Khiêm tốn là cách tốt nhất để tiến bộ

Trong bài "Hà Nội những ngày thu lặng gió" tôi đã giới thiệu với các bạn 1 anh chàng khá thú vị: Lê Quang Trung, sinh năm 1989, nhưng kiến thức bài bản về CN Marx và Phật giáo đầy mình, khiến cho các anh chàng tay ngang, học mót như tôi phải phục lăn phục lóc. Với tâm huyết muốn chia sẻ và trau dồi kiến thức về CNXH, Trung đang cố gắng để tổ chức 1 lớp học về chính trị, CN Marx vào cuối tuần tại Hà Nội. Dưới đây là một bài viết của Trung đăng trên facebook. Mời các bạn tham khảo.

Khiêm tốn là cách tốt nhất để tiến bộ - Tác giả: Lê Quang Trung

Có lẽ đã từ lâu rồi các bạn không thấy Trí Thức Cộng Sản [nick của Trung trên FB] viết bài nữa. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì tôi quá bận. Nay vì vài lý do cá nhân, tôi xin viết một bài nhỏ. Một là để không mất đi khả năng viết lách của mình. Hai là sau một thời gian dài học Phật và học Marx, tôi hiểu ra được rất nhiều điều mà bản thân cảm thấy có ích. Vậy nên, bài viết bài này ra đời nhằm mục đích chia sẻ những suy nghĩ và chiêm nghiệm của cá nhân. Bài hôm nay tôi xin lấy tiêu đề là: “Khiêm tốn là cách tốt nhất để tiến bộ”. Có lẽ nhiều bạn cũng nghĩ điều này là đương nhiên, tuy vậy khi phân tích một cách biện chứng và sâu sắc thì ở đây tôi không chỉ nói đến tiến bộ cá nhân, mà còn là nói đến tiến bộ của tập thể, rộng hơn ra là tiến bộ của địa phương, của đoàn thể, cơ quan, thậm chí là của quốc gia. Vì sao lại như vậy?

Luận đề 1: Thế nào là khiêm tốn?


Cần phải phân biệt giữa khiêm tốn thực chất hay khiêm tốn hình thức. Hãy nhớ đến 5 điều bác Hồ dạy thì điều thứ 5 là gì: Khiêm Tốn – Thật Thà – Dũng Cảm, trong triết học chúng ta có tam diện nhất thể. Tức ba mặt nhưng chung một bản thể. Ở đây câu nói của cụ Hồ, theo thiển ý của tôi, thực sự sâu sắc vì Khiêm Tốn là phải đi liền với Thật Thà, với Dũng Cảm. Một, nếu Khiêm Tốn mà không có Thật Thà thì đó là Khiêm Tốn hình thức, là thế hiện Khiêm Tốn. Hai là Khiêm Tốn phải đi với Dũng Cảm. Bạn dám nhận rằng bạn không biết, bạn không hiểu cái đó đó mới là Khiêm Tốn. Bạn không dám nhận thì là bạn chưa thực sự khiêm tốn rồi. Điều này chúng ta phải phân biệt rõ. Vậy nên Khiêm Tốn thực sự nói thì rất dễ mà làm thì rất khó:

- Muốn Khiêm Tốn được thì trước hết bạn phải biết mình là ai, mình ở đâu và mình đến đâu. Nếu bạn không biết mình là ai, mình thực sự ở đâu thì bạn sẽ không khiêm tốn được. Hãy nhìn nước Nhật qua hai lần cải cách kinh tế, dưới thời Minh Trị và sau thế chiến thứ 2, họ đều thành công. Họ biết họ là ai, họ đang ở đâu, họ có những gì và họ cần phải làm gì.

- Muốn Khiêm Tốn thì phải Thật Thà, bạn không Thật Thà thì làm sao mà bạn Khiêm Tốn được. Không Thật Thà thì sự Khiêm Tốn chỉ là hình thức. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, điều đó có đúng không. Khiêm Tốn thật tức là chúng ta thật thà mà nói là ta kém thật. Bạn còn nói dối tức là còn che dấu cái kém của mình. Nếu đã che dấu thì làm sao Khiêm Tốn được vì chẳng qua bạn không muốn mất thể diện trước mặt người khác. Có những người nghĩ rằng: Khiêm Tốn là người khác khen ta giỏi thì ta nói rằng ta không giỏi; hoặc ta tự cho mình kém. Đó cũng không phải là đúng. Thật thà là khi bạn có gì nói đó, không thêm cũng không bớt. Còn nếu bạn nói thiếu và nghĩ rằng đó là Khiêm Tốn thì thực ra không phải Khiêm Tốn mà là bạn đang cầu cái danh “người Khiêm Tốn” mà thôi. Cái danh này rất vi tế, không phải ai cũng biết được. Bậc vĩ nhân Khiêm Tốn cũng khác người bình thường, khi họ nhận họ kém về khoản nào đó thì cũng tức là họ kém thật, họ không nói thêm, cũng chẳng nói bớt, cứ thật thà mà nhận thôi. Đối người tiếp vật đều là Thật thà cả.

- Khiêm Tốn mà không Dũng Cảm thì Khiêm Tốn chỉ là một nửa. Bạn không Dũng Cảm nhận mình không biết trước mặt mọi người thì làm sao người ta biết mà chỉ cho bạn để bạn tiến bộ. Bạn không Dũng Cảm nhận tức bạn vẫn còn thích cái danh, bạn vẫn còn thích được khen và bạn sợ lời chê bai nhắc nhở. Thế thì làm sao có thể là Khiêm Tốn được.

Luận đề 2: Tại sao Khiêm Tốn giúp tiến bộ?


- Khi bạn Khiêm Tốn thì tự khắc sẽ biết bạn đang kém ở đâu. Từ đó, bản thân tự trau dồi ở những mặt yếu kém. Như vậy là bạn sẽ tiến bộ.

- Khi bạn Khiêm Tốn người thầy sẽ chân thành mà dạy hết cho bạn. Ngược lại, không thật thà thì tức là bạn có tà tâm. Vậy thì làm sao người thầy không thể yên tâm mà truyền đạt hết cho bạn được.

- Càng kiêu căng, ngã mạn thì người giỏi càng xa lánh bạn. Trong khi đó, những kẻ bợ đỡ, xu nịnh sẽ đến gần bạn, không thì cũng là người kém hơn bạn. Bạn thử nghĩ xem, nếu xung quanh mình toàn những người kém hơn mình thì bạn liệu có học được không, có tiến bộ được không. Một ví dụ khá điển hình của việc kiêu căng là mặc dù đến thế kỷ 18-19, văn minh - khoa học Á Đông đã thua xa châu Âu. Tuy nhiên, người Á Đông vẫn cho chúng ta là mạnh nhất, chúng ta không cần ai dạy nên chúng ta bế quan tỏa cảng. Chính tư tưởng này khiến cho các nước Á Đông ngày càng tụt lùi, cuối cùng làm thuộc địa cho châu Âu bao nhiêu năm ngoại trừ Nhật Bản. Qua đó phải thấy kiêu căng ngã mạn là mầm mống của tai họa. Một người kiêu căng thì người đó tụt hậu, một nước kiêu căng thì nước đó diệt vong. Khiêm tốn trong từng lời nói, cử chỉ của người Nhật chính là điều mà chúng ta cần học tập. Họ cúi đầu chào chúng ta và chúng ta ngẩn đầu nhìn họ.



Hiện tại, tôi thấy ngay trên mạng, nhiều bạn rất thích nói chuyện chính trị, rất thích tỏ ra hiểu biết chính trị. Họ nói rất nhiều, bàn rất nhiều và cho ý kiến của mình là đúng. Cái tư tưởng đó là mầm mống của tụt hậu của diệt vong, nhưng họ vẫn bám lấy, nó ăn vào nhiều thế hệ trong người Việt Nam ta. Cứ thử nghĩ mà xem có đúng không.

Thứ nhất đó là hiện tượng vĩ cuồng: một số người không muốn thông qua con đường học tập nghiên cứu để trở thành bác học. Ngược lại, họ muốn thành bác học bằng việc phê phán các nhà bác học. Có một vị từng khá nổi danh, từng là viện trưởng viện Marx-Lenin, nhưng đã công khai phê phán Marx [Hoàng Minh Chính]. Đến khi bị chỉ ra ông không hiểu gì về Marx thì ông tức giận và nói rằng: “Marx chỉ là một thằng Do Thái”. Ông ta chỉ là một trong vô số những người thích chế Marx mà không hiểu gì về Marx. Họ gán cho Marx những cái không phải do Marx nghĩ ra. Nếu bạn xem ngay cả có những người, từng tự nhận làm cố vấn cho Thủ Tướng, viết bài lên New York Times về bàn chân giận dữ cũng từng nói: “Marx rất vĩ đại nhưng thế giới không có ông ta thì tốt hơn”. Các “luận điểm của Marx” mà vị “giáo sư” này đưa ra khiến tôi nghĩ, Marx sống dậy chắc cũng phải nói: “Tôi có viết những này đâu!”. Giới trí thức già đã thế, giới trẻ cũng nhiều cái đáng nói. Có người muốn làm công tác giáo dục cho cả xã hội, nhưng anh ta nghĩ cái anh ta biết là chân lý, anh ta phủ nhận tất cả những gì anh ta cho là sai, dù anh ta chẳng biết gì về nó. Phê phán đạo Phật dù không biết gì về Phật giáo, ai nói trái ý thì anh ta bảo là mê tín, cuồng tín. Sự không khiêm tốn khiến cho cái nhìn của anh ta nằm gọn ở trong cái mép của bờ giếng và nghĩ bầu trờ chỉ là như thế. Những ví dụ trên đều là thật, tôi không nhắc tên nhưng đưa ra để các bạn thấy nhìn vào họ không phải là chê họ, mà là nhắc nhở mình. Giống như Đường Thái Tông năm xưa từng nói: trông vào lịch sử, thấy người xưa sai cái gì để biết mà sửa mình.
Sống ở trên đời phải biết mình là ai, ở đâu chứ?!

Thứ hai là sự giấu dốt. Có người từng làm cải cách kinh tế Giá – Lương – Tiền. Vì làm sai nên kinh tế đình đốn, chính ra phải nhìn vào đó mà biết mà sửa đổi. Nhưng vị này lại không tự mình nhận sai, mà quay ra nói Marx dạy thế. Cái khổ là Marx không có dạy thế. Cãi nhau với người chết bao giờ cũng dễ nhất vì họ không thể tranh luận ngược lại với mình. Và giờ ông ta thành người đi bêu xấu học thuyết Marx. Ông ta đang làm tấm gương xấu cho người học về hai điều: Một là về sự không Dũng Cảm, không dám nhận sai, giấu dốt. Hai là về tạo ấn tượng sai về Marx và học thuyết của ông khiến con đường tiếp cận với cách hiểu đúng bị hẹp dần. Thầy không khiêm tốn thì trò hỏng, trò hỏng thì đất nước tụt lùi. Vậy nên những ai định làm thầy thì hãy suy nghĩ thật kỹ, hãy kiểm điểm để còn làm gương cho các thế hệ học trò. Thêm một hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay là trong tranh luận, đặc biệt các vấn đề chính trị, nhiều bạn không tranh luận hay thảo luận để tìm ra cái đúng, cái chính xác mà chỉ biết gân cổ lên cãi, cãi cùn cũng được miễn là thắng. Khi người khác không nói nữa họ nghĩ họ đã thắng. Họ không hiểu rằng dành thời gian cho những người như họ là một sự phí phạm.

Thứ ba, sự không Khiêm Tốn dẫn đến việc nói thì nhiều mà làm thì ít. Một số người cho mình cái quyền chê bai, quyền nói mà kể cả nói không đúng. Họ bất mãn với đất nước và rồi chửi lãnh đạo. Tôi tự hỏi họ đã đóng góp được gì nhiều cho đất nước chưa, hay họ chỉ thích nói, chỉ cần nói là được. Nếu tự nhận thấy mình còn kém, còn chưa làm được gì thì hãy im lặng mà làm. Nếu nói mà thay đổi được đất nước thì chắc Việt Nam thành cường quốc số 1 thế giới. Thực tại, hiện nay chúng ta đang là cường quốc chém gió số 1 thế giới mà thôi. Đất nước tiến lên là do con người có làm hay không chứ không phải có nói hay không. Nói nhiều không đẻ ra hạt gạo để ăn. Hơn thế, nó chỉ làm tốn thêm gạo. Tôi đặt câu hỏi, tại sao có những vị muốn thay Hiến Pháp, muốn đòi tự do ngôn luận? Trước tiên là cho họ cái quyền được tự do nói, nói lung tung, nói sai quấy, noi dối mà không chịu sự quản thúc. Lời nói cần cẩn trọng. Tự do ngôn luận có nguy cơ mở màn cho một xã hội giả dối. Vậy nên nếu tự mình không ý thức được trong lời nói thì cần phải có kỷ cương xã hội để chế định. Nếu không thì sẽ có những việc như có con bé cần tiền mà tuyên truyền bán nước lại được nhóm nhóm các vị nhân sĩ trí thức tôn lên giống như nhà cách mạng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành hay anh hung tuổi thiếu niên Trần Quốc Toản. Tự do ngôn luận mà đổi trắng thay đen, nói dối như thế thì tôt nhất đừng tự do.

Trên đây chỉ là đôi chút một số nhận định của mình, hy vọng sẽ không khiến các bạn khó chịu. Đến đây cảm thấy đã dài, xin hết ở đây, có gì hẹn gặp ai thích đọc ở các bài viết ra sau này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2013.
© Lê Quang Trung

Bài liên quan

Xã hội 9012702683269055389

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

  1. Đạo đức không phải là cái quy tắc mà là sự thực hành các quy tắc ấy. Thực hành các quy tắc ấy lại gắn với con người và nhưng điều kiện tồn tại cụ thể trong xã hội. Chính vì vậy đạo đức trong xã hội cũng mang tính giai cấp (Marx nói rất rõ điều này). Bạn Lê Quang Trung có lẽ quên mất điều đó nên mới đem những quy tắc đạo đức trừu tượng để phê phán những hiện tượng trên, thực ra các trường hợp đó thì đạo đức của họ tất yếu dẫn đến hành vi ấy. Họ tưởng rằng mình đứng trên giai cấp và đại diện cho nhân dân, họ không cần quan tâm tới bất cứ lợi ích giai cấp nào mà chỉ cần theo đuổi lợi ích của nhân dân. Nhưng nhân dân lại luôn chia thành các giai cấp, mỗi thời kỳ lịch sử thì lần lượt lại có những lợi ích giai cấp nhất định trở thành điểm nóng và thế là những người dân chủ nhảy bổ vào đó mà kêu gào. Đó chính là đạo đức của họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Quang Trung: Đạo đức mang tính giai caps, nhưng ko phê phán đạo đức mà cơ bản phê phán nền tảng tư tưởng của họ. Nền tảng tư tưởng của họ đã sai ngay từ đầu khi cho rằng đó là nền tảng tư tưởng của xã hội, thực ra chỉ là nền tảng tư tưởng của giai cấp tư sản thôi. Cái quan trọng là trong đạo đức mà Marx nói là dựa trên nền tảng tư tưởng xã hội ko có giai cấp, và nó cũng là nền tảng tư tưởng trong đạo Phật. Gọi chung là nền tảng tư tưởng XHCN mà nó tồn tại trước khi có Marx từ rất lâu rồi.

      Xóa
  2. Đọc bài này tôi nhận ra quả thật từ trước đến nay mình hơi vĩ cuồng khi bàn về những nhà dân chủ

    Trả lờiXóa
  3. Đạo đức mà đạo phật đề cập là đạo đức của xã hội chiếm hữu nô lệ, ban đầu nó phản ánh đạo đức bình đẳng bác ái của tầng lớp nô lệ do đó nó buộc phải viện đến những hồi ức về xã hội cộng sản nguyên thủy, sau dần nó biến đổi để thích hợp với trật tự xã hội đã hình thành. Cái đạo đức đó không có gì chung với đạo đức của một xã hội không giai cấp mà Marx đề cập. Hơn nữa Engel trong cuốn "Chống Duehring" cũng nói rõ rằng xã hội không giai cấp là tương lai, trước hết xã hội vẫn còn phân chia giai cấp, và thứ đạo đức có khả năng tồn tại lâu dài nhất là đạo đức của giai cấp vô sản, đạo đức đó tự nó gắn liền với cuộc đấu tranh xóa bỏ giai cấp, nên nó mang trong mình mầm mống của đạo đức tương lai. Tôi nghĩ rằng muốn hiểu Marx thì phải bám chặt vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, không thể dựa vào những chân lý trừu tượng chung chung.

    Trả lờiXóa
  4. Nhưng XH bây giờ ít ai khiêm tốn lắm, có tí tài mọn là mặt đã vênh lên trời rồi!



    ___________________
    cach lam hat dieu rang muoi

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Khiêm Tốn
    -Khiêm tốn là 1 phẩm chất rất quý báu trong nhân cách.Khiêm tốn trước hết là không chủ quan tự cho mình là hay,là giỏi hơn người khác, ngược lại là thường xuyên biết nhún nhường ,biết khép mình vào khuôn thước, nếu học còn chưa bằng người khác thì phải tiếp tục học tập, trau dồi.
    -Người có bản chất khiêm tốn không bao giờ tự cao, tự đại thoả mãn, chấp nhận năng lực hiện có của bản thân mình và cũng không khoe khoang tự đề cao cá nhân mình trước người khác.
    -Chính vì có tính khiêm tốn mà luôn luôn coi trọng người khác, không có thái độ trịch thượng coi thường người khác dù họ kém hơn mình về tuổi tác, học thức, địa vị hay sức khoẻ...Đức tính này thường làm cho con người ta có phong cách cư xử chu đáo, cẩn thận, cung kính, không hấp tấp, vội vàng, không tranh ăn tranh nói,tranh làm để khoe khoang tài cán.

    Trả lờiXóa

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item