Trận chiến Pháo đài Brest - bản hùng ca của Hồng quân Liên Xô
https://daosichanga.blogspot.com/2013/06/tran-chien-phao-ai-brest-ban-hung-ca.html
Năm 1941, vào lúc 4 giờ rạng sáng ngày 22 tháng 6, quân đội phát xít Đức đã phát động tấn công quân sự trên toàn Liên Xô mà không hề tuyên chiến. Những chiến sĩ bảo vệ pháo đài Brest ở biên giới Liên Xô - Ba Lan, là những người hứng chịu đòn tấn công đầu tiên của kẻ thù.
Lực lượng Hồng quân có mặt tại khu vực thành phố Brest là các đơn vị thuộc Sư đoàn bộ binh 6 thuộc quân đoàn bộ binh 28, tập đoàn quân 4 do đại tá Mikhail Antonovich Popsuy-Shapko chỉ huy, Sư đoàn bộ binh 42 cũng thuộc quân đoàn 28 do tướng Ivan Sidorovich Lazarenko chỉ huy, Đội Biên phòng Cận vệ 17 do thiếu tá A.P. Kuznesov chỉ huy . Riêng khu vực pháo đài có khoảng chừng 3.500 người, bao gồm trung đoàn bộ binh 44 (sư đoàn 42) và trung đoàn 333 (sư đoàn 6), sở chỉ huy số 3 và đồn biên phòng số 9 của đội Biên phòng Cận vệ 17. Ngoài ra còn có một số học viên của các trường quân sự thuộc hai Trung đoàn bộ binh 84 và 125, một đơn vị quân y và một đại đội bảo vệ khu quân y trong pháo đài. Trong pháo đài còn có 300 gia đình của các sĩ quan chỉ huy và thường dân làm công tác phục vụ trong quân đội.Pháo đài Brest |
Kế hoạch ban đầu của Đức là làm chủ khu vực pháo đài Brest trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên chiến sự đã kéo dài dai dẳng đến 1 tháng. Về cơ bản, trận phòng thủ chỉ kéo dài 9 ngày, từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 6 năm 1941 khi quân Đức chiếm được khu trung tâm pháo đài. Tuy nhiên, một số trận đánh nhỏ vẫn tiếp tục nổ ra trong pháo đài đến ngày 20 tháng 7 năm 1941 bởi các nhóm sĩ quan và binh sĩ Liên Xô không đầu hàng, đã trốn dưới các hầm ngầm và tiếp tục chiến đấu.
Trận chiến qua tranh vẽ |
Trận pháo đài Brest đã cùng với Trận Moskva, Trận Leningrad và Trận Stalingrad được người dân Xô Viết xem là biểu tượng của sức kháng cự kiên cường trước sự tấn công của Đức quốc xã trong chiến tranh Xô-Đức. Ngày 8 tháng 5 năm 1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu Pháo đài Anh hùng cùng với thủ đô Moskva và nhiều thành phố Liên Xô khác được phong danh hiệu Thành phố anh hùng theo một sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.
Cụm tượng đài tưởng niệm (Khát - hình ảnh người lính Hồng quân đang bò ra sông tìm nước) |
Đúng 4 giờ sáng ngày 22 tháng 6 năm 2010, để kỷ niệm 65 năm ngày diễn ra trận phòng thủ Brest - trận đánh mở màn cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô (nay là Belarus và Nga), bộ phim Pháo đài Brest (tiếng Belarus : Берасьцейская крэпасьць, tiếng Nga : Брестская крепость) đã được công chiếu tại thành phố Brest (Belarus). Bộ phim với tổng kinh phí lên tới 225 triệu rúp hoàn toàn do Nhà nước Belarus đài thọ đã được hai hãng phim lớn của Nga (Trung tâm Hợp tác) và Belarus (Belarusfilm) cùng thực hiện. Chuyện phim xoay quanh ba khu vực phòng thủ chính được chỉ huy bởi Trung đoàn trưởng Pyotr Mikhailovich Gavrilov, Chính ủy Yefim Moyseyevich Fomin và Chỉ huy Tiền đồn 9 - Andrey Mitrofanovich Kizhevatov, thông qua hồi ức của cựu chiến binh Aleksandr Akimov, cậu thiếu sinh quân 15 tuổi thời điểm đó.
Dòng chữ được binh sĩ Liên Xô khắc lên tường "Tôi chết nhưng không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ Quốc. 20-VII-1941" được trưng bày tại Bảo tàng Pháo đài Brest |
Xem phim, sẽ không ít người tự hỏi điều gì đã làm nên ý chí người cộng sản như vậy. Một ý chí kiên cường giống hệt nhau của những người cộng sản từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Trận chiến này mang dáng dấp của trận thành cổ Quảng Trị dù quy mô của nó còn chưa ác liệt bằng trận chiến tại Việt Nam. Hy vọng nền điện ảnh nước nhà sẽ sớm có được 1 bộ phim với quy mô tương tự về mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị.
Hồi còn bé mình đã có lần được đọc quyển sách về trận chiến ở pháo đài Brest, thích thôi nhưng không hiểu lắm. Sau này tìm hiểu thêm về lịch sử chế độ phát xít mới hiểu được trận chiến ở Brest có vai trò rất quan trọng. Trước trận chiến đó thì Blitzkrieg của quân Đức là vô địch, quân đội đối phương dàn trận ở chiến tuyến mà bị cơ giới Đức đánh thọc sâu vào sau lưng cắt rời ra khỏi hậu phương thì buộc phải đầu hàng. Nhưng ở Brest thì lần đầu tiên quân Đức gặp phải tình trạng là quân đội đã bị cắt ra khỏi hậu phương không đầu hàng mà tiếp tục chiến đấu quấy nhiễu hậu phương quân Đức. Đây chính là điểm yếu trong chiến tranh dựa trên sức cơ động cao của quân Đức, vì các vùng đã bị chiếm thì Wehrmacht thường vượt qua và nhường lại cho SA là quân đội riệng của Hitler bình định. Song SA lại không phải là đội quân chiến đấu nên quân đội Liên Xô khi bám trụ lại có thể gây rất nhiều thiệt hại cho hậu phương của Wehrmacht. Có thể nói đó chính là tia sáng mở đầu cho việc tạo ra chiến thuật mới để đối phó với Blitzkrieg của Đức.
Trả lờiXóaTrong phim cũng nói rằng lần đầu tiên quân Đức phát lệnh rút quân trong suốt mấy năm thế chiến là ở Brest.
Xóa"Tôi chết nhưng không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ Quốc. 20-VII-1941"
Trả lờiXóaĐọc lại những bài như thế này, càng hiểu thêm rằng Chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II thật vĩ đại!
Cám ơn bạn đã đăng.
Vâng.. rất vĩ đại. Không phải bênh vực LX hay CNCS nhưng rõ ràng tinh thần quật cường của nhân dân LX có đóng góp ko nhỏ của những người CS, của CNCS Marx - Lenin. (ok)
XóaLực lượng chênh lệch quá lớn. Chống được 9 ngày với thực lực ấy quả là đã kiêu dũng lắm rồi...
Trả lờiXóaCó đọc sách không anh cho mượn nầy.
Trả lờiXóaCám ơn anh. Khi nào ae mình cafe, anh mang đi cho em mượn với nhé. :))
Xóa