Lều báo và textwar

B ạn mua một tờ báo giấy vài ngàn đồng vào mỗi buổi sáng. Đọc cho hết từ trang bìa đến trang cuối sau đó bạn có thể bán ve chai, dùng gói xô...

Bạn mua một tờ báo giấy vài ngàn đồng vào mỗi buổi sáng. Đọc cho hết từ trang bìa đến trang cuối sau đó bạn có thể bán ve chai, dùng gói xôi hay vài việc linh tinh nào đó. Có thể bạn rất quan tâm một bài viết nhưng bạn không thể kẹp tờ báo vào nách chạy khắp xóm ,gặp ai cũng dí tờ bài báo vào mặt người ta và nói "tui mới đọc bài này , ý kiến của tôi abc xyz ..."

Với Báo mạng, "cộng đồng mạng" làm được những điều mà người đọc báo giấy không thể. Báo mạng là miễn phí ( thứ miễn phí thì đừng đòi hỏi nó phải đáng đồng tiền bát gạo ), click một phát là xem được không tốn một xu. Xem xong là "share" cho vài trăm người ( có thể hàng ngàn , tùy số "friend" trên các mạng xã hội ) kèm theo ý kiến cá nhân. Và bi kịch của "cộng đồng mạng" bắt đầu từ đây : anh sai rồi , ý tui như thế này blah blah . Và thế là có chiến sự.

Thế đấy cuộc chiến ký tự bùng nổ , ngày nào cũng có "Text war". Vấn đề nào càng nhạy cảm thì text- War càng bự. Các nhân mạng , à không , các "mạng nhân" trong "Cộng đồng mang" ngoài đời chả biết là người thế nào nhưng khi kết nối với internet lập tức trở thành các nhà đạo đức , nhà hiền triết ngay và luôn. Công nhận là "Cộng đồng mang" rất nhân ái ,tốt bụng , tấm lòng sáng trưng như đèn pha oto ( qua câu chữ ). Tới 2014 này "Cộng đồng mang" đã lên con số hơn 30 triệu người. Quả thật "Cộng đồng mang" tốt nết như thế thì Việt Nam phúc đức biết bao nhiêu.

"Cộng đồng mang" đọc báo mạng quá nhiều , lại hăng say text -war nên có mấy khi ngồi suy ngẫm. Mọi việc lớn bé "Cộng đồng mang" đều phán theo cảm tính , và cảm tính này là của mấy anh phóng viên báo mạng mớm cho. Để cảm tính dẫn dắt quả đầu là vấn đề của mọi vấn đề liên quan đến "Cộng đồng mạng".
Để bao che hay biện bạch cái xấu "Cộng đồng mang" hay lôi từ "hoàn cảnh".
Cave- trộm cướp, lâm tặc ... : do nghèo ,hoàn cảnh éo le...
Sự thật : đời làm gì có cái luật hễ nghèo là phải làm bậy , và lắm anh chị cave - trộm cướp thoát nghèo rồi vẫn cứ hành nghề cho tới khi bị tóm.

Khi phải đối diện với một hành vi xấu, bầy đàn các "nhà đạo đức" thường lôi tình cảm ra làm lá chắn bảo vệ hoặc làm vũ khí tấn công đối tượng họ đánh dấu.
- trộm chó bị dân làng đánh + đốt chết : đáng đời ,ai bảo trộm "bạn của loài người", nên ....(Tấn công tên trộm chó )

Một tên trộm khác ( chuyên trộm bạc tỷ ) bị công an đánh chết : ôi thương quá ,"công an mất hết tính người" , "gia đình nạn nhân sống làm sao" , " uất ức , chua xót quá "( tấn công Công An )
Sự thật : số tiền tên trộm bị Công an đánh chết kia quy ra ...chó khoản gần chục ngàn con. Tên trộm chó vẫn có gia đình,hắn chết cũng để lại vợ con nheo nhóc đấy chứ mà chẳng thấy "nhà đạo đức" nào xót thương.

Internet là một phương tiện để con người trau dồi tri thức , tiếc thay người Việt Nam dùng internet phần lớn thời gian để chém gió thể hiện cái tôi của mình hơn là đọc hiểu , suy ngẫm.

Lỗi do ai ?

Năm 2000 internet bắt đầu phổ biến ở các nước Âu - Mỹ. Người ta đã dùng email thay cho thư dùng các điện thoại màn hình trắng đen như Palm, Blackberry...để lướt web, nhận email.Bộ Quốc Phòng Mỹ khai sinh internet từ thập niên 80 và chậm rãi đưa nó vào cuộc sống. Nói cách khác người ta có thời gian xây dựng "văn hóa internet"

Năm 2000 Việt Nam bùng nổ xe máy China với các huyền thoại Dream Tàu , wave Hồ Cẩm Đào. Gần như chả mấy người biết mặt mũi cái anh internet ra sao. Chỉ 10 năm sau , internet đã về đến bản , facebook chui tận xó bếp gia đình. Rất nhiều "mạng nhân" ra tiệm mua cái smartphone mà không biết cách sigh up một email, phải nhờ tiệm làm cho. Ấy vậy mà chỉ cần nhét cái sim 3g vào smartphone là "nhân mạng" ấy lập tức trở thành một nhà thông thái , nhà đạo đức, chém gió rào rào
Bùng nổ internet ở Việt Nam quá nhanh , văn hóa mạng chưa đủ thời gian để hình thành. "Cộng đồng mang" cứ như thổ dân lần đầu vào thành phố không biết đèn đỏ -đèn xanh để làm gì .Mức độ hoang dã của "Cộng đồng mang" được người ta gọi là "bầy đàn" cũng không oan.

Góp phần lớn dung dưỡng tính bầy đàn , hoang dã của "Cộng đồng mang" không ai các hơn là các tập đoàn lều báo ( tục danh kền kền chữ nghĩa ). Lều báo thì khỏi phải bàn vì phương châm sinh tồn của họ là "view, view nữa view mãi", mỗi cái view của bạn đọc được quy ra thu nhập của họ thì cớ gì mà họ không đưa tin / viết bài shock câu view ? . Dùng từ "kền kền" để ám chỉ lều báo quả thật nặng nề nhưng hợp lý. Kền kền ăn xác thối , Lều báo gây ra text war, sống nhờ text war
Giá như lều báo không thảm hại nhem nhuốc thế này thì có lẽ tính bầy đàn và căn bệnh tự nhận là "nhà đạo đức" của "Cộng đồng mang" không đến nỗi trầm kha như bây giờ.
Than ôi , nếu có "giá như'' thì người ta đã nhét được Paris vào cái chai rồi.


Và bây giờ , để bảo vệ một hành vi xấu , các "nhà đạo đức" đốt đuốc tìm kiếm cái tốt trông hành vi xấu. Một em bé trộm sách , siêu thị bắt được và làm nhục. Chuyện bé tẹo như cây kẹo nếu hai bên dẫn nhau ra tòa thế nhưng lều báo và cộng đồng mạng xé cho to ra. Các "nhà đạo đức" đang làm luật sư cho em bé một cách hết sức ngớ ngẩn và buồn cười. Họ nói "Ăn cắp sách" là tốt , đáng thông cảm, hoan nghênh không khác mấy Robin Hood hay 108 anh chị Lương Sơn Bạc. Họ vận động quyên góp tiền cho đương sự mua sách , ép cả mấy chục con người đứng xếp hàng khoanh tay xin lỗi đương sự. (Lấy một cái sai khác để sửa sai ,không coi pháp luật ra kí lô nào ). Có mấy nhà đạo đức đặt vấn đề "phải chăng người Việt Nam hay ăn cắp nên đồng cảm với em gái ăn cắp sách ?" Thiệt hết biết, thì ra em gái ấy là một người Việt Nam tiêu biểu ?
Em bé sai một , siêu thị sai một thì "cộng đồng mạng " và lều báo sai đến mười , đến cả trăm.

Hơn 60 trước, nhà Văn Nam Cao cũng đã ngán ngẩm căn bệnh tự bao biện cho cái xấu của mình. Đại khái là có anh nọ trồng được một vườn chuối nhưng bán cho hai người. Kết cục là anh ta than vãn: "Giá như một cây chuối có thể trổ hai buồng thì hắn đã không mang tiếng là người lật lọng".

© Bao Bất Đồng

Bài liên quan

Truyền thông 6289771929004396657

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item