Vụ "cá chết": Dấu hiệu bất thường từ một bài viết "có vẻ khoa học" trên một "tạp chí khoa học"

Lời nói đầu Những ngày này cùng với sức nóng của vụ các chết hàng loạt tại Vũng Áng, rất nhiều thông tin nhiễu loạn đến từ các nguồn, từ ...

Lời nói đầu
Những ngày này cùng với sức nóng của vụ các chết hàng loạt tại Vũng Áng, rất nhiều thông tin nhiễu loạn đến từ các nguồn, từ báo chí trung ương đến các trang báo mạng, từ các trang facebook bình dân đến những trang web "khoa học". Bên cạnh những bài viết mang tính quy chụp, cảm tính của báo chí, có một bài viết "có vẻ khoa học" với tiêu đề "Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài" của các tác giả là những người Việt đang làm khoa học ở nước ngoài, đăng trên một trang web có tên gọi "Vietnam Journal of Science" (tạm dịch: Tạp chí khoa học Việt Nam), là một "dự án phi lợi nhuận được khởi xướng bởi Quỹ Giáo dục Việt Nam của Hiệp hội các học giả và nghiên cứu sinh cùng một số lượng lớn các nhà khoa học và chuyên gia người Việt trên toàn thế giới". Bài viết này đã được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội như một "hồi chuông" cảnh báo về sự nguy hiểm của nước biển Vũng Áng. Đáng lưu ý là các "nhà khoa học" này ngồi ở nước ngoài và phân tích qua các dữ liệu trên ... báo chí trong nước, một cách làm khoa học rất sa-lông! Nhưng không chỉ có thế, bài viết này còn bị một bạn đọc phát hiện ra là ngụy tạo rất nhiều thông số khoa học!
Các tác giả của bài viết "Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài"
Như vậy cùng với bê bối đạo văn của ông giáo sư Việt kiều Úc Nguyễn Văn Tuấn, sự việc này thực sự khiến chúng ta phải đặt dấu hỏi lớn về trình độ hoặc sự công tâm một số vị trí thức Việt kiều (hoặc đã đang tu nghiệp ở nước ngoài) cũng như mục đích của các trang web "phi chính phủ", "phi lợi nhuận" của các vị ấy. Mời các bạn tham khảo bài viết phản biện dưới đây, đăng trên trang web của Nguyễn Hữu Bảo Trung.


***

Về bài viết “Chuyện bé như hạt gạo…”

Tựa: Tác giả bài viết không có ý quy kết hay bào chữa nguyên nhân cá chết hay các sự kiện đến cá chết và Vũng Áng cho bất cứ ai. Chỉ nêu ra những cái sai cơ bản của bài “báo cáo khoa học” trên.

Thông thường, một “báo cáo khoa học” sẽ gồm 4 phần chính:

– Cơ sở lý thuyết
– Thực nghiệm
– Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm.
– Kết luận, khuyến nghị.

Có thể thấy ngay, bài viết trên không có phần thực nghiệm, và do đó cũng không có cả phần phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm.

I. Các sai sót về định tính trong bài.

1. Độc tính


Đoạn này trích dẫn theo tài liệu: ” Heavy Metals Toxicity and the Environment” .

Tuy nhiên, thực tế trong tài liệu viết:
Dịch đoạn bôi đậm tiếng Anh: Độc tính của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều lượng, đường hấp thụ, dạng tồn tại hóa học cũng như tuổi, giới tính, đặc điểm gen và tình trạng dinh dưỡng của người phơi nhiễm.

Thông tin bài viết truyền tải KHÔNG CHÍNH XÁC VỚI NGUỒN.

2. Cột nước thải

Trong bài viết có hình ảnh, được chú thích là “cột nước thải”, trích dẫn nguồn theo link: http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-ca-chet-hang-loat-ngu-dan-tu-lan-bien-truy-tim-nguon-xa-thai-doc-2016042210520221.htm

Tuy nhiên trong link đã dẫn trên, không hề có những hình ảnh này.
Tiếp: Theo link này về clip của VTC-14, từ 1 phút 20 trở đi có thể thấy đây là cái ống bị hà bám chứ KHÔNG PHẢI là cột nước thải.
http://tinvn.biz/ong-xa-thai-cua-formosa-duoi-day-bien-vung-ang.html

Hoàn toàn không có hình ảnh về Cột nước thải.
Do đó thông tin bài viết truyền tải KHÔNG CHÍNH XÁC VỚI NGUỒN.

3. Methyl thủy ngân

Nguồn của bài viết tự trích dẫn chính mình, và không có chi tiết này.

Theo nguồn nghiên cứu năm 1992 của Phòng thí nghiệm Oak Ridge (Hoa Kỳ): http://www.vce.org/mercury/methyl_mercury.pdf

Trên thực tế, nghiên cứu về liều lượng nguy hiểm hấp thụ qua da của Methyl thủy ngân đều chưa có con số lượng hóa chính xác (hấp thụ trong bao nhiêu thời gian, tỷ lệ, liều lượng).

Tuy nhiên, nếu xem xét các số liệu đã có về liều gây chết trong 24 giờ của Methyl thủy ngân trên chuột, con số trên là 20 – 50 mg/ kg thể trọng qua đường ăn uống. Giả sử độ mẫn cảm của người và chuột là như nhau thì một người 60 kg cần hấp thụ hoàn toàn vào máu từ 1,2 – 3 g methyl thủy ngân để chết trong 24 giờ. Tức là khoảng 0,3 – 0,75 ml, tương đương 6 – 25 giọt. Việc hấp thụ hoàn toàn 100% vào máu lượng này ngay lập tức là vô phương. Vì thế có thể kết luận thông tin đưa ra trên là KHÔNG CHÍNH XÁC.

II. Các sai sót về định lượng trong bài.

1. Hàm lượng chì

Bài viết có đoạn: Chỉ cần một lượng chì 1g/ 1 triệu lít nước cũng đủ chết người, theo nguồn: Frances Solomon, ‘Impacts on aquatic ecosystems and human health’, Mining.com (April, 2008)

Tuy nhiên, trong nguồn bài viết này KHÔNG CÓ đoạn nào như trên. Bảng 1 trang 15 cho thấy hàm lượng chì cho phép trong nước uống của Canada là 10 ppb, tức 10 phần tỷ, nếu tính gần đúng theo khối lượng tức là 10 g/ 1 triệu lít nước ( 1 lít nước nặng 1000g, 1 triệu lít nước nặng 1 tỷ g). Vậy là người Canada được phép chết 10 lần mỗi lần uống nước?
Tiếp, theo tài liệu này của Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Hoa Kỳ
http://www.cdc.gov/niosh/idlh/7439921.html

Liều gây chết của chì đối với người là 450 mg/ kg thể trọng qua đường ăn uống, tức là 31,5 g đối với người nặng 70 kg. Tức là nếu hấp thụ hoàn toàn nước chứa chì với nồng độ 1 g/ 1 triệu lít, 1 người nặng 70 kg cần uống và hấp thụ hoàn toàn 31,5 triệu lít nước thì sẽ chết, tức là tương đương với 12,6 lần thể tích bể bơi tiêu chuẩn Olympic.

Kết luận: THÔNG TIN SAI NGHIÊM TRỌNG. KHÔNG XUẤT HIỆN TRONG NGUỒN.

2. Lại là chì

Bài viết có đoạn: 1 g chì / 10 triệu lít nước đủ nguy hại đến cá, theo bài báo của Solomon.

Thực tế trong bài báo của Solomon:
Bảng trên cho thấy tiêu chuẩn an toàn cho phép của chì đối với các sinh vật thủy sinh là từ 1-7 ppb, tức 1-7 g/ 1 triệu lít nước, tức là gấp từ 10-70 lần con số trong bài viết trên đưa ra.
Kết luận: THÔNG TIN SAI, KHÔNG XUẤT HIỆN TRONG NGUỒN.

3. Ion bạc

Bài viết có đoạn: Theo nghiên cứu của Salomon chỉ cần 0,1 ppb lượng ion bạc là đủ giết cá.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong nghiên cứu của Salomon KHÔNG có đoạn nào như thế này. 0,1 ppb lượng ion bạc là hàm lượng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn của Canada như bảng 1 phía trên.
Vậy bao nhiêu bạc thì đủ giết cá?
Theo nghiên cứu của đại học Kentucky, Hoa Kỳ, đối với 5 loại cá thí nghiệm, hàm lượng ion bạc đủ để gây chết đối với các cá thể cá (trong 5 loài thí nghiệm) là 183 -1065 microgam/ lít, tức 183-1065 gam/ triệu lít, gấp 1.830 lần – 10.650 lần con số bài “nghiên cứu khoa học” trên đưa ra.

http://images.library.wisc.edu/EcoNatRes/EFacs/Argentum/Argentumv05/reference/econatres.argentumv05.shawacute.pdf

Kết luận: THÔNG TIN SAI. KHÔNG XUẤT HIỆN TRONG NGUỒN.

KẾT LUẬN CHUNG:

Chỉ trong một bài viết ngắn, khoảng gần 2000 chữ nhưng chứa rất nhiều điểm sai sót định tính, định lượng theo hướng trầm trọng hóa vấn đề như trên và nhiều phỏng đoán không có cơ sở khoa học. Đây là một bài viết ngụy tạo khoa học và vô giá trị.
Một ý kiến phản đối của độc giả trên trang VJS.

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item