Bản chất của "tam quyền phân lập"

"Tam quyền phân lập", "hiến pháp Hoa Kỳ" đang là những thứ được các vị hành nghề dân chủ và một số kẻ a dua "lăng xê" lên như một thứ mốt thời thượng của chính trị. Thậm chí các "rận sỹ chấy thức" nhà "bô shit" còn xào nấu 1 bản hiến pháp theo chủ thuyết này để lòe thiên hạ. Khoan nói về chuyện tốt xấu - đúng sai - hợp khắc của thể chế chính trị này mà chỉ xét nó trên khía cạnh tư duy, động cơ, bản chất của các vị bô shit như đã phân tích nhiều trên blog này thì tôi đã khó lòng mà tin tưởng được rồi. Hôm nay, tôi giới thiệu với các bạn một bài viết về đề tài này dưới góc nhìn của người có chuyên môn, đại tá TS. NGUYỄN VĂN QUANG (Viện Khoa học XHNVQS - BQP) để cùng mở rộng nhận thức.

Tam quyền phân lập không phù hợp với Việt Nam - Tác giả: Nguyễn Văn Quang

Gần đây, lợi dụng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số cá nhân đã cổ xúy cho việc thực hiện cái gọi là “tam quyền phân lập”. Nghe qua, tưởng là “xây dựng”. Xét kỹ mới thấy, đó chỉ là cái bẫy, khiến ta vô tình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

1.Tư duy cơ giới - nền tảng của học thuyết phân quyền tư sản


Tư tưởng phân quyền có từ thời cổ đại ở phương Tây, với nội dung chính là: “Trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan làm ra luật có trách nhiệm trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các tòa án” (1). Từ thế kỷ XVII - XVIII, trong cao trào chống chế độ quân chủ ở Tây Âu, Montesquieu (Pháp) phát triển toàn diện học thuyết phân quyền. Từ việc lột tả, phê phán bản chất của chế độ chuyên chế là lạm quyền, ông cho rằng, khi quyền lực tập trung vào một mối, một người hay một tổ chức thì nguy cơ chuyên chế là không tránh khỏi. Những tưởng có thể “chống lại” chế độ chuyên chế, “thanh toán” được nạn lạm quyền, ông đề xuất tư tưởng: tổ chức quyền lực nhà nước theo phương thức phân tách quyền lực; quyền lực tối thượng phải được phân chia thành ba hình thái: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nội dung cốt lõi của tư tưởng đó là: mỗi cơ quan đại diện quốc gia chỉ thi hành một nhiệm vụ, một quyền hạn và chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn ấy mà thôi; phải có sự độc lập giữa các cơ quan, một cơ chế kiểm soát quyền lực, v.v.

Thuyết phân quyền ảnh hưởng sâu sắc, làm cho những quan niệm về tổ chức nhà nước và thực tiễn tổ chức nhà nước tư bản mang nặng tính chất cơ giới. Khởi đầu của sự ảnh hưởng đó là thuyết cơ giới mới của Galilé, với chủ kiến: nguyên nhân của mọi chuyển động là do các lực tác động. Từ đó, tư duy cơ giới đã ảnh hưởng, lan tỏa sang cả các khoa học xã hội. Đối tượng nào cũng được xem như một “cỗ máy”, vận hành theo nguyên tắc cơ giới, kể cả bộ máy nhà nước. Ưu điểm của cách tiếp cận này chỉ giúp thấy được chi tiết cấu trúc, thành phần của các đối tượng, hỗ trợ chuyển nền văn minh từ nông nghiệp sang công nghiệp... Đến đầu thế kỷ XX, chính người phương Tây, tiêu biểu là nhà tư tưởng nổi tiếng Edgar Morin (Pháp) đã kịch liệt phê phán tư duy đó. Bởi nó là “tư duy manh mún, vụn mảnh”, là “một thứ tư duy định hướng vào việc phân cách thành từng ô, chia nhỏ ra và cô lập” (2); cần phải khắc phục nó bằng tư duy hệ thống. Ở Việt Nam, việc xem xét các vấn đề xã hội bằng tư duy đó cũng đã bị phê phán là phương thức “bộ phận đi đến toàn thể, trên nguyên lý: bộ phận quyết định toàn thể, toàn thể là do các bộ phận ghép lại mà thành, toàn thể chỉ là tổng số của các bộ phận” (3)… Rõ ràng, sẽ là không thích hợp khi mở rộng tư duy cơ giới từ lĩnh vực tự nhiên sang lĩnh vực xã hội.

2. Chịu ảnh hưởng bởi tư duy cơ giới, song tư tưởng tam quyền phân lập ở các nước tư bản cũng chỉ là hình thức


Nền tảng lập hiến của các nước tư bản khuôn theo tư tưởng tam quyền phải phân lập, nhìn nhận các hình thái quyền lực trong thế cô lập, đơn tính hay tuyến tính, nên đã yêu cầu lập pháp, hành pháp và tư pháp phải luôn tách biệt với nhau, chế ước, kiểm soát “tuyệt đối” lẫn nhau. Họ không nhận thấy tính chất thống nhất, hữu cơ của quyền lực nhà nước; lập pháp nằm trong mối quan hệ với hành pháp và tư pháp; hành pháp và tư pháp xác định vị trí của mình cũng như vậy. Quyền lực nhà nước vốn dĩ là một chỉnh thể, bao gồm các bộ phận cấu thành quan hệ hữu cơ với nhau và với toàn bộ quyền lực nhà nước, không thể phân tách độc lập và yêu cầu các quyền chế ước, kiểm soát “tuyệt đối” lẫn nhau được. Trên thực tiễn, quyền lực nhà nước tư sản dù có cố tổ chức theo tam quyền phân lập, nhưng thực chất vẫn là thống nhất, không tách rời. Vì thế, những cố gắng phân quyền trong các hiến pháp tư sản đã bị phá sản trong thực tiễn; tư tưởng của những người “sáng lập” ra nó cũng trở nên vô ích.

Nhiều tổ chức, cá nhân luôn hết lời ca ngợi Hoa Kỳ là một “mẫu hình”, “thể hiện thành công nhất” về “tam quyền phân lập”! Họ có biết rằng, trong thực tiễn nền chính trị Hoa Kỳ, phân quyền chỉ có trong văn bản Hiến pháp mà thôi; dù có phân quyền thế nào chăng nữa, thì lập pháp và hành pháp vẫn “đi đôi” với nhau để thực hiện quyền lực nhà nước rất ngoạn mục. Hiến pháp Hoa Kỳ xác lập: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ” (4). Nhưng Tổng thống thường là đại diện của đảng chiếm đa số trong Hạ viện, thì lập pháp và hành pháp đều trong tay một đảng, lúc này phân quyền đã bị biến dạng. Tổng thống có thể hướng Quốc hội về những chính sách theo ý chí của mình. Trong trường hợp Tổng thống và đa số nghị viên ở hai đảng khác nhau thì lập pháp và hành pháp vẫn xoắn xuýt với nhau. Tổng thống vẫn có nhiều cách để can thiệp vào hoạt động lập pháp bằng: quyền đọc thông điệp trước Quốc hội, vạch chương trình hoạt động hằng năm của Quốc hội, luôn trao đổi và yêu cầu với các nghị sĩ thuộc đảng mình trình dự án luật theo ý chí của Tổng thống trước Quốc hội. Khoản 3, Điều II của Hiến pháp này còn cho phép: “Tổng thống sẽ thông báo thường kỳ cho Quốc hội về tình hình của Liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp. Trong trường hợp cần thiết, Tổng thống có quyền triệu tập hai viện hoặc một trong hai viện. Trong trường hợp bất đồng giữa hai viện về thời gian hoãn họp, Tổng thống sẽ quyết định về thời gian cuộc họp sẽ hoãn đến bao giờ mà Tổng thống cho là thích hợp”.

Cái cơ chế “kìm hãm” và “đối trọng” được áp dụng từ học thuyết phân quyền với thực tiễn chính trị Hoa Kỳ không thể tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa lập pháp và hành pháp. Nhưng do hai nhánh này luôn thống nhất ở khuynh hướng phát triển chung là phục vụ trước tiên cho lợi ích giai cấp tư sản cầm quyền, nên những mâu thuẫn tất yếu cũng được dàn xếp, cùng bắt tay nhau để thực thi quyền lực… Chẳng những thế, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ở Mỹ, cái thực thể “Tổng thống có quyền lập pháp” (5) đã tồn tại một thời gian. Ngay cả “vai trò” và “xu hướng” muốn gắn kết các quyền lực đã luôn là kỳ vọng mãi mãi không chỉ của cá nhân Tổng thống mà còn của cả mọi người, lưỡng viện, công chúng và báo chí. Cuối thế kỷ XX, nhà chính trị học James Robinson (Mỹ) nhận định: Quốc hội hầu như nhượng mọi quyền chủ động cho ngành hành pháp; trong hai thập niên vừa qua, gần 80% luật được thông qua đều xuất phát từ ngành hành pháp (6). Còn với tư pháp? Nhà nghiên cứu luật ở Việt Nam - Bùi Ngọc Sơn đã nhận định rất xác đáng bản chất của vụ “Marbury chống Madison” năm 1803: “Với quyền bảo hiến, Tòa án tối cao Mỹ đã giải thích Hiến pháp theo ý chí của riêng mình, dần dần lấn át quyền lực của Quốc hội và Chính phủ. Hệ quả là, Tòa án tối cao Mỹ, một cơ quan tư pháp với chức năng truyền thống là xét xử những vi phạm pháp luật đã trở thành “Chính phủ của ông Tòa” (7). Với một thứ tòa án như vậy, tồn tại từ năm 1880 đến 1940, thì sự can thiệp thô bạo của tư pháp vào lập pháp và hành pháp chẳng đã làm nhàu nát ngay cái tư tưởng “tam quyền phân lập” đó sao?

Nhưng tại sao các nước tư bản vẫn cứ ca ngợi “tam quyền phân lập”? Xin thưa, đó chỉ là “cái bánh vẽ”. Bởi, nguyên gốc tư tưởng của những người khởi xướng ra nó là để chống chế độ chuyên chế phong kiến, đúng hơn là khi đó, hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên, nhân danh xã hội đấu tranh, giành quyền cho giai cấp tư sản. Nhưng khi giành được quyền lực, thì họ đâu có thực hành dân chủ cho toàn xã hội, bảo đảm các quyền cho toàn thể dân chúng. Để tránh xung đột, cao hơn là cách mạng xã hội do bất công, chuyên chế tư sản tạo ra, họ đã mượn luôn cái tư tưởng phân quyền để dựng lên những cái hiến pháp được gọi là “công lý”“tự do” ấy.

Đề cao “tam quyền phân lập”, Hiến pháp Hoa Kỳ đã làm mất ngay quyền lực của dân từ đạo luật gốc này. Trong cái thiết chế “tam quyền” ấy, duy chỉ có Quốc hội là dân được bầu trực tiếp, song cũng chỉ đối với Hạ viện thôi. Còn Tổng thống, dân chúng đâu có được bầu trực tiếp mà phải gián tiếp bầu qua đại cử tri: “Các đại cử tri sẽ họp lại ở từng bang của họ và bằng lá phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống” (8). Riêng với tư pháp, tuy Khoản 2, Điều II xác định: “Tổng thống sẽ bổ nhiệm… các quan tòa của Tòa án Tối cao”, nhưng Khoản 1, Điều III lại xác lập: “Các quan tòa của Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời”… Với nhiều lý do khác, song cũng vì cấu trúc “tam quyền phân lập” mà chính giới Hoa Kỳ phải thừa nhận: “tổng số cử tri đi bầu nhìn chung - kể cả trong các cuộc bầu cử tổng thống - đều thấp hơn so với ở hầu hết các nền dân chủ khác” (9), v.v.

Rõ ràng, dưới chế độ tư bản, tiếng là phân quyền song chỉ là giả hiệu; hô hào “tam quyền phân lập” chẳng qua là một thủ đoạn chính trị, đúng như nhận định xuyên thời đại của C.Mác: “Cứ 3 năm hoặc 6 năm một lần lại quyết định cá nhân nào trong giai cấp thống trị phải đại diện và đàn áp nhân dân tại Nghị viện” (10). Về vấn đề này, V.I. Lê-nin cũng đã phân tích: “Trong chế độ dân chủ tư sản, bọn tư bản dùng trăm phương ngàn kế, ­- chế độ dân chủ “thuần túy” càng phát triển, thì những mưu kế đó càng tinh xảo và có hiệu quả, - để gạt quần chúng ra, không cho họ tham gia quản lý nhà nước”(11). Chính cái phương thức tam quyền phân lập đó đã làm cho quyền lực của nhân dân bị phân rã, thu hẹp chỉ còn nhất quyền cô lập. “Thành quả” đau xót cuối cùng là “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp tư sản”; quả đúng với bản chất: 1% và 99% mà chính nhân dân Mỹ đã phơi bày cho thiên hạ biết qua phong trào Chiếm lấy phố Wall!

3. Ở Việt Nam, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là hợp lý


Suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh: Việt Nam là dân tộc hòa bình. Hòa bình là biểu tượng cao nhất, một bản sắc truyền thống dân tộc. Hòa đã trở thành một nét điển hình trong tâm lý dân tộc, bao trùm khắp nhà - làng - nước. Thấu hiểu hợp nhất tam tài, con cháu Tiên Rồng lại luôn hướng đến “nhân hòa”, coi nhân hòa là trung tâm của trời - đất. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam ít có mâu thuẫn, xung đột và chia rẽ; chung sống hòa bình, đoàn kết và thống nhất. Lịch sử truyền thống chính trị các vương triều đã in đậm: “Tập quyền và thống nhất là khuynh hướng chung của các nhà nước phong kiến Việt Nam” (12). Quyền lực nhà nước phong kiến về cơ bản tồn tại trong thế cân bằng, hòa hoãn và thống nhất. Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc: quyền lực tập trung ở nơi vua, chính quyền trung ương đến địa phương thực thi công vụ theo phép vua.

Các bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến nay đã kế thừa những tinh hoa hiến pháp của nhân loại và nhiều giá trị nhân văn của Hiến pháp Hoa Kỳ. Tại Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, hình thức “phân quyền” giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng được thể hiện ở các chương V, VI, VII, VIII. Nhưng bản chất, nội dung “phân quyền” thì lại khác hẳn về chất. Tất cả quyền lực nhà nước thể hiện trong Dự thảo đều có mẫu số chung là nhân dân. Từ nhân dân bầu ra, lập nên, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, đồng thời là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Quyền lực nhà nước là thống nhất. Đây là sự tiến bộ vượt trội của Hiến pháp Việt Nam; phản ánh xu thế thời đại, trình độ phát triển cao hơn hẳn của lập hiến Việt Nam - lập hiến của nhân dân, hiến định quyền lực nhà nước tập trung ở nền tảng xã hội là liên minh “giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Sự thống nhất ở chỗ mọi quyền lực đều tập trung ở nơi dân, phân công quyền hạn là do dân. Nhân dân tập trung quyền lực nhà nước trong tay mình, phân công theo một mối duy nhất là Quốc hội. Bắt đầu từ Quốc hội, nhân dân phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Mục tiêu cuối cùng của thống nhất quyền lực nhà nước là phục vụ nhân dân. Đây là tính ưu việt tuyệt đối của Hiến pháp Việt Nam do thiết chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan quyền lực đem lại. Hiến pháp cấu trúc cả một chương “Chế độ chính trị”. Tại đây, bất cứ một điều nào cũng phản ánh đầy đủ, đúng nghĩa “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Từ Nhà nước, Đảng cho đến Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị, xã hội… với chức năng, quyền hạn, mối quan hệ chính trị, xã hội, pháp lý của mình đều nằm trong nội hàm nhân dân, hướng tâm phục vụ nhân dân; thực hiện “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” chứ không phải để phân tách, phân rã quyền lực của nhân dân như các thiết chế tam quyền phân lập.

Tóm lại, tư duy cơ giới là nền tảng của hiến pháp tư sản; “tam quyền phân lập” là thủ đoạn chính trị lừa gạt nhân dân của giai cấp tư sản; bản chất của phân quyền tư sản là thâu tóm quyền lực vào tay giai cấp tư sản. Bản chất quyền lực nhà nước ta là thống nhất, trên cơ sở phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền hành của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp Việt Nam là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống lập pháp, lập hiến của dân tộc, nhân loại và thời đại. Từ tinh thần, nội dung đến các nguyên tắc lập hiến đều của người Việt Nam, do người Việt Nam định đoạt, không chịu sự can thiệp, áp đặt bởi những triết lý lập hiến nào từ bên ngoài. Bởi vậy, “tam quyền phân lập” không phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam.

Đại tá, TS. NGUYỄN VĂN QUANG
(Viện Khoa học XHNVQS - BQP)

1 - Viện Thông tin Khoa học xã hội - Thuyết “Tam quyền phân lập” và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, H. 1992, tr. 7.
2 - Edgar Morin - Trái đất - Tổ quốc chung Tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới, Nxb Khoa học xã hội, H. 2002, tr. 359.
3 - Cao Xuân Huy - Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, H.1995, tr.84.
4 - Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hà Nội, Việt Nam - Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Điều II, http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov
5 - Roger H. Davidson, Walter J.Oleszek - Quốc hội và các thành viên (Congress and its Members), Nxb CTQG, H. 2002, tr. 445.
6 - Mark J. Green, James M. Fallows, David R. Zwick - Ai chỉ huy Quốc hội? (Sự thật về Quốc hội Mỹ), Nxb Công an nhân dân, H. 2001, tr. 137.
7 - Bùi Ngọc Sơn - Quyền tư pháp trong các chính thể hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 4-2002.
8 - Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hà Nội, Việt Nam - Các điều bổ sung sửa đổi của Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều bổ sung sửa đổi thứ 12, http://vietnamese. vietnam.usembassy.gov
9 - Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hà Nội, Việt Nam, Tóm lược bầu cử ở Mỹ, Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 1/2008, http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov
10 - C.Mác và Ph.Ăng-ghen - Toàn tập, Tập 17, Nxb CTQG, H. 1994, tr. 451.
11 - V.I. Lê-nin - Toàn tập, Tập 37, Nxb Tiến bộ, M. 1976, tr. 311.
12 - Phan Huy Lê - Tìm về cội nguồn, Tập II, Nxb Thế giới, H. 1999, tr. 43.

Bài liên quan

Hot 5097028604032365410

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

  1. Về mặt lý thuyết thì thật là hay: "Tất cả quyền lực nhà nước thể hiện trong Dự thảo đều có mẫu số chung là nhân dân. Từ nhân dân bầu ra, lập nên, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, đồng thời là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Quyền lực nhà nước là thống nhất. Đây là sự tiến bộ vượt trội của Hiến pháp Việt Nam; phản ánh xu thế thời đại, trình độ phát triển cao hơn hẳn của lập hiến Việt Nam - lập hiến của nhân dân, hiến định quyền lực nhà nước tập trung ở nền tảng xã hội là liên minh “giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Sự thống nhất ở chỗ mọi quyền lực đều tập trung ở nơi dân, phân công quyền hạn là do dân. Nhân dân tập trung quyền lực nhà nước trong tay mình, phân công theo một mối duy nhất là Quốc hội. Bắt đầu từ Quốc hội, nhân dân phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
    Nhưng cho phép tôi hỏi: tại sao tuyệt đại đa số đại biểu QH trên thực tế không phải do nhân dân bầu chọn một cách tự do dân chủ, mà chủ yếu do sự sắp xếp, cơ cấu của Đảng, đa số trong đó là đảng viên đương chức các chức vụ chính quyền? Cả bộ máy chính quyền cũng toàn là cơ cấu, sắp xếp?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn căn cứ vào đâu mà nói rằng "tuyệt đại đa số đại biểu QH trên thực tế không phải do nhân dân bầu chọn một cách tự do dân chủ, mà chủ yếu do sự sắp xếp, cơ cấu của Đảng"?

      Xóa
    2. Chết cười với cái ông kia.
      Đầu tiên tớ sẽ trích nguyên văn cái dòng của bạn:
      "Nhưng cho phép tôi hỏi: tại sao tuyệt đại đa số đại biểu QH trên thực tế không phải do nhân dân bầu chọn một cách tự do dân chủ, mà chủ yếu do sự sắp xếp, cơ cấu của Đảng, đa số trong đó là đảng viên đương chức các chức vụ chính quyền? Cả bộ máy chính quyền cũng toàn là cơ cấu, sắp xếp? "

      - Cái đầu tiên tớ xin hỏi đại biểu quốc hội nào ko cần dân bầu mà đc vô quốc hội thế. Làm ơn cho tớ cái ví dụ đi nào. Đừng có đưa ra chung chung nhé.
      - Cái thứ 2 là: Sắp xếp với cơ cấu của Đảng là sao. Cơ cấu cái gì và sắp xếp thế nào. Những ủy viên trung ương đảng cũng phải đc dân bầu chả có hơn. Có chăng là họ có đc đại diện nơi họ làm việc ko hay phải đi nơi khác. Tất cả đều phải bầu. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đc bầu bởi các Quận Ba Đình và 1 loạt các quận khác. Chủ tịch Nước đc bầu ở TP Hồ Chí Minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đc bầu ở Hải Phòng. Vậy cậu đưa ra cho tôi những ai mà ko đc dân bầu đi. Những người ngoài đảng thì đc mặt trận tổ quốc VN phân đến những nơi khác. Như ông Dương Trung Quốc đc về Bến Tre. Có chăng việc bầu cử thì nhân dân toàn chơi dân chủ đại diện. 1 Nhà có 3 người đến tuổi bầu cử thì có 1 người bỏ phiếu cho 3 người thôi. Đừng có nói rẳng Mỹ nó tự do trong bầu cử nhé. Cũng mánh mung nhiều lắm =))

      Xóa
  2. Bạn đã đi bầu đại biểu QH và HĐND các cấp được mấy lần rồi? Bầu kiểu gì cũng trong danh sách lập sẳn, ai trúng ai trật bàn dân thiên hạ đều biết trước cả, Nếu bạn không biết, không thấy vấn đề này thì thật đáng buồn cho bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin hỏi bạn ở đâu trên thế giới này có chuyện bầu cử mà ko theo danh sách? Theo ý bạn thì ông bầu bà, bà bầu bố, bố bầu mẹ, mẹ bầu con, con bầu cháu,... nhà nào đông con cháu thì thắng cử à?
      Không biết thì tìm hiểu đi hẵng phán nhé: Bầu cử ở Việt Nam

      Xóa
  3. Thôi đi Tùng ơi, chuyện bầu cử ở VN đến con nít cũng biết như thế nào, toàn cơ cấu cả. Phải nhìn thẳng vào sự thật để mà còn có định hướng tiến bộ hơn, cãi dóng mà làm gì

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Hậu quả tất yếu của lãnh đạo độc đảng kéo dài quá lâu và tam quyền phân lập một cách giả tạo, hình thức: đây là bài đăng trên báo Pháp luật TPHCM
    " Công bố chỉ số PAPI 2012: Tham nhũng vặt tăng, sức chịu của dân tăng theo!
    Muốn xin việc làm trong khu vực nhà nước, muốn được chăm sóc y tế tử tế, xin vào trường công, xin cấp giấy đỏ… tất cả đều phải hối lộ, lót tay..."
    nguồn: http://phapluattp.vn/20130515120331868p0c1013/cong-bo-chi-so-papi-2012-tham-nhung-vat-tang-suc-chiu-cua-dan-tang-theo.htm
    Để xem Đôi mắt có thấy, có nghe, có biết và có ý kiến gì không???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tóm lại là bác muốn nói cái gì. Bác làm ơn nói rõ đi. Đưa cái dẫn chứng này em thấy mơ hồ. Bây giờ bác nói rõ thì em sẽ chỉ cho bác biết nguyên nhân thôi. Nhưng nếu bác cứ quẳng thế em kệ =))

      Xóa
  6. @Quỳnh Nguyễn Đức: Cái này thì về vẻ bề ngoài bạn đúng" Tất cả đều phải bầu. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đc bầu bởi các Quận Ba Đình và 1 loạt các quận khác. Chủ tịch Nước đc bầu ở TP Hồ Chí Minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đc bầu ở Hải Phòng. Vậy cậu đưa ra cho tôi những ai mà ko đc dân bầu đi. Những người ngoài đảng thì đc mặt trận tổ quốc VN phân đến những nơi khác. Như ông Dương Trung Quốc đc về Bến Tre."
    Thế bạn có biết chuyện ông nào về địa phương nào bầu, danh sách bầu gồm những ai để đảm bảo trúng cử,tỷ lệ bao nhiêu nam/nữ, dân tộc/kinh ,vv và vv...đều có sự chỉ đạo, sắp xếp sẳn của tổ chức đảng các cấp không? Xin lỗi bạn, tôi đã công tác trong nhà nước hơn 30 năm, nhiều năm trong văn phòng HĐNH và UBND cấp tỉnh , chuyện này bạn nói lý thuyết suông vớ vẫn với ai thì may ra còn có người tin, riêng tôi chứng kiến qua nhiều và từng trực tiếp tham gia vào những chuyện thế này rồi bạn ạ. Nói cho vui thôi, chẳng hy vọng có gì thay đổi đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lý thuyết gì ở đây hả. Năm nào bầu cử mà tôi chả nghe ông già tôi ra rả hả. Bạn đưa ra cho tôi 1 dẫn chứng cụ thể. Làm ơn đừng có ngồi lý thuyết xuông với tôi. Cậu đưa ra vị đại biểu nào mà ko cần dân bầu mà vẫn đc vô quốc hội đi. Đừng có ngồi chém với tôi. Đưa ra đc thì tôi có cách kiểm tra đc. Cậu có làm đến 40 năm mà ko dám đưa ra dẫn chứng thì chả ai tin. Đây là mạng xã hội và cậu phải có gì làm tin. Nếu ko có thì người ta cho là chém gió đấy. =))

      Xóa
  7. Thêm: " Có chăng việc bầu cử thì nhân dân toàn chơi dân chủ đại diện. 1 Nhà có 3 người đến tuổi bầu cử thì có 1 người bỏ phiếu cho 3 người thôi."
    bởi dân họ biết tỏng có nhắm mắt mà bầu thì ai trúng ai trật đã có sự sắp xếp sẳn rồi, đi cả nhà làm gì tốn công vô ích

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai biết. Đến ông già tôi làm ở giám sát bầu cử còn ko biết nữa là. Ngồi chém gió hả đại ca. Chém thì phải biết 1 tí. Xin lỗi tớ phải nói bạn câu này. Đã ngu còn tỏ vẻ hiểu biết. Có biết là những lão thành cách mạng xoi rất kỹ ko. Những người là đảng viên lâu lăm, cựu chiến binh hay những bà con quan tâm đến chính trị. Những cuộc họp giữa cử tri và những người đc bầu đều bị xoi. Ngay cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cấm có thoát đc nhé. Còn tại sao biết trước. Đơn giản vì người ta thấy cái tâm và tầm của những người đc họ bỏ phiếu thôi. Đừng có mà chém gió ở đây. Riêng cái bầu cử anh còn rõ hơn chú đấy =))

      Xóa
  8. @Quỳnh Nguyễn Đức: Cậu nên khiêm tốn một chút, đừng giở giọng con nít ranh ở đây. Nói chuyện này với cậu và xin lỗi- cả ông già cậu nửa đúng là phí lời. Cái chuyện bầu cử của ta đã bao nhiêu năm nặng nề cơ cấu sắp xếp ( VD: chủ tich UBND, chủ tich HĐND tỉnh đương nhiên phải là phó bí thư tỉnh,- được chưa???) cũng đến lúc phải thay đổi dân chủ hơn rồi đấy. Ai cũng biết , chỉ có cha con cậu không biết, đúng là đáng thương, tội nghiệp, mới thật đúng là đã ngu còn tỏ vẻ hiểu biết (dẫn lại lời của cậu thôi- xin lỗi nhé).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. các chính trị ra tranh luận gay cấn quá. Các vị nào cho rằng bầu cử ở Việt Nam thiếu dân chủ và được sắp đặt thì các vị đó hoàn toàn không hiểu dân chủ là cái quái gì.

      Ở bất cứ đâu, một người để trở thành lảnh đạo dù ở một địa hạt hoặc trên bình diện quốc gia đều phải qua từng nấc thang một, đầu tiên là tạo ra thành tích, sau là tích lũy kinh nghiệm (chưa kể mấy thứ lẻ tẻ như chuyện đời tư, xì-căng-đan...), công chúng sẽ nhìn vào đó mà đánh giá. Không có chuyện một tay cha căng chú kiết nào đó nhảy ra cái rụp mà thành tổng thống Mỹ được. Obama chả được đảng Dân chủ đẩy dần lên thành thượng nghị sĩ rồi mới thành tổng thống, ai bảo Obama không phải do đảng Dân chủ sắp đặt? Ai dám bảo một chú da vàng nào đó (Cao Quang Ánh hoặc Hoàng Duy Hùng chẳng hạn...) nhảy ra tự ứng cử hoặc do cộng đồng người việt giới thiệu mà có thể thành tổng thống?

      Để trở thành lãnh đạo Việt Nam đầu tiên phải là nghị sĩ cái đã, việc leo lên từng nấc là việc thứ hai, đầu tiên phải về tỉnh nào đó ứng cử vào HĐND tỉnh, làm tỉnh ủy viên, bí thư tỉnh, sau đó về một bô,....dĩ nhiên MTTO sẽ giới thiệu nhân vật này ứng cử dân biểu tại một địa phương nào đó với lý lịch chính trị hoành tráng thì khả năng trúng cử sẽ rất cao, mà cũng không ít người rụng.

      Dân chủ cỡ Hoa Kỳ nhưng đừng có bảo răng Cao Quang Ánh trở thành dân biểu chỉ nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt mà không nhờ đảng Cộng hòa bơm lên nhé.

      Xóa

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item