"Tại sao Mác đúng?" - Lời nói đầu

icon18_edit_allbkg
Why_Marx_was_right
Cuốn sách này có căn nguyên từ một tư tưởng duy nhất và nổi bật: Sẽ ra sao nếu hầu hết những phản bác quen thuộc về tác phẩm của C.Mác là sai? Hay ít ra nếu không phải là hoàn toàn cố chấp thì cũng gần như là vậy?

Điều đó không phải để nói rằng C.Mác không bao giờ sai lầm. Tôi không phải thuộc tuýp người cánh tả thường tuyên bố một cách cuồng tín rằng mọi việc đều cần được phê phán, để rồi khi được yêu cầu đưa ra ba phê bình quan trọng về C.Mác thì lại ậm ừ nín lặng. Việc bản thân tôi nghi ngờ một vài tư tưởng của ông sẽ được thấy rõ qua cuốn sách này. Nhưng C.Mác đã đúng thời đó về những vấn đề quan trọng khiến cho việc tự gọi mình là một người mác xít trở nên hợp lý. Không người nào theo học thuyết Freud hình dung rằng Freud không bao giờ sai lầm, cũng như không có người hâm mộ Alfred Hitchcock nào lại không bảo vệ mọi lời thoại trong kịch bản của vị đạo diễn bậc thầy đó. Tôi đang cố gắng diễn tả những tư tưởng của C.Mác không phải là hoàn hảo nhưng đáng tin cậy. Để chứng minh điều này, tôi nêu ra trong cuốc sách 10 phê phán phổ biến nhất về C.Mác, không sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng mà tôi chỉ cố gắng phản bác từng ý kiến phê phán một. Theo cách này tôi cũng mong muốn giới thiệu một cách rõ ràng và dễ tiếp cận tư tưởng của ông cho những ai chưa biết tác phẩm của ông.


Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã được mô tả là “không nghi ngờ gì, đó là tác phẩm duy nhất có ảnh hưởng nhất được viết ra trong thế kỷ XIX”1. Hầu như không một nhà tư tưởng nào, không một nhà chính trị, khoa học, quân sự, truyền giáo… nào lại làm thay đổi được tiến trình lịch sử một cách rõ ràng như tác giả của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Không một chính phủ nào theo chủ thuyết Đề các, không có thủ lĩnh du kích nào theo chủ nghĩa Platon hay không công đoàn nào theo luận thuyết của Heeghen, thậm chí không một nhà phê bình C.Mác quyết liệt nhất nào lại phủ nhận rằng ông đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người. Nhà tư tưởng chống CNXH Ludwig von Mises đã mô tả CNXH là “phong trào cải cách mạnh mẽ nhất mà lịch sử đã từng chứng kiến, khuynh hướng tư tưởng đầu tiên không chỉ bó hẹp trong một bộ phận nhân loại mà được ủng hộ bởi người dân đủ mọi sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng và nền văn minh”2. Thế nhưng có một quan niệm lạ kỳ được lưu truyền rộng rãi cho rằng C.Mác và lý thuyết của ông giờ đây đã được yên nghỉ - và điều này lại xuất hiện trước một trong những khủng hoảng mang tính hủy diệt nhất trong lịch sử của CNTB. CN Mác, từ bao lâu nay vẫn là sự phê phán phong phú nhất về mặt lý luận, không khoan nhượng nhất về mặt chính trị đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa, thì giờ đây bằng lòng trở về dĩ vãng.

Cuộc khủng hoảng đó ít ra cũng có nghĩa rằng cụm từ CNTB thường được ngụy trang dưới những mĩ từ như “kỷ nguyên hiện đại”, “CN công nghiệp” hay “phương Tây”, lại một lần nữa trở nên thịnh hành. Bạn có thể nói hệ thống còn là điều tự nhiên như không khí chúng ta hít thở, mà thay vào đó có thể được coi là một hiện tượng khá mới về mặt lịch sử. Hơn nữa, bất cứ những gì được sinh ra cũng luôn có thể chết đi, đó là lý do tại sao các hệ thống xã hội luôn muốn thể hiện mình tồn tại bất diệt. Cũng giống như cơn sốt xuất huyết khiến bạn có được nhận biết mới về cơ thể của mình, thì một dạng thức của đời sống xã hội có thể được nhận biết nó như thế nào khi nó bắt đầu đổ vỡ. C.Mác là người đầu tiên nhận biết được đối tượng lịch sử được biết đến là CNTB – chúng minh nó xuất hiện như thế nào, hoạt động theo quy luật nào và có thể đi đến chỗ kết thúc ra sao. Cũng giống như Newton đã phát hiện ra những sức mạnh vô hình được biết đến là luật vạn vật hấp dẫn, hay Freud đã chỉ ra hoạt động của một hiện tượng vô hình được gọi là vô thức, C.Mác đã khám phá cuộc sống hàng ngày của chúng ta để phát hiện một thực thể chưa từng được nhận biết gọi là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Trong cuốn sách này, tôi không nói về CN Mác với tư cách là sự phê phán văn hóa hay đạo đức. Bởi vì nói chung điều đó không đặt ra sự phản bác đối với CN Má và do đó nó cũng không phù hợp với dự định của tôi. Tuy nhiên, theo tôi, kho tàng những tác phẩm đồ sộ và phong phú một cách phi thường của C.Mác theo nghĩa này bản thân nó đã đủ là lý do để gắn bó với di sản của C.Mác. Sự xa lánh, “hàng hóa hóa” đời sống xã hội, một văn hóa tham lam, xâm lược, chủ nghĩa khoái lạc vô tâm và thuyết hư vô ngày càng phát triển, sự chảy máu không ngừng về ý nghĩa và giá trị từ sự tồn tại của con người: rất khó có thể tìm thấy sự thảo luận thông minh về những vấn đề này mà không mang ơn sâu sắc truyền thống mác xít.

Trong buổi đầu của CN nam nữ bình quyền, một số người trở nên vụng về nếu những tác giả nam giới có thiện chí trước đây thường viết: “Khi tôi nói “đàn ông” (men) dĩ nhiên tôi muốn nói “đàn ông và đàn bà” (men and women). Vậy tôi cũng muốn nói một cách tương tự là khi tôi nói C.Mác, tôi cũng thường muốn nói tới C.Mác và Ph.Awngghen. Nhưng mối quan hệ giữa hai ông là một câu chuyện khác.

Tôi rất biết ơn Alex Callinicos, Philip Carpenter và Ellen Meiksins Wood, những người đã đọc bản thảo cuốn sách này và đã có những phê bình và gợi ý vô giá.
----------------------

1.[Peter Osborne, in Leo Panich and Colin Leys (eds.): The Communist Manifesto Now: Socialist Register, New York, 1998, p.190.]

2.[Robin Blackburn: Fin de Sìele: Socialism after the Crash, New Left Review, no.185 (January/February 1991), p.7.]

Bài liên quan

"Tại sao Mác đúng?" - Chương 8: Chủ nghĩa Marx đối lập với dân chủ?

PHẢN BÁC: Những người Mác-xít là những người cổ vũ cho hành động chính trị bạo lực. Họ không tán thành biện pháp cải tổ dần dần và ôn hòa, mà thay vào đó là sự lựa chọn những cuộc hỗn loạn vấy máu. Mộ...

"Tại sao Mác đúng?" - Chương 7: Hiện nay không còn đấu tranh giai cấp?

PHẢN BÁC: Nỗi ám ảnh chán ngắt về giai cấp đã khiến chủ nghĩa Mác quá ư lạc hậu. Những người theo chủ nghĩa Mác dường như đã không để ý rằng, hình ảnh giai cấp xã hội đã thay đổi không còn nhận ra so ...

"Tại sao Mác đúng?" - Chương 6: Marx vô thần nên không quan tâm đến khía cạnh tinh thần của con người?

PHẢN BÁC: C.Mác là một nhà duy vật. Ông tin rằng không có gì tồn tại mà không có ý nghĩa. Ông không quan tâm đến các khía cạnh tinh thần của con người, và coi ý thức của con người chỉ là sự phản ánh c...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Thế giặc hùm beo ta không ngán / Sợ kẻ kề bên (hoặc bề trên) dốt tựa bò / Ngoại bang hùng mạnh ta không ngại / Bọn đần “yêu nước” mới phải lo!. - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

Tự do ngôn luận và báo chí phương Tây

Một trong những luận điệu lâu nay các tổ chức, cá nhân có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam thường rêu rao là ở Việt Nam không có tự do ngôn luận và tự do báo chí. Rêu rao như thế, nh...

10 năm vết thương Beslan và sự phát triển của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

Mười năm trước, vào ngày 01 tháng 9 năm 2004, cả thế giới bị chấn động khi được tin bọn khủng bố đã chiếm và bắt giữ con tin ở trường phổ thông số 1 thành phố Beslan (Bắc Ossetia), số con tin bị giữ l...

Những nguyên lý của trật tự thế giới đế quốc mới

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài nghiên cứu "Principles of the Imperial New World Order" của giáo sư Edward S. Herman và David Peterson. Trong bài viết hai tác giả đã trình bày những nguyên lý ...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item