Bước ngoặt trong cuộc chiến chống khủng bố IS tại Trung Đông (Kỳ 1)

LỜI NÓI ĐẦU

Những ngày cuối tuần qua, thế giới đã chứng kiến một sự thay đổi căn bản trong cuộc chiến ở Trung Đông mà cụ thể là trong vùng “tứ giác chiến lược” Đông Syria, Tây Bắc Iraq, Đông Bắc Jordany và Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được coi thánh địa của Nhà nước Hồi giáo (IS). Ngày 30-9-2015, ngay sau khi Hội đồng Liên bang Nga cho phép Tổng thống – Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga triển khai hoạt động quân sự ở nước ngoài, các máy bay cường kích Su-24, Su-25 và các trực thăng chiến đấu Mi-24, Mi-35, Ka-52 của Nga xuất phát từ căn cứ không quân Latakia trên đất Syria bất ngờ mở cuộc không kích dữ dội xuống các căn cứ của lực lượng ISIL tại vùng tứ giác chiến lược này. Những mục tiêu quan trọng bị phá hủy trong đợt không kích đầu tiên gồm 1 sở chỉ huy trung tâm của IS ở Hama, 2 sở chỉ huy tiền phương IS tại Aleppo và Idlip, 3 trại huấn luyện chiến binh IS, 1 nhà máy chế tạo bom và 3 kho đạn của IS, 3 sở chỉ huy của Al-Nusra, một chi nhánh của Al-Qaeda ở Syria. Tin tức chưa đầy đủ cho biết: 107 phiến quân đã thiệt mạng trong các đợt không kích. Được sự yểm hộ của không quân Nga, quân đội Syria của tổng thống Assad đã chiếm lại các thành phố Homs, Hama, Aleppo và Idlip. Đây là lần đầu kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, các lực lượng vũ trang Nga triển khai những hành động quân sự ngoài không gian Liên Xô (cũ). Những cuộc không kích của Nga ở Syria đã lập tức làm bùng lên những đám hỏa mù do các cơ quan truyền thông Mỹ và phương Tây tung ra, khiến người ta bắt đầu lẫn lộn giữa sự thật và dối trá, giữa chính nghĩa và gian tà. Nếu phân tích nguồn cơn cuộc chiến ở Syria kéo dài suốt 4 năm qua từ những góc nhìn không chỉ của truyền thông Mỹ và phương Tây, chúng ta có thể thấy rõ ràng hơn bức tranh “khủng hoảng Syria”.

KỲ I: VÌ SAO SYRIA ?

1- Vị trí chiến lược của Syria trên dòng chảy của “vàng đen”.
Từ cách đây hơn 15 năm, giới phân tích chính trị quốc tế đã cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Mỹ mở hai cuộc chiến mang danh nghĩa “chống khủng bố” ở Afghanistan và Iraq là vì dầu mỏ. Mỹ chối đây đẩy và cãi lý rằng Mỹ có một trữ lượng dầu trên lãnh thổ và vùng biển của Mỹ không kém trữ lượng ở vùng Biển Đông và rung Đông cộng lại, chủ yếu nằm ở Alaska và Vịnh Mexico. Ngoài ra, Mỹ còn có dầu từ đá phiến sét, chưa kể vùng Bắc Băng Dương nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của bang Alaska. Tuy nhiên, qua hơn 15 năm đó, người ta có thể thấy Mỹ đang “tạm chôn” những mỏ dầu của mình và đi khai thác dầu ở các nước khác, để sau này, khi các nguồn dầu mỏ trên thế giới dân dần cạn kiện, Mỹ mới mở những kho dầu này của mình và đương nhiên, cái giá dầu mỏ khi đó sẽ là… cắt cổ.

Ảnh 1: Vị trí địa – chiến lược của Syria trong dòng chảy dầu mỏ về Địa Trung Hải và Châu Âu.
Mặc dù chiếm được Iraq nhưng con đường để đưa dầu mỏ từ Iraq, Quatar, Kuwait về Châu Âu và Bắc Mỹ không đơn giản. Con đường vận tải biển trên vịnh Persic qua eo biển Hormud ra vịnh Arab là khá mạo hiểm và gần như hoàn toàn bị Hải quân Iran kiểm soát trong khi cộng cả lực lượng hải quân của Arab Saudi, Iraq, Quatar, Kuwait và UEA lại cũng không thể địch nổi họ. Hơn nữa, đây là con đường vòng khá xa trước khi đi đến được Địa Trung Hải và cũng mất an toàn không kém khi các toán cướp biển người Somalia vẫn thường xuyên hoat động trên vùng tiếp giáp giữa Vịnh Arab và Biển Đỏ mà nhiều năm nay, lực lượng liên quân quốc tế chống cướp biển do Mỹ đứng đầu vẫn không thể triệt hạ được chúng.
Ảnh 2: Đồ hình các dự án dẫn đường ống dầu mỏ từ đồng minh Arập Xê-Út, Qatar của Mỹ qua Syria sang châu Âu. Tất cả đều đứt đoạn từ biên giới Syria.
Phương án thứ hai đầy hứa hẹn. Đó là những con đường ống từ phía Đông Arab Saudi, Kuwait, Quatar, UAE và Iraq qua ngả Syria ra bờ biển Địa Trung Hải. Vậy tại sao không phải là Israel hay Lebanon ? Câu trả lời là ngoài đường ống dẫn dầu còn là đường ống dẫn khí đốt từ Tây Nam Á, men theo bờ biển Syria qua Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, vượt eo biển hẹp Macmara vào Hy Lạp rồi qua vùng Đông Nam và Nam Âu tỏa đi khắp “lục địa già”. Dầu cho Mỹ, khí đốt cho EU. Giải quyết được hai điểm này. Mỹ và EU có cái để nói chuyện với Gấu Nga về kinh tế. Kế tục di sản “Trung Đông Lớn” từ thời tổng thống Bush con, Langly, Pentagon và Nhà Trắng dưới chính quyền Barack Obama quyết định chọn phương án Syria.
Ảnh 3: Mỹ tuyên bố không kích tiêu diệt IS từ tháng 9 năm 2014. Nhưng thực chất, các cuộc không kích đó đã băm nát gần như toàn bộ đường ống dẫn dầu và các trạm bơm trên lãnh thổ Syria mà Mỹ cho rằng IS đang kiểm soát chúng. Người ta bất giác tự hỏi, Mỹ muốn tiêu diệt IS hay phá hủy hệ thống dẫn dầu ở Syria.

2- Đồng minh chiến lược của Nga.
Sau khi Liên xô sụp đổ, trải qua 10 năm, Nga gần như không còn vị thế để tụ tập quanh mình những đồng minh chiến lược. Những mâu thuẫn với Trung Quốc chưa được giải quyết thỏa đáng. Ấn Độ đang có xu hướng ngả theo phương Tây. Đông Âu hầu như đã nằm dưới “gót giày” của NATO. Cuộc chiến Iraq năm 2003 do Mỹ tiến hành đã hủy diệt một trong hai đồng minh chiến lược của Nga tại Trung Đông. Kết thúc thập kỷ đàu tiên của thế kỷ XXI, Nga chỉ còn Iran là đồng minh truyền thống nhưng có điều kiện và Syria là đồng minh chiến lược ở vùng này.

Vị trí của Syria cho phép Nga có thể tạo sự hiện diện quân sự làm đối trọng với Mỹ trong khu vực, đặc biệt là về hải quân và không quân. Mặc dù Cypros đã đồng ý cho Nga triển khai căn cứ không quân và trạm neo đậu tàu chiến trên đảo này nhưng Nga cần có một chỗ dựa trên lục địa theo đúng nghĩa den của nó để tránh những bất lợi một khi xảy ra xung đột.
Ảnh 4: Con đường vận chuyển dầu khí bằng tàu biển đi qua Eo biển Hormud, Vịnh Arab, Biển Đỏ, kênh đào Suez ra Địa Trung Hải là rất tốn kém và nguy hiểm.

Cũng với vị trí của Syria, Nga còn có dự án xây dựng các trạm thông tin vệ tinh GLONASS để phủ sóng toàn bộ khu vực Trung Đông cũng như hệ thống trinh sát điện tử kiểm soát vùng Đông Địa Trung Hải. Có thể nói, Syria có giá trị đối với Nga như một đầu cầu để Nga tiến vào thị trường Trung Đông như một đối tác kinh tế - chính trị tin cậy trong khi tình hình Ai Cập còn chưa rõ ràng sau “Mùa xuân Arab”, còn Iran thì vẫn đang trong trạng thái bị bao vây, cấm vận từng phần.

3- Chiến dịch Syria.
Sau khi khuấy đảo cả vùng Bắc Phi bằng “Mùa xuân Arab”, kiềm chế Iran với cái cớ “Iran mưu đồ sản xuất vũ khí hạt nhân”, Mỹ và Arab Saudi bắt tay với nhau diễn màn kịch “nội chiến Syria”. Sở dĩ Mỹ muốn Arab Saudi tham gia vì tại Trung Đông, sau khi Iraq bị tàn phá và Saddam Hussen bị treo cổ, chỉ còn Arab Saudi có đủ tiềm lực để làm “đối trọng khu vực” với Iran. Còn Israel không được chọn vì tiềm lực chỉ đủ để phòng thủ. Đó là lý do giải thích vì sau trong suốt 5 năm liền, ngân sách quốc phòng của Arab Saudi tăng nhanh chóng mặt.

Ảnh 5: Kể từ khi sắc tộc người Kurrd chiếm giữ Đông Bắc Iraq giáp giới Đông Nam Thổ Nhì Kỳ, tuyến đường ống qua vùng này bị ách tắc. Mọi việc vận chuyển dầu từ Iraq, Arab Saudi, Qata, Iran ra Địa Trung hải chỉ còn trông vào tuyến đường ống qua ngả Syria và Lebanon.

Để không cho các thế lực khác (Nga, Iran…) có thể lật ngược tình thế ở Syria một khi Al Assad bị lật đổ, CIA đã tạo ra một kịch bản ba làn sóng. Làn sóng thứ nhất dùng “công nghệ biểu tình” của cái gọi là lực lượng đối lập ôn hòa lật đổ Assad, vu cho ông ta tội diệt chủng, vi phạm nhân quyền, tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt, vũ khí hóa học. Trợ lực cho làn sóng biểu tình này là quân đội Syria tự do (FSA) bao gồm những phần tử phản bội và bất mãn trong quân đội của Assad được trợ lực bởi lính đánh thuê do Arab Saudi tuyển mộ, và trả tiền. Trong trường hợp Assad không chịu ra đi, một làn sóng thứ hai có tính chất vũ trang sẽ ập tới, đó là tổ chức Al-Nursa, một chi nhánh của Al-Qaeda đang hoạt động ở phía Đông Syria và tỉnh Albar, tỉnh lớn nhất ở Tây Bắc Iraq. Ngay cả khi FSA lật đổ được Assad nhưng lại tỏ ra cứng đầu, không chịu “nghe lời Mỹ” như những chính quyền trước đó do Mỹ dựng lên ở Afghanistan, Iraq và Yemen, Al-Nursa sẽ “làm thịt” FSA.


Nhưng như vậy chưa đủ. Hiểu rõ tính chất phức tạp và sự nguy hiểm của Al-Qaeda, CIA còn tính xa hơn tới mức ngày cả khi Al-Nursa lên nắm chính quyền, Mỹ vẫn còn lực lượng dự trữ gồm các tay súng Hồi giáo đang tản mát khắp thế giới, được CIA thông qua mạng lưới “Anh em Hồi Giáo” triệu tập về Syria và Tây Bắc Iraq bằng mọi ngả đường, do cố vấn đặc biệt Mỹ huấn luyện, còn Cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Arab Saudi sẽ trả tiền mua vũ khí và trang bị. Một khi Al-Nursa trở mặt, “Anh em Hồi giáo” sẽ ra tay. Cảnh cuối của màn kịch không khác mấy so với ở Afghanistan, Mỹ sẽ đút tất cả FSA, Al-Nursa và Anh em Hồi giáo vào một cái rọ “Khủng bố quốc tế” và trực tiếp tiêu diệt họ. Mọi hành động đã được lên kế hoạch chu đáo và dự kiến sẽ kéo dài không quá một năm. Vào đầu năm 2013, Chiến dịch Syria do Mỹ và Arab Saudi phối hợp thực hiện qua tay FSA có vẻ hanh thông. Số phận của Assad có vẻ như đã an bài.
(Còn tiếp)

---
Nguồn: FB Tâm Minh Nguyễn

Bài liên quan

Quốc tế 6576206568609112004

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item