Nỗi đau thế hệ
(Nhân kỷ niệm 32 năm ngày mất của nhà thơ Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI 7/3/1983 – 7/3/2015) Từ ngữ chỉ một vùng đất, ở đấy một cá thể được sinh ra,...
https://daosichanga.blogspot.com/2015/03/noi-dau-the-he.html
(Nhân kỷ niệm 32 năm ngày mất của nhà thơ Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI 7/3/1983 – 7/3/2015)
Các nhà thơ cổ Hán-Nôm thế hệ cuối cùng như: Yên Đổ (1835-1909), Tú Xương (1870-1907), Tản Đà (1889-1939), Á Nam (1895-1983), sinh bất trùng niên nhưng lại trùng thời. Mỗi người một cảnh đời riêng, một phong cách bút pháp riêng, nhưng vị nào cũng có những bài thơ, những vần thơ u hoài nhớ “nước”. Cụ Tam Nguyên hỏi ông phỗng đá: “Ông đứng làm chi đó hỡi ông?/ Trơ trơ như đá vững như đồng/ Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không?”. Thầy Tú ngót chục lần hỏng thi, ngán ngẩm cảnh chán vạn đời đen bạc, canh khuya chợt tỉnh “vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!” mà lòng cứ day dứt khôn nguôi: “Ngày trước biết gì, ăn với ngủ!/ Bây giờ lo cả nước cùng nôi!”. Nhà thơ của núi Tản sông Đà nói: “Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thì có cửa nhà thì không”. Ngông vậy thôi, chứ thực ra quê hương, đất nước có đâu mà! “Trần gian thước đất cũng không có”, đành an ủi lòng: “Đời đáng chán biết thôi là đủ/ Sự chán đời xin nhủ lại tri âm”. Tri âm đó “ngàn năm giao ước kết đôi/ nặng một lời thề non non nước nước”.
Trên văn đàn Việt Nam, bài thơ Anh Khóa và tác giả Á Nam có một chỗ đứng riêng, không lẫn vào đâu được. Hai từ “anh khóa” gợi nhớ đến lớp người cuối cùng của nền giáo dục Hán-Nôm và bài thơ Anh Khóa nhắc lại một thời u ám bao chàng thư sinh xếp bút nghiên rời chốn thư phòng “Đông du” tìm đường cứu nước. Là người sinh sau đẻ muộn trong bộ tứ đại thi nhân ấy mà cái tình “nước” trong Á Nam nồng nàn lắm, sâu nặng lắm. Nó hiển hiện ra như gánh nước đầy kĩu kịt trên vai chao nghiêng sóng sánh: “Trời hè đang lúc nấu nung/ “Nước” đâu cô nỡ dứt lòng bán rao?/ Bây giờ thiên hạ khát khao/ Khô gan ráo cổ kêu gào “nước” luôn!”. Mới qua tuổi niên thiếu, chàng trai trẻ nặng lòng với “nước” đã không chỉ một lần bước chân ra khỏi nhà, tìm “nước”. Không gặp cơ duyên nên mộng không thành. Ông đau đớn cất lên thành lời: “Em bước chân ra/ Con đường xa tít/ Con sông mù mịt/ Bên vai kĩu kịt/ Nặng gánh em trở ra về/ Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya/ Vì chưng “nước” cạn nặng nề em dám kêu ai?”! Bài thơ Anh Khóa chính là cảnh ngộ của ông, nỗi lòng của ông đau đáu day dứt dày vò đằng đẵng cả một đời người với “nước”. Trong kho tàng thi ca Việt Nam đây là bản trường ca duy nhất viết xuyên suốt 60 năm, mà vẫn âm hưởng ấy, lời, ý nhất quán cả hình thức lẫn nội dung, thủy chung son sắt một lòng. Bản trường ca chia thành bốn đoạn liên hoàn. Mỗi đoạn là cả một thời gian với những biến thiên thời cuộc, dằng dặc tưởng như vô định về cảnh đời của người thiếu phụ ngong ngóng trông chồng. Cuối đời gặp nhau trong cảnh “đầu bạc răng long” mà thỏa chí kẻ rong ruổi nơi chân mây và thỏa lòng người ở sau cánh cửa.
Tiễn chân anh Khóa xuống tàu: lúc 19 tuổi (năm 1914), chị Khóa xuống tận bến tàu tiễn chân chồng. Đi đâu? Tìm đường công danh? Không! Trong cơn khát anh Khóa ra đi tìm “nước”. Biết rằng “cái bước công danh này ngoắt ngoéo đủ trăm đường/ Anh đi một bước tấm gan vàng em sẻ làm hai”. Bởi chưng “Người ta thì lắm bạc nhiều tiền/ Vợ chồng ta phận kém duyên hèn mới phải long đong!”. Nhìn “người ta thì bè bạn vui cười”, riêng “đôi ta thương nhớ chỉ ngậm ngùi mà đứng trông nhau!”. Thiếu phụ “tay cầm trầu mà giọt lệ chảy quanh”. Con đường trước mặt đầy chông gai quanh co dằng dặc. Mà “chữ tương tư hai ta vai gánh nặng nề”, chỉ mong “giang hồ anh sớm liệu”, “tính toan sao cho phỉ chí tang bồng”. “Ở nhà em cũng dốc một lòng giữ phận thuyền quyên”. Khi “cái máy phân ly sình sịch sắp chia duyên”, đành “Thôi anh ngồi lại để em bước lên mạn bờ!”. Lúc bóng chồng khuất theo con tàu “ngoắt khúc sông quanh”, thiếu phụ nhờ “con gió hiu hiu ngọn nước chảy lờ đờ” nhắn với theo chồng: “Anh Khóa ơi! Anh ra đi mây nước muôn trùng/ Em trở về vò võ phòng không một mình”! Mà nỗi thương nhớ đêm ngày cứ vơi đầy như “sông bao nhiêu nước giọt lệ tình em bấy nhiêu”!
Mong anh Khóa: Người đi biền biệt, người ở nhà “tính đốt tay đã một năm tròn/ với trông mây nước trăm bề em những ngổn ngang”. Thời gian trôi đi lúc nhanh lúc chậm, có lúc thiếu phụ hoang mang: “Anh Khóa ơi! Ở trên đời chi hiếm kẻ giàu sang/ Sao anh không luồn cúi để huyênh hoang cho nó qua đời?/ Cái kiếp nam nhi anh gánh vác đã đành/ Như em là phận gái, dễ xuân xanh được mấy lần?/ Nghĩ nguồn cơn khuya sớm đi về/ Một thương hai nhớ biết bao giờ cho lại gặp nhau?/ Một mình em thu xếp cửa nhà/ Dạy con em thay bố, nuôi mẹ già em lại thay con/ “Lúc đêm thâu ngồi tựa chốn vườn điều/ Một thân em vò võ biết hề than thở cùng ai?/ Một mình em mở quyển Kim Vân Kiều em đọc em ngâm/ Đọc đến câu:“Đã nguyền đôi chữ đồng tâm”/ Giật mình tưởng khách xa xăm em lại sầu/ Nhớ đến câu: “Xuất giá theo chồng”/ Dẫu trăm cay nghìn đắng cũng giốc một lòng với gánh giang san”. Chị Khóa an ủi chồng: “Anh Khóa ơi! Kiếp tài tình đã trót đa mang/ Năm chìm bảy nổi xin chàng cũng chớ ăn năn” và khơi lên niềm hy vọng: “Nữa một mai thiên địa xoay vần/ Nụ xuân hoa thắm, gặp ngày xuân ta lại tươi cười”.
Gửi thư cho anh Khóa: “Anh Khóa ơi! Cái cuộc phân ly đã tám năm rồi/ Nhờ luồng điện trên không em gửi bức tờ mây/ Chân trời mặt biển cái lá thư này mong tới tay anh”. Tuổi xuân lỡ qua rồi, thiếu phụ không còn nghĩ tới mình, chỉ một lòng ngong ngóng: “Trông bốn phương non nước những mông mênh/ Giời Âu bể Á một chiếc thuyền tình anh biết ghé nơi nao?/ Em nghĩ thương anh cũng một kiếp tài hoa/ Nước đời xô đẩy anh phải xông pha với bước phong trần/ Ngọn gió năm châu dào dạt sóng duy tân/ Tình nhà nỗi nước chiếc thân anh lo nghĩ đủ trăm chiều!”. Thiếu phụ không khỏi lo cơ nghiệp anh Khóa bấp bênh nghiêng ngửa: “Trông non sông em lại ngán cơ đồ/ Bắc Nam anh xuôi ngược, biết bao giờ cho thỏa chí bồng tang?”. Chị Khóa lại động viên chồng: “Ngẫm nghìn xưa hào kiệt với anh tài/ Bể dâu chìm nổi, cái bước trên đời ai khỏi gian nan?/ Anh nghĩ làm sao cho danh nghĩa được vẹn toàn?/ Để treo gương hào hiệp với cả giang sơn sau này”. Với riêng mình, thiếu phụ hứa với chồng: “Gan vàng dạ sắt, nguyện có đất trời soi xét cho nhau/ Còn non sông, em còn quyết chí đợi chờ”. Nhận được thư người bạn tao khang từ chốn quê nhà, anh Khóa làm sao có thể quên “Ở trên đời này được mấy người bạn tri âm” như thế, để nỡ lòng nào “bưng tai nhắm mắt mà ôm lấy miếng đỉnh chung nó cũng qua đời”. Anh thề với “Trời cao bể rộng, cái mối đồng tâm anh không thể hững hờ/ Cho đến một ngày đôi ta sẽ gặp nhau”.
Mừng anh Khóa về: Thời gian thoi đưa, như bóng câu qua cửa. “Mấy mươi năm đằng đẵng em những ôm sầu trông đợi tin anh/ Em giận thay cho lũ xâm lược nó gian manh/ Nỡ đem quân gia võ khí đập phá tan tành Tổ quốc chúng ta/ Anh quyết một phen làm động địa kinh thiên/ Quét sạch sành sanh quân xâm lược… đem lại hòa bình thống nhất non sông”*. Thoắt đà hơn sáu chục năm trời, ngày 30 tháng 4 năm 1975 “Em đón anh về với bao hy vọng vẻ vang/ Với bao cảnh tượng phi thường khác hẳn năm xưa/ Cả non sông Hồng – Lạc tựa say sưa/ Tầu bay tầu lặn đón đưa che rợp trời/ Toàn nhân dân gìa trẻ gái trai/ Mặt mày hớn hở như đổi cuộc đời xoay lại bể dâu/ Từ ải Nam quan cho tới mũi Cà Mau/ Cỏ cây sông núi khắp đâu đâu cũng thấy tưng bừng/ Từ thành đô cho tới tận suối rừng/ Không đâu không hớn hở vui mừng đón tiếp tin anh/ Anh Khóa ơi! Từ Nam ra Bắc xum họp chung vui/ Toàn dân hưởng hạnh phúc muôn đời, anh Khóa em ơi!”.
Anh Khóa là bản trường ca trọn vẹn. Là hạnh phúc của một nhà thơ không dễ mấy ai có được. Nỗi đau của anh Khóa, chị Khóa xa nhau ở tuổi đôi mươi, gặp nhau lúc tuổi bát tuần – chính là nỗi đau của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải**, có thể là tiêu biểu cho nỗi đau thế hệ! Tự hào thay dân tộc ta có lớp người một lòng tận tụy hiếu trung với dân với nước như anh Khóa, có những người vợ người mẹ sớm khuya tần tảo, đảm đang việc nước việc nhà, trọn nghĩa vẹn tình như chị Khóa nên mới có ngày ta được “cùng nhau chung hưởng thái bình giữa cõi Á Đông”.
Cuộc đoàn viên hạnh phúc xum vầy. Nỗi vui này không chỉ đến với riêng ai, không chỉ đem lại sự trùng phùng đôi lứa, mà đến với muôn người trong sự đợi chờ mòn mỏi của bao nhiêu thế hệ, để “cùng nhau bồi đắp cơ nghiệp cha ông cho được vẹn toàn”. Hạnh phúc lớn quá và sự hy sinh cũng lớn quá. Nhưng biết làm sao được? Chẳng ai có thể so sánh sự hy sinh này với ba lần ta đánh tan giặc Nguyên-Mông? Với việc nhân dân ta “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, đánh đuổi quân cuồng Minh gây binh kết oán suốt đà hai chục năm trời, vùi dân đen con đỏ dưới hầm tai vạ?
Vĩ thanh:
Năm 1964, ở Việt Nam, người Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc và đưa 600 ngàn binh sỹ Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam, biến nó thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất của Mỹ ở Viễn đông. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước với câu nói nổi tiếng đã thành phương châm xây dựng một quốc gia phồn vinh tự chủ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các phóng viên tỏa đi phỏng vấn những nhân vật tiếng tăm có ảnh hưởng xã hội lớn để khẳng định đó như là chân lý. Nhà khoa học Lương Định Của trả lời đại ý như sau: Cái gì cần nhất là cái quý nhất. Với một con người, cái cần nhất để đảm bảo sự sinh tồn là cái quý nhất. Khi đói, cần nhất là được ăn. Lúc khát, cần nhất là được uống. Bị ngạt, cần nhất là được thở. Với một quốc gia dân tộc có độc lập mới nói tới dân chủ, tự do. Có dân chủ, tự do mới nói tới văn minh tiến bộ. Cái quý nhất không phải là điều hằng định, không phải là cái gì bất biến. Đó là chân lý của cuộc sống.
Tổ quốc ta độc lập. Nước nhà thống nhất. Thế hệ Á Nam thi nhân được thỏa lòng bởi ước mơ từ bao đời đã thành hiện thực. Tuy nhiên thế hệ hậu sinh không thể thỏa lòng với cái đã có, lại cần đến những cái gì thiết thực hơn. Đó là quy luật phát triển của cuộc sống. Miễn là cái họ cần không làm phương hại tới lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Phải chăng sẽ là tốt hơn nếu trở thành động lực thúc đẩy xã hội tiến lên, kịp sánh vai cùng thời đại.
Bài viết thay nén nhang thơm tỏ lòng thành tới bậc tiền nhân tâm huyết.
HỒN VIỆT số 91 tháng 4 năm 2015
Nguyễn Văn Thịnh
-------
Ghi chú:
*Nguyên tác: “Quét sạch quân xâm lược để dẹp yên đất nước sau này”.
**Được biết nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải là hậu duệ đời thứ 28 của Hương Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Từ ngữ chỉ một vùng đất, ở đấy một cá thể được sinh ra, được nuôi lớn lên thành người, gọi là quê hương, đất nước – Hoặc gọn một từ “nước” thôi, mà mang bao ý nghĩa. Cái từ “nước” nghe dung dị mà thân thương, thiết thực. Thiếu ăn – Đói, có thể cầm cự được. Nhưng thiếu nước – Khát, thì không chịu nổi. Dân ta từng chịu hàng ngàn năm mất “nước”, lại hàng ngàn năm luôn bị đe dọa “nước” liệu có còn?! Từ “nước” gắn với từ “nhà”. “Nước” với “nhà” là một. “Nước” mất thì “nhà” tan. Cái từ “nước” gợi trong lòng người bao nỗi khắc khoải, thiết tha, da diết. Chiều muộn, nghe tiếng “quốc” kêu, chạnh lòng nhớ quê, nhớ “nước”. Sớm tinh mơ, một tiếng gọi “đò” âm vang trên mênh mang sông nước, nghe đến nao lòng! Ông Phạm Quỳnh – một trong tứ đại văn nhân đầu thế kỷ XX, từng làm chủ báo, làm quan nhất phẩm triều đình, vẫn nhói lòng một nỗi đau: “Tôi sinh ra thì “nước” đã mất rồi!”.
Á Nam - Trần Tuấn Khải |
Các nhà thơ cổ Hán-Nôm thế hệ cuối cùng như: Yên Đổ (1835-1909), Tú Xương (1870-1907), Tản Đà (1889-1939), Á Nam (1895-1983), sinh bất trùng niên nhưng lại trùng thời. Mỗi người một cảnh đời riêng, một phong cách bút pháp riêng, nhưng vị nào cũng có những bài thơ, những vần thơ u hoài nhớ “nước”. Cụ Tam Nguyên hỏi ông phỗng đá: “Ông đứng làm chi đó hỡi ông?/ Trơ trơ như đá vững như đồng/ Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không?”. Thầy Tú ngót chục lần hỏng thi, ngán ngẩm cảnh chán vạn đời đen bạc, canh khuya chợt tỉnh “vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!” mà lòng cứ day dứt khôn nguôi: “Ngày trước biết gì, ăn với ngủ!/ Bây giờ lo cả nước cùng nôi!”. Nhà thơ của núi Tản sông Đà nói: “Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thì có cửa nhà thì không”. Ngông vậy thôi, chứ thực ra quê hương, đất nước có đâu mà! “Trần gian thước đất cũng không có”, đành an ủi lòng: “Đời đáng chán biết thôi là đủ/ Sự chán đời xin nhủ lại tri âm”. Tri âm đó “ngàn năm giao ước kết đôi/ nặng một lời thề non non nước nước”.
Trên văn đàn Việt Nam, bài thơ Anh Khóa và tác giả Á Nam có một chỗ đứng riêng, không lẫn vào đâu được. Hai từ “anh khóa” gợi nhớ đến lớp người cuối cùng của nền giáo dục Hán-Nôm và bài thơ Anh Khóa nhắc lại một thời u ám bao chàng thư sinh xếp bút nghiên rời chốn thư phòng “Đông du” tìm đường cứu nước. Là người sinh sau đẻ muộn trong bộ tứ đại thi nhân ấy mà cái tình “nước” trong Á Nam nồng nàn lắm, sâu nặng lắm. Nó hiển hiện ra như gánh nước đầy kĩu kịt trên vai chao nghiêng sóng sánh: “Trời hè đang lúc nấu nung/ “Nước” đâu cô nỡ dứt lòng bán rao?/ Bây giờ thiên hạ khát khao/ Khô gan ráo cổ kêu gào “nước” luôn!”. Mới qua tuổi niên thiếu, chàng trai trẻ nặng lòng với “nước” đã không chỉ một lần bước chân ra khỏi nhà, tìm “nước”. Không gặp cơ duyên nên mộng không thành. Ông đau đớn cất lên thành lời: “Em bước chân ra/ Con đường xa tít/ Con sông mù mịt/ Bên vai kĩu kịt/ Nặng gánh em trở ra về/ Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya/ Vì chưng “nước” cạn nặng nề em dám kêu ai?”! Bài thơ Anh Khóa chính là cảnh ngộ của ông, nỗi lòng của ông đau đáu day dứt dày vò đằng đẵng cả một đời người với “nước”. Trong kho tàng thi ca Việt Nam đây là bản trường ca duy nhất viết xuyên suốt 60 năm, mà vẫn âm hưởng ấy, lời, ý nhất quán cả hình thức lẫn nội dung, thủy chung son sắt một lòng. Bản trường ca chia thành bốn đoạn liên hoàn. Mỗi đoạn là cả một thời gian với những biến thiên thời cuộc, dằng dặc tưởng như vô định về cảnh đời của người thiếu phụ ngong ngóng trông chồng. Cuối đời gặp nhau trong cảnh “đầu bạc răng long” mà thỏa chí kẻ rong ruổi nơi chân mây và thỏa lòng người ở sau cánh cửa.
Tiễn chân anh Khóa xuống tàu: lúc 19 tuổi (năm 1914), chị Khóa xuống tận bến tàu tiễn chân chồng. Đi đâu? Tìm đường công danh? Không! Trong cơn khát anh Khóa ra đi tìm “nước”. Biết rằng “cái bước công danh này ngoắt ngoéo đủ trăm đường/ Anh đi một bước tấm gan vàng em sẻ làm hai”. Bởi chưng “Người ta thì lắm bạc nhiều tiền/ Vợ chồng ta phận kém duyên hèn mới phải long đong!”. Nhìn “người ta thì bè bạn vui cười”, riêng “đôi ta thương nhớ chỉ ngậm ngùi mà đứng trông nhau!”. Thiếu phụ “tay cầm trầu mà giọt lệ chảy quanh”. Con đường trước mặt đầy chông gai quanh co dằng dặc. Mà “chữ tương tư hai ta vai gánh nặng nề”, chỉ mong “giang hồ anh sớm liệu”, “tính toan sao cho phỉ chí tang bồng”. “Ở nhà em cũng dốc một lòng giữ phận thuyền quyên”. Khi “cái máy phân ly sình sịch sắp chia duyên”, đành “Thôi anh ngồi lại để em bước lên mạn bờ!”. Lúc bóng chồng khuất theo con tàu “ngoắt khúc sông quanh”, thiếu phụ nhờ “con gió hiu hiu ngọn nước chảy lờ đờ” nhắn với theo chồng: “Anh Khóa ơi! Anh ra đi mây nước muôn trùng/ Em trở về vò võ phòng không một mình”! Mà nỗi thương nhớ đêm ngày cứ vơi đầy như “sông bao nhiêu nước giọt lệ tình em bấy nhiêu”!
Mong anh Khóa: Người đi biền biệt, người ở nhà “tính đốt tay đã một năm tròn/ với trông mây nước trăm bề em những ngổn ngang”. Thời gian trôi đi lúc nhanh lúc chậm, có lúc thiếu phụ hoang mang: “Anh Khóa ơi! Ở trên đời chi hiếm kẻ giàu sang/ Sao anh không luồn cúi để huyênh hoang cho nó qua đời?/ Cái kiếp nam nhi anh gánh vác đã đành/ Như em là phận gái, dễ xuân xanh được mấy lần?/ Nghĩ nguồn cơn khuya sớm đi về/ Một thương hai nhớ biết bao giờ cho lại gặp nhau?/ Một mình em thu xếp cửa nhà/ Dạy con em thay bố, nuôi mẹ già em lại thay con/ “Lúc đêm thâu ngồi tựa chốn vườn điều/ Một thân em vò võ biết hề than thở cùng ai?/ Một mình em mở quyển Kim Vân Kiều em đọc em ngâm/ Đọc đến câu:“Đã nguyền đôi chữ đồng tâm”/ Giật mình tưởng khách xa xăm em lại sầu/ Nhớ đến câu: “Xuất giá theo chồng”/ Dẫu trăm cay nghìn đắng cũng giốc một lòng với gánh giang san”. Chị Khóa an ủi chồng: “Anh Khóa ơi! Kiếp tài tình đã trót đa mang/ Năm chìm bảy nổi xin chàng cũng chớ ăn năn” và khơi lên niềm hy vọng: “Nữa một mai thiên địa xoay vần/ Nụ xuân hoa thắm, gặp ngày xuân ta lại tươi cười”.
Gửi thư cho anh Khóa: “Anh Khóa ơi! Cái cuộc phân ly đã tám năm rồi/ Nhờ luồng điện trên không em gửi bức tờ mây/ Chân trời mặt biển cái lá thư này mong tới tay anh”. Tuổi xuân lỡ qua rồi, thiếu phụ không còn nghĩ tới mình, chỉ một lòng ngong ngóng: “Trông bốn phương non nước những mông mênh/ Giời Âu bể Á một chiếc thuyền tình anh biết ghé nơi nao?/ Em nghĩ thương anh cũng một kiếp tài hoa/ Nước đời xô đẩy anh phải xông pha với bước phong trần/ Ngọn gió năm châu dào dạt sóng duy tân/ Tình nhà nỗi nước chiếc thân anh lo nghĩ đủ trăm chiều!”. Thiếu phụ không khỏi lo cơ nghiệp anh Khóa bấp bênh nghiêng ngửa: “Trông non sông em lại ngán cơ đồ/ Bắc Nam anh xuôi ngược, biết bao giờ cho thỏa chí bồng tang?”. Chị Khóa lại động viên chồng: “Ngẫm nghìn xưa hào kiệt với anh tài/ Bể dâu chìm nổi, cái bước trên đời ai khỏi gian nan?/ Anh nghĩ làm sao cho danh nghĩa được vẹn toàn?/ Để treo gương hào hiệp với cả giang sơn sau này”. Với riêng mình, thiếu phụ hứa với chồng: “Gan vàng dạ sắt, nguyện có đất trời soi xét cho nhau/ Còn non sông, em còn quyết chí đợi chờ”. Nhận được thư người bạn tao khang từ chốn quê nhà, anh Khóa làm sao có thể quên “Ở trên đời này được mấy người bạn tri âm” như thế, để nỡ lòng nào “bưng tai nhắm mắt mà ôm lấy miếng đỉnh chung nó cũng qua đời”. Anh thề với “Trời cao bể rộng, cái mối đồng tâm anh không thể hững hờ/ Cho đến một ngày đôi ta sẽ gặp nhau”.
Mừng anh Khóa về: Thời gian thoi đưa, như bóng câu qua cửa. “Mấy mươi năm đằng đẵng em những ôm sầu trông đợi tin anh/ Em giận thay cho lũ xâm lược nó gian manh/ Nỡ đem quân gia võ khí đập phá tan tành Tổ quốc chúng ta/ Anh quyết một phen làm động địa kinh thiên/ Quét sạch sành sanh quân xâm lược… đem lại hòa bình thống nhất non sông”*. Thoắt đà hơn sáu chục năm trời, ngày 30 tháng 4 năm 1975 “Em đón anh về với bao hy vọng vẻ vang/ Với bao cảnh tượng phi thường khác hẳn năm xưa/ Cả non sông Hồng – Lạc tựa say sưa/ Tầu bay tầu lặn đón đưa che rợp trời/ Toàn nhân dân gìa trẻ gái trai/ Mặt mày hớn hở như đổi cuộc đời xoay lại bể dâu/ Từ ải Nam quan cho tới mũi Cà Mau/ Cỏ cây sông núi khắp đâu đâu cũng thấy tưng bừng/ Từ thành đô cho tới tận suối rừng/ Không đâu không hớn hở vui mừng đón tiếp tin anh/ Anh Khóa ơi! Từ Nam ra Bắc xum họp chung vui/ Toàn dân hưởng hạnh phúc muôn đời, anh Khóa em ơi!”.
Anh Khóa là bản trường ca trọn vẹn. Là hạnh phúc của một nhà thơ không dễ mấy ai có được. Nỗi đau của anh Khóa, chị Khóa xa nhau ở tuổi đôi mươi, gặp nhau lúc tuổi bát tuần – chính là nỗi đau của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải**, có thể là tiêu biểu cho nỗi đau thế hệ! Tự hào thay dân tộc ta có lớp người một lòng tận tụy hiếu trung với dân với nước như anh Khóa, có những người vợ người mẹ sớm khuya tần tảo, đảm đang việc nước việc nhà, trọn nghĩa vẹn tình như chị Khóa nên mới có ngày ta được “cùng nhau chung hưởng thái bình giữa cõi Á Đông”.
Cuộc đoàn viên hạnh phúc xum vầy. Nỗi vui này không chỉ đến với riêng ai, không chỉ đem lại sự trùng phùng đôi lứa, mà đến với muôn người trong sự đợi chờ mòn mỏi của bao nhiêu thế hệ, để “cùng nhau bồi đắp cơ nghiệp cha ông cho được vẹn toàn”. Hạnh phúc lớn quá và sự hy sinh cũng lớn quá. Nhưng biết làm sao được? Chẳng ai có thể so sánh sự hy sinh này với ba lần ta đánh tan giặc Nguyên-Mông? Với việc nhân dân ta “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, đánh đuổi quân cuồng Minh gây binh kết oán suốt đà hai chục năm trời, vùi dân đen con đỏ dưới hầm tai vạ?
Vĩ thanh:
Năm 1964, ở Việt Nam, người Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc và đưa 600 ngàn binh sỹ Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam, biến nó thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất của Mỹ ở Viễn đông. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước với câu nói nổi tiếng đã thành phương châm xây dựng một quốc gia phồn vinh tự chủ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các phóng viên tỏa đi phỏng vấn những nhân vật tiếng tăm có ảnh hưởng xã hội lớn để khẳng định đó như là chân lý. Nhà khoa học Lương Định Của trả lời đại ý như sau: Cái gì cần nhất là cái quý nhất. Với một con người, cái cần nhất để đảm bảo sự sinh tồn là cái quý nhất. Khi đói, cần nhất là được ăn. Lúc khát, cần nhất là được uống. Bị ngạt, cần nhất là được thở. Với một quốc gia dân tộc có độc lập mới nói tới dân chủ, tự do. Có dân chủ, tự do mới nói tới văn minh tiến bộ. Cái quý nhất không phải là điều hằng định, không phải là cái gì bất biến. Đó là chân lý của cuộc sống.
Tổ quốc ta độc lập. Nước nhà thống nhất. Thế hệ Á Nam thi nhân được thỏa lòng bởi ước mơ từ bao đời đã thành hiện thực. Tuy nhiên thế hệ hậu sinh không thể thỏa lòng với cái đã có, lại cần đến những cái gì thiết thực hơn. Đó là quy luật phát triển của cuộc sống. Miễn là cái họ cần không làm phương hại tới lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Phải chăng sẽ là tốt hơn nếu trở thành động lực thúc đẩy xã hội tiến lên, kịp sánh vai cùng thời đại.
Bài viết thay nén nhang thơm tỏ lòng thành tới bậc tiền nhân tâm huyết.
HỒN VIỆT số 91 tháng 4 năm 2015
Nguyễn Văn Thịnh
-------
Ghi chú:
*Nguyên tác: “Quét sạch quân xâm lược để dẹp yên đất nước sau này”.
**Được biết nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải là hậu duệ đời thứ 28 của Hương Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.