Chuông nguyện hồn ai?

Như thường lệ, vào ngày nghỉ cuối tuần tôi “lướt web”. Trên xa lộ thông tin như trận đồ bát quái thì vô tình đập vào mắt tôi với cái tít “su...

Như thường lệ, vào ngày nghỉ cuối tuần tôi “lướt web”. Trên xa lộ thông tin như trận đồ bát quái thì vô tình đập vào mắt tôi với cái tít “suy nghĩ về chuyến đi của chủ tịch Sang” trên BBC việt ngữ 18-7-2013. Bài viết của ông có nickname “Giáo sư Tương Lai”, với tấm thẻ “môn bài” lủng lẳng treo trên cổ đã rỉ sét ”Cựu viện trưởng viện xã hội học Việt Nam” ? thì quả thật tôi bị lạc vào một cõi âm u như lằn ranh gữa hai cõi âm dương, nó như thể phát ra ở một nơi nào đó từ trong bóng tối từ cõi hư vô… vì hiện thực không có điều đó.
Những lời “Ru” quằn quại “Trĩu nặng suy tư về vận nước!” như ông ta nói dễ làm cho lòng người thổn thức, sẻ chia với nhà "dân chủ ái quốc này". Việc đó chỉ làm “đồng cảm” với những người chưa biết hoặc chưa hiểu ông “Gáo hư” này thôi, chứ những ai thường theo dõi các nhà “dân chủ” thì sẽ không lạ lẫm gì.

Việc ông Tương Lai lợi dung bàn luận về chuyến đi của chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang theo lời mời của Tổng Thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào ngày 25-7-2013, với ý đồ bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc, quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng chẳng có gì mới lạ, vẫn xoay quanh những luận điệu “độc đảng, độc tài, không có tự do, dân chủ” kích động , lôi kéo, xúi dục chống Trung Quốc gây mối bất hòa nguy hiểm cho đất nước. Cái trò vu khống, xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình ở Việt Nam mà các chiến hữu của ông ta ở Hoa kỳ đang gào thét “Nhân quyền cho Việt Nam” mấy ngày hôm nay đang triển khai “Nghênh đón” như bao lần các vị lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang công du bên Mỹ đã bị lạm dụng quá độ, lặp đi lặp lại, đã bị đông đảo dư luận mỉa mai, khinh bỉ và lên án. Vậy ông Tương Lai có biết rằng đã có rất nhiều bài viết công khai của những người Việt ở nước ngoài đã chỉ trích, bác bỏ việc làm bỉ ổi của những kẻ đầu trò đã dựng lên màn kịch “nhân quyền”, cũng như của kẻ đang tâm biến mình thành con rối chính trị cho nhóm người chống cộng cực đoan ở hải ngoại giật dây trong vở kịch đó? Chân dung chính trị, tư tưởng, nhân cách của một số ”nhà bất đồng chính kiến” ở trong nước như ông và các chiến hữu trong “Kiến nghị 72″ như ông mô tả là “đỉnh cao trí tuệ” mà các thế lực chống đối, các phần tử cơ hội, bất mãn đã và đang ra sức tung hứng, lợi dụng như những “ngọn cờ” để chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi ngược lại lợi ích dân tộc . Xin hỏi đâu là “uy tín” của các “nhà bất đồng chính kiến”, các “chiến sĩ dân chủ” đang có tham vọng làm một cuộc “cách mạng dân chủ mới” ở Việt Nam? Có chăng chỉ là ông nói năng kiểu ”rên rỉ, thở than” kiểu móc ruột gan để lường gạt những người cả tin không am hiểu về tình hình đất nước. Những cái gọi là “đề xuất” của ông thì quá xa thực tế, quá sai sự thật hơn mà thôi. Chẳng hạn như ông nói “Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân?”. Vậy chính phủ đang có quan hệ với trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, chính phủ được các tổ chức lớn của nhân loại công nhận là hợp hiến, hợp pháp. Chính phủ đang là đối tác chiến lược tin cậy của các cường quốc là chính phủ “thảo khấu” hay sao mà lại đối xử với chính người dân như vậy? Thử hỏi có mấy người tin đó là sự thật ? Xin cam đoan rằng, nếu ai tin ông Tương Lai nói đó là sự thật, thì người đó chắc chắn cũng chỉ là những kẻ “cùng hội cùng thuyền” với ông ta. Cái gọi là “đòi nhân quyền cho Việt Nam” chỉ là một ngụy tạo để họ dấn sâu vào âm mưu “cách mạng màu” gây rối loạn đất nước để trục lợi chính trị mà thôi.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” Xin thưa với các “nhà dân chủ” đó là cốt lõi của nhân quyền. Đã được sinh ra thì ai chả muốn sống, ai chả muốn có nhu cầu về miếng ăn, thức uống, ai không muốn có quần áo để che thân , ai không muốn có được một mái nhà để cư ngụ , ai không muốn được học hành…vv. Nhưng than ôi! Như dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử mấy ngàn năm dựng xây và bảo về sơn hà của mình, đã từng xây nền văn hiến từ lâu mà tại sao đã bao đời đại bộ phận nhân dân ta vẫn đói rách cơ cực? Cha ông ta đã từng vùng lên, vật vã, kiếm tìm nhưng tìm mãi mà vẫn chưa có đường ra. Nhà thơ lớn, tác giả của thi phẩm Điêu tàn viết trong thuở nô lệ dân ta mất nước, đến cách mạng mùa thu dựng nền dân chủ cộng hòa mới ngộ ra vì sao “Cha ông ta từng đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đời. Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa” (Chế Lan Viên, “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”). Chính vì thế lòng mong muốn tột cùng của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh rằng: mọi người ai cũng có việc làm, ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành, cho tới nay vẫn là mơ ước của hàng tỷ người trên trái đất.

Sự không trung thực về mục đích, ắt phải bao biện bằng hành vi cùng lời nói dối. Thật nực cười, sự kiện do chính ông khuấy lên lại gắn nó liên quan tới “nhân quyền”, rồi bằng mọi cách đưa sự việc ra ngoài lãnh thổ để kêu gọi “hiệp lực”. Dường như có sự sắp đặt tính toán trước, một vài hãng thông tấn nước ngoài và trên In-tơ-nét đã đăng tải tức thì như một “mối ruột” đưa ra bình luận với dụng ý xuyên tạc, bóp méo việc làm đúng đắn, tính nghiêm minh của pháp luật Nhà nước Việt Nam đối với một số kẻ lợi dung tự do ngôn luận tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam. Sự phối hợp trong ngoài diễn ra thật trắng trợn, lộ liễu, mọi thông tin đều được nhanh chóng đưa lên một số phương tiện truyền thông nước ngoài với mục đích càng bóp méo sự kiện càng tốt, càng reo rắc hoang mang càng hay. Họ dựng đứng ra rất nhiều sự kiện, trắng trợn xuyên tạc thái độ nghiêm túc của Nhà nước Việt Nam với các từ ngữ phỉ báng thiếu văn hóa có màu sắc đe dọa bạo lực được tung ra bất chấp sự thật. Những kẻ không chân thật thường hợp lại với nhau trong một giai đoạn mà cả hai cùng quan tâm và lưỡng lợi. Trong con mắt mọi người Việt Nam ở cả trong nước và nước ngoài vừa phơi bày một sự kiện đáng xấu hổ đó là một số cá nhân, tổ chức chống cộng của người Việt tại Hoa Kỳ tổ chức họp báo, kiến nghị gây sức ép yêu cầu Hoa kỳ không “dễ dãi” đối với Việt Nam trong mối quan hệ về chính trị, kinh tế… Lẽ ra một người có tấm lòng đối với quê hương phải vui mừng trước sự đổi mới không ngừng của đất nước, ủng hộ chính phủ đang nỗ lực đưa đất nước hòa nhập toàn diện vào trào lưu thế giới không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng tới cuộc sống và xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc của mọi người, thì họ lại nuôi dưỡng mưu đồ kích động phá hoại cuộc sống bình yên của đất nước.

Không dừng lại ở những ý đồ phỉ báng chính phủ, ông Tương Lai còn “vạch đường” kiểu như dạy đời - “Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quy‎́ báu‎ đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được.”!? Xin thưa rằng: Ngoại giao VN có phần trách nhiệm rất lớn trong nhiệm vụ này. Các Đại hội toàn quốc của Đảng sau chiến tranh đã liên tục đưa ra những quyết mối về đường lối đối ngoại, tạo mọi điều kiện thuận lợi ngoại giao phát triển. Nhất là với đường lối đổi mới toàn diện của đất nước, trong đó có đường lối đối ngoại, đổi mới toàn diện để phù hợp với tình hình chuyển biến trên thế giới và để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi rộng lớn của đất nước. Sau khi tuyên bố với thế giới “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Ngoại giao VN triển khai đường lối đối ngoại đổi mới “đa phương hóa, đa dạng hóa” quan hệ quốc tế. Đây thực sự là một sự thay đổi vô cùng sáng suốt của Đảng và Chính phủ, tạo điều kiện nâng tầm vị thế Việt Nam ta trên thế giới. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thể hiện Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ với các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khi đề cập đến vấn đề tự do, nhân quyền tại Việt Nam thì ông Tương Lai làm cho mọi người bị “sốc” vì những lập luận đến mức phi lý, phản khoa học đến mức lố bịch ông ta nói: “Cái chuyện nhân danh “đặc thù” của mỗi nước về văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu” !? Vậy thì theo ông nhân quyền mọi quốc gia đều phải rập khuôn y hệt nhau? Vậy thì ông hãy nghe vị tổng thống của cường quốc tự do nói về vấn đề này: Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi còn đương nhiệm đã có bài phát biểu rất hay khi cho rằng: “vấn đề nhân quyền và dân chủ ở một quốc gia phải được đánh giá dựa trên truyền thống, văn hóa, lịch sử của quốc gia đó”. Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra mục tiêu phấn đấu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là khẳng định: xã hội Việt Nam tiếp tục một bước phát triển mới, tiến tới tự do. Xã hội không phải là những cá nhân riêng lẻ, mà là tập hợp của cả cộng đồng trong mối quan hệ đan xen và tác động lẫn nhau giữa cá nhân – gia đình – dân tộc - Tổ quốc và Nhà nước. Song, xã hội vận động và phát triển bao giờ cũng do những cá nhân sống và hoạt động, theo đuổi những lợi ích khác nhau. Nhưng, chính những nhu cầu, lợi ích, mục đích, hoạt động ấy của con người lại bị ràng buộc trong mối quan hệ với những người khác, với xã hội. Do đó, nó luôn luôn bị chi phối bởi cái tất yếu trong mối quan hệ nhân quả. Giải quyết thoả đáng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là vấn đề cốt lõi của động lực phát triển xã hội. Lịch sử chế độ xã hội ở bất cứ quốc gia nào, vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng đều có xung đột ở những mức độ khác nhau. Giải quyết những xung đột ấy, điều chỉnh nó sao cho có sự hài hoà tương đối, “cùng chấp nhận được”, để không phá vỡ cấu trúc xã hội, để “quốc thái, dân an”, “dân giàu nước mạnh” là vấn đề thường nhật và không hề dễ dàng của một chế độ nhà nước cũng như của mỗi cá nhân.

Ông Tương Lai, nhà “dân chủ” ở trong nước đã xuyên tạc rằng: “người ta lại khoét sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục thực thi quan điểm đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm hồn Việt, bị băng hoại.. .”(!) Những cách bóp méo, xuyên tạc, bôi đen như vậy có thể thấy đầy rẫy ở các tài liệu của các thế lực thù địch, từ nước ngoài viết về tình hình Việt Nam. Tuyệt nhiên, người ta không thấy một chút tươi sáng nào trong bức tranh mà họ tưởng tượng và vẽ về Việt Nam ngày nay. Cách nhìn phiến diện, thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo sự thật đó chỉ đánh lừa được những ai ít hiểu biết, không tiếp cận được tình hình thực tế ở Việt Nam. Xây dựng nhà nước dân chủ và pháp quyền, nâng cao dân trí và quan trí để ai ai cũng phải đặt mình dưới Hiến pháp và pháp luật, mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, được làm tất cả mọi việc mà pháp luật không cấm, còn nhà nước từ người đứng đầu cho đến nhân viên chính phủ, nhân viên hành chính xã, phường chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép. Đó là vấn đề cấp bách của vấn đề nhân quyền của Việt Nam hiện nay, cụ thể là nhiệm vụ cải cách tư pháp trọng tâm là sửa đổi Hiến pháp và cải cách hành chính – những công việc mà Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và quyết tâm lãnh đạo thực hiện.

Kích động, xuyên tạc đó là tư tưởng chủ đạo của các nhà “dân chủ”. Trong bài viết ông Tương Lai đã áp đặt khái niệm “nước nhỏ” gán ghép cho chính phủ Việt Nam đẻ ra nó, biểu thị sự tự ti, ươn hèn vậy điều đó có đúng không? Xin thưa đó là điều dối trá. Đây là lần đầu tiên “quan hệ nước lớn kiểu mới” được giới truyền thông nhắc tới như khái niệm mới trên vũ đài chính trị toàn cầu. Hãy quay lại thời gian đã qua để chúng ta đánh giá lại vị thế của Việt Nam có “ươn hèn” như ông Tương Lai áp đặt hay không? Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm lịch sử tới Vịnh Cam Ranh nổi tiếng đang được đề cập đến trong toan tính chiến lược của người Mỹ. Điều đó không có nghĩa Việt Nam và Mỹ đã tiến gần đến sự hợp tác chiến lược, nhưng hành trình hòa giải và thiết lập tình hữu nghị giữa hai nước vừa mới đây còn là kẻ thù của nhau vẫn là một câu chuyện đáng quan tâm. Câu chuyện cũng mang đến những bài học giá trị trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa ba nhân tố địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và hệ tư tưởng – đầy biến ảo.

Lịch sử hai nghìn năm mối quan hệ lúc ấm lúc lạnh của Việt Nam với người khổng lồ láng giềng Trung Quốc, có thể giải thích tại sao nó lại mở đường cho cho công cuộc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Quốc. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả hai bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể. Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ. Đó là quá khứ, còn hiện nay: Về chính trị – ngoại giao, hai bên đã tiến hành 5 chuyến thăm cấp cao. Phía Hoa Kỳ là các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton (năm 2000), Tổng thống George Bush (năm 2006). Về phía Việt Nam là các chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2008). Từ năm 2008, hai nước đã thiết lập cơ chế đối thoại về chính trị – an ninh – quốc phòng hằng năm. Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục duy trì và thúc đẩy việc trao đổi đoàn các cấp Bộ, ban, ngành… Kể từ khi hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ đến nay theo tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, quan hệ hai nước đã phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã thỏa thuận xây dựng quan hệ đối tác “tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Chuyến thăm của Chủ tịch nước diễn ra vào thời điểm quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục được thúc đẩy, nhất là về kinh tế – thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật và giáo dục. Tạm gác thực tế Mỹ và TQ là hai nền kinh tế đứng đầu thế giới, cũng như những diễn biến ngày càng nóng trong cuộc cạnh tranh vị thế ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương. Lý do tương tự cũng được áp dụng cho nhu cầu xây đắp mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngày nay, một người bạn đủ mạnh để ngăn chặn Trung Quốc trở nên quá hiếu chiến. Như các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nhắc nhở, một quốc gia chỉ có thể chọn bạn bè chứ không thể chọn láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn từ chối liên minh quân sự với Washington để tránh khiêu khích hành động thù địch từ người khổng lồ láng giềng và tránh bị tổn thương do áp lực từ phía Mỹ trong các vấn đề khác.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Đó là cốt lõi của nhân quyền. Chính vì thế mà nhân dân ta đã hy sinh biết bao tiền của, máu xương suốt trong 30 năm dài đấu tranh để giành và giữ vững chủ quyền quốc gia. Hơn bất cứ ai, những người cần lao – lao động trí óc và lao động chân tay Việt Nam hiểu rằng nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì. Đảng và Nhà nước Việt Nam nguyện làm công bộc của nhân dân, thành tâm mong muốn đất nước mau chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Có thành công, có thất bại, sai lầm. Nhưng cái đáng ghi nhận là những người cách mạng Việt Nam đã biết nhận ra những điều sai lầm, quyết tâm đổi mới, sửa chữa để tiến lên. Thái độ đúng đắn nhất là phải xây dựng cho được mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhà nước phải làm đầy tớ thật trung thành cho nhân dân và nhân dân sử dụng nhà nước để làm việc cho mình, nếu nhà nước có sai lầm thì phải phê bình nhưng phê bình không có nghĩa là phỉ báng. Thử hỏi những người lớn tiếng đòi phủ định con đường phát triển của dân tộc, lúc đó họ ở đâu và làm gì? Cũng có một số người đã tham gia vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhưng họ không đủ bản lĩnh để đi hết con đường, nên bằng hình thức này hoặc hình thức khác, họ đã “trở cờ” quay lưng lại với dân tộc, để rồi hôm nay lớn tiếng đòi xét lại con đường đã chọn. Điều đó cũng không có gì lạ, bởi lịch sử thời nào chẳng có những người đi ngược con đường của dân tộc. Một số người khác đòi xét lại lịch sử về sự lựa chọn con đường, họ dùng những từ giả định đại loại theo kiểu “giá như”, hoặc “nếu như” ở một hoặc một vài thời điểm lịch sử nào đó dân tộc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển khác đi…, thì tương lai của đất nước, của dân tộc đã có thể như thế này hoặc như thế khác. Xin nói ngay rằng, lịch sử luôn là lịch sử, không bao giờ có thể là “giá như” hoặc “nếu như”. Lịch sử không có chỗ cho những sự giả định. Cho đến thời điểm này, chắc hẳn tất cả những ai là người Việt Nam, bằng cách này hay cách khác đã từng kinh qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đều hiểu rõ thực chất của cái gọi là những sự “giá như” đó. Họ không muốn gắn độc lập với chủ nghĩa xã hội, một sự độc lập, tự do cho đa số người. Dân tộc này vẫn tiến lên phía trước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những kẻ khoác áo “dân chủ, nhân quyền” chống lại bước tiến của dân tộc này sẽ bị gạt sang một bên, tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người còn lương tri hay thức tỉnh.
Hoa Kỳ 21-7-2013
AMARI TX

Bài liên quan

Tương Lai 2513426460316472770

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

  1. toi khong biet dia chi va phuong cach gui thu cho ong Tuong Lai. Nho Amitax gui tren dien dan loi nhan cho Ong "Mot nguoi mao danh giao su mot nguoi mang y tuong muon lam no le nhu To tien Ong Ta,mot nguoi muon viet lai lich su de bao chua,mot nguoi chang co dong gop gi cho cong cuoc GIAI PHONG DAT NUOC DAN TOCthi khong co tu cach noi ve TU DO DAN CHU.Toi noi do chinh la NGUYEN PHUOC TUONG

    Trả lờiXóa
  2. Nguyen Phuoc TUONG Tuong "KHONG DU TU CACH NOI VE TU DO DAN CHU" vi Han chang co mot dong gop nao cho tu do dan chu cua dat nuoc. Thu hoi trong luc Chu Bac Toi o chien truong mien nam Han o dau .Trong nhung nam 1930 XO VIET NGHE TINH Bo Han lam gi?

    Trả lờiXóa
  3. Vịnh Đôi mắt
    Đôi mắt trời ơi...thiếu mất tròng,
    Đui mù chẳng biết, trí sao thông?
    Cộng Hòa Dân Chủ, Dân nào có
    Xả Hội Cướp Ngày, Nghĩa cũng không
    Quả đấm Việt-Shin chờ phá sản
    Chủ trương Bô-xít lỗ lòi mông
    Kinh bang Tế thế ôi, kinh thế!
    Đất nước giờ đây trụi hết lông.

    Trả lờiXóa
  4. Vịnh Việt Vinh Vỏ

    Vinh Vỏ đứa mô mắt không tròng
    Đặc đầu lổ cống thụt chẳng thông
    Việt chó cò, thập thò lúp ló
    Nguỵ tụt quần , nguỵ chạy lông nhông
    Đánh giặc mồm vẫn lo cộng sản
    Đập cho một phát tím bầm mông
    Như gà nấu cháo ôi thèm thế
    Vào nồi bắc nước ta vặt lông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Vịnh Chè chuối
      Chè chuối não như chuối nấu chè,
      Luận bàn thế sự, lưỡi ngo ngoe.
      Thân cầy rình rập người cùng tộc,
      Kiếp khuyển cắn càn kẻ khác phe
      Vô học trở thành thằng xỏ lá
      Bất tài nên giống đứa ba que
      D'lợn diên-Bút chém, lương hưu lãnh,
      Thất nghiệp về nhà mút hạt le.

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Vặt lông rồi vẫn cứ ngo ngoe
    Đem Võ Vinh bỏ gạo nấu chè
    Bán nước vinh cầu thân khuyển tộc
    Giả danh dân chủ sủa le te
    Làm thơ cứ như thằng vô học
    Tài cùn trí củn lủ ba que
    Không đi làm, lương đâu mà lảnh
    Phận bất tài mà muốn lấy le.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuối mần thơ chó, sủa le te
      Cứ tưởng nhà ta có chó què,
      Luẩn quẩn trong nhà, xơi kít trẻ,
      Loanh quanh xó bếp, bậy sau hè.

      Xóa
  7. Kẻ tiểu nhân thơ phú bầy hầy
    Ngo ngoe vài chử tưởng là hay
    Tài hèn mà lại xưng Vinh Vỏ
    Thất thời mất phận thật là cay
    Rỏ ràng bản chất loài rận chủ
    Làm thì ngu,chỉ giỏi nói trây
    Văn hoa mồm mép toàn hơi thối
    Cờ vàng,rận chủ sủa chung bầy.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Lâu ròi không thấy đôi mắt! Ô hay mắt không sáng là mù hay mờ hay / hj mắt lác mắt né mắt sáng nhìn chân nhìn hjjj khổng dám nói nếu đàn ông, chị em cười chết cứ nhìn.. còn đàn ông sao nhỉ? lại đỏng tính nữa? ôi thiên chúa hay phật hay... mà sao đôi mắt bụi mờ, trong chẳng nhìn nữa sao... /

    Trả lờiXóa
  10. Lại là chú "GS Tai Ương" này, chú sủa bên bauxit chưa đủ hay sao? Lũ BBC nữa các bài viết trên đó toàn của bọn lưu manh. Chúng tưởng dân Việt dễ bị lừa lắm sao?

    Trả lờiXóa

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item