Lenin: Bàn về tính chất báo chí của chúng ta
C húng ta dành quá nhiều chỗ trong báo chí cho cổ động chính trị về những đề tài cũ, -cho việc nói huyên thuyên về chính trị. Còn đối với cô...
https://daosichanga.blogspot.com/2015/03/lenin-ban-ve-tinh-chat-bao-chi-cua.html
Chúng ta dành quá nhiều chỗ trong báo chí cho cổ động chính trị về những đề tài cũ, -cho việc nói huyên thuyên về chính trị. Còn đối với công cuộc xây dựng đời sống mới, đối với những việc luôn luôn xảy ra về mặt này, thì lại nói đến quá ít.
Khi nói đến những hiện tượng giản đơn, mọi người đều biết rõ và đã được quần chúng hiểu khá rõ rồi, như những hành vi phản bội bỉ ổi của bọn Men-sê-vích, tôi tớ của giai cấp tư sản, những cuộc xâm lược do Anh-Nhật gây ra để khôi phục lại những quyền lợi thiêng liêng của tư bản, những cái nghiến răng ken két của bọn triệu phú Mỹ chống lại nước Đức v.v. và v.v. thì tại sao không viết 10 dòng hay 20 dòng thôi, mà lại viết những 200 dòng đến 400 dòng? Những vấn đề đó cần được nói đến, mỗi sự kiện mới trong những lĩnh vực cần phải được nêu ra, nhưng không cần phải viết thành hẳn một bài báo cũng không cần phải lặp lại những lập luận cũ; chỉ cần dung một vài dòng, dung “thể văn điện tín” để đả kích những biểu hiện mới của một chính sách cũ, đã từng biết, đã từng được đánh giá rồi.
Báo chí tư sản của cái “thời tốt đẹp xưa kia của giai cấp tư sản” thường không nói động gì đến những “chuyện thiêng liêng nhất”, tức là tình hình nội bộ của công xưởng và xí nghiệp tư nhân. Cái thói quen đó phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản. Chúng ta phải triệt để trút bỏ cái thói quen đó đi. Nhưng chúng ta lại chưa làm được như vậy. Tính chất của báo chí chúng ta vẫn chưa thay đổi được đúng như nó phải thay đổi trong một xã hội đang quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Hãy bớt nói chính trị, nói ít hơn nữa. Chính trị đã hoàn toàn “sáng tỏ” rồi, và quy thành đấu tranh giữa hai phe: phe giai cấp vô sản đã nổi dậy và phe một nhóm tư bản chủ nô (và bè lũ chó săn của chúng, kể cả bọn Men-sê-vích, v.v.). Tôi nhắc lại rằng, về cái chính trị đó, ta có thể và cần phải nói rất ngắn gọn.
Hãy nói thêm về kinh tế, nói nhiều hơn nữa. Nhưng không nên nói theo cái kiểu những nghị luận “chung chung”, những bài nghiên cứu uyên bác, những chương trình sặc mùi trí thức và những chuyện nhảm nhí khác, - tiếc rằng tất cả những thứ đó cũng thường chỉ là những chuyện nhảm nhí mà thôi. Không, kinh tế cần thiết cho chúng ta, trên cái ý nghĩa là chúng ta phải thu thập, kiểm tra tỉ mỉ và nghiên cứu những sự việc trong việc xây dựng thật sự đời sống mới. Trong việc tổ chức một chế độ kinh tế mới, thì các công xưởng lớn, công xã nông nghiệp, ủy ban nông dân nghèo, hội đồng kinh tế quốc dân địa phương, thực tế có được những thành tựu nào không? Những thành tựu đó là gì? Những thành tựu đó đã được xác nhận chưa? Trong những thành tựu đó liệu còn chẳng chuyện bịa đặt, khoác lác, hứa hẹn kiểu trí thức (“việc đó bắt đầu được chỉnh đốn rồi”, “kế hoạch đã được đặt ra rồi”, “chúng ta đã bắt tay vào việc”, “bây giờ chúng tôi bảo đảm”, “nhất định sẽ cải thiện được”) và những lời hứa bịp kiểu lang băm khác, v.v. mà “chúng ta” rất thiện nghệ? Thành tựu đạt được bằng cách nào? Làm thế để mở rộng những thành tựu ấy?
Đâu rồi cái bảng đen kể những công xưởng lạc hậu, mà sau khi quốc hữu hóa vẫn còn là những kiểu mẫu về hỗn loạn, tan rã, bẩn thỉu, cướp bóc, ăn hại, bảng đen đó đâu? Không có. Nhưng những công xưởng như thế, thì lại có. Chúng ta sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của chúng ta, nếu chúng ta không đấu tranh chống những “kẻ gìn giữ truyền thống của chủ nghĩa tư bản”. Chừng nào chúng ta còn im lặng chịu đựng, không đả động gì đến những công xưởng đó, thì chúng ta thật không phải là người cộng sản mà chỉ là những kẻ thiển cận. Chúng ta không biết dùng báo chí để tiến hành đấu tranh giai cấp, như giai cấp tư sản đã làm. Chúng ta cứ nhớ lại xem trên báo chí của nó, giai cấp tư sản đã hoàn toàn biết công kích những kẻ thù của giai cấp của nó như thế nào, đã chế giễu, đã bôi nhọ như thế nào, đã khiến cho họ không sống nổi như thế nào. Còn chúng ta thì sao? Chẳng lẽ đấu tranh giai cấp trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội lại không phải là bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân chống lại những nhúm, những bộ phận, những tầng lớp công nhân cứ khăng khăng cứ giữ mãi những truyền thống, những thói quen của chủ nghĩa tư bản và tiếp tục có thái độ đối với Nhà nước Xô-viết như đối với Nhà nước cũ: cung cấp cho “nó” lao động với số lượng càng ít càng tốt, với chất lượng xấu nhất, và lấy của “nó” càng nhiều tiền càng tốt, hay sao? Trong số những xưởng Xoóc-mô-vô và Pu-ti-lốp v.v., những kẻ đê mạt như thế có phải là ít không? Chúng ta đã tóm được vạch mặt được và làm nhục được bao nhiêu tên?
Báo chí không hề nói đến điều đó. Và nếu có nói đến thì lại bằng một giọng hành chính, quan liêu, không phải giọng của báo chí cách mạng, một cơ quan báo chí của nền chuyên chính của một giai cấp chứng minh được bằng việc làm rằng sự phản kháng của bọn tư bản và của những kẻ cứ ôm mãi cái tập quán ăn bám kiểu tư bản, sẽ bị kiên quyết diệt trừ.
Trong chiến tranh cũng vậy. Chúng ta có công kích bọn chỉ huy hèn nhát và bọn ngu ngốc không? Chúng ta có tố cao cho nước Nga thấy những đội quân vô dụng không? Chúng ta đã “tóm” được đầy đủ những phần tử đáng ghét, đáng phải lớn tiếng đuổi ra khỏi quân đội vì bất lực, lơ là, chậm trễ, v.v., chưa? Chúng ta không tiến hành cuộc chiến tranh thật sự, thẳng tay và chân chính cách mạng chống những kẻ đại biểu cụ thể cho những hành vi xấu xa. Chúng ta rất ít dung những tấm gương cụ thể, sinh động, lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống, để giáo dục quần chúng, mà đây lại là nhiệm vụ chính của báo chí trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta rất ít chú ý đến đời sống thường ngày trong công xưởng, nông thôn và bộ đội, là những nơi mà đời sống mới được xây dựng mạnh hơn mọi nơi khác, mà chúng ta phải chú ý hơn mọi nơi khác, phải tuyên dương, phải phê bình công khai, công kích những tật xấu, hô hào học tập cái tốt.
Hãy bớt bàn suông tán nhảm về chính trị. Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi. Hãy gần gũi đời sống hơn nữa. Hãy chú ý nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông đã thực tế sáng tạo cái mới như thế nào. Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem cái mới đó đã có tính chất cộng sản chủ nghĩa đến mức độ nào.
“Sự thật” số 202.
20 tháng chin 1918
Ký tên: N. Lê-nin V.
(Lê-nin: toàn tập, tiếng Nga, xuất bản lần thứ 4, t.28, tr 78-80.)
Khi nói đến những hiện tượng giản đơn, mọi người đều biết rõ và đã được quần chúng hiểu khá rõ rồi, như những hành vi phản bội bỉ ổi của bọn Men-sê-vích, tôi tớ của giai cấp tư sản, những cuộc xâm lược do Anh-Nhật gây ra để khôi phục lại những quyền lợi thiêng liêng của tư bản, những cái nghiến răng ken két của bọn triệu phú Mỹ chống lại nước Đức v.v. và v.v. thì tại sao không viết 10 dòng hay 20 dòng thôi, mà lại viết những 200 dòng đến 400 dòng? Những vấn đề đó cần được nói đến, mỗi sự kiện mới trong những lĩnh vực cần phải được nêu ra, nhưng không cần phải viết thành hẳn một bài báo cũng không cần phải lặp lại những lập luận cũ; chỉ cần dung một vài dòng, dung “thể văn điện tín” để đả kích những biểu hiện mới của một chính sách cũ, đã từng biết, đã từng được đánh giá rồi.
Báo chí tư sản của cái “thời tốt đẹp xưa kia của giai cấp tư sản” thường không nói động gì đến những “chuyện thiêng liêng nhất”, tức là tình hình nội bộ của công xưởng và xí nghiệp tư nhân. Cái thói quen đó phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản. Chúng ta phải triệt để trút bỏ cái thói quen đó đi. Nhưng chúng ta lại chưa làm được như vậy. Tính chất của báo chí chúng ta vẫn chưa thay đổi được đúng như nó phải thay đổi trong một xã hội đang quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Hãy bớt nói chính trị, nói ít hơn nữa. Chính trị đã hoàn toàn “sáng tỏ” rồi, và quy thành đấu tranh giữa hai phe: phe giai cấp vô sản đã nổi dậy và phe một nhóm tư bản chủ nô (và bè lũ chó săn của chúng, kể cả bọn Men-sê-vích, v.v.). Tôi nhắc lại rằng, về cái chính trị đó, ta có thể và cần phải nói rất ngắn gọn.
Hãy nói thêm về kinh tế, nói nhiều hơn nữa. Nhưng không nên nói theo cái kiểu những nghị luận “chung chung”, những bài nghiên cứu uyên bác, những chương trình sặc mùi trí thức và những chuyện nhảm nhí khác, - tiếc rằng tất cả những thứ đó cũng thường chỉ là những chuyện nhảm nhí mà thôi. Không, kinh tế cần thiết cho chúng ta, trên cái ý nghĩa là chúng ta phải thu thập, kiểm tra tỉ mỉ và nghiên cứu những sự việc trong việc xây dựng thật sự đời sống mới. Trong việc tổ chức một chế độ kinh tế mới, thì các công xưởng lớn, công xã nông nghiệp, ủy ban nông dân nghèo, hội đồng kinh tế quốc dân địa phương, thực tế có được những thành tựu nào không? Những thành tựu đó là gì? Những thành tựu đó đã được xác nhận chưa? Trong những thành tựu đó liệu còn chẳng chuyện bịa đặt, khoác lác, hứa hẹn kiểu trí thức (“việc đó bắt đầu được chỉnh đốn rồi”, “kế hoạch đã được đặt ra rồi”, “chúng ta đã bắt tay vào việc”, “bây giờ chúng tôi bảo đảm”, “nhất định sẽ cải thiện được”) và những lời hứa bịp kiểu lang băm khác, v.v. mà “chúng ta” rất thiện nghệ? Thành tựu đạt được bằng cách nào? Làm thế để mở rộng những thành tựu ấy?
Đâu rồi cái bảng đen kể những công xưởng lạc hậu, mà sau khi quốc hữu hóa vẫn còn là những kiểu mẫu về hỗn loạn, tan rã, bẩn thỉu, cướp bóc, ăn hại, bảng đen đó đâu? Không có. Nhưng những công xưởng như thế, thì lại có. Chúng ta sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của chúng ta, nếu chúng ta không đấu tranh chống những “kẻ gìn giữ truyền thống của chủ nghĩa tư bản”. Chừng nào chúng ta còn im lặng chịu đựng, không đả động gì đến những công xưởng đó, thì chúng ta thật không phải là người cộng sản mà chỉ là những kẻ thiển cận. Chúng ta không biết dùng báo chí để tiến hành đấu tranh giai cấp, như giai cấp tư sản đã làm. Chúng ta cứ nhớ lại xem trên báo chí của nó, giai cấp tư sản đã hoàn toàn biết công kích những kẻ thù của giai cấp của nó như thế nào, đã chế giễu, đã bôi nhọ như thế nào, đã khiến cho họ không sống nổi như thế nào. Còn chúng ta thì sao? Chẳng lẽ đấu tranh giai cấp trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội lại không phải là bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân chống lại những nhúm, những bộ phận, những tầng lớp công nhân cứ khăng khăng cứ giữ mãi những truyền thống, những thói quen của chủ nghĩa tư bản và tiếp tục có thái độ đối với Nhà nước Xô-viết như đối với Nhà nước cũ: cung cấp cho “nó” lao động với số lượng càng ít càng tốt, với chất lượng xấu nhất, và lấy của “nó” càng nhiều tiền càng tốt, hay sao? Trong số những xưởng Xoóc-mô-vô và Pu-ti-lốp v.v., những kẻ đê mạt như thế có phải là ít không? Chúng ta đã tóm được vạch mặt được và làm nhục được bao nhiêu tên?
Báo chí không hề nói đến điều đó. Và nếu có nói đến thì lại bằng một giọng hành chính, quan liêu, không phải giọng của báo chí cách mạng, một cơ quan báo chí của nền chuyên chính của một giai cấp chứng minh được bằng việc làm rằng sự phản kháng của bọn tư bản và của những kẻ cứ ôm mãi cái tập quán ăn bám kiểu tư bản, sẽ bị kiên quyết diệt trừ.
Trong chiến tranh cũng vậy. Chúng ta có công kích bọn chỉ huy hèn nhát và bọn ngu ngốc không? Chúng ta có tố cao cho nước Nga thấy những đội quân vô dụng không? Chúng ta đã “tóm” được đầy đủ những phần tử đáng ghét, đáng phải lớn tiếng đuổi ra khỏi quân đội vì bất lực, lơ là, chậm trễ, v.v., chưa? Chúng ta không tiến hành cuộc chiến tranh thật sự, thẳng tay và chân chính cách mạng chống những kẻ đại biểu cụ thể cho những hành vi xấu xa. Chúng ta rất ít dung những tấm gương cụ thể, sinh động, lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống, để giáo dục quần chúng, mà đây lại là nhiệm vụ chính của báo chí trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta rất ít chú ý đến đời sống thường ngày trong công xưởng, nông thôn và bộ đội, là những nơi mà đời sống mới được xây dựng mạnh hơn mọi nơi khác, mà chúng ta phải chú ý hơn mọi nơi khác, phải tuyên dương, phải phê bình công khai, công kích những tật xấu, hô hào học tập cái tốt.
Hãy bớt bàn suông tán nhảm về chính trị. Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi. Hãy gần gũi đời sống hơn nữa. Hãy chú ý nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông đã thực tế sáng tạo cái mới như thế nào. Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem cái mới đó đã có tính chất cộng sản chủ nghĩa đến mức độ nào.
“Sự thật” số 202.
20 tháng chin 1918
Ký tên: N. Lê-nin V.
(Lê-nin: toàn tập, tiếng Nga, xuất bản lần thứ 4, t.28, tr 78-80.)