Báo chi có báo lạ đời

Đ ợt tháng 01 vừa qua là mùa nở rộ các bài báo về sự kiện Hoàng Sa nhân dịp 40 năm quần đảo này bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Hầu hết các bà...

Đợt tháng 01 vừa qua là mùa nở rộ các bài báo về sự kiện Hoàng Sa nhân dịp 40 năm quần đảo này bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Hầu hết các bài báo này đều thuộc loại "nghe hơi nồi chõ", viết sai sự thật và gần như chỉ "nhai lại" các luận điệu tự sướng và che mắt thiên hạ của đám tàn quân ngụy quyền đang ru rú nơi "miền đất hứa". Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết để bóc trần sự thật của sự kiện Hoàng Sa - 01.1974 cũng như vạch rõ sai trái của các bài báo này. Và cho đến giờ, chúng tôi vẫn chưa thấy được bất cứ tài liệu, bài viết nào khả dĩ có thể bác bỏ các dữ liệu, lý luận mà chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chúng tôi lại phát hiện một loạt bài rất lạ kỳ về sự kiện Hoàng Sa, đăng trên tờ Petrotimes. Đó là loạt 4 bài viết của tác giả Võ Hà (tổng hợp), gồm:
1. Sự kiện Hoàng Sa qua báo chí năm 1974 (Kỳ 1)
2. Hải chiến Hoàng Sa: Thái độ của các nước lớn (Kỳ 2)
3. Điều khó hiểu về tù binh trong hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 3)
4. Những vấn đề cần suy ngẫm sau sự kiện Hoàng Sa 1974 (Kỳ 4)


Lạ kỳ vì loạt bài này, không giống như tất cả các bài báo khác mà chúng tôi phê phán, đã gần như là "nhai lại" chính xác những gì chế độ ngụy quyền Sài Gòn và những kẻ chống cộng cực đoan ở Hải ngoại phun ra, kể cả cách gọi Trung Quốc là Trung Cộng. Thử hỏi trên thế giới này có quốc gia nào là Trung Cộng hay không? "Cộng" là cách gọi mang hàm ý xấu, có tính miệt thị của đám tay sai ngoại bang với não trạng bị nhồi nhét bởi sự thù hằn đối với những nước theo chủ nghĩa Cộng sản, như: Việt Cộng, Trung Cộng, Nga Cộng,..., dù rằng "Cộng sản" có thể là một trong những tư tưởng tốt đẹp nhất mà loài người có thể nghĩ ra. Vậy mà tờ Petrotimes, một tờ báo của tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cứ tỉnh bơ gọi Trung Quốc là "Trung Cộng" như thể họ đang là một cái loa chống cộng của quá khứ 40 năm về trước vậy. Chẳng hiểu vai trò của Ban Biên Tập báo này cũng như các cơ quan chủ quản ở đâu?

Chúng tôi thấy không cần thiết lại phải ngồi phản bác lại từng chi tiết trong loạt bài kỳ lạ này vì mọi điều đều quá rõ ràng trong loạt bài về Hoàng Sa của chúng tôi. Do đó, chỉ xin điểm lại một số "ý tưởng" không nuốt nổi của tác giả Võ Hà sau đây:

1 - Chính quyền VNCH quyết tâm bảo vệ quần đảo Hoàng Sa đến cùng (sic).
Có lẽ đó là "quyết tâm bằng mồm" của các vị đứng đầu chính quyền ngụy quyền. Bởi thực tế thì sao? Bốn tàu hiện đại và hỏa lực áp đảo thì tự bắn nhau và bỏ chạy. Lực lượng không quân thứ 4 thế giới thì chỉ đứng ngó và bày tỏ quyết tâm trên mặt đất!
Và Võ Hà dựa vào cái quyết tâm bằng mồm ấy để phán rằng: "Căn cứ vào bối cảnh tình hình VNCH lúc bấy giờ rõ ràng cho thấy, những phản ứng và biện pháp trên của chính quyền VNCH là những nỗ lực tới cùng. Hơn nữa, chính quyền đã có một kế hoạch liên hoàn để bảo vệ các quần đảo khác của mình." (sic).

2 - Quân lực Trung Quốc mạnh hơn, có hỏa tiễn,...
Vấn đề này chúng tôi đã chứng minh nhiều lần: thực tế quân lực của VNCH là áp đảo và "tiên hạ thủ". Nhưng không thể chiến thắng vì những trò mờ ám đằng sau, dẫn đến quân ta bắn quân mình.
Trong bài viết của Võ Hà cũng có 2 chi tiết bộc lộ sự thật về cái gọi là "tinh thần anh dũng" của ngụy quân Sài Gòn trong trận hải chiến và gián tiếp khẳng định HQ-4 và HQ-5 chẳng hề có công lao gì (nếu không nói là tội đồ) trong trận chiến này. Đó là:

Các binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các bĩnh sĩ của Hộ tống hạm này, sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu".

Trước hết là đối với các chiến sĩ chiến đấu trở về nhưng không bị bắt làm tù binh, thì ngày 30-1-1974, “Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt về tới Sài Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với sự tham dự của nhiều thân nhân thủy thủ đoàn. Đề đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân VNCH đã trao Anh dũng Bội tinh cho Trung tá Lê Văn Thự, Hạm trưởng HQ-16 cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên thủy thủ. Các nữ sinh cũng choàng vòng hoa chiến thắng và sau đó các thân nhân thủy thủ đoàn được mời lên thăm chiến hạm".

3 -VNCH muốn trao tù binh "đường đường chính chính" và tặng thưởng nồng hậu cho tù binh được trả về nhằm nêu cao tính "chính nghĩa" của mình (sic).
Thật là khó hiểu nếu liên hệ giữa việc bị đánh bại rồi được trao trả tù binh với sự "chính nghĩa"! Đây là một sự "vụng chèo khéo chống", rửa mặt cho cái chế độ bán nước hại dân đã bị chôn sâu dưới lòng đất từ 40 năm trước. Chẳng lẽ Trung Quốc không thể tuyên bố rằng lính VNCH đã xâm nhập trái phép vùng lãnh thổ của mình nên bị đánh bại, bị bắt? Chẳng phải từ trước đó họ đã tuyên bố đây là lãnh thổ của họ hay sao? Chẳng lẽ Trung Quốc không thể thủ tiêu toàn bộ đám tù binh đó nếu họ muốn "ỉm" sự việc này đi thay vì bỏ công sức ra "tuyên truyền" và "cho ăn khá"?
Tất cả nhóm tù binh do Trung Quốc trao trả, tại trại dưỡng quân Lê Văn Duyệt, Sài Gòn.
Thiếu tá Phạm Văn Hồng tươi cười khoe bức tranh “Gấu Trúc” do Trung Quốc tặng lúc trao trả tù binh.

Bài liên quan

Truyền thông 2853649968277258055

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Nhà bên

Thư viện blog

item