"Showbitch" nghị trường

- Này chú phóng viên, trông chú quen quen ...

- Ôi ... tưởng ai, hóa ra bác Cuốc.

- Chúng ta gặp nhau rồi à?

- Dạ chưa, nhưng nhìn bộ cánh bạch mao của bác là nhà em nhận ra liền mà!

- Ờ, chú em ở báo nào nhỉ?

- Dạ, em ở báo 2 thằng cu ạ.

- Báo 2 thằng cu à? Sao nghe tên lạ thế nhỉ?

- Dạ, bên em là một báo mạng, vẫn còn mới nên chắc bác chưa rõ.

- Ờ thế à? Vậy mà tớ tưởng chú chí ít cũng là ở Thanh Niên, Tuổi Trẻ chứ ... Thôi chào chú em nhé!

- Ơ,.. sao bác vội thế? Bác vừa họp ra, có gì hay chia sẻ với nhà em đi. Báo mạng tụi em nhanh nhạy hơn đám báo giấy kia nhiều!

- Không được. Nguyên tắc của tớ là chỉ chơi với báo lớn thôi. Cỡ nhà chú em được nhiêu vìu mà đòi phỏng vấn tớ?

- Ấy, tại bác không biết chứ nhà em tuy mới ra nhưng cộng đồng Việt tại Tây - ta - Tàu - Nhật,... gì đều biết tiếng cả đó ạ.

- Có thật không? Tớ cũng là khách VIP của Báo Bồn Cầu và Rờ Ép Anh đó nhé!

- Thật mà bác. Báo mạng tụi em tin bắn chiu chíu, mà thời buổi thông tin này, tốc độ là quyết định tất cả.

- Thôi được, coi như món quà làm quen. Hôm nay tớ phá lệ, trả lời phỏng vấn của một thằng cu tí như chú em đây. Chú em có biết về kết quả bỏ phiếu kín thông qua Hiến pháp sửa đổi chưa?

- Dạ, em có nghe nói 486/488 đại biểu đã tán thành thông qua bản Hiến pháp sửa đổi này.

- Ờ, chú em cũng nhanh nhạy đó. Vậy chú có biết ai là người không biểu quyết không?

- Ơ, sao em biết được. Bấm nút đếm người chứ có hiện tên tuổi ra đâu.

- He... he... thế mới nóng sốt. Thế chú em có muốn biết 1 trong 2 người đó không?

- Dạ ... muốn chứ! Chẳng lẽ là ...

- Chứ còn ai vào đây nữa! Chú em cũng nhạy bén đó! Là tớ nè!

- Ồ ... thế người còn lại là ai vậy?

- Làm sao tớ biết được, nhấn nút biểu quyết mà. Vậy mới đảm bảo khách quan được chứ.

- Ơ ... thế sao bác lại tiết lộ "lá phiếu" của mình? Thế là vi phạm quy định về bỏ phiếu kín mà?

- Chuyện ... của tớ tớ khoe. Dẫu sao nó cũng đâu ảnh hưởng gì đến kết quả biểu quyết đâu. Vả lại, nếu tớ không nói với cậu trước, tay kia lại khoe với báo chí trước thì tớ lại là kẻ đến sau à? Có lý nào lại thế được!

- Dạ vâng. Nhưng nhà em thì cứ nghĩ rằng các đại biểu khác không dám làm trái quy định đâu. Thông tin ở cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước mà "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường" rồi thì nguy quá!

- Chú em cứ lo xa ... Ở Việt Nam mình hiện giờ đang có cái mốt đó. Thằng luật sư thì bô bô khoe khoang về thân chủ. Mấy con bé mới lớn thì tự hào vì mình không thèm mặc xu chiêng... Đấy, chú em thấy không, chúng nó nổi như cồn đó thôi!

- Bác nói làm em nhớ ra, đây là tuyệt chiêu của giới showbiz. À mà cũng có người khen bác là "ngôi sao sâu bít nghị trường hàng đầu Việt Nam" đó!

- Thế à? Thằng nào nói hay và đúng thế mà tớ không biết nhỉ? Tớ không phải sao thì còn ai là sao nữa? Hi... hi...

- Quay lại chủ đề nhé. Em lấy làm lạ là sao ý kiến của bác thuộc về phe thiểu thiểu số nhưng nom bác có vẻ hớn hở thế nhỉ?

- Chú mày lại không hiểu chuyện rồi. Thời buổi này không phải là cứ làm đúng, theo số đông là ngon. Phải tạo sự khác biệt! Người ta sẽ tò mò muốn biết 2 tay không biểu quyết kia là ai chứ chẳng ai hơi đâu đi thắc mắc 486 người còn lại. Nói chung, đúng hay sai không phải vấn đề mà phải là NỔI. Nổi là sống chắc rồi!

- Thế sao bác không bấm nút phủ quyết đi cho nó máu nhỉ? Bác không biểu quyết, người ta lại chửi bác là ngồi ghế đại biểu mà chỉ làm phỗng, chẳng có chính kiến gì cả.

- Ấy dà... chú mày thế là bậy rồi. Nổi nhưng phải biết cách Nổi ngửa, chứ Nổi úp thì cũng ngạt thở chết đuối như thường.

- Bác giải thích cụ thể xem nào?

- Này nhé, ví dụ như cái em Tưng ấy. Em nó mà cởi truồng ra chụp ảnh, quay clip mà đưa lên mạng thì có NỔI không? Có chứ gì? Nhưng đó là NỔI SẤP vì em nó đứng hẳn sang 1 bên "Đồi trụy", sẽ bị dư luận đồng lòng "ném đá" nhiệt tình, thậm chí có thể ra tòa vì tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy. Do đó em ấy đã rất thông minh khi chỉ "thả rông" và rêu rao với thiên hạ điều đó. Tất nhiên sẽ có nhiều người chửi, nhưng cũng chẳng thiếu kẻ bao che. Từ đó tạo nên một luồng xoáy dư luận, đưa em ý lên cao. Đó là NỔI NGỬA! Hiểu chửa?

- Ui, việc này thì em cũng mang máng hiểu nhưng nghe được lời giảng của bác, chẳng khác nào trời đang mù mây bỗng rạng ngời ánh nắng. Bác mà nhấn nút phủ quyết có khác nào một mình bác chống lại 486 người kia nhưng bác không biểu quyết, tức bác đứng ra ngoài lề, không ngả theo kết quả số đông đồng ý mà thực ra bác đã đoán biết trước được, cũng tỏ rằng mình chẳng chống lại ai. Không những thế bác có thể ưỡn ngực ra khoe rằng mình không biểu quyết vì còn đang "trăn trở". Dân tình sẽ vỗ tay ầm ầm vì tấm lòng "vì dân vì nước" của bác. Những kẻ chống đối nhà nước thì có thể hỷ hả rằng đại biểu danh tiếng như bác đã không đứng về phía chế độ này. Thật là quá ảo diệu!!!!

- Sư bố cái chú này. Sao chú em lanh thế? Nói chuyện với chú mà cái gì chú cũng biết thế thì chán bỏ mẹ. Thời buổi này phải thế chứ. Mỗi mâm chấm một chút, sao lo chết đói. Các cụ xưa cũng dạy rồi, "người khôn ăn nói nửa chừng. Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo". Chú mày không phải kẻ dại thì cũng đừng vác những điều này lên mặt báo để mà phá nồi cơm của anh đấy nhé.

- Vậy phải viết ra sao ạ?

- Thế này... Tớ muốn "đại diện cho một bộ phận nhân dân" mà như ông Chủ tịch Quốc hội đã nói rằng: "Trong một bộ phận nhân dân và ngay cả một số đại biểu Quốc hội cũng còn có ý kiến khác".

- Bác nói vậy cũng không ổn. Tất nhiên là trong 1 xã hội sẽ có những ý kiến khác nhau, nhưng về lý là thiểu số phải phục tùng đa số. Bác là đại diện cho nhân dân khu vực đã bầu bác vào Quốc hội, thì bác phải thể hiện tiếng nói của nhân dân nơi đấy hoặc chí ít là của cá nhân bác chứ sao lại đại diện cho một bộ phận không xác định nào đó được. Thử hỏi nếu ai cũng nghĩ như bác, cũng muốn mình là đại diện cho cái thiểu số đó thì khi biểu quyết tất cả đều không bấm nút thì sao?

- Ừm... vậy thì do tớ cảm thấy "thời điểm này đã chín muồi cho việc chúng ta không chỉ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà với tất cả trải nghiệm của hơn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên có những bước đi căn bản hơn. Hiện nay tôi thấy có những vấn đề chưa ngã ngũ, ví dụ như vấn đề sở hữu, vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương..., vậy mà chúng ta khép lại như vậy thì tôi cho rằng nó hơi nửa vời".

- Nhưng chuyện Hiến pháp là Hiến pháp, còn "những bước đi căn bản hơn" thì Quốc hội vẫn có thể bàn bạc trong những chương trình riêng của các vấn đề đó cơ mà? Đâu phải là thông qua Hiến pháp sửa đổi tức là đóng lại mọi vấn đề khác?

- Ơ cái chú này, thế tớ trả lời phỏng vấn hay chú trả lời mà cứ móc họng người ta thế?

- Thì em là người phỏng vấn nên em mới hỏi bác chứ?

- Ừm... Vả lại, dẫu là sửa đổi, Hiến pháp vẫn là đạo luật gốc chi phối chúng ta trong nhiều chục năm nữa, giữa lúc thế giới đang thay đổi như thế này...

- Em không hiểu câu nói này của bác. Hiến pháp là đạo luật gốc chi phối nhiều chục năm thì sao? Chẳng phải đó là điều mong muốn của mọi nhà nước hay sao? Em nhớ trước đây các bác còn lấy hiến pháp Mỹ ra để ca ngợi về sự chuẩn mực vì ít thay đổi của nó mà? Thế giới thì lúc nào chẳng đổi thay? Các hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều ra đời trong hoàn cảnh tình hình thế giới nhiều sục sôi, thậm chí là trong những hoàn cảnh ngặt nghèo của đất nước. Mà theo nhà em nghĩ, hiến pháp sửa đổi với mục đích chính là xây dựng nền pháp quyền trong nước ta nên phải lấy tình hình nước ta làm chủ đạo chứ sao phải ngóng thế giới làm chi? Phải chăng bác đang chờ một sự thay đổi như tại Liên Xô và Đông Âu ngày trước?

- Này... này ... chú em đừng có nói vậy nhé. Thôi thì nói trắng ra là "tôi rất băn khoăn trước lịch sử lập hiến: lần đầu tiên chúng ta ghi thẳng vào Lời nói đầu là Hiến pháp cũng chỉ thể chế hóa cương lĩnh của Đảng. Tôi tự đặt câu hỏi rằng đây có phải là một nhận thức tiến bộ hay không? Sự lãnh đạo của Đảng thì có lẽ chúng ta không phải bàn nữa, nhưng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là điều hết sức quan tâm. Chúng ta hãy đọc lại các bản Hiến pháp trước đây, nhất là các Hiến pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, chúng ta thấy rằng Đảng luôn đóng vai trò quyết định, thế nhưng nghệ thuật lãnh đạo lại khác, không thể hiện trực tiếp vào Hiến pháp như vậy, mà đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết".

- Đấy, bác cứ nói thăng thẳng ra như thế lại hay, nhà em ưng. Nhưng nhà em nhớ rằng việc ghi vào hiến pháp là "Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" đâu phải đây là lần đầu tiên? Hiến pháp 1980 ghi:"Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.". Còn hiến pháp 1992 cũng đề cập thế này: "Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.". Hiến pháp 1959, theo tình hình bấy giờ, không ghi rõ chữ "cương lĩnh" nhưng cũng khẳng định "Hiến pháp mới quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta, quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc trong nước, bảo đảm đưa miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho cuộc đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà.". Như vậy, việc bản Hiến pháp sửa đổi này ghi như vậy cũng đâu phải là mới mà chẳng qua là rút gọn cách biểu đạt cho đúng với tinh thần rút gọn lời nói đầu của Hiến pháp. Bác nói mình "trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập" trong "thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ" mà sao bác lại không nắm rõ được việc này nhỉ? Các bản Hiến pháp này cũng đều nêu rõ tính làm chủ, lợi ích tối thượng của dân tộc và nhân dân chứ làm gì có chuyện không "đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết" như ý bác? Phải chăng bác muốn mọi người hiểu rằng quyền lợi của Đảng CSVN là quyền lợi riêng biệt và ở trên "dân tộc và nhân dân"?

- Thôi ... thôi ... tôi không nói chuyện với cậu nữa nhé. Cậu lôi thôi bỏ mẹ. Kia kìa, các phóng viên Tuổi Trẻ, Thanh Niên,... đang xếp hàng chờ tôi trả lời phỏng vấn kia kìa. Chào cậu nhé!

- Ơ này, bác Cuốc,... Bác chưa trả lời xong câu hỏi của em mà? Bớ bác Cuốc... Hây dà ... thế này thì hết là Sâu bít (Showbiz) mà chuyển sang thành Sâu đít (Showbitch) mất rồi!

Bài liên quan

Nhận diện 3470727319142247974

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

  1. Cam on Thanh Tung, Bai viet hay qua! Da chi ro duoc ban chat – bo mat that cua Ong Nghi Cuoc nay. Chi thuong cho cu tri tinh Dong Nai sao lai bau ong Cuoc nay lam Dai bieu Quoc hoi khong biet.
    Qua su viec khong bam nut lan nay, minh tin chac rang, ong Cuoc nay cung se TRO CO nhu may vi Hue Chi, Tuong Lai, Quang A, Le Hieu Dang…thoi. De cho xem.

    Trả lờiXóa
  2. Ông Dương China này rất hay! Hay ở chỗ khéo léo lồng ghép câu chữ làm cho người đọc thấy ông ấy rất yêu nước, quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, nhưng phân tích kỹ thì lại thấy là ngược lại. Tiên sư bố! Em bái phục.

    Trả lờiXóa
  3. Chắc cũng được hết nhiệm kỳ này. Rồi mặt chuột cũng lòi ra thôi. Cảm ơn Thanh Tùng!

    Trả lờiXóa
  4. Mình đã khẳng định D Trung Cuốc sẽ thành rận từ cách đây cả chục năm, khi lần đầu tiên mình thấy hắn múa mỏ trên VTV, lần đó hắn cũng đã lôi Bác Hồ ra làm bình phong rồi!

    Trả lờiXóa
  5. Pằng pằng pằng...Chính xác! Trúng tâm đen của Quốc Bạc! Hoan hô Thanh Tùng!

    Trả lờiXóa
  6. HAY! trúng tim đen nhà Xử học. CỬ TRI LONG AN cần kiểm điểm lại mình đi. AI dã bỏ phiếu cho Rận Cuốc - CON BƯỚM ĐÊM này. Rồi cái ngày hối hận của họ sẽ đến.

    Trả lờiXóa
  7. Thật chất DTQ là một tên cơ hội chính trị, kẻ xét lạ và xuyên tạc lịch sử, bốc mùi nhờ những kẻ phản bội, cơ hội chính trị và những kẻ tôi tớ cho ngoại bang tâng bốc huấy bẩn dư luận xã hội.

    Trả lờiXóa
  8. Dương Trung Quốc hết cửa rồi.
    Làm chí sĩ như Ngô Đình Diệm hồi 1954 thì không có cửa vì Mỹ không dám đánh VN lần 2
    Ngu rồi mất sạch như Bùi Tín thì DTQ không dám
    DTQ chỉ còn mỗi cửa là vẫn có lương hưu rồi gào rú giống như Nguyên Ngọc, Quang A, .... thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra ông nghị này rất thức thời, có một số phe phái đang muốn tạo ra tầng lớp chính khách chuyên sống bằng nghề đối lập, ông Dương Trung Quốc đang ứng cử cho cái vị trí ấy.

      Xóa
  9. Đối lập thì phải tuân theo luật pháp
    Trái luật thì phải xử trước, không cần quan tâm chuyện đối lập hay không đối lập
    Nước mình dân trí thấp quá, có nhiều thằng làm trái luật thì cũng kêu là "đối lập"

    Bọn này phạm tội xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền chống nhà nước, đó là vi phạm pháp luật, bọn nó đối lập hay không thì không cần biết.

    Trả lờiXóa

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Nhà bên

Thư viện blog

item