sẽ link nhá. Đâu phải chỉ có cậu biết link. Trò này quen thuộc mà, bọn các cậu là thế.
Động não đi chứ. link nghỉa là ăn cắp ý nghỉ của người khác. Phải biết sỉ diện chứ.
link nhé:
Trả lờiXóahttp://achievingworldpeacenow.com/sustainability/golden-apple-snail-cannot-slow-vietnamese-organic-rice-production/
Xả gạo bán giá thấp: Thái Lan bị “dồn vào chân tường”
Trả lờiXóaĐầu tháng 7-2013, thị trường gạo và chính trường Thái Lan “rung chuyển” bởi quyết định thay đổi Bộ trưởng Thương mại vì để mất vị thế quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Nhưng đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” chính sách thu mua lúa gạo nước này.
Phân tích từ các con số do Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ Thương mại Thái Lan đưa ra thì tồn kho gạo của chính phủ Thái Lan đã lên tới 16 triệu tấn. Việc đồng baht tăng giá mạnh khiến giá mua lúa của nông dân quy USD càng cao hơn, trong khi giá chào xuất khẩu gạo đang được ép xuống để có thêm khách hàng… Bị “dồn vào chân tường”, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan buộc phải chọn cách giải thoát “chẳng đặng đừng” là giảm mạnh giá mua lúa của nông dân. Bởi chỉ có như vậy thì giá gạo xuất khẩu của Thái Lan mới có thể giảm tiếp, mặc dù khoản thua lỗ của chính phủ với kho gạo dự trữ khổng lồ vẫn tiếp tục phát sinh.
Thế nhưng chính quyết định đó đã khiến bộ trưởng trả giá vì điều đó đồng nghĩa với sự thất hứa của chính phủ với nông dân. Bằng chứng rõ ràng nhất là quyết định sa thải chỉ diễn ra ít ngày sau khi Ủy ban Chính sách giá lúa giảm mạnh giá lúa thường từ 15.000 baht/tấn xuống 12.000 baht/tấn. Giá lúa giảm mạnh khiến nông dân giận dữ nên gần như ngay lập tức, mức giá cũ được khôi phục. Và việc tiếp tục thực hiện lời hứa đồng nghĩa với việc bộ trưởng kế nhiệm vẫn bị… “dồn vào chân tường”.
Trong tình huống như vậy, những tháng sắp tới, thay vì áp dụng lại “chiêu” giảm giá mua lúa của nông dân để giảm lỗ, nhiều khả năng chính phủ Thái Lan ép giá gạo xuất khẩu xuống và chấp nhận lỗ lớn, nhằm giải tỏa bớt tồn kho.
Tuy nhiên, cho dù là lựa chọn bất cứ cách tiếp cận nào thì ảnh hưởng của những động thái này đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ rất nhỏ, trong khi lại có thể tác động mạnh đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Sở dĩ như vậy là bởi hai lẽ chủ yếu.
Thứ nhất: Để tăng tốc xuất khẩu, chắc chắn Thái Lan phải chọn những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như gạo thơm và gạo đồ. Nếu vậy thì không “đụng hàng” với chúng ta nhưng “đụng hàng” với các đối thủ khác.
Rồi với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu như vậy, đích đến của họ sẽ là thị trường Trung Đông và châu Phi. Đương nhiên điều này cũng không “đụng hàng” với chúng ta nhưng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn với các đối thủ khác như Mỹ, Ấn độ và Pakistan.
Thứ hai: Đối với những mặt hàng gạo Thái Lan xuất khẩu tương tự như Việt Nam, khoảng cách giá cả vẫn “một trời một vực”, cho nên gạo Thái Lan vẫn sẽ “chào thua”. Như giá chào xuất khẩu gạo 100% B của Thái Lan từ đầu năm đến nay giảm 56 USD/tấn nhưng vẫn còn treo ở mức 507 USD/tấn, quá cao so với giá gạo 5% tấm của Việt Nam tới 130 USD/tấn.
Mặt khác, để tránh khỏi vùng ảnh hưởng của việc Thái Lan xả hàng bán gạo giá thấp, Việt Nam phải tiếp tục bán gạo giá rẻ, không thể tăng giá gạo xuất khẩu.
Tất cả điều nói trên có nghĩa là dù chưa thể khẳng định cách thức tiến hành cụ thể nhưng giải pháp giảm giá để tăng tốc xuất khẩu là điều gần như chắc chắn Thái Lan sẽ thực hiện trong những tháng tới.
Và một điều chắc chắn nữa là không có phép màu nào có thể giúp Thái Lan vượt qua cả Ấn Độ và Việt Nam để giành lại ngôi vị xuất khẩu gạo số một thế giới trong năm nay như tuyên bố của tân thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, khi mà tiến độ xuất khẩu của họ nửa đầu năm 2013 còn tụt dốc tới 16,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Chuyên gia NGUYỄN ĐÌNH BÍCH, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương
Bạn Chè chuối và Thanh tùng phân tích rất hay (h) !! Như bạn Chè chuối nói về "bệnh sính ngoại"; 1 số người đặc biệt là bọn nặc nô cứ có tư tưởng là: cái gì của việt nam cũng dở, cũng lạc hậu, cũng "chuối" hơn những nước khác, cái gì NGOẠI thì luôn luôn tốt !! Đây là là chứng "dân tộc hạ đẳng", là nhục nhã. Có những thứ mà khi nhắc đến chúng ta phải tự hào về đất nước chứ ko phải so sánh với nước ngoài để xét nét, cố tìm ra khe hở để chê bai. Đồng ý là VN còn những hạn chế, còn phải học hỏi nhiều thứ, nhưng học hỏi ko có nghĩa là phải rập khuôn
Trả lờiXóaThanh Tùng, chè chuối xứng đáng được nhận "bắc đẩu bội tinh" ấy chết mềnh lại sính ngoại rồi he he.
Trả lờiXóaCác bạn rất chắc tay lý luận và thực tiễn để đá đít mấy cu có tư tưởng vọng ngoại, sính tây tàu. Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng. Rõ là nặc nô.
che chuoi ko nên vi phạm quy tắc 1 mà hãy tập trung cho quy tắc 2,3.
Trả lờiXóaThanh Tùng đã giúp chỉ rõ thêm sự khác biệt giữa VN và TL:
TL: "thay đổi Bộ trưởng Thương mại vì để mất vị thế quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới."
VN: ko
TL: "Bộ trưởng Thương mại Thái Lan buộc phải chọn cách giải thoát “chẳng đặng đừng” là giảm mạnh giá mua lúa của nông dân. Thế nhưng chính quyết định đó đã khiến bộ trưởng trả giá vì điều đó đồng nghĩa với sự thất hứa của chính phủ với nông dân."
VN: thất hứa
TL: "Giá lúa giảm mạnh khiến nông dân giận dữ nên gần như ngay lập tức, mức giá cũ được khôi phục."
VN: nông dân bị ép giảm giá lúa rẻ đến mức phải làm thức ăn cho vịt.
TL: "giá chào xuất khẩu gạo 100% B của Thái Lan từ đầu năm đến nay giảm 56 USD/tấn nhưng vẫn còn treo ở mức 507 USD/tấn, quá cao so với giá gạo 5% tấm của Việt Nam tới 130 USD/tấn."
VN: giá thấp do nông dân bị ép bán giá thấp.
TL: Và một điều chắc chắn nữa là không có phép màu nào có thể giúp Thái Lan vượt qua cả Ấn Độ và Việt Nam để giành lại ngôi vị xuất khẩu gạo số một thế giới trong năm nay"
VN: phong độ chỉ nhất thời
tóm lại, VN có năng suất lúa cao, giá cạnh tranh nhưng nông dân vẫn nghèo quá vì: tỷ lệ chia lợi ích trước ĐỔI MỚI giữa 3 nhà (nông dân:thương nhân:nhà nước) là 2:1:2 đến khi nhập WTO (2007) tỷ lệ tăng lên là 3:4:5 và hiện tại (sau hơn 1/4 thế kỷ ĐỔI MỚI) đang là 1:6:3
"nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật và đánh giá đúng sự thật"
Bạn Nguyên đúng là chả hiểu vấn đề. Vấn đề ở đây là làm sao cho thu nhập của nông dân trồng lúa tăng 1 cách bền vững, cái này thì ông giáo sư kia chẳng có 1 đề xuất nào mà ở đó toàn phê phán. Thứ 2: ta đang tranh luận VN có nên học tập Thái Lan về việc tăng thu nhập cho nông dân bằng cách trợ giá ko, cái này chẳng khác gì lấy tiền thuế ở lĩnh vực khác để mua phiếu của nông dân,hiệu quả có bền vững hay ko thì chưa thấy, mà hậu quả thế nào thì bạn Chè chuối đã phân tích rõ rồi. Nói gì chứ trợ giá thì VN phải kinh nghệm hơn Thái lan chứ bạn. Rõ ràng tôi thấy trong bạn có 1 suy nghĩ rất "sính ngoại".
XóaVN ta đúng là nông dân còn nghèo mặc dù là nước xuất khẩu nhất TG, nhưng ta đang tích cực tìm ra 1 giải pháp khoa học và bền vững, ít ra ta ko đi vào con đường trợ giá cũ rích mà Thái lan bây giờ mới áp dụng
Nguyen,động não tí rồi đấy à.
Trả lờiXóaTheo các qui tắc sau đây nhá:
Nói vào vấn đề.
Nóì gì cũng phải ghi nguồn,đừng bịa.
Phải đọc kỷ trước khi tranh luận,nói linh tinh quá.Chả đâu vào đâu.
Đọc bác Chuối với chủ nhà mình vỡ ra nhiều.Trước cũng oán cp để nông dân phải bán gạo giá rẻ.Hoá ra nhiều vấn đề gớm.
Trả lờiXóa