Chủ nghĩa tư bản: Một chuyện tình

Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chí...

Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. "Chủ Nghĩa Tư Bản: một chuyện tình" (Capitalism: A Love Story - 2009) chính là sự truy vết những nguyên nhân chưa từng được tiết lộ của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu năm ấy, do "Ông hoàng của thể loại phim tài liệu", đạo diễn Michael Moore dàn dựng.


Ngay từ lần đầu ra mắt tại liên hoan phim Venice năm 2009, bộ phim lập tức nhận được những phản hồi tích cực từ giới phê bình. Tạp chí Variety đánh giá đây là một trong những bộ phim hay nhất của đạo diễn Michael Moore. Phát biểu trước các nhà báo có mặt tại liên hoan phim Venice, đạo diễn Moore cho biết: "Cá nhân tôi chịu ảnh hưởng của những người tốt, những người làm việc vất vả và cuộc sống bị hủy hoại do quyết định từ các cá nhân vốn không quan tâm tới lợi ích của ai khác ngoài công ty họ".

Hòa trộn sự châm biếm đã trở thành "thương hiệu" với số phận bi kịch của nhân vật, Moore tấn công vào chủ nghĩa tư bản, bởi theo ông hình thái xã hội này là "một hệ thống làm giàu cho số ít bằng sự trả giá của số đông". Qua bộ phim bạn sẽ thấy một nước Mỹ hoàn toàn khác với những gì mà bạn thường được xem trong các bộ phim, các bài báo "bợ đít Mỹ" của cả một hệ thống tuyên truyền toàn cầu. Bạn sẽ không thể ngờ khi tại "thiên đường" đó, nhân phẩm trẻ em cũng là một món hàng được kinh doanh bởi sự bắt tay giữa các "công ty giáo dục" và hệ thống luật pháp. Bạn cũng sẽ biết rằng hàng ngày mình đang bị hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và hệ thống tài chính tư bản toàn cầu nói chung đang móc túi mình, đang bần cùng hóa mình như thế nào. Bạn cũng sẽ biết rằng "dân chủ" ở Mỹ thực ra là chuyện 2 con sói và 1 con cừu cùng bỏ phiếu để quyết định về món ăn trong bữa tối của chúng...

Cuối cùng, nhà làm phim người Mỹ nói: "Chủ nghĩa tư bản là một ác quỷ. Và bạn không thể điều khiển ác quỷ. Bạn phải tiêu diệt nó và thay thế nó bằng một thứ gì đó tốt đẹp cho tất cả mọi người". Phim kết thúc với cảnh Michael Moore kéo dải băng có dòng chữ "hiện trường tội ác, không được bước qua" bao bọc trung tâm tài chính phố Wall và kêu gọi mọi người cùng hành động. Một thú vị nữa là bộ phim kết thúc trong âm điệu hùng tráng của bản "Quốc tế ca". Chẳng rõ có phải nhờ một phần bởi lời kêu gọi của Moore hay không nhưng sau đó 2 năm, phong trào "chiếm phố Wall" đã nổ ra.
Mời các bạn xem phim ngay dưới đây hoặc tại link này.

Bài liên quan

Giấc mơ Mỹ 4847178672311879008

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item