Bước ngoặt trong cuộc chiến chống khủng bố IS tại Trung Đông (Kỳ 3)
https://daosichanga.blogspot.com/2015/10/buoc-ngoat-trong-cuoc-chien-chong-IS-3.html
KỲ III: THẤT BẠI Ở UKRAINA, MỸ QUAY LẠI TRUNG ĐÔNG KHI TÌNH HÌNH KHÔNG CÒN KIỂM SOÁT ĐƯỢC
1- Nội chiến ở miền Đông Ukraina - Nga “đóng băng” vấn đề Ukraina.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã trượt ra ngoài quỹ đạo do Mỹ dự tính. Từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 2 năm 2014, hai phe thân Nga và thân EU đã có những cuộc biểu tình bạo lực, họ đã “nói chuyện” với nhau bằng nắm đấm và gạch đá trên các đường phố ở Simferopol, thủ phủ Cộng hòa tự trị Crimea. Ngày 27 tháng 2, hội đồng tối cao của Crimea đã tổ chức một buổi họp khẩn cấp để tước quyền thủ tướng Crimea của Anatoli Mogyliov. Người thay thế là Sergey Aksyonov thuộc Đảng Nước Nga thống nhất ở Crimea. Hội đồng này cũng nhất tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quan hệ pháp lý của Crimea đối với Nga và Ukraina vào ngày 16 tháng 3 năm 2014. Kết quả cuộc trưng cầu diễn ra với thắng lợi áp đảo của những người muốn gia nhập Liên bang Nga và ngày 18-3-2014, Tổng thống Nga V. V. Putin và Thủ tướng Crimea S. Aksyonov ký một hiệp ước thỏa thuận cho Crimea gia nhập Liên bang Nga. Ngày hôm sau, lưỡng viện quốc hội Nga đã phê chuẩn hiệp ước này. Crimea chính thức trở thành nước cộng hòa tự trị trong Liên bang Nga.
Sự kiện Crimea gia nhập Liên bang Nga trở thành tấm gương cho cộng đồng người Nga sinh sống khắp miền tả ngạn sông Dniepr cũng như ven biển Đen phía Nam Ukraina.
Ngày 7 tháng 4 năm 2014, các thành viên Hội đồng Quốc gia Độc lập Donetsk đã thông qua tuyên bố li khai khỏi Ukraina và trở thành một nước độc lập với quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Hội đồng đã quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11 tháng 5 để cân nhắc việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương tự những gì đã diễn ra tại Crimea trước đó. Một tổ chức vũ trang có tên là Quân đội nhân dân Donetsk đã được thành lập với các vũ khí chiếm được từ các kho của quân chính phủ Kiev.
Ngày 8 tháng 4 năm 2014, nhóm thân Nga trong Hội đồng Hành chính Lugansk tuyên bố kế hoạch thành lập Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR). Cũng trong ngày đó, một tổ chức quân sự tự xưng là Quân đội Nhân dân Lugansk (LNO) đã chiếm tòa Thị chính Lugansk cùng hơn 300 khẩu súng máy và tuyên bố tỉnh Lugansk li khai khỏi Ukraina. Chính phủ tạm quyền Kiev lập tức có phản ứng. Bộ trưởng Nội vụ Ukraina khi đó là Arseny Avakov đã phái quân đặc nhiệm và xe bọc thép tới tỉnh Lugansk trấn áp các "phần tử nổi dậy" với tuyên bố “sẽ giải quyết tình hình trong vòng 48 tiếng”. Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt bằng vũ lực của LNO, Arseny Avakov đành ra lệnh cho quân Bộ nội vụ rút lui.
Làn sóng đòi tự trị lan rộng khắp miền Đông Ukraina. Tiếp theo Donetsk và Lugansk, lần lượt các thực thể chính trị mới ra đời: Cộng hòa Nhân dân Kharkov (Харьковская Народная Республика) thành lập ngày 7-4, Cộng hòa Nhân dân Odessa (Одесская Народная Республика) thành lập ngày 16-4. Cộng đồng người Nga tại các tỉnh Dnepropetrovsk, Kherson, Nikolayev và Zaporozhye cũng có kế hoạch thành lập các chính thể Cộng hòa nhân dân.
Ngày 24 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk Aleksandr Borodai và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Lugansk Aleksey Karzhakin đã ký văn bản sáp nhập hai nước cộng hòa tự xưng này thành “Cộng hòa Novorussiya” (“Novorossiya” có nghĩa là “Nước Nga mới”). Ngoài Donetsk và Lugansk, Cộng hòa Novorussia còn bao gồm Dnepropetrovsk, Zaporozhye, Odessa, Nikolaiev, Kharkov và Kherson.
Đáp lại làn sóng tự trị này, chính quyền vi hiến ở Kiev tuyên bố không chấp nhận tiếng Nga là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Ukraina. Về tôn giáo, chính phủ Kiev yêu cầu những người Nga theo Thiên chúa giáo chính thống Nga có trụ sở tại Tòa thượng phụ Moskva phải “cải tà quy chính”, theo về Tòa Thượng phụ Kiev. Kiev còn áp dụng quy chế cư trú đặc biệt đối với cộng động nói tiếng Nga đòi li khai ở Ukraina mà thực chất là đặt cộng đồng này ra ngoài vòng pháp luật.
Làn sóng li khai này rất phù hợp với một chủ trương chính trị mà Moskva khuyến cáo đối với EU. Theo đó, Ukraina nên bỏ ý định gia nhập EU và xa hơn nữa là gia nhập NATO. Ukraina nên là một nước trung lập theo chế độ liên bang. Chống lại chủ trương này, Radar Verkhovnaiya ở Kiev ban hành đạo luật chống khủng bố. Trên cơ sở đạo luật này, chính phủ Kiev đã huy động quân đội, quân đặc nhiệm của Bộ Nội vụ, các nhóm vũ trang phát xít mới Bandera, Pravyi Sector, Svoboda và cả lính đánh thuê nước ngoài mở các cuộc hành quân chống khủng bố nhằm vào cộng đông người Nga ở miền Đông Ukraina. Hai chuyến thăm “không bình thường” đến Kiev ngày 12-4-2014 của Giám đốc CIA John Brennal và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21-4-2014 đã “tiếp sức” cho Kiev thổi bùng các hành động vũ trang ở miền Đông, biến cuộc hành quân tiễu phạt khủng bố thành cuộc một cuộc nội chiến.
Sức chiến đấu tự vệ đáng kinh ngạc của quân đội LNR và DNR ở miền Đông đã làm thất bại mọi cuộc hành quân trấn áp của quân đội Kiev tại các tỉnh Lugansk và Donetsk. Đỉnh cao là Chiến dịch Debaltsevo, một địa điểm ít người biết đến nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Lugansl và Donetsk. Kết quả là 3.088 quân Kiev, quân lê dương, quân Pravyi Sector, quân phát xít mới Bandera thiệt mạng. Hơn 10.000 lính ATO tháo chạy khỏi chiến trường. Quân đội LNR và DNR thu đuợc hàng nghìn đơn vị vũ khí hạng nặng do quân ATO bỏ lại trên chiến trường.
Tình hình cuối năm 2014 và đầu năm 2015 đã xoay chuyển trở nên phức tạp và bất lợi cho Mỹ và EU cũng như Kiev. Một năm cấm vận không đủ để làm Nga phải chùn bước. Trước sau, Nga vẫn kiên trì chủ trương liên bang hóa Ukraina. Còn quân đội LNR và DNR thì càng đánh càng mạnh. Giống như Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, quân đội và dân quân LNR và DNR đã vận dụng khôn khéo chiến thuật cơ động đánh nhỏ, tránh dàn quân đánh trận địa chiến, tích cực tổ chức phục kích, tập kích đánh tiêu hao đội quân càn quét ATO của Kiev. Khi có điều kiện thuận lợi, họ cũng mở các trận đánh lớn, tiêu diệt và bắt sống nhiều sĩ quan và binh sĩ quân đội Kiev, thu nhiều chiến lợi phẩm có giá trị, lấy vũ khí của địch đánh địch. Cho đến nay, Mỹ và EU vẫn khăng khăng rằng Nga đã sử dụng quân đội ở Ukraina nhưng không thể tìm ra được một bằng chứng thuyết phục nào cho cáo buộc đó. Còn những bằng chứng giả mạo do Kiev đưa ra đều nhanh chóng bị lật tẩy.
Thất bại nặng nề của quân đội Kiev và các nhóm vũ trang cực đoan ở miền Đông đã làm tiêu tan mọi hy vọng của Mỹ và NATO muốn dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Ukraina. Quân ATO của Kiev không thể thắng. Trong khi quân đội LNR và DNR cũng chưa đủ sức chiếm trọn địa bàn hai tỉnh này. Cục thế chiến trường rơi vào bế tắc. Trong khi Mỹ và NATO đổ vũ khí vào Ukraina cho quân đội Kiev dội bom đạn lên đầu người dân ở miền Đông thì Nga lại liên tiếp tổ chức các đoàn xe cứu trợ đem lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm… đến cho người dân miền Đông. Có thể nói, trên chiến trường miền Đông Ukraina, Kiev đã thua toàn diện cả về chính trị và quân sự.
Để tháo gỡ thế bế tắc, nhóm bộ tứ Normandy gồm Nga, Ukraina, Đức và Pháp đã cùng với đại diện LNR và DNR ký thỏa thuận Minsk 2.0. Đây là lần đầu tiên, Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk xuất hiện trong một hiệp ước quốc tế mặc dù họ chưa được bất kỳ một nước nào công nhận về mặt ngoại giao. Đây lại là một thất bại chính trị nữa của Mỹ, Kiev và NATO bởi chịu đàm phán và ký kết thỏa thuận với đối phương gần như đồng nghĩa với việc công nhận tính hợp pháp của họ.
Suốt nửa năm trời, Kiev với sự “chống lưng” của Mỹ cố gắng tìm mọi cách phá vỡ thỏa thuận Minsk 2.0 vừa để “vớt vát” danh dự, vừa để đối phó với các phe nhóm cực đoan đang có mưu đồ tổ chức một Maidan mới (Maidan 3.0) tại Kiev để tiếm quyền và tiếp tục thổi bùng ngọn lửa nội chiến.
Trong khi đó thì làn sóng di cư tỵ nạn từ Bắc Phi và Trung Đông đổ vào Châu Âu có tác dụng như một “phản đòn” rất mạnh giáng vào những chủ trương chính trị - quân sự sai lầm của của EU và NATO mà họ đã thực hiện mấy năm trước đó. Châu Âu đã lâm vào một cuộc khủng hoảng bộ ba: Khủng hoảng kinh tế - Khủng hoảng tỵ nạn - Khủng hoảng Ukraina. Sự bối rối trong phương cách xử lý của các nước EU đối với cả ba cuộc khủng hoảng này đã chia rẽ Châu Âu. Đến khi đó, Nga nhắc lại đề nghị của mình: “Kiev phải thành thật ngừng bắn, rút vũ khỉ khỏi chiến tuyến, “nói chuyện” nghiêm túc với LNR và DNR trên cơ sở thỏa thuận Minsk 2.0 và sửa đổi hiến pháp Ukraina theo hướng liên bang hóa chứ không phải là tự trị hay quy chế đặc biệt”. Những ai từng trải qua một năm chiến tranh đều hiểu cái giá bằng nhân mạng cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina. Một quy định liên bang hóa được thể hiện bằng hiến pháp sẽ là bảo đảm chắc chắn nhất có thể có về pháp lý không những đối với gần 4 triệu sinh mạng người dân nói tiếng Nga ở miền Đông Ukkraina mà còn với toàn bộ cộng đồng dân Nga ở Ukraina trước nanh vuốt của các thế lực phát xít mới đang trỗi dậy ở miền Tây Ukraina.
Không còn cách nào khác, Mỹ và EU buộc phải thuyết phục Kiev tuân thủ Minsk 2.0. Nga đã đạt được một trong các mục tiêu chiến thuật quan trọng của mình: Tạm “đóng băng” vấn đề Ukraina để rảnh tay xử lý tiếp vấn đề Syria.
2- Tuyên bố IS là khủng bố - Mỹ chơi trò “quân xanh - quân đỏ”.
Cuộc nội chiến ở Syria kéo dài đến nay đã được 5 năm. Syria là đích đến cuối cùng của kế hoạch “Mùa xuân Arab” do Nhà Trắng chỉ đạo CIA thực hiện dự định trong một năm nhưng lại trở thành “mùa xuân” dài nhất trong tất cả các loại “Mùa xuân Tunis”, “Mùa xuân Tripoli”, “Mùa xuân Cairo”. Trong cuộc nội chiến ấy, lực lượng “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông” (ISIL), còn được biết đến dưới các tên khác như “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria” ISIS hay sau này đơn giản là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) là lực lượng mạnh nhất và tàn bạo nhất trong các lực lượng chống lại chính phủ Bashar Al Assad. Cùng tham gia chống chính quyền hợp pháp ở Syria còn có Quân đội Syria tự do (FSA) và tổ chức Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria. Về phía mình Damas cũng có một đồng minh có điều kiện là lực lượng vũ trang của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đang chiếm giữ vùng Đông Bắc Iraq và Bắc Syria giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ.
a- Lịch sử của IS.
Theo những thông tin của bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây thì tiền thân của IS là một nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, hình thành khi những người Iraq theo dòng Sunni tổ chức lực lượng vũ trang riêng rẽ chống lại quân đội Mỹ trong Chiến tranh vùng vịnh lần thứ hai năm 2003. ISIL chính thức được thành lập vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến và cam kết trung thành với Al-Qaeda vào năm 2004. Nhóm này được hỗ trợ bởi một loạt các nhóm nổi dậy, trong đó bao gồm tổ chức tiền thân của nó, Hội đồng Mujahideen Shura, Al-Qaeda ở Iraq (AQI), Jaysh al-Fatiheen, Jund al-Sahaba, Katbiyan Ansar Al-Tawhid wal Sunnah, Jeish al-Taiifa al-Mansoura. Từ khoảng giữa năm 2013, ISIL và Al-Qaeda đã có những tranh chấp với nhau về địa bàn hoạt động và sự phối hợp hành động. Vào tháng 2 năm 2014, sau 8 tháng tranh giành quyền lực, Al-Qaeda tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với nhóm này khi ISIL tuyên bố lãnh thổ của nó trong tương lai bao trùm cả khu vực Levant (được hiểu là Đông Địa Trung Hải), tức là bao gồm cả Lebannon, Israel, Jordan, Síp và nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của IS, hay nói đúng hơn là lịch sử IS hiện đại. Còn muốn biết tổ tiên xa xôi của IS thì phải lần về cội nguồn của IS có xuất xứ chính từ Saudi Arabia, bằng một cuộc “hôn nhân” vụ lợi giữa quyền lực chính trị và tôn giáo. Trong một cam kết giữa gia tộc Saud - một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadzhi với nhánh Hồi giáo cực đoan là Wahhabi, trong đó gia tộc Saud sẽ mang danh lãnh đạo, còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc đã tồn tại ở vương quốc Saudi Arabia suốt từ đầu thế kỷ 19 đến nay. Với đồng tiền dầu lửa, Nhà nước Hồi giáo - IS là một trong những sản phẩm xuyên biên giới. Tiền từ túi những cá nhân và tổ chức cực đoan của gia tộc Saudi từ hàng chục năm qua đã lan tỏa ra toàn thế giới với 1.500 nhà thờ Hồi giáo, 202 trường đại học Hồi giáo, 210 trung tâm tôn giáo được tài trợ bởi các nguồn tiền từ gia tộc Saudi và các nguồn tài trợ khác từ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE).
Việc đưa tư tưởng Hồi giáo cực đoan Wahhabism đến giai đoạn cực thịnh, tạo “sức hấp dẫn toàn cầu” trong thế giới Hồi giáo và hiện thực hóa tư tưởng này trong thực tiễn đời sống chính trị Trung Đông, được gắn với vai trò hết sức quan trọng của Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi - một công dân Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni.
Thủ lĩnh của ISIL là Abu Bakr al-Baghdadi là một người Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni. Ông này nguyên là một tù nhân bị Mỹ và Iraq giam giữ tại trại giam Abu Bucca khét tiếng, gần Umm Qasr - Iraq từ năm 2004 đến năm 2009. Sau khi được người Mỹ phóng thích trong một vụ đặc xá đáng ngờ, Al-Baghdadi đã dần nổi lên trong hàng ngũ các thủ lĩnh Hồi giáo tham gia vào cuộc nội chiến Syria. Không ai khác, chính cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Edward Snowden, đã tiết lộ rằng tình báo Anh, tình báo Mỹ và tình báo Israel (Mossad) đã làm việc với nhau để tạo ra ISIL, theo đó các tài liệu mật bị rò rỉ tiết lộ rằng nhà lãnh đạo ISIL, giáo sĩ Abu Bakr Al-Baghdadi, đã được huấn luyện quân sự trong suốt một năm dưới sự đào tạo của Mossad dưới bình phong che đậy là các khóa học về thần học và nghệ thuật diễn giảng.
ISIS hiện đại khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq - Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq dòng Hồi giáo Shia, thân Mỹ. Cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến lãnh đạo ISI “đổi hướng” quyết định tham chiến ở đây. Quyết định này cũng được coi là có phần đóng góp rất lớn của các cơ quan tình báo Mỹ.
ISI đã bắn một mũi tên trúng hai đích: Vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (dòng Sunni) khắp thế giới, dưới một thể chế chung hiện hữu (kết hợp tôn giáo với chính quyền), vừa “chuyển hóa” kẻ thù từ chính phủ Iraq dòng Shia dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, sang chính quyền Hồi giáo Shia của Syria.
Cùng với sự chuyển hướng này, al-Baghdadi đã đổi tên của ISI thành “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông” viết tắt là ISIS (Islamic State of Iraq and al-Sham). Cái tên này còn có thể gọi là ISIL, bởi chữ “al-Sham” dịch sang tiếng Anh là từ “Levant”, nên có thể viết thành “Islamic State of Iraq and Levant”.
Ngày 29-6-2014, sau khi vượt biên tấn công tràn ngập tỉnh Alba và một phần các tỉnh Mosul, Tikris và Faluzha của Iraq, chiếm được những mỏ dầu lớn ở miền Bắc nước này, thủ lĩnh Al-Baghdadi đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ của những phần tử Hồi giáo thánh chiến là “lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu”, bằng tuyên bố xây dựng “Nhà nước Hồi giáo” và cái tên IS (Islamic State) chính thức ra đời.
Ngoài nguồn tài trợ nhận được từ CIA thông quan các quỹ cứu trợ nhân đạo giả hiệu, IS còn có các khoản tiền quyên góp được từ Qatar, Kuwait, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IS có tiền cướp được trong kho của các nhà băng tại Iraq. IS cũng có thu nhập lớn bằng cách bán dầu thô từ những mỏ dầu chiếm đóng, những đồ cổ từ những di tích khảo cổ cũng như cướp được từ các viện bảo tàng viện rồi phá hủy các di tích đó. IS còn tạo ra thu nhập bằng cách bán các phụ nữ cho những nhà giàu muốn có thêm vợ (Đạo Hồi cho phép đàn ông được cưới tối đa 4 vợ), đánh "thuế nội địa" và "thuế hải quan" theo kiểu bảo kê, bắt cóc tống tiền .v.v…
Lãnh tụ tối cao Iran, Đức Giáo chủ Aiatola Ali Khamenei khẳng định Mỹ, Israel và Anh đứng đằng sau tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant tự xưng; ông cho rằng các nước này đã tạo ra Al-Qaeda và Da'esh (tức ISIL) nhằm tạo ra sự chia rẽ và sử dụng chúng trong cuộc chiến chống lại các nước Hồi giáo. Người đứng đầu Viện nghiên cứu vì hòa bình và thịnh vượng Ron Paul, ông Daniel McAdams cũng cho rằng: “Thực ra, cái gọi là “phe ôn hòa” trong cuộc nội chiến Syria đã được trợ giúp bởi người Mỹ từ lâu, họ đã chiến đấu bên cạnh những người có liên hệ với Al-Qaeda, và sau này là với những chiến binh của ISIS".
b- IS và Al-Qaeda: Quân xanh – Quân đỏ trong tay Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận Washington đã đánh giá thấp khả năng rằng một nước Syria đang sụp đổ sẽ tạo điều kiện cho các tay súng thánh chiến tái nhóm và trở lại bất ngờ. Tổng thống Mỹ cũng cho rằng một phần của giải pháp sẽ là biện pháp quân sự, như những cuộc không kích do Mỹ đứng đầu nhằm ngăn chặn IS chiếm giữ các vùng lãnh thổ và có thêm các nguồn lực song Syria và Iraq sẽ phải giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị của họ.
Các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt 521 phiến quân Hồi giáo và cướp đi sinh mạng của 32 dân thường trong chiến dịch kéo dài suốt một tháng qua ở Syria. Đó là phía Mỹ tuyên bố. Tuy nhiên, người ta không thể không đặt dấu hỏi là tại sao tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn đang liên tục giành chiến thắng ở cả chiến trường Syria và Iraq bất chấp các đợt không kích của liên quân do Mỹ lãnh đạo?
Câu trả lời, nghiệt ngã thay lại đến từ chính các chiến binh JS. Trả lời phỏng vấn độc quyền Hãng tin CNN, một tay súng IS với mật danh Abu Talha khẳng định các đợt không kích của liên quân Mỹ, châu Âu và Arab “không gây tổn thất đáng kể” đối với IS. Bởi IS đã có sự chuẩn bị từ trước để đối phó với các đợt không kích. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng từ lâu. Chúng tôi biết các căn cứ của mình đã bị các hệ thống rađa và vệ tinh phát hiện, do đó chúng tôi có những căn cứ dự phòng”.
Abu Talha trong cuộc phỏng vấn đã chế nhạo việc liên quân bắn phá các cơ sở của IS ở Syria như phương tiện vận chuyển và nhà máy lọc dầu là vô ích. Hắn ta nói rất tự tin: “Chúng tôi có nhiều nguồn thu khác ngoài dầu. Nguồn tài chính của chúng tôi sẽ không khô cạn chỉ vì việc mất vài nhà máy lọc dầu. Họ (liên quân) tưởng rằng mình biết tất cả mọi thứ. Nhưng tạ ơn thánh Allah, họ chẳng biết gì cả. Chúng tôi sẽ đánh bại bọn vô đạo”.
Abu Talha cho rằng liên quân do Mỹ cầm đầu sẽ không thể ngăn cản IS xây dựng đế chế Hồi giáo ở Syria và Iraq. “Nếu họ tấn công chúng tôi ở địa điểm này, chúng tôi sẽ di chuyển đến địa điểm khác. Nếu bị đẩy lùi ở Iraq, chúng tôi sẽ tấn công ở bắc Syria”.
Một tay súng IS khác là Mohammad Hassan đã nói với phóng viên tờ Wall Street Journal rằng: “Phần lớn các trại huấn luyện và căn cứ của IS đã bị bỏ trống trước khi bị đánh bom”. Và tờ Wall Street Journal đánh giá các cuộc không kích là vô hiệu quả.
Cư dân Syria và lực lượng nổi dậy khẳng định phiến quân IS đã rời khỏi các căn cứ quân sự và tòa nhà chính phủ chúng từng chiếm đóng, đưa vũ khí và con tin đến nhiều nơi khác nhau, rời bỏ các trại huấn luyện… Ở cả Syria và Iraq, chúng ngừng giương cờ đen khi di chuyển và ngụy trang các xe quân sự. Chúng còn hòa vào đám đông thường dân các thành phố. Do đó, quân đội Mỹ và các nước liên minh rất khó xác định mục tiêu IS để bắn phá từ trên không.
Một vấn đề rất đáng chú ý là ngay từ ban đầu, Mỹ đã xác định mục đích của chiến dịch không kích là khá hạn chế. Ở Iraq, mục tiêu chỉ là bảo vệ các cơ sở và lợi ích Mỹ và hỗ trợ quân đội Iraq. Ở Syria, cường độ các cuộc không kích không lớn mãi cho đến tận ngày 14-10-2014 Mỹ mới mở các cuộc không kích lớn.
Một số chuyên gia Mỹ cho rằng nếu thật sự muốn “làm suy yếu tối đa” IS ở cả Syria và Iraq thì liên quân Mỹ sẽ phải tăng cường đột biến các cuộc không kích. Thế nhưng sau nửa năm không kích, phiến quân IS tiếp tục tung hoành ở Syria và Iraq. Tỉnh Anbar ngay bên sườn thủ đô Baghdad của Iraq đã sụp đổ, và thành phố Kobani ở Syria cũng đang trong tình trạng bị phiến quân IS vây chặt..
Điều quan trọng nhất là đối với bất kỳ cuộc chiến nào, chỉ tấn công từ trên không là không đủ mà điều kiện tối thiểu để chiến thắng là phải triển khai cả không quân và lục quân. Các cuộc không kích chỉ có hiệu quả khi lực lượng bộ binh tràn vào các khu vực mà phiến quân IS đã rút đi để chốt giữ nó. Tuy nhiên, bất chấp điều này, chính quyền Mỹ, EU và các nước Arab đều đã bác bỏ khả năng đưa bộ binh vào Syria và Iraq để chống IS. Chiến lược mà Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết là tăng cường đào tạo cho lực lượng Quân đội giải phóng Syria (FSA), nhóm nổi dậy lớn nhất tại nước này, và phát triển năng lực của quân đội Iraq. Mỹ cho rằng đó sẽ là các lực lượng bộ binh để chống lại IS. Nhưng vấn đề là phần lớn giới quan sát phương Tây đều đánh giá đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều thời gian, tính bằng năm. Mỹ sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc và công sức trước khi FSA và quân đội Iraq đủ sức tấn công trực diện IS.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra. Mỹ muốn gì khi chỉ dùng không quân tấn công IS. Và chủ yếu là tấn công vào các cơ sở hạ tầng của IS mà bỏ qua các căn cứ quân sự, các sở chỉ huy của IS? Phải chăng Mỹ muốn đầu tư xây dựng lực lượng FSA với cái vỏ là chống IS nhưng thực sự, chúng sẽ được dùng để đánh nhau với quân chính phủ Syria?
Lý giải điều này không khó. Mục tiêu cuối cùng của Mỹ vẫn là lật đỏ Assad bằng cuộc chiến qua tay người khác. Cả FSA và IS trong ván bài Syria này đều được Mỹ sử dụng theo hướng “quạt lửa” vào Damas. Một dữ liệu gián tiếp minh chứng cho điều này là cường độ các cuộc không kích vào IS ở Iraq của Mỹ cao hơn nhiều và tỷ lệ số phi vụ cũng chiếm 90% số vụ xuất kích của không quân Mỹ, với sự trợ giúp của Mỹ, quân đội Iraq nhanh chóng mở các chiến dịch tấn công lớn, thu hồi Faluzha, Tikris, Mosul và phần lớn tỉnh Albar. Quân đội PKK cũng nhân cơ hội này lấy lại thành phố Kobani, đẩy quân IS chạy sang Syria. Đến đây, các chiến dịch dừng lại.
Thâm ý của Mỹ là bảo vệ Iraq khỏi các cuộc tấn công của IS. Còn “ngọn lửa” IS sẽ đốt cháy quân chính phủ Syria. FSA chỉ còn việc bình an xây dựng lực lượng, tăng cường sức mạnh bằng vũ khí, phương tiện, hàng hóa mà Mỹ tiếp viện; chờ đến khi con hổ IS và con báo Damas vật nhau đến chết rồi xông ra hưởng lợi. Cuộc chiến mượn tay một người đã là cao. Nhưng cuộc chiến mượn tay đến 2 – 3 người thì quả là chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới.
Thế nhưng người tính không bằng trời tính. Đúng như V. V. Puyin đã nói trong cuộc họp báo bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc: “IS không hẳn đã thông minh, nhưng cũng không ngu ngốc như các ông (ám chỉ Mỹ và phương Tây) vẫn nghĩ". Quả thật, lợi dụng khi Mỹ giảm cường độ không kích, IS đã phản đòn bằng cuộc tấn công nhằm vào vùng Al Anbar và chiếm quyền kiểm soát thành phố lớn thứ 2 Iraq là Mosul, IS một lần nữa tiến đến khu vực này, bất chấp các đợt tấn công mạnh mẽ của binh sĩ Iraq và liên quân. Việc phiến quân Hồi giáo IS chiếm quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Ramadi là một trong những chiến thắng quan trọng nhất của IS, buộc quân đội Iraq và các đồng minh phải xem xét lại chiến lược của mình. Ngoài ra, nhà nước Hồi giáo tự xưng hiện kiểm soát gần như toàn bộ vùng Al Albar và đẩy an ninh của các quốc gia láng giềng như Syria, Jordan, Arab Saudi trước nguy cơ lớn. Việc Ramadi thất thủ và rơi vào tay IS còn được xem là đòn mạnh đối với chính phủ của Thủ tướng Iraq Haider Al Abadi, vốn luôn coi việc giành lại quyền kiểm soát Al Anbar là mục tiêu hàng đầu của quân đội.
Ngoài ra, một cuộc không kích khác của Mỹ tại Syria ngày 22 tháng 9 năm 2014 nhằm vào nhóm Khorasan, nhánh của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda được cho là đang lên âm mưu tấn công Phương Tây cũng không thể giáng một đòn quyết định tiêu diệt lực lượng này. Trong khi CIA vẫn đang loay hoay tìm cách đánh giá thực chất kết quả của cuộc tấn công có sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk này thì một số quan chức Mỹ đã thẳng thừng chỉ ra rằng, rất nhiều đối tượng bị tình nghi là lãnh đạo và thành viên của Khorasan đã chạy thoát cùng với các thiết bị nổ công nghệ cao được cho là để chuẩn bị cho vụ tấn công máy bay hàng không dân dụng và các mục tiêu tương tự.
Vụ việc này tuy không được Mỹ công khai đề cập đến nhưng có một điều vô lý là Khorasan có địa bàn được Al-Qaeda phân công hoạt động tại Trung Á, trong vùng Đông Bắc Iran, Afghanistan, Turmenistan, Uzbekistan. Nay lại thấy xuất hiện ở Syria. Phải chăng, đây lại là một thế lực mới mà Mỹ có thể tiếp tục lợi dụng trong cuộc chiến rối rắm ở Trung Cận Đông hiện nay?
Đến đây, chiến lược “quạt lửa sang Syria” của Mỹ và phương Tây rơi vào bế tắc. Các lãnh đạo Mỹ lúng túng. Obama thừa nhận đánh giá thấp IS và ra lệnh hạn chế các cuộc không kích. Còn phó tổng thồng Mỹ Joe Biden thì đổ lỗi cho các đồng minh đã làm hỏng chiến dịch. Trong khi cả Châu Âu đang lo giải quyết vấn nạn di cư từ Trung Đông và Bắc Phi đổ vào lục địa già cũng như tìm cách cứu Minsk 2.0 khỏi tan vỡ thì Nga bất ngờ đi một nước cờ khiến cả thế giới chú ý: Không kích phiến quân ở Syria.
(Còn tiếp)
------
Nguồn: FB Tâm Minh Nguyễn
1- Nội chiến ở miền Đông Ukraina - Nga “đóng băng” vấn đề Ukraina.
Ảnh 1: Chiến tuyến giữa NAF và UAF tại Đông Nam Ukraina và lộ trình rút vũ khí hai bên khỏi chiến tuyến theo thỏa thuận Minsk 2.0 |
Sự kiện Crimea gia nhập Liên bang Nga trở thành tấm gương cho cộng đồng người Nga sinh sống khắp miền tả ngạn sông Dniepr cũng như ven biển Đen phía Nam Ukraina.
Ngày 7 tháng 4 năm 2014, các thành viên Hội đồng Quốc gia Độc lập Donetsk đã thông qua tuyên bố li khai khỏi Ukraina và trở thành một nước độc lập với quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Hội đồng đã quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11 tháng 5 để cân nhắc việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương tự những gì đã diễn ra tại Crimea trước đó. Một tổ chức vũ trang có tên là Quân đội nhân dân Donetsk đã được thành lập với các vũ khí chiếm được từ các kho của quân chính phủ Kiev.
Ngày 8 tháng 4 năm 2014, nhóm thân Nga trong Hội đồng Hành chính Lugansk tuyên bố kế hoạch thành lập Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR). Cũng trong ngày đó, một tổ chức quân sự tự xưng là Quân đội Nhân dân Lugansk (LNO) đã chiếm tòa Thị chính Lugansk cùng hơn 300 khẩu súng máy và tuyên bố tỉnh Lugansk li khai khỏi Ukraina. Chính phủ tạm quyền Kiev lập tức có phản ứng. Bộ trưởng Nội vụ Ukraina khi đó là Arseny Avakov đã phái quân đặc nhiệm và xe bọc thép tới tỉnh Lugansk trấn áp các "phần tử nổi dậy" với tuyên bố “sẽ giải quyết tình hình trong vòng 48 tiếng”. Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt bằng vũ lực của LNO, Arseny Avakov đành ra lệnh cho quân Bộ nội vụ rút lui.
Làn sóng đòi tự trị lan rộng khắp miền Đông Ukraina. Tiếp theo Donetsk và Lugansk, lần lượt các thực thể chính trị mới ra đời: Cộng hòa Nhân dân Kharkov (Харьковская Народная Республика) thành lập ngày 7-4, Cộng hòa Nhân dân Odessa (Одесская Народная Республика) thành lập ngày 16-4. Cộng đồng người Nga tại các tỉnh Dnepropetrovsk, Kherson, Nikolayev và Zaporozhye cũng có kế hoạch thành lập các chính thể Cộng hòa nhân dân.
Ngày 24 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk Aleksandr Borodai và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Lugansk Aleksey Karzhakin đã ký văn bản sáp nhập hai nước cộng hòa tự xưng này thành “Cộng hòa Novorussiya” (“Novorossiya” có nghĩa là “Nước Nga mới”). Ngoài Donetsk và Lugansk, Cộng hòa Novorussia còn bao gồm Dnepropetrovsk, Zaporozhye, Odessa, Nikolaiev, Kharkov và Kherson.
Đáp lại làn sóng tự trị này, chính quyền vi hiến ở Kiev tuyên bố không chấp nhận tiếng Nga là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Ukraina. Về tôn giáo, chính phủ Kiev yêu cầu những người Nga theo Thiên chúa giáo chính thống Nga có trụ sở tại Tòa thượng phụ Moskva phải “cải tà quy chính”, theo về Tòa Thượng phụ Kiev. Kiev còn áp dụng quy chế cư trú đặc biệt đối với cộng động nói tiếng Nga đòi li khai ở Ukraina mà thực chất là đặt cộng đồng này ra ngoài vòng pháp luật.
Làn sóng li khai này rất phù hợp với một chủ trương chính trị mà Moskva khuyến cáo đối với EU. Theo đó, Ukraina nên bỏ ý định gia nhập EU và xa hơn nữa là gia nhập NATO. Ukraina nên là một nước trung lập theo chế độ liên bang. Chống lại chủ trương này, Radar Verkhovnaiya ở Kiev ban hành đạo luật chống khủng bố. Trên cơ sở đạo luật này, chính phủ Kiev đã huy động quân đội, quân đặc nhiệm của Bộ Nội vụ, các nhóm vũ trang phát xít mới Bandera, Pravyi Sector, Svoboda và cả lính đánh thuê nước ngoài mở các cuộc hành quân chống khủng bố nhằm vào cộng đông người Nga ở miền Đông Ukraina. Hai chuyến thăm “không bình thường” đến Kiev ngày 12-4-2014 của Giám đốc CIA John Brennal và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21-4-2014 đã “tiếp sức” cho Kiev thổi bùng các hành động vũ trang ở miền Đông, biến cuộc hành quân tiễu phạt khủng bố thành cuộc một cuộc nội chiến.
Sức chiến đấu tự vệ đáng kinh ngạc của quân đội LNR và DNR ở miền Đông đã làm thất bại mọi cuộc hành quân trấn áp của quân đội Kiev tại các tỉnh Lugansk và Donetsk. Đỉnh cao là Chiến dịch Debaltsevo, một địa điểm ít người biết đến nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Lugansl và Donetsk. Kết quả là 3.088 quân Kiev, quân lê dương, quân Pravyi Sector, quân phát xít mới Bandera thiệt mạng. Hơn 10.000 lính ATO tháo chạy khỏi chiến trường. Quân đội LNR và DNR thu đuợc hàng nghìn đơn vị vũ khí hạng nặng do quân ATO bỏ lại trên chiến trường.
Tình hình cuối năm 2014 và đầu năm 2015 đã xoay chuyển trở nên phức tạp và bất lợi cho Mỹ và EU cũng như Kiev. Một năm cấm vận không đủ để làm Nga phải chùn bước. Trước sau, Nga vẫn kiên trì chủ trương liên bang hóa Ukraina. Còn quân đội LNR và DNR thì càng đánh càng mạnh. Giống như Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, quân đội và dân quân LNR và DNR đã vận dụng khôn khéo chiến thuật cơ động đánh nhỏ, tránh dàn quân đánh trận địa chiến, tích cực tổ chức phục kích, tập kích đánh tiêu hao đội quân càn quét ATO của Kiev. Khi có điều kiện thuận lợi, họ cũng mở các trận đánh lớn, tiêu diệt và bắt sống nhiều sĩ quan và binh sĩ quân đội Kiev, thu nhiều chiến lợi phẩm có giá trị, lấy vũ khí của địch đánh địch. Cho đến nay, Mỹ và EU vẫn khăng khăng rằng Nga đã sử dụng quân đội ở Ukraina nhưng không thể tìm ra được một bằng chứng thuyết phục nào cho cáo buộc đó. Còn những bằng chứng giả mạo do Kiev đưa ra đều nhanh chóng bị lật tẩy.
Thất bại nặng nề của quân đội Kiev và các nhóm vũ trang cực đoan ở miền Đông đã làm tiêu tan mọi hy vọng của Mỹ và NATO muốn dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Ukraina. Quân ATO của Kiev không thể thắng. Trong khi quân đội LNR và DNR cũng chưa đủ sức chiếm trọn địa bàn hai tỉnh này. Cục thế chiến trường rơi vào bế tắc. Trong khi Mỹ và NATO đổ vũ khí vào Ukraina cho quân đội Kiev dội bom đạn lên đầu người dân ở miền Đông thì Nga lại liên tiếp tổ chức các đoàn xe cứu trợ đem lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm… đến cho người dân miền Đông. Có thể nói, trên chiến trường miền Đông Ukraina, Kiev đã thua toàn diện cả về chính trị và quân sự.
Để tháo gỡ thế bế tắc, nhóm bộ tứ Normandy gồm Nga, Ukraina, Đức và Pháp đã cùng với đại diện LNR và DNR ký thỏa thuận Minsk 2.0. Đây là lần đầu tiên, Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk xuất hiện trong một hiệp ước quốc tế mặc dù họ chưa được bất kỳ một nước nào công nhận về mặt ngoại giao. Đây lại là một thất bại chính trị nữa của Mỹ, Kiev và NATO bởi chịu đàm phán và ký kết thỏa thuận với đối phương gần như đồng nghĩa với việc công nhận tính hợp pháp của họ.
Suốt nửa năm trời, Kiev với sự “chống lưng” của Mỹ cố gắng tìm mọi cách phá vỡ thỏa thuận Minsk 2.0 vừa để “vớt vát” danh dự, vừa để đối phó với các phe nhóm cực đoan đang có mưu đồ tổ chức một Maidan mới (Maidan 3.0) tại Kiev để tiếm quyền và tiếp tục thổi bùng ngọn lửa nội chiến.
Trong khi đó thì làn sóng di cư tỵ nạn từ Bắc Phi và Trung Đông đổ vào Châu Âu có tác dụng như một “phản đòn” rất mạnh giáng vào những chủ trương chính trị - quân sự sai lầm của của EU và NATO mà họ đã thực hiện mấy năm trước đó. Châu Âu đã lâm vào một cuộc khủng hoảng bộ ba: Khủng hoảng kinh tế - Khủng hoảng tỵ nạn - Khủng hoảng Ukraina. Sự bối rối trong phương cách xử lý của các nước EU đối với cả ba cuộc khủng hoảng này đã chia rẽ Châu Âu. Đến khi đó, Nga nhắc lại đề nghị của mình: “Kiev phải thành thật ngừng bắn, rút vũ khỉ khỏi chiến tuyến, “nói chuyện” nghiêm túc với LNR và DNR trên cơ sở thỏa thuận Minsk 2.0 và sửa đổi hiến pháp Ukraina theo hướng liên bang hóa chứ không phải là tự trị hay quy chế đặc biệt”. Những ai từng trải qua một năm chiến tranh đều hiểu cái giá bằng nhân mạng cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina. Một quy định liên bang hóa được thể hiện bằng hiến pháp sẽ là bảo đảm chắc chắn nhất có thể có về pháp lý không những đối với gần 4 triệu sinh mạng người dân nói tiếng Nga ở miền Đông Ukkraina mà còn với toàn bộ cộng đồng dân Nga ở Ukraina trước nanh vuốt của các thế lực phát xít mới đang trỗi dậy ở miền Tây Ukraina.
Không còn cách nào khác, Mỹ và EU buộc phải thuyết phục Kiev tuân thủ Minsk 2.0. Nga đã đạt được một trong các mục tiêu chiến thuật quan trọng của mình: Tạm “đóng băng” vấn đề Ukraina để rảnh tay xử lý tiếp vấn đề Syria.
2- Tuyên bố IS là khủng bố - Mỹ chơi trò “quân xanh - quân đỏ”.
Cuộc nội chiến ở Syria kéo dài đến nay đã được 5 năm. Syria là đích đến cuối cùng của kế hoạch “Mùa xuân Arab” do Nhà Trắng chỉ đạo CIA thực hiện dự định trong một năm nhưng lại trở thành “mùa xuân” dài nhất trong tất cả các loại “Mùa xuân Tunis”, “Mùa xuân Tripoli”, “Mùa xuân Cairo”. Trong cuộc nội chiến ấy, lực lượng “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông” (ISIL), còn được biết đến dưới các tên khác như “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria” ISIS hay sau này đơn giản là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) là lực lượng mạnh nhất và tàn bạo nhất trong các lực lượng chống lại chính phủ Bashar Al Assad. Cùng tham gia chống chính quyền hợp pháp ở Syria còn có Quân đội Syria tự do (FSA) và tổ chức Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria. Về phía mình Damas cũng có một đồng minh có điều kiện là lực lượng vũ trang của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đang chiếm giữ vùng Đông Bắc Iraq và Bắc Syria giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh 2: Phạm vi chiếm đóng của IS tính đến tháng 5 năm 2014. |
a- Lịch sử của IS.
Theo những thông tin của bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây thì tiền thân của IS là một nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, hình thành khi những người Iraq theo dòng Sunni tổ chức lực lượng vũ trang riêng rẽ chống lại quân đội Mỹ trong Chiến tranh vùng vịnh lần thứ hai năm 2003. ISIL chính thức được thành lập vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến và cam kết trung thành với Al-Qaeda vào năm 2004. Nhóm này được hỗ trợ bởi một loạt các nhóm nổi dậy, trong đó bao gồm tổ chức tiền thân của nó, Hội đồng Mujahideen Shura, Al-Qaeda ở Iraq (AQI), Jaysh al-Fatiheen, Jund al-Sahaba, Katbiyan Ansar Al-Tawhid wal Sunnah, Jeish al-Taiifa al-Mansoura. Từ khoảng giữa năm 2013, ISIL và Al-Qaeda đã có những tranh chấp với nhau về địa bàn hoạt động và sự phối hợp hành động. Vào tháng 2 năm 2014, sau 8 tháng tranh giành quyền lực, Al-Qaeda tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với nhóm này khi ISIL tuyên bố lãnh thổ của nó trong tương lai bao trùm cả khu vực Levant (được hiểu là Đông Địa Trung Hải), tức là bao gồm cả Lebannon, Israel, Jordan, Síp và nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của IS, hay nói đúng hơn là lịch sử IS hiện đại. Còn muốn biết tổ tiên xa xôi của IS thì phải lần về cội nguồn của IS có xuất xứ chính từ Saudi Arabia, bằng một cuộc “hôn nhân” vụ lợi giữa quyền lực chính trị và tôn giáo. Trong một cam kết giữa gia tộc Saud - một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadzhi với nhánh Hồi giáo cực đoan là Wahhabi, trong đó gia tộc Saud sẽ mang danh lãnh đạo, còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc đã tồn tại ở vương quốc Saudi Arabia suốt từ đầu thế kỷ 19 đến nay. Với đồng tiền dầu lửa, Nhà nước Hồi giáo - IS là một trong những sản phẩm xuyên biên giới. Tiền từ túi những cá nhân và tổ chức cực đoan của gia tộc Saudi từ hàng chục năm qua đã lan tỏa ra toàn thế giới với 1.500 nhà thờ Hồi giáo, 202 trường đại học Hồi giáo, 210 trung tâm tôn giáo được tài trợ bởi các nguồn tiền từ gia tộc Saudi và các nguồn tài trợ khác từ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE).
Việc đưa tư tưởng Hồi giáo cực đoan Wahhabism đến giai đoạn cực thịnh, tạo “sức hấp dẫn toàn cầu” trong thế giới Hồi giáo và hiện thực hóa tư tưởng này trong thực tiễn đời sống chính trị Trung Đông, được gắn với vai trò hết sức quan trọng của Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi - một công dân Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni.
Thủ lĩnh của ISIL là Abu Bakr al-Baghdadi là một người Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni. Ông này nguyên là một tù nhân bị Mỹ và Iraq giam giữ tại trại giam Abu Bucca khét tiếng, gần Umm Qasr - Iraq từ năm 2004 đến năm 2009. Sau khi được người Mỹ phóng thích trong một vụ đặc xá đáng ngờ, Al-Baghdadi đã dần nổi lên trong hàng ngũ các thủ lĩnh Hồi giáo tham gia vào cuộc nội chiến Syria. Không ai khác, chính cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Edward Snowden, đã tiết lộ rằng tình báo Anh, tình báo Mỹ và tình báo Israel (Mossad) đã làm việc với nhau để tạo ra ISIL, theo đó các tài liệu mật bị rò rỉ tiết lộ rằng nhà lãnh đạo ISIL, giáo sĩ Abu Bakr Al-Baghdadi, đã được huấn luyện quân sự trong suốt một năm dưới sự đào tạo của Mossad dưới bình phong che đậy là các khóa học về thần học và nghệ thuật diễn giảng.
ISIS hiện đại khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq - Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq dòng Hồi giáo Shia, thân Mỹ. Cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến lãnh đạo ISI “đổi hướng” quyết định tham chiến ở đây. Quyết định này cũng được coi là có phần đóng góp rất lớn của các cơ quan tình báo Mỹ.
Ảnh 3: Kế hoạch bành trướng của IS trong 5 năm, tính từ năm 2014. |
ISI đã bắn một mũi tên trúng hai đích: Vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (dòng Sunni) khắp thế giới, dưới một thể chế chung hiện hữu (kết hợp tôn giáo với chính quyền), vừa “chuyển hóa” kẻ thù từ chính phủ Iraq dòng Shia dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, sang chính quyền Hồi giáo Shia của Syria.
Cùng với sự chuyển hướng này, al-Baghdadi đã đổi tên của ISI thành “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông” viết tắt là ISIS (Islamic State of Iraq and al-Sham). Cái tên này còn có thể gọi là ISIL, bởi chữ “al-Sham” dịch sang tiếng Anh là từ “Levant”, nên có thể viết thành “Islamic State of Iraq and Levant”.
Ngày 29-6-2014, sau khi vượt biên tấn công tràn ngập tỉnh Alba và một phần các tỉnh Mosul, Tikris và Faluzha của Iraq, chiếm được những mỏ dầu lớn ở miền Bắc nước này, thủ lĩnh Al-Baghdadi đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ của những phần tử Hồi giáo thánh chiến là “lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu”, bằng tuyên bố xây dựng “Nhà nước Hồi giáo” và cái tên IS (Islamic State) chính thức ra đời.
Ngoài nguồn tài trợ nhận được từ CIA thông quan các quỹ cứu trợ nhân đạo giả hiệu, IS còn có các khoản tiền quyên góp được từ Qatar, Kuwait, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IS có tiền cướp được trong kho của các nhà băng tại Iraq. IS cũng có thu nhập lớn bằng cách bán dầu thô từ những mỏ dầu chiếm đóng, những đồ cổ từ những di tích khảo cổ cũng như cướp được từ các viện bảo tàng viện rồi phá hủy các di tích đó. IS còn tạo ra thu nhập bằng cách bán các phụ nữ cho những nhà giàu muốn có thêm vợ (Đạo Hồi cho phép đàn ông được cưới tối đa 4 vợ), đánh "thuế nội địa" và "thuế hải quan" theo kiểu bảo kê, bắt cóc tống tiền .v.v…
Lãnh tụ tối cao Iran, Đức Giáo chủ Aiatola Ali Khamenei khẳng định Mỹ, Israel và Anh đứng đằng sau tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant tự xưng; ông cho rằng các nước này đã tạo ra Al-Qaeda và Da'esh (tức ISIL) nhằm tạo ra sự chia rẽ và sử dụng chúng trong cuộc chiến chống lại các nước Hồi giáo. Người đứng đầu Viện nghiên cứu vì hòa bình và thịnh vượng Ron Paul, ông Daniel McAdams cũng cho rằng: “Thực ra, cái gọi là “phe ôn hòa” trong cuộc nội chiến Syria đã được trợ giúp bởi người Mỹ từ lâu, họ đã chiến đấu bên cạnh những người có liên hệ với Al-Qaeda, và sau này là với những chiến binh của ISIS".
b- IS và Al-Qaeda: Quân xanh – Quân đỏ trong tay Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận Washington đã đánh giá thấp khả năng rằng một nước Syria đang sụp đổ sẽ tạo điều kiện cho các tay súng thánh chiến tái nhóm và trở lại bất ngờ. Tổng thống Mỹ cũng cho rằng một phần của giải pháp sẽ là biện pháp quân sự, như những cuộc không kích do Mỹ đứng đầu nhằm ngăn chặn IS chiếm giữ các vùng lãnh thổ và có thêm các nguồn lực song Syria và Iraq sẽ phải giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị của họ.
Các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt 521 phiến quân Hồi giáo và cướp đi sinh mạng của 32 dân thường trong chiến dịch kéo dài suốt một tháng qua ở Syria. Đó là phía Mỹ tuyên bố. Tuy nhiên, người ta không thể không đặt dấu hỏi là tại sao tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn đang liên tục giành chiến thắng ở cả chiến trường Syria và Iraq bất chấp các đợt không kích của liên quân do Mỹ lãnh đạo?
Câu trả lời, nghiệt ngã thay lại đến từ chính các chiến binh JS. Trả lời phỏng vấn độc quyền Hãng tin CNN, một tay súng IS với mật danh Abu Talha khẳng định các đợt không kích của liên quân Mỹ, châu Âu và Arab “không gây tổn thất đáng kể” đối với IS. Bởi IS đã có sự chuẩn bị từ trước để đối phó với các đợt không kích. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng từ lâu. Chúng tôi biết các căn cứ của mình đã bị các hệ thống rađa và vệ tinh phát hiện, do đó chúng tôi có những căn cứ dự phòng”.
Abu Talha trong cuộc phỏng vấn đã chế nhạo việc liên quân bắn phá các cơ sở của IS ở Syria như phương tiện vận chuyển và nhà máy lọc dầu là vô ích. Hắn ta nói rất tự tin: “Chúng tôi có nhiều nguồn thu khác ngoài dầu. Nguồn tài chính của chúng tôi sẽ không khô cạn chỉ vì việc mất vài nhà máy lọc dầu. Họ (liên quân) tưởng rằng mình biết tất cả mọi thứ. Nhưng tạ ơn thánh Allah, họ chẳng biết gì cả. Chúng tôi sẽ đánh bại bọn vô đạo”.
Abu Talha cho rằng liên quân do Mỹ cầm đầu sẽ không thể ngăn cản IS xây dựng đế chế Hồi giáo ở Syria và Iraq. “Nếu họ tấn công chúng tôi ở địa điểm này, chúng tôi sẽ di chuyển đến địa điểm khác. Nếu bị đẩy lùi ở Iraq, chúng tôi sẽ tấn công ở bắc Syria”.
Một tay súng IS khác là Mohammad Hassan đã nói với phóng viên tờ Wall Street Journal rằng: “Phần lớn các trại huấn luyện và căn cứ của IS đã bị bỏ trống trước khi bị đánh bom”. Và tờ Wall Street Journal đánh giá các cuộc không kích là vô hiệu quả.
Ảnh 4: Sau khi Mỹ không kích 5 tháng từ 31-8-2014 đến 10-1-2015, lãnh thổ Syria do IS kiểm soát mở rộng gấp hơn 4 lần. |
Cư dân Syria và lực lượng nổi dậy khẳng định phiến quân IS đã rời khỏi các căn cứ quân sự và tòa nhà chính phủ chúng từng chiếm đóng, đưa vũ khí và con tin đến nhiều nơi khác nhau, rời bỏ các trại huấn luyện… Ở cả Syria và Iraq, chúng ngừng giương cờ đen khi di chuyển và ngụy trang các xe quân sự. Chúng còn hòa vào đám đông thường dân các thành phố. Do đó, quân đội Mỹ và các nước liên minh rất khó xác định mục tiêu IS để bắn phá từ trên không.
Một vấn đề rất đáng chú ý là ngay từ ban đầu, Mỹ đã xác định mục đích của chiến dịch không kích là khá hạn chế. Ở Iraq, mục tiêu chỉ là bảo vệ các cơ sở và lợi ích Mỹ và hỗ trợ quân đội Iraq. Ở Syria, cường độ các cuộc không kích không lớn mãi cho đến tận ngày 14-10-2014 Mỹ mới mở các cuộc không kích lớn.
Một số chuyên gia Mỹ cho rằng nếu thật sự muốn “làm suy yếu tối đa” IS ở cả Syria và Iraq thì liên quân Mỹ sẽ phải tăng cường đột biến các cuộc không kích. Thế nhưng sau nửa năm không kích, phiến quân IS tiếp tục tung hoành ở Syria và Iraq. Tỉnh Anbar ngay bên sườn thủ đô Baghdad của Iraq đã sụp đổ, và thành phố Kobani ở Syria cũng đang trong tình trạng bị phiến quân IS vây chặt..
Điều quan trọng nhất là đối với bất kỳ cuộc chiến nào, chỉ tấn công từ trên không là không đủ mà điều kiện tối thiểu để chiến thắng là phải triển khai cả không quân và lục quân. Các cuộc không kích chỉ có hiệu quả khi lực lượng bộ binh tràn vào các khu vực mà phiến quân IS đã rút đi để chốt giữ nó. Tuy nhiên, bất chấp điều này, chính quyền Mỹ, EU và các nước Arab đều đã bác bỏ khả năng đưa bộ binh vào Syria và Iraq để chống IS. Chiến lược mà Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết là tăng cường đào tạo cho lực lượng Quân đội giải phóng Syria (FSA), nhóm nổi dậy lớn nhất tại nước này, và phát triển năng lực của quân đội Iraq. Mỹ cho rằng đó sẽ là các lực lượng bộ binh để chống lại IS. Nhưng vấn đề là phần lớn giới quan sát phương Tây đều đánh giá đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều thời gian, tính bằng năm. Mỹ sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc và công sức trước khi FSA và quân đội Iraq đủ sức tấn công trực diện IS.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra. Mỹ muốn gì khi chỉ dùng không quân tấn công IS. Và chủ yếu là tấn công vào các cơ sở hạ tầng của IS mà bỏ qua các căn cứ quân sự, các sở chỉ huy của IS? Phải chăng Mỹ muốn đầu tư xây dựng lực lượng FSA với cái vỏ là chống IS nhưng thực sự, chúng sẽ được dùng để đánh nhau với quân chính phủ Syria?
Lý giải điều này không khó. Mục tiêu cuối cùng của Mỹ vẫn là lật đỏ Assad bằng cuộc chiến qua tay người khác. Cả FSA và IS trong ván bài Syria này đều được Mỹ sử dụng theo hướng “quạt lửa” vào Damas. Một dữ liệu gián tiếp minh chứng cho điều này là cường độ các cuộc không kích vào IS ở Iraq của Mỹ cao hơn nhiều và tỷ lệ số phi vụ cũng chiếm 90% số vụ xuất kích của không quân Mỹ, với sự trợ giúp của Mỹ, quân đội Iraq nhanh chóng mở các chiến dịch tấn công lớn, thu hồi Faluzha, Tikris, Mosul và phần lớn tỉnh Albar. Quân đội PKK cũng nhân cơ hội này lấy lại thành phố Kobani, đẩy quân IS chạy sang Syria. Đến đây, các chiến dịch dừng lại.
Thâm ý của Mỹ là bảo vệ Iraq khỏi các cuộc tấn công của IS. Còn “ngọn lửa” IS sẽ đốt cháy quân chính phủ Syria. FSA chỉ còn việc bình an xây dựng lực lượng, tăng cường sức mạnh bằng vũ khí, phương tiện, hàng hóa mà Mỹ tiếp viện; chờ đến khi con hổ IS và con báo Damas vật nhau đến chết rồi xông ra hưởng lợi. Cuộc chiến mượn tay một người đã là cao. Nhưng cuộc chiến mượn tay đến 2 – 3 người thì quả là chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới.
Thế nhưng người tính không bằng trời tính. Đúng như V. V. Puyin đã nói trong cuộc họp báo bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc: “IS không hẳn đã thông minh, nhưng cũng không ngu ngốc như các ông (ám chỉ Mỹ và phương Tây) vẫn nghĩ". Quả thật, lợi dụng khi Mỹ giảm cường độ không kích, IS đã phản đòn bằng cuộc tấn công nhằm vào vùng Al Anbar và chiếm quyền kiểm soát thành phố lớn thứ 2 Iraq là Mosul, IS một lần nữa tiến đến khu vực này, bất chấp các đợt tấn công mạnh mẽ của binh sĩ Iraq và liên quân. Việc phiến quân Hồi giáo IS chiếm quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Ramadi là một trong những chiến thắng quan trọng nhất của IS, buộc quân đội Iraq và các đồng minh phải xem xét lại chiến lược của mình. Ngoài ra, nhà nước Hồi giáo tự xưng hiện kiểm soát gần như toàn bộ vùng Al Albar và đẩy an ninh của các quốc gia láng giềng như Syria, Jordan, Arab Saudi trước nguy cơ lớn. Việc Ramadi thất thủ và rơi vào tay IS còn được xem là đòn mạnh đối với chính phủ của Thủ tướng Iraq Haider Al Abadi, vốn luôn coi việc giành lại quyền kiểm soát Al Anbar là mục tiêu hàng đầu của quân đội.
Ngoài ra, một cuộc không kích khác của Mỹ tại Syria ngày 22 tháng 9 năm 2014 nhằm vào nhóm Khorasan, nhánh của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda được cho là đang lên âm mưu tấn công Phương Tây cũng không thể giáng một đòn quyết định tiêu diệt lực lượng này. Trong khi CIA vẫn đang loay hoay tìm cách đánh giá thực chất kết quả của cuộc tấn công có sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk này thì một số quan chức Mỹ đã thẳng thừng chỉ ra rằng, rất nhiều đối tượng bị tình nghi là lãnh đạo và thành viên của Khorasan đã chạy thoát cùng với các thiết bị nổ công nghệ cao được cho là để chuẩn bị cho vụ tấn công máy bay hàng không dân dụng và các mục tiêu tương tự.
Ảnh 5: Phạm vị hoạt động của Khrasan, chi nhánh của Al-Qaeda tại Trung Á. |
Vụ việc này tuy không được Mỹ công khai đề cập đến nhưng có một điều vô lý là Khorasan có địa bàn được Al-Qaeda phân công hoạt động tại Trung Á, trong vùng Đông Bắc Iran, Afghanistan, Turmenistan, Uzbekistan. Nay lại thấy xuất hiện ở Syria. Phải chăng, đây lại là một thế lực mới mà Mỹ có thể tiếp tục lợi dụng trong cuộc chiến rối rắm ở Trung Cận Đông hiện nay?
Đến đây, chiến lược “quạt lửa sang Syria” của Mỹ và phương Tây rơi vào bế tắc. Các lãnh đạo Mỹ lúng túng. Obama thừa nhận đánh giá thấp IS và ra lệnh hạn chế các cuộc không kích. Còn phó tổng thồng Mỹ Joe Biden thì đổ lỗi cho các đồng minh đã làm hỏng chiến dịch. Trong khi cả Châu Âu đang lo giải quyết vấn nạn di cư từ Trung Đông và Bắc Phi đổ vào lục địa già cũng như tìm cách cứu Minsk 2.0 khỏi tan vỡ thì Nga bất ngờ đi một nước cờ khiến cả thế giới chú ý: Không kích phiến quân ở Syria.
(Còn tiếp)
------
Nguồn: FB Tâm Minh Nguyễn