Tiếp vụ DLV: Báo GDVN và bài viết "không thể chấp nhận được!"
T rong sự xuống cấp đáng báo động của nền tảng đạo đức xã hội ngày nay, cá nhân tôi luôn cho rằng có sự "đóng góp" đáng kể của hai...

![]() |
GDVN đăng tải trên tài khoản facebook của họ. |
1. Trong bài viết trước, tôi đã nói về "một nửa sự thật" trong các bài báo mô tả "dư luận viên" như những kẻ "cản trở người yêu nước", trong đó các bạn có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về sự kiện này, cũng như chân dung của "những người yêu nước", do đó không đề cập lại ở đây. Trong các bài báo trước, dù các tác giả có cố tình đưa ra "một nửa sự thật" thì họ vẫn còn biết giấu đi cái "đuôi": họ không nói họ biết gì về các thông tin, hình ảnh liên quan trên mạng. Còn phóng viên Xuân Dương của báo GDVN thì khác, không ngần ngại khoe rằng mình đã tìm hiểu để biết "trên Internet tràn ngập hình ảnh rất phản cảm ghi lại một đám thanh niên, cả nam cả nữ ăn nói hùng hổ, chỉ tay giơ biểu ngữ ngăn cản một số người được nói là đi thắp hương tưởng niệm.". Không những thế anh (chị) ta còn "soi" đến các cá nhân trong nhóm mặc áo DLV đủ để xúc phạm họ từ hình thể bên ngoài: "người con gái vênh váo ở nhiều góc chụp, từ bàn tay chĩa lên và cái miệng chua ngoa đang lý sự" đến mỉa mai tư cách con người "thấy đó không phải là những kẻ vô học, không phải là những kẻ ăn đói mặc rách". Thật ra, đó chính là thủ thuật "quy nạp" của tác giả này, từ hình ảnh một cá nhân để biến thành ấn tượng đối với cả một tập thể người mặc áo DLV trong tâm trí người đọc. Phải chăng tác giả nghĩ mình có sứ mệnh "giáo dục" người đọc về hình tượng DLV như vậy? Và tất nhiên, trong cả bài dài say sưa lên án những người mặc áo DLV, như các phóng viên khác, tác giả Xuân Dương cũng lờ tịt đi việc cung cấp đến các độc giả khả kính của mình hình ảnh "những người yêu nước", "đối trọng" của "những người mặc áo DLV" trong sự kiện này. Có cảm giác rằng tác giả Xuân Dương, và các vị phóng viên có bài viết tương tự, đã đứng trong hàng ngũ "những người yêu nước" tại tượng đài Lý Thái Tổ và Bờ Hồ trong ngày 14/3 đó, nên chỉ có thể nhìn thấy từ một phía và "ngại nói về bản thân"!
![]() |
"Những người yêu nước" của lều báo! |
Không dừng lại ở việc tìm cách bôi nhọ hình ảnh những người thanh niên mặc áo DLV, tác giả Xuân Dương còn tự tiện quy chụp (hoặc cố ý hướng người đọc đến suy nghĩ) rằng họ "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử". Trong khi đó, chính ông Chung, giám đốc CA Hà Nội, cũng chỉ phát biểu rằng họ “không thuộc quản lý của Công an và Ban tuyên giáo thành ủy” chứ chẳng đưa ra một thông tin, đánh giá nào khác đối với những thanh niên này. Phải chăng hiện nay một số báo chí, phóng viên tự cho mình cái quyền phán xét tất cả, hơn cả vị quan tòa nghiêm khắc nhất khi mà không cần đến các thủ tục điều tra, tố tụng? Là một người đã "nghiền ngẫm" trên internet những "tràn ngập hình ảnh" về các DLV thì ắt hẳn tác giả cũng thừa biết kẻ nào mới thực sự đáng được coi là "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử". Các DLV tự phát tồn tại chính là bởi vì cần phải chống lại những kẻ "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử". Ấy vậy mà tác giả không ngại ngần đổi trắng thay đen, đem cái mũ "phản động" chụp ngược lại cho những người "chống phản động". Làm một việc như thế thì chỉ có 2 lý do: hoặc tác giả có mưu đồ đen tối riêng, hoặc khả năng nhận thức của tác giả có vấn đề. Thực sự thì rất đáng quan ngại khi những con người với những "tố chất" như thế lại được chấp nhận ở nơi tự xưng là "giáo dục Việt Nam".
Gia đình, người thân, bạn bè của tác giả và những người duyệt đăng bài viết sẽ nghĩ gì? Họ có cảm thấy xấu hổ vì đã sinh ra những đứa con không hiểu được những điều đơn giản như vậy? Ngôi trường mà họ đã theo học nghĩ gì khi đào tạo nên những kẻ không biết đâu là phải là trái, là trắng là đen để gián tiếp cổ vũ cho những kẻ phá hoại đất nước và vùi dập những người có ý nguyện tốt đẹp như vậy? Đơn vị chủ quản của họ nghĩ gì khi để một tờ báo mang danh "giáo dục Việt Nam" đăng một bài viết lệch lạc, ấu trĩ như vậy?
Mở ngoặc: Khúc này xin lỗi phải "đạo văn" của tác giả Xuân Dương mới diễn tả hết được sự bức bối trong lòng!
2. Với cách viết báo như vậy, không lạ gì khi đã có rất nhiều độc giả gọi điện, góp ý kiến (nhất là trên facebook của báo) phản ánh. Nhưng qua những trao đổi giữa hai bên, chúng ta có thể hiểu vấn đề rằng khi một bài báo tệ hại chường mặt trên tờ báo thì nguyên nhân không chỉ nằm ở khả năng của người viết.
Ông Đào Ngọc Tước, phó tổng biên tập báo GDVN, khi được phản hồi từ người đọc thì cho rằng "tôi thì tôi chưa biết đúng sai thế nào" nhưng "quyết định sửa lại một phần nội dung cho nhẹ nhàng hơn". Lạ kì thật, một người làm báo, phó tổng biên tập, "chưa biết đúng sai thế nào" nhưng lại rất mau mắn sửa lại bài viết. Phải chăng làm báo kiểu GDVN thì không cần phải kiểm duyệt, xác minh nội dung trước? Nếu đã biên tập, biết bài báo có những ngôn từ không phù hợp thì tại sao lại không chỉnh sửa mà đến khi bị độc giả phản ứng lại vội vàng âm thầm chỉnh sửa? Ông Tước nói "chúng tôi phải tin vào một vị lãnh đạo, như vậy, đã nói rồi", "phải tin vào cơ quan chức năng" nhưng thử hỏi "vị lãnh đạo" ấy có nói câu nào giống như bài viết này đã quy chụp ngoại trừ việc ông ấy xác nhận là những người mặc áo DLV đó không thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước? Hay làm báo là có quyền "nhét chữ" vào mồm người khác, kể cả các vị lãnh đạo? Ông Tước lại nói "tài liệu trên mạng chỉ có thể làm tài liệu tham khảo thôi, chứ không thể làm tài liệu để chúng tôi sử dụng được". Thế thì tờ báo này dựa vào đâu để mô tả, tô vẽ những người thanh niên này là "vênh váo", "chua ngoa", "thấy đó không phải là những kẻ vô học, không phải là những kẻ ăn đói mặc rách"? Ông Tước tiếp tục cho rằng "nếu như thông tin từ phía cơ quan hữu quan, của người có trách nhiệm nói rằng đó là dư luận viên của nhà nước thì chúng tôi lại phải khác chứ", "nếu bây giờ có kết luận các bạn ấy là chuẩn thì chúng tôi sẵn sàng (sửa lỗi)",... Thật là nực cười cho lý lẽ của tờ báo này! Họ lên án, quy chụp người khác là "vong ơn bội nghĩa", là "phản động",.. chỉ bởi vì những người này không thuộc cơ quan nhà nước quản lý. Và theo lý của họ thì nếu những người thanh niên này, vẫn với những hành động như thế, nhưng có "tư cách pháp nhân" là "người của nhà nước" thì là "chuẩn", tức sẽ lại là những người "nhân nghĩa ngời ngời", "yêu nước hừng hực"!? Một kiểu tiêu chuẩn kép, thượng đội hạ đạp! Cao quý thay các vị làm báo và giáo dục!
Xem những gì mà trang facebook của báo GDVN trả lời phản ảnh của bạn đọc thì còn đáng ngao ngán hơn. Họ thừa nhận rằng họ biết về "một số đối tượng xấu lợi dụng tưởng niệm phía bên kia, người lớn biết cả đấy, có biện pháp đấu tranh cả đấy", tức là thừa hiểu đâu mới là kẻ "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử" nhưng vẫn khăng khăng "bài báo không viết sai bất kỳ chi tiết nào" (tức nhóm DLV có thể là "phản động", là "vong ơn bội nghĩa", là "ít nhất là ra trước tòa án dư luận", là nỗi xấu hổ của gia đình, bè bạn, nhà trường,..), đồng thời nhất định đổ mọi lỗi lầm lên đầu những bạn trẻ ấy bằng một cách giảng giải rất "giáo dục"!
![]() |
Thêm một kẻ té nước theo mưa! |
--------
Phụ lục:
1. Một số trao đổi giữa báo GDVN với bạn đọc trên facebook.
2. Nguyên văn bài viết Hành động của những kẻ vong ơn bội nghĩa!"