Một bài báo ngu xuẩn của báo Lao Động

Đ ó là bài Có "tí" vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won !. Ngay khi đọc tiêu đề người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra cái từ tí ...

icon18_edit_allbkg
Đó là bài Có "tí" vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won!. Ngay khi đọc tiêu đề người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra cái từ tí trong ngoặc kép được dùng để ám chỉ phát ngôn của ông cục trưởng cục đường sắt trong việc nâng giá gói thầu đường sắt trên cao vừa qua. Tất nhiên báo Lao Động không có khả năng mổ xẻ những khúc mắc phía sau vụ đó, nhưng họ thừa khả năng dựa vào đó để bới móc.
Lao-dong-tu-chuc



Tờ Lao Động viết:

"Ông Chung Hong-won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27.4. Một sự ra đi đầy tự trọng, một sự cúi đầu thể hiện nhân cách cao của một nhà lãnh đạo.
Vụ chìm phà đã xác định lỗi do tổ lái, trách nhiệm trực tiếp quá rõ ràng. Thế nhưng, người giữ chức vụ cao nhất của chính phủ, phải gián tiếp qua rất nhiều vị trí trung gian khác liên quan đến tai nạn, lại nói một câu rất trách nhiệm: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn vụ tai nạn này và không xử lý thích hợp vụ việc sau đó".

Vâng, một sự ra đi tự trọng, một nhân cách cao cả, có lẽ báo Lao Động nên mời ông ấy về làm tổng biên tập biết đâu nhờ thế mà nhân cách và sự tự trọng của báo Lao Động cũng được tăng thêm vài "tí".

Cần phải nói thẳng ra rằng, vụ từ chức của ông thủ tướng Hàn Quốc chỉ là một màn kịch chính trị, chức vụ thủ tướng không có thực quyền trong nội các đã được đem thí tốt để đánh lạc hướng dư luận về trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc trong thảm họa chìm phà Sewol.

Cần nói thêm là tờ Lao Động với khẩu hiệu "Lợi quyền của người lao động" đã ngay lập tức phản bội quyền lợi của người lao động khi kết luận trách nhiệm chìm phà thuộc về người lao động (tổ lái). Cho tới nay đã có tổng cộng 15 nhân viên phà Sewol bị bắt, họ bị cáo buộc là đã thoát thân bằng xuồng cứu hộ mà không trợ giúp hành khách. Đó chỉ là điều dối trá nhằm giúp công ty sở hữu bến phà trốn tránh trách nhiệm và tờ Lao Động đã không ngần ngại nhai lại.

Mười hai nhân viên trên phà chỉ là lao động tạm thời, bao gồm cả thuyền trưởng, họ chỉ có hợp đồng lao động một năm. Các nhân viên không được huấn luyện về các quy tắc an toàn nên không biết cách xử lý tai nạn. Phà có 3 thuyền trưởng, nhưng hai thuyền trưởng thường xuyên bị sử dụng trong các chuyến đi dài, do đó luôn chỉ có một người trên đài chỉ huy, tai nạn đã xảy ra khi người kém kinh nghiệm điều khiển phà. Với việc sử dụng nhân công kiểu đó thì không có gì ngạc nhiên khi tai họa xảy ra. Ai phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng lao động đầy bất cẩn đó? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do phà Sewol bị hỏng hệ thống lái, và công ty đã được biết điều đó. Thuyền trưởng đã yêu cầu sửa chữa nhưng không được công ty đáp ứng. Phà Sewol được đăng kiểm lại sau khi được mua từ một công ty Nhật Bản vào năm 2012. Các tầng đã được gắn thêm vào để chiếc phà có thể chở được nhiều hàng hóa và người hơn, chính điều đó đã làm nó mất ổn định trong nước. Theo nhà lập pháp đối lập Kim Yeong-rok, chiếc phà đã chở 3,608 tấn hàng hóa, gấp 3 lần tải trọng được phép. Ai đã tạo ra một chiếc phà chở gấp ba lần trọng lượng cho phép với hệ thống lái bị hỏng? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Ông thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp ư? Câu hỏi là ai phải chịu trách nhiệm về sai phạm của công ty Chonghaejin Marine? Không ai khác chính là chính quyền Hàn Quốc và ông thủ tướng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về những sai phạm có hệ thống của công ty Chonghaejin Marine.

Vụ chìm phà Sewol là thảm họa chìm phà lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc nhưng không phải là điều bất thường. Ba tuần trước đây, một chiếc phà khác của công ty Chonghaejin đã gây tai nạn trên Biển Vàng. Trong năm nay cũng đã có vài vụ tai nạn xảy ra đối với các phà của hãng Chonghaejin Marine. Tại sao các vụ tai nạn của hãng Chonghaejin Marine bị lờ đi? Tại sao chính quyền không có biện pháp nào siết chặt lại an toàn?

Hãng Chonghaejin Marine do Yu Byeong-eon và hai con trai sở hữu, là một công ty thuộc Semo Marine, công ty con của Semo Group. Công ty Semo tuyên bố phá sản vào năm 1997 dẫn đến sự tan rã của tập đoàn. Yu đã sử dụng quỹ Semo để lập ra công ty Chonghaejin. Sau nhiều năm, ông ta đã xây dựng được quan hệ thân cận với các quan chức chính quyền, như nhà cựu độc tài quân sự Chun Doo-hwan và cựu thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, nhằm lách qua các quy định về vay nợ và kinh doanh. Yu hiện đang bị điều tra về thiếu trách nhiệm, tham ô, trốn thuế và hối lộ. Yu bị cáo buộc hối lộ các quan chức Bộ Ngư Nghiệp và Hàng Hải cũng như Cục Bảo Vệ Bờ Biển Hàn Quốc để họ bỏ qua những vi phạm của công ty.

Trách nhiệm của ông thủ tướng Chung Hong-won là đã không thi hành chính sách an toàn giao thông một cách tới nơi tới chốn và dung túng cho doanh nghiệp kiếm lợi bất chấp sự nguy hiểm đối với tính mạng con người. Ông ta từ chức chính là để không phải trả lời những câu hỏi đó, và tránh cho chính quyền phải trả lời những câu hỏi đó. Chưa kể đến câu hỏi về sự liên quan giữa vụ chìm phà với tình trạng tham nhũng vẫn còn đang lơ lửng trên đầu họ. Nhưng chính quyền Hàn Quốc đã nhanh chóng đổ mọi trách nhiệm lên đầu những người lao động thấp cổ bé họng và phủi tay.

Thật kinh ngạc khi câu chuyện kinh tởm của một hệ thống bóc lột người lao động tồi tệ lại được một tờ báo tự xưng là bảo vệ quyền lợi của người lao động đem về để ca tụng. Tất cả những gì mà tờ Lao Động đăng chỉ là nhai lại tin tức của báo khác, không kiểm chứng, không làm rõ, không bằng chứng.

Dựa trên nhưng điều xuyên tạc đó tờ Lao Động đưa ra sự liên hệ với các vụ tai nạn ở Việt Nam. Đúng là hầu hết các vụ tai nạn ở Việt Nam đều không có ai đứng ra chịu trách nhiệm và không có ai từ chức. Nhưng tờ Lao Động hoàn toàn dối trá ở chỗ này, tuyên bố chịu trách nhiệm hay thậm chí từ chức không phải là cách duy nhất hay tốt nhất tỏ ra có trách nhiệm, thực tế cho thấy đó còn là cách trốn tránh trách nhiệm, như trường hợp của ông thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. Vâng, tờ Lao Động muốn có những kẻ trốn trách trách nhiệm một cách cao cả để ca tụng và bằng cách đó tờ Lao Động chống lại người lao động. Chỉ mới có "tí" lao động thôi đấy!
© Cu Nỡm Xóm Liều

Bài liên quan

ĐBQH Hoàng Hữu Phước nói về "Hội chứng Hoàng Sa"

Phàm khi nói về bất kỳ chứng bịnh nào mang đầy đủ 4 đặc tính của (a) thoát thai từ sai lầm chủ động hay thụ động, (b) lệch lạc tâm lý trực tiếp hay gián tiếp, (c) có những triệu chứng bịnh lý rối loạn...

Xin cùng nhau bảo vệ truyền thông chân chính

Gần đây có quá nhiều bài viết của báo không rõ nguồn gốc, không đủ bằng chứng cũng như không có giám định của cơ quan chức năng về vấn đề của Chùa hay Quý Thầy. Và rồi từ đó được chúng ta thẳng tay sh...

Một số tờ báo Việt biến mình thành cái loa xuyên tạc cho phương Tây?

Hôm nay, ngày thứ 5 sau thảm họa máy bay MH17, ngay sau khi có Nghị quyết của LHQ về MH17, lực lượng Đông Ucraina đã lập tức bàn giao hộp đen trong tình trạng tốt, chưa bị can thiệp cho giới chức Mala...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Ở cái thời tối tăm như tiền đồ nhà chị Dậu thì một ngọn đèn là ánh sáng chân lý. Còn ở thời bóng điện đại trà như nay, chỉ có ánh sáng từ vụ nổ bom nguyên tử mới là ngọn đuốc soi đường. - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

Mạn đàm về thiện và ác – Kỳ 3: Tiếp tục về Dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Bây giờ sẽ đi phân tích về vấn đề dân quyền, như ở trên tôi đã nói, nếu không có Độc lập thì bạn hoàn toàn không có dân chủ. Mơ về một ước mơ viển vông khi nước ngoài đem lại dân chủ cho chúng ta là h...

Mạn đàm về thiện và ác – Kỳ 2: Dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Tại sao khác với các bài trước tôi luôn chọn vấn đề kinh tế chính trị để viết thì lần này tôi lại chọn vấn đề là dân chủ. Vì dân chủ là một điều luôn gây bức bối trong chính xã hội hiện nay, ở đâu tôi...

Mạn đàm về thiện và ác – Kỳ 1: Sự thật đằng sau cuộc chiến Lybia

Cách đây 3 năm, cái gọi là "mùa xuân Ả Rập" đã diễn ra hàng loạt tại các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông như Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Jordan, Syria, Libya và Maroc,.. Trong đó đáng chú ý nhất l...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item