Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) chính là tiền của Việt Nam bị Mỹ ép nợ!

Bob Kerry nhận giấy phép đầu tư Fulbright Việt Nam Sau khi cựu TNS Mỹ Bob Kerry, người được đặt vào cái ghế Chủ tịch Hội đồng tín thác ...

icon18_edit_allbkg
Bob+Kerry+-+Fulbright
Bob Kerry nhận giấy phép đầu tư Fulbright Việt Nam
Sau khi cựu TNS Mỹ Bob Kerry, người được đặt vào cái ghế Chủ tịch Hội đồng tín thác của ĐH Fulbright Việt Nam (FUV), bị "khui" ra là kẻ đã tham gia cuộc thảm sát Thạnh Phong (1969) và từng bị chính phủ Việt Nam coi là tội phạm chiến tranh, ông ta đã "trải lòng" trên báo Vietnamnet về "nỗ lực của chúng tôi đã thành công khi Quốc hội quyết định tài trợ một khoản gần 20 triệu USD để xây dựng FUV". Nguồn tài trợ của quốc hội Mỹ mà ông này nói chính là thuộc quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation –VEF), một tổ chức được giới thiệu là: "được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam năm 2000 nhằm tăng cường mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục, dành cho công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo sau đại học hoặc phát triển chuyên môn tại Hoa Kỳ và dành cho các giáo sư Hoa Kỳ tham gia giảng dạy tại các trường đại học tại Việt Nam""Hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ dành ngân sách 5 triệu đô-la Mỹ cho các hoạt động của VEF cho tới năm 2018".
Nhưng có đúng quỹ này là sự ưu ái của quốc hội Mỹ dành cho Việt Nam?

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH, nay là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM, ngày 7/6/2016 đã gửi một bức thư ngỏ trên infonet nêu quan điểm về sự kiện Bob Kerrey (BK) và ĐH Fulbright VN, trong đó cho biết:
"20 triệu USD vốn ban đầu cho việc xây dựng FUV được nhắc đến như đóng góp mới của chính phủ Mỹ. Thực tế là: đó là khoản 20 triệu USD còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng) là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính quyền Hoa Kỳ trước 1975, mà nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế. Nói cách khác, thực chất đây là việc chuyển một món tiền có sẵn – từ mục đích cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban đầu cho FUV – chứ không phải do BK mới gây quỹ đặc biệt cho FUV."

Đây quả là một thông tin quá mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam. Nhưng thực sự thì nó lại không phải là mới, chỉ là ít được biết đến.

Tiến sĩ Mark Ashwill, một nhà giáo dục người Mỹ và là cựu giám đốc của Học viện Giáo dục Quốc tế – International Institute for Education (IIE), người sáng lập cơ sở tư vấn giáo dục Capstone Việt Nam ở Hà Nội đã từng rất ngạc nhiên khi ông diễn thuyết tại một Diễn đàn Giáo dục cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ, gần như không ai trong số các thính giả biết rằng một chương trình học bổng rất nhiều danh tiếng – Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) – được cho rằng được bảo trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ – thực ra là chính do Chính phủ Việt Nam gây quỹ bằng một thỏa thuận hoán đổi nợ. Và ông đã giải thích cặn kẽ điều đó trong bài viết "VEF: Tiền đến từ Việt Nam" (VEF: From Vietnam With Money), năm 2010. Mời các bạn tham khảo bản dịch bài viết này của Nguyễn Mai, đăng trên trang CVD, ngay dưới đây:

VEF: Tiền đến từ Việt Nam

Trong tháng 4 năm 1997, sau chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin đã tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý trả lại 146 triệu USD nợ chiến tranh của Chính phủ miền Nam Việt Nam. Bốn năm trước đó, Việt Nam đã đồng ý về nguyên tắc việc đảm nhận món nợ từ bên đối đầu trước đây của mình như một phần của một thỏa thuận lớn nhằm dọn đường cho việc làm mới lại thỏa thuận vay mượn quốc tế của Hà Nội, việc mà trước đó đã bị Washington ngăn chặn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hòa, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã lưu ý: “Chúng tôi đã phải đồng ý về những khoản nợ cũ để có những giao dịch mới, ví dụ như khoản vay mới và các thỏa thuận hợp tác”. Nói cách khác, Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo sức ép lên phía Việt Nam, khiến cho phía Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài nuốt lòng tự tôn, đặt tôn chỉ sang một bên để hướng đến điều tốt đẹp lớn hơn nhằm tiếp tục cải thiện mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, đạt đỉnh cao ở thỏa thuận thương mại đôi bên 4 năm tiếp theo. (trích từ Moving Vietnam Forward, một bài báo của tôi về VEF năm 2005)

Website của VEF giới thiệu về Quỹ như một tổ chức độc lập của liên bang được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ và được gây quỹ hàng năm bởi Chính phủ Hoa Kỳ. Điều này đúng, nhưng cũng không đúng. Cần lưu ý, VEF là một chương trình học bổng-cho-nợ mà ép buộc Chính phủ Việt Nam phải chuyển hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm cho Chính phủ Mỹ, cung cấp một khoản hàng năm được phân phối cho Quỹ VEF (5 triệu đô la Mỹ) tới các học bổng (80%) và cho việc quản lý (20%). (Phần dư còn lại rơi vào cái hố không đáy của Ngân khố Hoa Kỳ). Đây là một ví dụ tiêu biểu cho chính sách quyền lực, khi mà Chính phủ Mỹ “thuyết phục” (hãy nghĩ đến việc dùng sức ép trong tối hậu thư) Việt Nam gánh hết toàn bộ món nợ của kẻ thù cũ của đất nước này, hay là sẽ chịu hậu quả khác.

Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, 76 triệu đô la Mỹ nợ chiến tranh là từ khoản vay cho nông nghiệp và cho phát triển. Phần còn lại 70 triệu USD là những khoản trả lãi sau thương lượng. Hầu hết những khoản vay quá hạn từ cuối những năm 1960, khi Hoa Kỳ chuyển hàng trăm triệu USD để hỗ trợ Nam Việt Nam nhằm theo đuổi một chiến lược thất bại – Việt Nam hóa chiến tranh – việc đã dẫn tới “Hòa bình trong danh dự”(tức việc Mỹ rút quân) vào năm 1973, và những ngày cuối cùng chìm trong điên cuồng và tuyệt vọng vào cuối tháng 4 năm 1975 khi Cộng sản toàn thắng, khi độc lập và hòa bình quốc gia của một Việt Nam thống nhất chuyển từ một giấc mơ xa vời trở thành hiện thực trước thời điểm dự kiến.

Như thế, Chính phủ Hoa Kỳ chỉ đơn giản là đường dẫn tiền từ Việt Nam, số tiền mà cuối cùng lại được cho là một sự đầu tư vào giáo dục cho chính người dân ở đó, một đóng góp có giá trị cho mối quan hệ và trao đổi giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ. Điều mà quá ít người được biết về những sự vụ xung quanh nguồn gốc của Quỹ VEF, theo tôi, là lỗi cố ý che dấu. Thay vì chơi trò chính trị bằng đổi chác trong giáo dục, tại sao không đưa số tiền về nơi thích đáng của nó.

Khi tôi nhập cụm từ “vietnam education foundation scholarship-for-debt program” vào Google, kết quả đầu tiên là bài báo năm 2005 của tôi, thứ hai là website của VEF và thứ ba là lịch học của Đại học Georgetown khóa 2007 về mối quan hệ Việt – Mỹ. Đây là trích dẫn: “Tổ chức này – được đóng góp bởi khoản nợ chiến tranh của Chính phủ Sài Gòn trước kia – gồm một Quỹ học bổng đào tạo sinh viên Việt Nam về khoa học, toán, công nghệ và y khoa tại các Học viện của Hoa Kỳ ở các cấp học cao hơn.” Lưu ý: Nếu các bạn tìm thấy bất kỳ nguồn tham khảo nào nói rằng VEF là một chương trình học bổng-cho-nợ, có nguồn tài trợ là Chính phủ Việt Nam, hãy nói cho tôi biết.
Nguồn: markashwill.com

***

Như vậy, thông tin này được đưa ra bởi một nhà giáo dục Mỹ có mối quan hệ gần gũi với Việt Nam từ rất lâu rồi (năm 2005) và sau đó được xác nhận bởi một nhà ngoại giao Việt Nam có nhiều uy tín trên trường quốc tế. Điều đó cho ta đủ cơ sở để khẳng định niềm tin về một "tình hữu nghị viển vông" giữa một đế quốc với một đất nước "chiếu dưới", về sự "thân thiện" của "ngoại giao bún chả", về trò chơi lá mặt lá trái của nụ cười sáng lóa trên gương mặt vị tổng thống da đen uy quyền và sự "hối hận từng chút một" của nhà giáo dục đạo mạo từng ân cần cắt cổ trẻ con và mổ bụng đàn bà. Hay nói như câu ngạn ngữ của phương Tây là: "Trên đời này không có bữa trưa nào miễn phí cả".

Bài liên quan

G. Márquez: “Việt Nam nhìn từ bên trong”

Loại thuốc đắt nhất ở Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái là thuốc chống say sóng. Các hiệu thuốc bình thường bán hơn 1 USD cho vỉ 12 viên đã hết sạch loại thuốc này và chúng bắt đầu xuất hiện trên thị ...

Sài Gòn có phải là 'Hòn ngọc Viễn Đông'?

Việc ngợi ca "hòn ngọc Viễn Đông số một" và "Singapore mơ thành Sài Gòn" chỉ là suy nghĩ của những người Việt Nam Cộng hòa hoài cổ và dí dỏm sau 1975. Vì thế, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy báo Tu...

Về con người Trương Vĩnh Ký

LTS: Bến Tre có nhiều nhân vật xứng đáng là niềm tự hào chẳng những của một xứ dừa mà còn là của cả nước ta về lòng TẬN TRUNG VỚI NƯỚC, TẬN HIẾU VỚI DÂN như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Th...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Con người ta sinh ra từ một cái lỗ, sống cũng vì một cái lỗ rồi chết đi cũng chui vào một cái lỗ. - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

Hoi-Tuong-linh-2

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

DSKBD

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

HoChuTich_MaoChuTich

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Vientro

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Nixon_and_Zhou_toast

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

"Tại sao Mác đúng?" - Chương 2: Chủ nghĩa Mác là độc tài, bạo lực?

PHẢN BÁC: Chủ nghĩa Mác có thể rất đúng đắn về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì kết quả lại là khủng bố, độc tài và giết người hàng loạt trên quy mô chưa từng có. Chủ nghĩa Mác có t...

Đọc cuốn tiểu thuyết "Hội thề"

Cùng đọc một cuốn sách mỗi người có thể có những cảm nhận khác nhau là điều rất bình thường. Nhân đọc bài của bạn Khải Nguyên trên tuần báo Văn nghệ TPHCM số 308 về cuốn tiểu thuyết lịch sử “HỘI THỀ”...

"Tại sao Mác đúng?" - Chương 1: Chủ nghĩa Mác đã lỗi thời?

PHẢN BÁC: Chủ nghĩa Mác đã kết thúc. Từng có thời chủ nghĩa Mác được coi là phù hợp với một thế giới của những nhà máy, những cuộc bạo loạn vì đói kém, những người công nhân mỏ, thợ nạo ống khói, sự k...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item