Rockefeller: biểu tượng của việc chi phối chính sách y tế công bằng hối lộ
Bình luận của người dịch: Tôi dịch bài Rockefeller : un symbole de l’emprise des lobbies sur les politiques de santé publique của nhà xã h...
https://daosichanga.blogspot.com/2016/06/rockefeller-bieu-tuong-cua-viec-chi.html
Bình luận của người dịch: Tôi dịch bài Rockefeller : un symbole de l’emprise des lobbies sur les politiques de santé publique của nhà xã hội học Thierry Brugvin, đăng ngày 23/2/2012, trên legrandsoir.info để tặng một người bạn cũng học Sư phạm Toán. Tôi chọn dịch về Rockefeller, vì ngày xưa, có một anh giáo sư, gần đây bị ném đá vì nói móc máy nhân ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, cho rằng đại học Việt Nam nghèo là do lười, thiếu kỷ luật, còn đại học bên Tây giàu có, nhiều tiền là vì làm việc có kỷ luật. Rockefeller chính là người thành lập trường Đại học Chicago, nơi anh GS này làm việc. Bài viết này cho chúng ta hình dung rõ ràng hơn về hình thù chủ nghĩa tư bản ở các nước đế quốc.
***
Lịch sử của cái gọi là tổ chức độc quyền dược phẩm có tính chỉ dẫn mạnh mẽ cho việc hiểu một số chính sách công của các chính phủ đã được quyết định như thế nào. Để minh họa điều này, chúng tôi sẽ theo sát gia đình Rockefeller, đại biểu tiêu biểu nhất của chủ nghĩa tư bản hóa dầu và dược phẩm.
Giới thượng lưu kinh tế thường xuyên đứng trên luật. Ngày 15/5/1911, Tòa án tối cao của Hoa Kỳ tuyên bố John Rockefeller và tờ-rớt của ông ta phạm tội tham nhũng, các hoạt động bất hợp pháp, tống tiền và do đó phạt doanh nghiệp này phải biến mất [1]. Nhưng Rockefeller hoàn toàn tự tin nhờ các chỗ dựa chính trị nên chẳng thèm quan tâm tới phán quyết, không giải tán doanh nghiệp mà cũng chưa bao giờ lo lắng. Chúng ta có thể thông qua ví dụ này để minh họa rằng giới thượng lưu chính trị thường xuyên đứng trên luật, mà nhân dân chỉ có thể áp dụng trên giấy.
Chân dung John D. Rockefeller năm 1885 |
Thành lập quỹ từ thiện cho phép gây ảnh hưởng gián tiếp lên các chính sách y tế. Để khôi phục uy tín trong dư luận, Rockefeller đã sáng lập ra một quỹ mang tên ông ta năm 1913. Nhờ các quỹ này, dưới cái vỏ nhà tài trợ hào phóng và nhà chính trị vị tha, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu tư nhân và công cộng, cũng như các chương trình mới, đặc biệt về sức khỏe. Điều này góp phần định hướng các phát triển của y học theo hướng có lợi cho việc sản xuất thuốc của riêng họ và cho sự phát triển của công nghệ y học của riêng họ. Quỹ Rockefeller trợ cấp cho các trường y và bệnh viện, nhờ đó mà có thể phát triển và tiêu thụ được thuốc sản xuất từ công nghiệp hóa dầu và được nó cấp chứng chỉ. Một vài ví dụ khác minh họa cho chiến thuật này. Quỹ Rockefeller đã đóng góp cho việc tài trợ Sáng kiến quốc tế cho vắc-xin chống SIDA (IAVI năm 1996) [2], Sức mạnh can thiệp cho Sự sống sót của Trẻ em[3], Hội đồng Dân số năm 1952[4]. Chương trình cuối cùng ảnh hưởng tới bây giờ các chương trình dân số của Liên hợp quốc. "Đại học Harvard với cái nền tảng quý tộc và trường phái y học được ca ngợi, đã nhận hơn 8 triệu đô-la từ quỹ của tờ-rớt dược phẩm. Điều này cũng xảy ra với các đại học Yale, Jones Hopkins, Stanford, Washington ở Saint Louis, Columbia ở New-York..." [5].
Thông qua sự tài trợ của các nhà vận động hành lang và quỹ Carnegie, nhà Rockefeller đã thành công trong việc gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan chuẩn hóa y tế, ví dụ AMA (Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ), Codex Alimentarius (là một tập hợp các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về ăn uống và thực phẩm, thuộc Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm FAO của Liên hợp quốc - N.D. chú thích), để tạo ra các quy tắc nhằm giới hạn sự phát triển y học thay thế như liệu pháp vi lượng đồng căn, liệu pháp thảo dược, thuật châm cứu có thể giới hạn lợi nhuận của các công nghiệp hóa dược... Thêm nữa, thông qua các quy định về sức khỏe như quy định của Codex Alimentarius, chúng có thể hạ được lượng tối đa cho phép, ví dụ liên quan tới các tác nhân gây ung thư như aflatoxin (một loại độc tố vi nâm - N.D. chú thích) trong thức ăn hoặc thuốc. Cũng như vậy, quy định về y tế như Codex cho phép củng cố kinh doanh gây thiệt hại cho người tiêu dùng, như chúng ta đã thấy trong nhiều ngành thương mại ở Tổ chức WTO xung quanh thịt bò nhiễm hoóc-môn.
Tổ chức thành cartel cho phép hạn chế cạnh tranh, tuy vậy điều đó thường là phạm pháp. Ở trung tâm của liên hợp hóa dầu, cuộc chiến giữa các nhà công nghiệp là rất mạnh, thậm chí nếu họ liên minh với nhau khi lợi ích giai cấp của họ bị đe dọa. Cũng như vậy, năm 1925, các tập đoàn xuyên quốc gia Đức như Bayer, Basf, Hoechst và IG Farben thành lập một cartel để hạn chế sự tăng trưởng của tờ-rớt Rockefeller. Nhưng thay vì cạnh tranh lẫn nhau, cuối cùng họ quyết định tạo một cartel của hai bên năm 1929. Tổ chức thành cartel cho phép các nhà công nghiệp hạn chế cạnh tranh lẫn nhau, nâng cao vị trí độc quyền của họ và do đó cải thiện lợi nhuận. Một vài chính quyền công cộng như Liên minh Châu Âu phạt nặng các cartel này nhằm đảm bảo sự cạnh tranh có lợi cho việc hạ giá thành cho người tiêu dùng.
Maurice Bealle giải thích: "Tờ-rớt Đức khổng lồ, IG Farben, hưởng lợi từ sự độc quyền tuyệt đối trên tất cả các sản phẩm hóa họa chế tạo tại Đức. IG Farben đã liên minh với Stand Oil của Hoa Kỳ ( Rockefeller có cổ phần ở đó) để kiểm soát các chứng chỉ quan trọng (...). IG ở Hoa Kỳ ra đời. Standard Oil nắm giữ 15% cổ phần trong tờ-rớt Đức-Mỹ mới của IG Farben. Trong các giám đốc vỏ bọc của công ty này, có Walter Teagle (Tổng giám đốc của Standard Oil), Paul Warburg (người rơm (1) của Roosevelt và Rockefeller) và Edsel Ford..." Sau Pearl Harbor và sự bắt đầu tham gia vào chiến tranh của Hoa Kỳ, "Với sự giúp đỡ của Stand Oil, IG Farben Hoa Kỳ đã quyết định ngụy trang nguồn gốc Đức và cảm tình với đất nước này. Nó đã thay đổi lý do xã hội để trở thành General Aniline và Film Corporation"[6].
Các tập đoàn xuyên quốc gia hiếm khi từ chối liên kết với chế độ phát-xít. Zyklon B là một loại khí độc chết người được chế tạo bởi công ty Degesch, một nhánh chiếm tới 42,5% của IG Farben. IG Farben ra đời năm 1925, và vẫn đứng đầu thế giới về hóa học, cho tới 1945. Tập đoàn xuyên quốc gia này đã ủng hộ chế độ phát xít trong chính sách tiêu diệt những người Do Thái, bằng cách quản lý trực tiếp trại Auschwitz. Sau chiến tranh, phe Đồng Minh quyết định chia cắt nhóm. "Auschwtiz III, mở năm 1942, được thành lập từ các nhà máy IG-Farben về cao su tổng hợp (các nhà máy Buna)(...). Sự hợp tác giữa SS (2) và IG-Farben là tổng thể. Tù nhân làm việc dưới sự chỉ đạo của các đốc công dân sự, được gọi là Meister. 10 nghìn tù nhân đã sống và lao động ở Buna. Ít nhất 25 nghìn trong 35 nghìn tù nhân chết sau khi qua Buna. Tuổi thọ trung bình của tù nhân ở đó là từ 3 cho tới 4 tháng" [7].
Giới thượng lưu kinh tế hậu thuẫn giới thượng lưu chính trị trong liên minh giai cấp. Ngay từ 1932, IG Farben nhanh chóng liên kết bản thân với chính sách phát xít của Hitler. Ngay khi ông ta khởi động chiến tranh năm 1939, ông ta cướp bóc các nguồn lực và công trình nghiên cứu của các nhà công nghiệp ở các nước mới bị xâm lược theo cách có lợi cho IG Farben. "Năm 1939, các phòng nghiên cứu Roche (Hoffman-LaRoche) được thừa nhận phạm tội tham ô liên quan tới việc cung ứng vitamin trên thị trường thế giới. Roche thuộc về một cartel hóa dầu và dược phẩm có nguồn gốc từ IG Farben, một trong các trụ cột công nghiệp của nước Đức Quốc xã. Một trong những bạn hàng công nghiệp của Sanofi-Aventis là công ty Merck. Doanh nghiệp này nhận được phần lớn nhất trong phân phối chiến lợi phẩm của nền kinh tế quốc xã vào giai đoạn cuối chiến tranh thế giới II" [8]. Mặt khác, BASF, cũng như Bayer và Hoesch cũng đều là các "chi nhánh" cũ của IG Farben và luôn nằm trong các ông lớn của ngành công nghiệp hóa học. Như Homer T. Bone đã nói, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ trong lúc một cuộc họp của ủy ban nghị viện về các vấn đề quân sự ngày 4/6/1943: "IG Farben là Hitler và Hitler là IG Farben." Thật vậy, sự hậu thuẫn từ IG Farben cho Hitler đã đảm bảo cho ông ta một nguồn tài chính đáng kể. Như Marx đã phân tích, người ta thấy rằng mối liên minh này giữa các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa và các lãnh đạo chính trị là một trong các hằng số của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã đạt tới đỉnh cao nhất trong chế độ phát xít, bằng cách đưa những nhà tư bản lên cầm quyền ở trung tâm Nhà nước quốc xã. Bằng việc ủng hộ chế độ quốc xã, Rockefeller cũng hi vọng có thể tham gia vào việc xâm lược Liên Xô và thu được nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng, và chống lại chủ nghĩa cộng sản.
David Rockefeller (một trong những con cháu của John Rockefeller) và hoàng tử Bernard của Hà Lan đã tạo ra nhóm Bilderberg năm 1954. Bernard là một sĩ quan SS cũ và là một gián điệp Đức làm việc cho cục gián điệp NW7 (3), hoạt động trong lòng doanh nghiệp IG Farben, mà tham gia vào việc vận hành Auschwitz (Sutton,1980:182) [9]. Hoàng tử Bernard sau đó thành lập WWF (quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên - chú thích của N.D.) năm 1961 [10]. "John D. Rockefeller đã tạo ra năm 1882 công ty Standard Oil, tiền thân pháp lý của Exxon Mobil bây giờ" [11]. Ở Pháp, nó được gọi là Esso và nằm trong những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới, cùng với các ngân hàng của nó, nó là một trong những trụ cột của đế chế công nghiệp Rockefeller, đồng thời cũng bao phủ những lĩnh vực khác dầu mỏ. Qua ví dụ này, ta hiểu được ý nghĩa của thuật ngữ chủ nghĩa tư bản hóa dầu và dược phẩm. Một nhà sản xuất dầu mỏ sẽ sử dụng một phần lớn nguyên liệu thô này để sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ công nghiệp hóa học, ví dụ như dược phẩm, cũng như phân bón, thuốc trừ sâu v.v.
Giới thượng lưu thao túng kinh tế và chính trị, đặt nền dân chủ vào hiểm họa. Để nhận được quyền lực chính trị, thêm vào quyền lực tài chính, Nelson Rockefeller tham gia vào trong lòng chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1940. Luật không cấm ông ta, nhưng sự tích tụ quyền lực gây hại cho nền dân chủ. Có những đạo luật chống các cartel gây hại cho cạnh tranh. Cũng như sự qua lại giữa khu vực kinh tế và nhà nước, cái cũng gây ra những xung đột về lợi ích. Nelson Rockefeller (1908-1979) đã "giữ nhiều chức vụ dưới các thời tổng thống Franklin D. Roosevelt, Harry Truman và Dwight D. Eisenhower." Từ 1940 tới 1977, Nelson Rockefeller giữa các chức vụ trong lòng nhà nước Hoa Kỳ. Năm 1954, đặc biệt ông ta giữ vị trí đứng đầu Operation Coordinating Board (OCB), ủy ban của Hội đồng An ninh Quốc gia (có một trong các nhiệm vụ là giám sát các hoạt động bí mật của CIA). Năm 1959, ông được bầu là thống đốc cộng hòa của New York và thường xuyên được bầu lại ở vị trí này cho tới 1974, sau đó ông trở thành Phó tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ từ 1974 tới 1977. Nhưng quyền lực chính trị của triều đại Rockefeller không dừng lại. Ông ngoại của ông, Nelson W. Aldrich, đã là một thượng nghị sĩ, em trai ông Winthrop Rockefeller là thống đốc cộng hòa ở Arkansas, và cháu ông, John Davidson Rockefeller IV trở thành thống đốc và thượng nghị sĩ đảng dân chủ ở Tây Virginia.
Trong các nước khác trên thế giới dựa trên hệ thống tư bản chủ nghĩa, những điều trên là không thể tránh khỏi, bởi đây là những nguyên lý của chủ nghĩa tư bản. Nghĩa là phải chấp nhận rằng: quyền lực có nguồn góc từ sở hữu tư nhân chỉ bị hạn chế rất bộ phận bởi một vài quy định thuế, điều này cho phép những người giàu chiếm lĩnh được một tình trạng quyền lực kinh tế và sau đó đưa tới cho họ những điều kiện dễ dàng để nhận được quyền lực chính trị. Ví dụ ở Italia, Silvio Berlusconi lãnh đạo đất nước với tư cách được bầu và sở hữu một lượng doanh nghiệp tư nhân, như thế cũng có những xung đột lợi ích. Nó cũng giống như tình huống mà các tổng giám đốc, ví dụ Nelson Rockefeller, trở thành bộ trưởng, và họ có lệnh bảo vệ lợi ích chung, sau đó quay trở lại vị trí lãnh đạo các doanh nghiệp tư nhân, nơi các cổ đông của họ yêu cầu họ bảo vệ các lợi ích của họ cũng như của CNTB. "Thierry Breton là bộ trưởng kinh tế giữa các năm 2005 và 2007, nhưng ngày xưa, ông ta là "tổng giám đốc của France Télécom và đồng thời là người quản lý 3 doanh nghiệp lớn khác: ngân hàng Pháp-Bỉ Dexia, của Thomson cũng như Schneider Electric. Thêm nữa, ông ta là thành viên hội đồng giám sát Axa. " Từ 17/11/2008, ông ta quay lại bảo vệ các lợi ích nhóm tư nhân Atos Origin với tư cách tổng giám đốc.
Ngày 2/6/2005, Christine Lagarde, người đã thay thế ông ta, được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại thương, và sau đó trở thành bộ trưởng kinh tế ở Pháp năm 2007. Bắt đầu những năm 1980, bà gia nhập công ty luật Hoa Kỳ Baker và Mackenzie. Năm 1999, bà trở thành chủ tịch hội đồng chỉ đạo của công ty này, công ty luật lớn thứ hai thế giới (...) hiện hữu ở 66 quốc gia. Từ tháng 4/2005, bà cũng là chủ tịch hội đồng chiến lược toàn cầu của công ty này cho tới 2009 (...). Christine Lagarde được đánh giá bởi tập chí Forbes là một trong những người phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới (...). Tháng 4/2005, bà Lagarde bước vào hội đồng giám sát nhà băng Hà Lan ING Group (...). Bà cũng là một thành viên tích cực của Center for Startegic & International Studies (CSIS)(...) với tư cách là phó chủ tịch của Ủy ban hành động Hoa Kỳ-Liên minh Châu Âu- Ba Lan (chủ tịch là Zbigniew Brzezinski) nơi bà đại diện cho lợi ích của nước Mỹ (...). Bà cũng cung cấp các chương trình huấn luyện, hợp tác với Lockeed Martin (một trong những nhà công nghiệp đầu tiên về vũ khí của Hoa Kỳ). Bà đã "bảo vệ lợi ích của công ty Boeing". Các lợi ích của Pháp và Liên minh châu Âu có thể gặp nguy hiểm bởi việc bổ nhiệm bà ta là bộ trưởng thương mại, rồi sau đó là kinh tế. Với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, "sự mô tả chung các tình huống xung đột lợi ích phải dựa trên ý tưởng cơ bản rằng có những tình huống mà trong đó lợi ích và mối quan hệ tư nhân của nhân viên công quyền tạo ra hoặc có thể tạo xung đột với việc thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ hành chính." Điều 23 của Hiến pháp nước Pháp đặt ra những xung khắc rõ ràng. Nó quy định rằng"các chức năng của thành viên chính phủ không phù hợp với việc thực thi nhiệm vụ nghị viện, của tất cả các chức năng đại diện nghề nghiệp có tính quốc gia và của mọi việc công cũng như mọi hoạt động nghề nghiệp." Ngày 11/7/2005, nghị sĩ JC Lefort đã đề xuất một luật tổ chức "nhằm làm cho việc bổ nhiệm của mọi công dân trở thành không phù hợp, trước đây đã không dừng một hoạt động nghề nghiệp từ ba năm, được đánh dấu bởi các mục đích và nhiệm vụ gây tổn hại lợi ích căn bản của quốc gia." Thật vậy, điều L. 231 của luật bầu cử quy định rằng tỉnh trưởng không thể nhận được giấy ủy nhiệm bầu cử trong thời gian 3 năm, nhằm bảo vệ sự độc lập của cơ quan lập pháp, đối với hành pháp [12].
Sự hỗ trợ tài chính và cả bằng hiện vật đối với những người trúng cử tương lai cho phép phục vụ lợi ích của các tập đoàn xuyên quốc gia. Ở Hoa Kỳ, các nhà công nghiệp tài trợ một cách hợp pháp từ nhiều năm các chiến dịch của các chính khách. Để nắm được quyền lực, nhà Rockefeller đã tài trợ chiến dịch tranh cử tổng thống của Theodore Roosevelt, sau đó là Franklin Roosevelt. Người thứ nhất làm 3 nhiệm kỳ tổng thống từ tháng 9/1901 tới tháng 3/1909, và người thứ hai nhận được 4 nhiệm kỳ tổng thống từ 1933 tới 1945. Đáp lại, những người này đương nhiên điều hòa với các yêu cầu của nhà Rockefeller và công nghiệp dược phẩm.
Các đảng chính (RPR, PS) (4) là hai đảng cầm quyền, cũng được tài trợ bởi giới thượng lưu kinh tế, nhưng thường theo cách bất hợp pháp hoặc ở giới hạn của tính hợp pháp. Ví dụ điều này đã xảy ra ở vụ gây quỹ bất hợp pháp của Ile-de-France nơi mà Michel Roussin nằm ở trung tâm cơ chế tài trợ cho đảng RPR.
Để nhận được sự lắng nghe khoan dung của các lãnh đạo chính trị, các món quà biếu tặng rất có ích. "Thuyền yacht Nourmahl của Vincent Astor của ngân hàng Chase Manhattan, cộng tác của Rockefeller, ngay lập tức được đặt vào tay của Roosevelt, cho các bữa tiệc nhỏ nhắn cuối tuần. Trong khi các khách mời đang vui đùa, các ông chủ thảo luận riêng tư về chính sách thương mại. Không có gì ngạc nhiên về sự bảo vệ ở quy mô lớn dành cho các tờ-rớt Đức-Mỹ (IG Farben - Rockefeller), được phê duyệt với chính quyền Roosevelt." [13]. Dạng vận động hành lang này gợi lại việc cho mượn thuyền yacht của nhà công nghiệp Bolloré cho Nicolas Sarkozy, ngay sau khi ông ta trúng cử tổng thống nước cộng hòa tháng 5/2007.
Giới thượng lưu kinh tế thường xuyên tự cho là lãnh đạo chính đáng nhất của thế giới và truyền thông. Chìa khóa của đế chế công nghiệp hùng vĩ của nhà Rockefeller "là ngân hàng quốc gia Chase, với 27 chi nhánh ở New York và 21 chi nhánh khác ở nước ngoài" [14]. Hiện tại, nó đã thay đổi tên gọi thành ngân hàng Chase Manhattan. Phần chính của ngân hàng Chase Manhattan thuộc về nhà Rockefeller với 32,35% cổ phần. Bản thân hai ngân hàng tư nhân này kiểm soát Cục dữ trữ liên bang FED của Hoa Kỳ, tương đương với ngân hàng trung ương của chúng ta và được cho là của công [15]. Nhà Rockefeller cũng là chủ sở hữu của một lượng truyền thông ví dụ CNN, Warner, và tài trợ các truyền thông thông qua quảng cáo giống như rất nhiều nhà công nghiệp quyền lực khác. Cũng khó có thể chỉ trích bàn tay của họ đặt lên xã hội, kinh tế và chính trị, và thiết chế Nhà nước, cái mà rốt cuộc tỏ ra phản dân chủ, nhóm Bilderberg được thành lập năm 1954, nhờ sự đồng tài trợ của Unilever và CIA. Theo một đại biểu cũ của nhóm, sự thỏa thuận chung được soạn thảo ở trong diễn đàn này, làm nền tảng cho sự tiến hóa của các chính sách quốc tế. Chủ ngân hàng David Rockefeller là người thành lập nhóm Bilderberg, sau đó là Ủy ban ba bên. 'Hai nhóm vận động hành lang này là các kiến trúc thực sự của toàn cầu hóa tân tự do' theo lời M. R. Jennar (2005) [16]. Lowry Mark, của American Chronicle, Gordon Laxer, giám đốc của viện Parkland của Đại học Alberta và Marc Jennar [17], thuật lại năm 1991 trước Ủy ban ba bên là David Rockefeller đã tuyên bố: "Chúng tôi biết ơn Washington Post, New York Times, Time Magazine và tờ báo lớn khác, các giám đốc của họ đã tham dự cuộc họp mặt của chúng tôi và đã tôn trọng lời hứa ngầm trong suốt 40 năm. Lẽ ra chúng tôi đã không thể phát triển kế hoạch của chúng tôi cho thế giới trong những năm qua nếu các ống kính máy quay cứ chĩa vào các hoạt động của chúng tôi. Thế giới bây giờ khác biệt hơn hẳn và sẵn sàng hơn cho việc chấp nhận một chính phủ toàn cầu. Quyền lực siêu quốc gia của giới thượng lưu trí thức và chủ ngân hàng chắc chắn được ưa thích hơn nguyên lý quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc, đã diễn ra trong suốt những thế kỷ gần đây" [18].
Lịch sử của chủ nghĩa tư bản và nhà Rockefeller dưới góc nhìn từ lĩnh vực hóa dầu và dược phẩm tiết lộ cho chúng ta các cơ chế chính cho phép đặt nền tảng cho quyền lực của họ. Sự tư hữu các tư liệu sản xuất là một trong những nguyên lý nền tảng của CNTB, chỉ ra cho chúng ta rằng nó cũng đem tới quyền lực kinh tế. CNTB tự do, cái góp phần tư hữu hóa các dịch vụ công cộng, củng cố hơn nữa quyền lực của họ, đặc biệt bằng cách cho phép đưa lợi ích tư nhân vào trong lòng các chính sách y tế cộng đồng. Vận động hành lang và các hoạt động trái pháp luật là một trong những hệ quả hợp lý của hệ thống này, nó ưu tiên quyền lực cá nhân và được phát triển gây hại cho lợi ích chung của người dân. Nhưng lịch sử của CNTB và nhà Rockefeller chưa dừng lại, bởi họ còn muốn tiếp tục thống trị Hoa Kỳ và cả thế giới, đặc biệt bằng các ngân hàng (Chase Manhattan Bank) và dầu mỏ của họ (Exxon), giống như những tập đoàn xuyên quốc gia hùng mạnh khác đã làm.
[1] PICARD Jean-François, La fondation Rockefeller et la recherche médicale, Presses universitaires de France, Paris, 1999.[2] K. BUSER ET G. WALTZ, « Partenariats mondiaux public-prive’ : partie II -Enjeux d’une gestion mondiale » ; Bulletin of the World Health Organization, 2000, 78 (5) : 699-709.
[3] LANCTOT Guylaine, 2002, La Mafia Médicale, Editions Voici la clef, Coaticook Québec.
[4] POPULATION CONCIL, La mission du Population Council, http://www.popcouncil.org/francais/apropos.html, 2008.
[5] BEALLE Morris A, The Drug Story, Columbia Pub. Co ; 1949.
[6] BEALLE Morris A, The Drug Story, Columbia Pub. Co ; 1949.
[7] SCEREN CNDP, Document 3A : l’usine IG-Farben, Collection pour mémoire, SCEREN CNDP.
[8] HOROWITZ LG. Death in the Air : Globalism, Terrorism and Toxic Warfare.Sandpoint, ID : Tetrahedron Publishing Group, printemps 2001.
[9] SUTTON Antony C. 1980, Trilateralism, the Trilateral Commission and the Elite Planning for World Management, sous la dir. Holly Skar, South End Press, Boston, 1982.
[10] LA GAZETTE DU SNCC n°21, 2ème trimestre 2006.
[11] EXXON MOBIL, Histoire, http://www.exxonmobil.com/Benelux-French/About/Bnl_History.asp.
[12] LEFORT Jean-Claude (Député), Proposition de loi organique N° 2463, Assemblée nationale, 11 juillet 2005.
[13] BEALLE Morris A, The Drug Story, Columbia Pub. Co ; 1949.
[14] BEALLE Morris A, The Drug Story, Columbia Pub. Co ; 1949.
[15] CARMACK Patrick S. J. , The Money Masters : How International Bankers Gained Control of America, 2007.
[16] JENNAR Marc Raoul, ’Le gouvernement des lobbies : la gouvernance contre la démocratie’, in BALANYA Belen, DOHERTY Ann, HOEDEMAN Olivier, MA’ANIT Adam, WESSELIUS Erik, Europe Inc., Comment les multinationales construisent l’Europe et l’économie mondiale, Agone, Elements, Marseille, 2003, p. 17.
[17] JENNAR (2003 : 17).
[18] LAXER Gordon (Directeur de the University of Alberta Parkland Institute), In praise of FTAA-Quebec City protestors, ExpressNews, 2002. LOWRY Mark, American Sovereignty can only be preserved if illegal aliens are removed, American Chronicle, January 29, 2007.
Chú thích của người dịch:
(1) Người rơm là người giúp một hoặc nhiều người khác che giấu hành động, lời nói, bài viết bằng cách dùng tên, danh phận của người rơm. Nhờ đó người được che giấu thông tin có thể thoải mái hành động. Thuật ngữ tương tự trong tiếng Anh là straw man, tiếng Pháp là homme de paille.
(2) SS: theo như tra cứu của người dịch là Schutzstaffel, tổ chức vũ trang của Đảng Đức Quốc xã.
(3) NW7 có lẽ là cục gián điệp ở Berlin. Tra cứu ở trong trích dẫn thì có vẻ NW liên quan tới Nuremberg. Cái này nhờ bạn đọc tìm hiểu giúp.
(4) RPR (rassemblement pour la République = tập hợp cho nền cộng hòa) là đảng chính trị cũ của Pháp, nay là đảng UMP (Union pour un mouvement populaire = liên minh vì phong trào nhân dân). PS (parti socialiste) đảng xã hội của Pháp.
----Dịch: Trần Đức Anh