Sài Gòn có phải là 'Hòn ngọc Viễn Đông'?

Việc ngợi ca "hòn ngọc Viễn Đông số một" và "Singapore mơ thành Sài Gòn" chỉ là suy nghĩ của những người Việt Nam Cộng h...

icon18_edit_allbkg
Việc ngợi ca "hòn ngọc Viễn Đông số một" và "Singapore mơ thành Sài Gòn" chỉ là suy nghĩ của những người Việt Nam Cộng hòa hoài cổ và dí dỏm sau 1975.

Vì thế, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy báo Tuổi Trẻ trích lời ông Đinh La Thăng ngày 27.3.2016: "TP.HCM đã từng là hòn ngọc Viễn Đông, từng là số một của khu vực. Trước đây, Singapore, Thái Lan nhìn về Sài Gòn với một sự ngưỡng mộ, khao khát bao giờ mới được như Sài Gòn."

Báo Đảng Sài Gòn Giải Phóng ngày 29.3.2016 còn làm rõ hơn ý trên: “50 năm trước, ông Lý Quang Diệu nhìn về Sài Gòn và mơ ước Singapore sẽ được như Sài Gòn. Khi đó Singapore chỉ là một làng chài, nay họ là đô thị số 1 trong khu vực, cả về kinh tế và chất lượng sống."

Chúng tôi lớn lên ở thời điểm đó, thường xuyên ăn độn khoai lang sùng hoặc loại bo bo dành cho gia súc Đông Âu. Chúng tôi cần một câu chuyện hài để tạm quên khó khăn trước mắt. Sau này trưởng thành, đi bán sức lao động khắp nơi, chúng tôi có điều kiện ghé qua Singapore, Kuala Lumpur và Bangkok nhiều lần và rất buồn lòng nghiệm ra rằng Sài Gòn trước nay vẫn thua Singapore và Bangkok xa lắm.

Vì sao có tên gọi "Hòn ngọc Viễn Đông"?

Trước tiên xin xét đến cụm từ "Hòn ngọc Viễn Đông". Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters, xuất bản năm 2001, tác giả - Tiến sĩ Nikki Cooper, đại học Bristol, giải thích lý do Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa như sau:

"Quá trình thực dân hóa nhiều vùng lãnh thổ khác nhau mà sau này tạo nên Đông dương thuộc Pháp diễn ra trong nhiều năm. Người Pháp trước tiên chinh phục ở phía nam, tại Nam Kỳ, trong thập kỷ 1860. Suốt 30 năm tiếp theo, nước Pháp thúc đẩy vững vàng về phía bắc, chiếm thêm Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Campuchia lẫn Lào. Những vùng đất này đã được chính thức gộp chung lại dưới tên Đông dương thuộc Pháp vào năm 1885.

Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam Châu Á ấy, đã phần nào được vận động bởi ganh đua đế quốc cùng nước Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự định nhằm cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh: Pháp tạo ra "Hòn ngọc Viễn Đông" để ứng đối với Ấn Độ mà Anh đã gọi là "Viên châu báu trên vương miện."

Như vậy cụm từ "Hòn ngọc Viễn Đông" dù đầu tiên dùng cho toàn cõi Đông Dương, hay sau này không ít người ghép nó với danh xưng Sài Gòn, không nói đến thực chất tươi đẹp thịnh vượng đang là, nó nhiều chất định hướng cũng như tượng trưng hơn.

Có thể sau này người Pháp đã đầu tư mạnh mẽ vào Sài Gòn, qui hoạch phù hợp để thành phố trở thành thủ phủ Đông Dương nhưng thực sự là không có căn cứ nào để nói Sài Gòn từng là số một của khu vực, nếu chỉ dựa vào mấy từ hào nhoáng "Hòn ngọc Viễn Đông".

Vị thế trong khu vực

Theo các hồ sơ lưu trữ cũng như các nghiên cứu kinh tế Châu Á suốt thế kỷ 20, GDP Việt Nam đều có vị trí rất thấp. Ví dụ, theo thống kê của hai giáo sư kinh tế học Jean-Pascal Bassino và Pierre van der Eng, từ 1913 đến 1970 kinh tế Việt Nam (cả miền bắc và miền nam) hầu như luôn thấp hơn Malaya (tiền thân của Malaysia với Singapore là thủ đô kinh tế), Philippines, Thái Lan (không có số liệu trước 1950).

Tùy thời điểm, GDP Malaya thường gấp đôi đến gấp 3 lần Việt Nam, thì lẽ nào thủ phủ kinh tế của nó chỉ là một làng chài nhỏ và mơ được như Sài Gòn!

Không phải cách đây 50 năm, mà là gần 90 năm (1922), một học giả Việt Nam nổi tiếng là ngài Phạm Quỳnh đã viết trong quyển "Pháp du hành nhật ký" về Singapore thế này:

"Mặt trời mới mọc, trông vào bến Singapore, không cảnh gì đẹp bằng, như một bức tranh sơn thủy vậy. Lần này mới được trông thấy một nơi hải cảng là lần thứ nhất, thật là một cái cảnh tượng to tát. Cửa Hải Phòng, cửa Sài Gòn của ta kể cũng khá to, nhưng sánh với cửa Singapore này còn kém xa nhiều. Bến liền nhau với bể, chạy dài đến mấy nghìn thước, tàu đỗ không biết cơ man nào mà kể, tàu của khắp các nước đi tự Á Đông sang Ấn Độ và Âu Tây đều phải qua đấy."

"Vào đến trong phố thời nghiễm nhiên là một nơi đô hội của người Tàu, chẳng kém gì thành phố Chợ Lớn. Phố xá đông đúc, san sát những hiệu Khách cả, có mấy dãy phố toàn những nhà tửu lâu khách sạn, ngày đêm tấp nập những khách ăn chơi, người đi lại..."

"Singapore có thể chia ra hai phần: một phần là phố Khách, một phần là phố Tây; phố Tây cũng sầm uất bằng phố Khách mà lại có cái vẻ nguy nga hơn. Phố Tây ở Singapore này có khác phố Tây ở các nơi khác, nhất là khác các phố Tây của người Pháp ở, như trong các thành phố ta; người Pháp ở đâu thì những nhà lầu to lớn phần nhiều là các dinh thự công sở của Nhà nước; người Anh ở đâu thì những nhà lầu to lớn là các cửa hàng, các hội buôn, các công ty, các ngân hàng. Những hàng buôn của người Anh ở Singapore thật là những lâu đài vĩ đại, có khi chiếm từng dãy phố dài. Ngoài các phố phường buôn bán, đến những nơi nhà ở riêng, làm theo lối “biệt thự” (villas) của người Anh, nhà xây ở chỗ đất cao, chung quanh vườn rộng, xe hơi chạy lùng khắp được. Những nhà ấy phần nhiều của người Anh, nhưng cũng có nhà của các chủ hiệu Khách lớn; ban ngày xuống phố làm việc, chiều tối về nhà riêng nghỉ. Xe hơi ở Singapore, thật không biết cơ man nào mà kể, nào xe riêng, nào xe thuê, cả ngày chạy như mắc cửi. Vào đến Sài Gòn, thấy xe hơi chạy đường Catinat đã lấy làm nhiều, nhưng xe hơi ở Singapore lại còn nhiều hơn nữa, và ở Singapore đường phố nào cũng như đường Catinat hết thảy."

Và rất may, chúng ta vẫn còn lời văn của một học giả khác, nổi tiếng hơn cả Phạm Quỳnh, đã mô tả Bangkok vào giữa thế chiến thứ 2. Ngài Trần Trọng Kim viết trong hồi ký "Một cơn gió bụi" của mình như sau:

"Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đã nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị. Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. Còn phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu."

Những số liệu cũng như trích dẫn ở trên chứng tỏ rằng Sài Gòn chưa bao giờ là số một ở Đông Nam Á và danh xưng "hòn ngọc Viễn Đông" vô thực chất của nó hiện nay chủ yếu chỉ để quảng cáo du lịch.

Chuyện ông Lý Quang Diệu mơ ước Singapore được như Sài Gòn khó tin hơn cả việc người ta từng cho rằng khắp quả đất đã mong một ngày thức dậy bỗng trở thành người Việt Nam trên tuyến đầu đánh Mỹ!

Tập truyền đầy cảm tính đã dẫn chúng ta đi quá xa thực tế, và không khéo sẽ lạc đường. Chẳng hạn chúng tôi biết không ít bạn đọc đang đọc bài này có nghe giai thoại về chuyện đèn dầu treo ngược của cụ Phan Thanh Giản. Các bạn nên để ý, khi cụ Phan đi sứ Pháp thì ngài Edison hoặc bất cứ ai vẫn chưa đăng ký bằng sáng chế đèn điện.

Trương Thái Du
-----

Lời bình

Danh xưng "Hòn ngọc Viễn Đông" và một Sài Gòn "thiên đàng" kiểu như tay phóng viên biến chất San Hô miêu tả trong cuốn Bên thắng cuộc của y thực chất là một trò hề của những tay ăn mày dĩ vãng, bị nhồi sọ bởi đám quan thầy thực dân. Ấy vậy mà, không ít những "tờ báo Đảng", những tay phóng viên tâm tồi tầm thấp vẫn hàng ngày ra rả tuyên truyền trò hề đó cho dân ta nghe. Lời nói láo được lặp đi lặp lại cũng trở thành sự thực và cho đến nay, ông bí thư thành ủy TpHCM cũng chỉ là 1 trong số rất nhiều các vị quyền cao chức trọng, các cựu chiến binh,... ăn "phải bả" của báo chí. Và đến lúc đó, lại chính những kẻ trước đó vẽ ra cái "hòn ngọc Viễn Đông" cho các ông ấy mắc lỡm, quay lại cười cợt. Bài viết trên đây được cây bút Trương Thái Du, một blogger quen thuộc thường xuất hiện ở các trang "lề trái", gửi đăng trên trang BBC Việt ngữ, một tờ báo có góc nhìn thiếu thiện cảm và thường xuyên tạc về các vấn đề chính trị - xã hội của Việt Nam. Thật là mỉa mai!
Về việc Singapore "mơ" được như Sài Gòn, chúng tôi đã giải thích trong bài trước nhưng có lẽ chẳng có gì trực quan hơn là cùng chiêm ngưỡng "làng chài" của Singapore trong những năm 1930s trong 2 video dưới đây.



Bài liên quan

Lại gạ dựng tượng ông Đắc Lộ!

Nhật báo Tuổi trẻ từ ngày 18/4/2014 đăng liền bốn số bài “Thưở ban đầu của chữ Quốc ngữ”, kể kỳ công của nhà truyền đạo Ki-tô A-lịch-sơn Đắc-lộ (Alexandre de Rhode) sáng chế ra chữ Việt ký âm theo mẫu...

Nếu có chữ "nếu", người ta sẽ cho cả Paris vào cái lọ

"Nếu không có Cộng sản thì không có chiến tranh hoặc nếu không có ngày 30-4 thì Sài Gòn giờ giàu hơn cả Hàn Quốc". Đó là câu nói cửa miệng của những thành phần chống cộng cực đoan ớ hải ngoại và một s...

Đừng nịnh Mỹ bằng cách chạy tội cho VNCH

Trong "Lời kêu gọi" dưới đây tác giả Nguyễn Biên Cương không đề cập đến những phát biểu của ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, mà chỉ nhắn nhủ với các "lều báo" và "zân chủ...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Làm cán bộ cho Chúa thì được gọi giáo dân là lũ cừu thoải mái. Nhưng làm cán bộ thế tục thì tuyệt đối cấm gọi người dân là bò (dù thực sự có coi người dân là lũ bò). - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

Hoi-Tuong-linh-2

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

DSKBD

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

HoChuTich_MaoChuTich

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Vientro

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Nixon_and_Zhou_toast

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

Óc sâu bọ sao hiểu được vĩ nhân !

Có một điều gần như là chân lý: Sự tử tế, lòng tốt của người ta là hữu hạn nhưng sự khốn nạn, xấu xa, bỉ ổi là vô hạn. Có thể thấy sự "vô hạn" đó trong bản chất của lũ Vichoco vong bản trên mặt trận "...

"Tôi dứt khoát phải trở thành người yêu của Hồ Chí Minh"

Đó là những lời chân thành thốt lên từ một người phụ nữ Mỹ kém Bác Hồ gần 50 tuổi, bà Josephine Stenson, một nhà nghiên cứu lịch sử. Bà đã nói những điều này trong bài phát biểu của mình tại Hội ...

Trí thức và ... cu!

Có thể nói trong một xã hội (dù bất kỳ thể chế chính trị nào), tầng lớp trí thức tiểu tư sản luôn là thành phần rắc rối nhất. Họ chứa đựng trong mình hầu hết các mâu thuẫn của xã hội, hình thành nên b...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item