Đừng đánh đồng hay cào bằng như thế!
V iệc ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động “Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường ...
https://daosichanga.blogspot.com/2014/03/ung-anh-ong-hay-cao-bang-nhu-the.html
Việc ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động “Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”” để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) và hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) đang gặp khó khăn trên báo Lao Động ngày 10/3/2014 đang gây nhiều trái chiều bức xúc trong dư luận.
Khách quan mà nói, đây là sáng kiến thiết thực, tri ân những người con bỏ mình vì chủ quyền đất nước, ghi dấu ấn, nhắc nhở các thế hệ con cháu về hy sinh, mất mát của Tổ quốc, về cuộc đấu tranh trường kỳ khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Nhưng điều tôi và nhiều người không hề đồng tình là ý đồ lồng ghép hai sự kiện giữa Hoàng sa 1974 với Trường sa 1988 như thể sự cào bằng, đánh đồng bản chất 2 sự kiện chỉ vì ý nghĩa “hòa giải dân tộc”.
Ai cũng biết, Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm do bị Mỹ bán đứng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hèn nhát, bạc nhược của binh lính và cấp chỉ huy lúc đó. Một quân đội được trang bị mạnh hơn hẳn Trung Quốc mà nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi, tệ hại đến mức không bắn địch mà bắn vào nhau rồi mạnh ai lấy chạy tám phương tứ hướng, chạy sang cả Philippin, bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại tòan bộ người nhái trên đảo (hồi ký của Trung tá Lê Văn Thự đã bày tỏ hối hận về điều này)... Với một đội quân như thế thì người ta chỉ thấy thương cho 74 tử sĩ kia, tội nghiệp cho họ đã đi phục vụ một chế độ tay sai hèn nhát, khi không được Mỹ bảo kê là tự sát, tan tác. Thế nên mấy chục năm sau, những tướng tá ngụy, mỗi người một phách, tựu chung vẫn nói xấu nhau, kẻ thì BAO BIỆN, kẻ thì TRANH CÔNG, ĐỔ LỖI...
Sự kiện Trường Sa 1988 khác hẳn, các binh sỹ hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành công các đảo Colin và Len đao, mất đảo Gạc Ma trong khi đối phương mạnh gấp nhiều lần. Các tàu của ta năm 1988 đeo bám trận địa đến cuối cùng. Trong đó tàu của Vũ Huy Lễ bị hỏng nặng vẫn cố hết lực ủi lên bãi để làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm... Nhờ đó mà ta giữ được 2 đảo, Trung Quốc chỉ chiếm được một đảo và không dám lấn tới nữa. Thế nên, những chiến sỹ từng tham gia cuộc chiến này đều không hối tiếc, hối hận, không có người nói xuôi, kẻ nói ngược.
Đọc kỹ phần sau của bài báo, chúng ta nhận rõ chân tướng của sự “hòa giải” này. Phải chăng những người chủ xướng ý tưởng nghe có vẻ đầy nhân văn, tình nghĩa này thực chất là lợi dụng xương máu của những người lính đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo làm phương tiện đạt mục đích vực dậy cái thây ma chế độ VNCH. Họ khai thác hai sự kiện đó để rồi đánh đồng bản chất, cào bằng xương máu của các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam với đội quân làm tay sai cho ngoại bang, phản bội lợi ích dân tộc.
Việc đánh đồng giữa hai sự kiện cùng 1 lúc người lính quân đội VNCH chẳng khác nào là sự nhục mạ những người lính đã nằm lại ở Gạc Ma đến nay chưa tìm thấy xác, làm tổn thương những cựu tù từng bị giam dưới thời chế độ VNCH đến nay vẫn còn sống và làm tổn thương những bà mẹ có con em hi sinh trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đến nay nhiều gia đình vẫn chưa đón được hài cốt của con họ về với quê hương. Hành động đó còn làm tổn thương hàng ngàn cựu binh, thanh niên xung phong trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, chống xâm lược ở biên giới phía Bắc, Tây Nam.
Sự ngụy biện núp dưới khái niệm "Hoà giải", thực chất không hơn hành động “bán nước” là mấy, sẵn sàng đánh đổi xương máu, danh dự của triệu triệu người hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm và tay sai ngụy quyền cho hai chữ HÒA GIẢI được sao?
Những loạt bài báo những ngày vừa qua núp dưới chiêu bài "hòa giải" chắc hẳn không ngoài mục đích vực dậy thây ma VNCH.
Hiện nay những thế lực sống ở bên ngoài lãnh thổ và cả một số người trong nước muốn tỏ rõ chính kiến của mình bằng việc lợi dụng những chính sách của nhà nước về xoá bỏ hận thù tiến tới hoà hợp dân tộc để nhân đấy kích động quấy rối với mục đích tìm danh phận cho những người lính Sài Gòn đã ngã xuống trong trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974. Nếu như thoạt nghe thì có lý nhưng suy ngẫm sâu xa thì đây cũng là âm mưu của một số kẻ thèm muốn quyền lực nhân cơ hội này để kích động chia rẽ nhằm đục nước béo cò, họ định đánh đồng những người lính QĐNDVN, là những người đã "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào" với những người lính VNCH, những kẻ tồn tại chỉ với một mục đích duy nhất là chết thay cho lính Mỹ.
Nếu mà chuyện lính VNCH chết ở Hoàng sa được vinh danh thì biết đâu có ngày họ còn đòi chế độ cho những thương phế binh Sài gòn, điều mà cho đến nay vẫn còn những cán bộ chiến sĩ của đoàn quân chiến thắng vẫn chưa được thụ hưởng. Lịch sử hiện đại sẽ ghi nhận những trang viết về những trận chiến chống xâm lăng của dân tộc trong đó có thời chống thực dân xâm lược Pháp, đế quốc Mỹ và quân xâm lược Trung quốc. Và chúng ta, những con dân nước Việt luôn có một lòng tự hào dân tộc nhưng chúng phải được đặt đúng nơi đúng chỗ. Chúng ta không cho phép những kẻ lơi dụng chiêu bài dân chủ kích động chia rẽ làm suy yếu đất nước, có lợi cho những phần tử xôi thịt đang ngấp nghé tìm cơ hội ngoi lên. Dân tộc này, đất nước này với 4000 năm dựng nước và giữ nước sẽ mãi mãi là một dân tộc anh hùng không có một thế lực nào có thể khuất phục nổi./.
© Linh Nguyễn (bài viết có sự tham khảo ý kiến của một số cựu chiến binh)
Khách quan mà nói, đây là sáng kiến thiết thực, tri ân những người con bỏ mình vì chủ quyền đất nước, ghi dấu ấn, nhắc nhở các thế hệ con cháu về hy sinh, mất mát của Tổ quốc, về cuộc đấu tranh trường kỳ khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Nhưng điều tôi và nhiều người không hề đồng tình là ý đồ lồng ghép hai sự kiện giữa Hoàng sa 1974 với Trường sa 1988 như thể sự cào bằng, đánh đồng bản chất 2 sự kiện chỉ vì ý nghĩa “hòa giải dân tộc”.
Ai cũng biết, Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm do bị Mỹ bán đứng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hèn nhát, bạc nhược của binh lính và cấp chỉ huy lúc đó. Một quân đội được trang bị mạnh hơn hẳn Trung Quốc mà nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi, tệ hại đến mức không bắn địch mà bắn vào nhau rồi mạnh ai lấy chạy tám phương tứ hướng, chạy sang cả Philippin, bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại tòan bộ người nhái trên đảo (hồi ký của Trung tá Lê Văn Thự đã bày tỏ hối hận về điều này)... Với một đội quân như thế thì người ta chỉ thấy thương cho 74 tử sĩ kia, tội nghiệp cho họ đã đi phục vụ một chế độ tay sai hèn nhát, khi không được Mỹ bảo kê là tự sát, tan tác. Thế nên mấy chục năm sau, những tướng tá ngụy, mỗi người một phách, tựu chung vẫn nói xấu nhau, kẻ thì BAO BIỆN, kẻ thì TRANH CÔNG, ĐỔ LỖI...
Sự kiện Trường Sa 1988 khác hẳn, các binh sỹ hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành công các đảo Colin và Len đao, mất đảo Gạc Ma trong khi đối phương mạnh gấp nhiều lần. Các tàu của ta năm 1988 đeo bám trận địa đến cuối cùng. Trong đó tàu của Vũ Huy Lễ bị hỏng nặng vẫn cố hết lực ủi lên bãi để làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm... Nhờ đó mà ta giữ được 2 đảo, Trung Quốc chỉ chiếm được một đảo và không dám lấn tới nữa. Thế nên, những chiến sỹ từng tham gia cuộc chiến này đều không hối tiếc, hối hận, không có người nói xuôi, kẻ nói ngược.
Nguyễn Xuân Diện "múa" phụ họa. |
Việc đánh đồng giữa hai sự kiện cùng 1 lúc người lính quân đội VNCH chẳng khác nào là sự nhục mạ những người lính đã nằm lại ở Gạc Ma đến nay chưa tìm thấy xác, làm tổn thương những cựu tù từng bị giam dưới thời chế độ VNCH đến nay vẫn còn sống và làm tổn thương những bà mẹ có con em hi sinh trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đến nay nhiều gia đình vẫn chưa đón được hài cốt của con họ về với quê hương. Hành động đó còn làm tổn thương hàng ngàn cựu binh, thanh niên xung phong trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, chống xâm lược ở biên giới phía Bắc, Tây Nam.
Sự ngụy biện núp dưới khái niệm "Hoà giải", thực chất không hơn hành động “bán nước” là mấy, sẵn sàng đánh đổi xương máu, danh dự của triệu triệu người hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm và tay sai ngụy quyền cho hai chữ HÒA GIẢI được sao?
Những loạt bài báo những ngày vừa qua núp dưới chiêu bài "hòa giải" chắc hẳn không ngoài mục đích vực dậy thây ma VNCH.
"Anh hùng liệt sỹ nào hy sinh" ở Hoàng Sa năm 1974 vậy Đào Tuấn? |
Nếu mà chuyện lính VNCH chết ở Hoàng sa được vinh danh thì biết đâu có ngày họ còn đòi chế độ cho những thương phế binh Sài gòn, điều mà cho đến nay vẫn còn những cán bộ chiến sĩ của đoàn quân chiến thắng vẫn chưa được thụ hưởng. Lịch sử hiện đại sẽ ghi nhận những trang viết về những trận chiến chống xâm lăng của dân tộc trong đó có thời chống thực dân xâm lược Pháp, đế quốc Mỹ và quân xâm lược Trung quốc. Và chúng ta, những con dân nước Việt luôn có một lòng tự hào dân tộc nhưng chúng phải được đặt đúng nơi đúng chỗ. Chúng ta không cho phép những kẻ lơi dụng chiêu bài dân chủ kích động chia rẽ làm suy yếu đất nước, có lợi cho những phần tử xôi thịt đang ngấp nghé tìm cơ hội ngoi lên. Dân tộc này, đất nước này với 4000 năm dựng nước và giữ nước sẽ mãi mãi là một dân tộc anh hùng không có một thế lực nào có thể khuất phục nổi./.
© Linh Nguyễn (bài viết có sự tham khảo ý kiến của một số cựu chiến binh)