Bước ngoặt trong cuộc chiến chống khủng bố IS tại Trung Đông (Kỳ 5)

KỲ V: HỖ TRỢ SYRIA ĐÁNH ĐUỔI IS, NGA QUAY LẠI CHÂU ÂU VỚI VỊ THẾ MỚI.

1- Ukraina run sợ trước "tấm gương" IS.

Suốt một tuần qua, cả thế giới dán mắt vào Syria, nơi Nga thực hiện cuộc không kích qua 6 ngày có hiệu quả hơn hẳn 1 năm không kích của Mỹ và liên minh chống IS. Chỉ trong 6 ngày đó, khoảng gần 1.000 phiến quân bị tiêu diệt, hơn 3.000 tháo chạy tán loạn sang Thổ Nhĩ Kỳ và Jordani, khoảng 1.000 quân IS hạ vũ khí đầu hàng quân chính phủ Syria. Không những thế, Nga còn thiết lập một trung tâm chỉ huy tay tư gồm Nga, Syria, Iraq, Iran ở Bagdad để phối hợp chống IS. Iran cũng đã điều động hai trung đoàn đặc nhiệm thiện chiến sang Syria qua ngả Bắc Iraq. Quân đội Iraq cũng thừa thế đẩy lùi dần quân IS lên phía Bắc.

>
Cuộc không kích của Nga còn đem lại hiệu quả chính trị to lớn đối với Nga ở Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ sau khi “làm mình làm mẩy” cho có vẻ với Washington về việc máy bay Nga xâm phạm không phận đã quay ra đề nghị hợp tác với Nga chống IS và không nhắc gì đến vấn đề trấn áp người Kurd nữa. Nga cũng nhận được lời mời của Iraq không kích quân IS trên lãnh thổ của mình để hỗ trợ cho quân đội tấn công chiếm lại tỉnh Albar. Mỹ thì trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Trong khi các giới chức quân đội Mỹ bác bỏ khả năng phối hợp tác chiến với Nga chống IS thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ lại tuyên bố rằng Washington để ngỏ khả năng hợp tác với Nga.

Bộ máy truyền thông Nga đã được thống nhất trong tập đoàn truyền thông Sputnik nhất loạt khuếch trương những chính sách của Nga đối với vấn đề Syria, đẩy lùi những thông tin xấu độc từ bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây. Cuộc không kích của Nga vào phiến quân ở Syria vẫn chưa kết thúc những nó đã xé toang màn hỏa mù do Mỹ và phương Tây tung ra, lật tẩy những chính sách thực của chính quyền Mỹ và làm cho thế giới đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngoài ý nghĩa về quân sự - chính trị, cuộc không kích của Nga cũng đem lại cho họ một kết quả khác thuộc về khoa học kỹ thuật quân sự, đó là dùng thực chiến để kiểm nghiệm chất lượng những vũ khí, khí tài hiện đại của mình trên chiến trường chứ không phải trong các phòng thí nghiệm, trường bắn hay các cuộc tập trận. Và người ta có thể thấy những dàn vũ khí mà Nga trưng bày trong cuộc Duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức ở Quảng trường Đỏ và trong Hội chợ triển lãm quân sự MARK 2015 không phải để khoe mẽ.

Trong khi Nga tiến hành chiến dịch không kích ở Syria thì ở Đông Âu, có cả một chính phủ vi hiến đang ngồi co ro chờ đợi số phận của mình. Đó là bộ ba Poroshenko - Turchinov – Yatseniyuk ở Kiev. Chính quyền Kiev thực sự khiếp đảm khi thấy giờ đây, Nga đã không nói suông. Hồi tháng 3 năm 2014, Kiev nín thở chờ đợi trong lo sợ khi Hội đồng Liên bang Nga trao quyền cho Tổng thống Putin triển khai lực lượng vũ trang ở Ukraina. Không lo sợ sao được khi theo dự báo của chính truyền thông phương Tây, nếu quân Nga triển khai tấn công, xe tăng Nga sẽ có mặt ở Kiev chỉ sau 2 ngày? Và Kiev chỉ “thở phào” nhẹ nhõm khi V. V. Putin đề nghị Hội đồng Liên bang thu hồi lại quyền đó. Chính sách của Nga khi đó là muốn giải quyết vấn đề Ukraina bằng biện pháp hòa bình theo hướng liên bang hóa. Cần có thời gian để những “cái đầu nóng” ở Kiev và phương Tây nguội dần.

Không kích chống IS ở Syria, Nga muốn cho Kiev nhìn thấy số phận của những kẻ lừa thầy phản bạn sẽ như thế nào. Chứng minh cho Kiev thấy Mỹ không đáng tin cậy khi Kiev dựa vào Mỹ. Chứng minh cho Kiev thấy uy lực quân sự của Nga. Chứng minh cho Kiev thấy không phải Nga không thể dùng vũ lực để nói chuyện phải trái với Kiev một khi chính Kiev chứ không ai khác tạo ra một nguyên nhân xác đáng dể Nga can thiệp quân sự vào Ukraina mặc dù đó chỉ là giải pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Trên thực tế, Nga vẫn để ngỏ khả năng công nhận tính hợp pháp của hai nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Donetsk thông qua một cuộc bầu cử riêng rẽ như đã làm ở Crimea. Giờ đây thì bất cứ một nước cờ quá khích “ấm đầu” nào đó của Kiev đều có thể được Nga sử dụng như một nguyên nhân để mạnh tay xử lý vấn đề Ukraina.

Đòn không kích IS của Nga ở Syria cũng tác động đến cả những đồng minh Châu Âu của Mỹ trong vấn đề Ukraina. Sau khi buộc phải trả cho Nga khoản kinh phí 1 tỷ USD tiền phạt vi phạm hợp đồng đóng tàu Mistral, Pháp đã phải thừa nhận sai lầm của mình trong đối sách với Nga. Pháp và Đức ủng hộ Nga can thiệp quân sự bằng không quân vào Syria, cho đó là giải pháp tốt nhất để chống IS trong khi Anh (kẻ chuyên xúi bẩy) phản đối. Nhưng cũng đến lúc Anh nóng mặt lên và đòi “nhảy vào” Syria không kích cùng với Nga. Latvia thì lo sợ Nga “giương Đông kích Tây”, mở cuộc không kích ở Syria để thu hút chú ý của dư luận rồi thừa cơ đánh úp vùng Baltic.

Các cuộc không kích của Nga ở Syria còn đem lại một hệ quả khác có lợi cho Nga. Theo các hợp đồng triển hạn được ký trong tuần đầu tháng 10 năm 2015, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11-2015 tăng 2,27 USD lên 48,53 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 2,67 USD lên đóng phiên tại 51,92 USD/thùng. Tác động cộng hưởng với điều này là việc Mỹ không chịu nổi việc bù lỗ cho ngành khai thác dầu từ đá phiến sét và buộc phải cắt giảm sản lượng bớt đi 120.000 thùng/ngày so với tháng 8-2015. Cuối cùng về chính trị, việc Nga tham chiến bằng không quân ở Syria thì “Mùa thu Syria” đã chính thức khởi đầu sự chấm dứt đối với “Mùa quân Arab” trên khu vực Tây Nam Á.
Với vị thế mới tạo lập được ở Trung Đông như một sự dằn mặt ngầm đối với Ukraina và phương Tây, Nga quay lại Châu Âu để tiếp tục tham dự hội nghị bộ tứ Normandi giải quyết vấn đề Ukraina.

2- Từ diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc tới cuộc tái ngộ của “Bộ tứ Normandia”.

a- Thắng lợi chính trị của Nga tại diễn đàn Liên hợp quốc:

Trong bài diễn văn chỉ dài hơn 23 phút đọc tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Nga V. V. Putin đã gắn sự thành lập Liên hợp quốc với chiến thắng chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu mà Liên Xô đóng vai trò chính. Trọng tâm bài phát biểu của ông nhấn mạnh vào việc phê phán chủ nghĩa đơn phương của Mỹ, phê phán chính giới Mỹ tự cho mình cái quyền phớt lờ Liên hợp quốc, một thực thể chính trị toàn cầu mà họ là thành viên. Nói cách khác, Nga tố cáo Mỹ chà đạp lên Hiến chương Liên hợp quốc mà chính họ là đồng tác giả và chỉ rõ hậu quả không thể lường được của những hành động đó.

Putin đã rất có lý khi nói rằng không một cuộc cách mạng nào có thể xuất khẩu và nhập khẩu; dù đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng dân chủ và nhân quyền hay bất kỳ một cuộc cách mạng nào khác. Cách mạng là sự nghiệp tự thân của người dân mỗi nước, không ai có quyền áp đặt cho họ những mô hình xã hội này, xã hội khác. Thông qua lập luận này, Nga phê phán mạnh mẽ việc Mỹ và các nước mượn cớ xuất khẩu dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác thông qua "cách mạng sắc màu". Việc xuất khẩu các thí nghiệm xã hội, những nỗ lực kiềm chế sự thay đổi ở một quốc gia nào đó dù xuất phát từ quan điểm nào đi nữa cũng thường dẫn tới những hậu quả bi kịch, không tạo ra sự phát triển, không tạo ra sự tiến bộ mà là sự trì trệ mà thất bại Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây là một ví dụ hùng hồn. Đây là điểm đặc sắc nhất trong bài phát biểu của Putin. Thất bại của Liên Xô không chỉ là bài học cho người Nga mà còn là bài học của toàn thế giới.

Đề cập đến vấn đề Trung Đông Bắc Phi và vạch rõ “Các thành viên đóng vai trò then chốt trong liên minh chống khủng bố phải là các quốc gia đi theo đạo Hồi bởi lẽ Nhà nước Hồi giáo không chỉ là nguy cơ trực tiếp đối với họ mà còn đang hủy hoại một nền tôn giáo vĩ đại nhất thế giới là đạo Hồi bằng các hoạt động tội phạm tàn bạo nhất. Các nhà tư tưởng khủng bố đang tàn phá đạo Hồi và chà đạp các giá trị nhân đạo đích thực.” Luận điểm này của V. V. Putin rõ ràng đã đưa nhận thức về đạo Hồi trở lại tư duy đúng đắn và bác bỏ hoàn toàn quan điểm sai trái của Mỹ và phương Tây khi coi Hồi giáo là tà đạo và cần phải loại bỏ.

Trở lại vấn đề Châu Âu nói chung và Ukraina nói riêng, V. V. Putin tung ra những câu hỏi sắc lạnh: “NATO mở rộng nhằm mục đích gì nếu khối Warszawa đã giải thể, còn Liên Xô đã tan rã? Hơn thế nữa NATO không những vẫn tồn tại mà còn mở rộng cùng với các hạ tầng cơ sở quân sự của nó? Vì sao người ta lại áp đặt cho các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết một sự lựa chọn giả dối rằng phải đi theo phương Tây hay phương Đông?” Ông vạch rõ rằng chính lối tư duy áp đặt đó, với logic đối đầu đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng. Điều này đã xảy ra ở Ucraina mà ở đó người ta lợi dụng một bộ phận lớn dân chúng không hài lòng với chính quyền hiện tại và kích động cuộc đảo chính bằng vũ trang từ bên ngoài. Kết quả là dẫn đến cuộc nội chiến.

Tổng thống Putin kết thúc bài phát biểu của mình bằng việc nhắc lại sự kiện ngày 10-01-1946, ở London đã khai mạc kỳ họp đầu tiên của Đại hội đồng liên hợp quốc. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị này, Chủ tịch ủy ban trù bị của Hội nghị là nhà ngoại giao Zuletta Anhele người Columbia đã đề ra những nguyên tắc bao trùm làm cơ sở để thiết lập hoạt động của Liên hợp quốc. Đây là ý chí tốt đẹp, là sự coi thường mọi mưu mô quỷ quyệt, là tinh thần hợp tác.
Sau khi tạo nên hình ảnh của một nước Nga khẳng khái, trung thực, mạnh mẽ và yêu chuộng hòa bình ở Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70, Tổng thống Nga đã giành thêm một thắng lợi về chính trị đối với Mỹ ngay trên đất Mỹ và vững tin quay về Châu Âu để nói chuyện với Pháp, Đức và Ukraina.

b- Thực hiện Minsk 2.0, Kiev buộc phải xuống thang.

Trước khi đến Paris, Piyotr Poroshenko đã chuẩn bị một kế hoạch chi tiết được các nhân viên người Anh, người Mỹ vạch ra, trong đó đặt ra tham vọng rất lớn là đòi lại Donbass và Crimea, hai vùng đất mà trong suốt một năm qua, quân đội Kiev cùng với lính Pravyi Sector và lính đánh thuê nước ngoài đã không thể giành được bằng vũ lực. Nhưng trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của “bộ tứ Normandy”, cả Đức và Pháp đều phớt lờ những yêu sách của Kiev. Điểm đáng chú ý nhất là trước khi hội đàm chính thức, cả Angela Merkel và Francoir Holland đều có những cuộc gặp song phương với Vladimir Putin mà không có cuộc gặp song phương nào với Poroshenko. Điều này làm chúng ta nhớ lại rằng trước đó mấy ngày, ở Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Piyotr Poroshen cùng các đồ đệ của mình tất tả chạy ngược chạy xuôi xin gặp Barack Obama nhưng không được Obama đồng ý tiếp kiến. Poroshenko nổi nóng đòi gặp riêng Vladimir Putin thì được viên thư ký báo chí của Điện Kremly cho biết, trong lịch làm việc của Tổng thống Nga không có cuộc gặp tay đôi Nga – Ukraina.

Bước vào lần đàm phán này, các bên Nga, Đức và Pháp đã dễ dàng hơn trong việc đưa ra những thỏa thuận để thống nhất với nhau. Nguyên nhân trực tiếp đến từ những chuyển biến tích cực trong quan điểm của Pháp, Đức theo chiều hướng có lợi cho lập trường của Nga. Mặc dù các bên chưa thực sự có đột phá nào để giải quyết tình hình Ukraine nhưng đã có những tiến triển nhất định. Tuy vậy, với chính quyền của Poroshenko, những tiến triển này lại diễn biến theo hướng bất lợi cho họ.

Trước hết, đó là việc tiếp tục kéo dài thực hiện Minsk-2.0 sang năm 2016 mà các bên không cần ký kết bất cứ hiệp định bổ sung nào. Điều này không những ngăn cản Kiev mở một chiến dịch quân sự mới ở miền Đông mà còn buộc Kiev phải cùng với LNR và DNR rút các loại pháo cỡ nòng dưới 100 mm khỏi chiến tuyến theo cự li đã được Minsk 2.0 quy định trong vòng 41 ngày, bắt đầu được thực hiện từ ngày 3-10.
Một kết quả thứ hai và cũng là “khúc xương khó nuốt” đối với Kiev là cả Nga, Pháp và Đức đều thống nhất buộc Kiev phải đưa quy định về quy chế đặc biệt đối với hai tỉnh Donbass vào Hiến pháp mới. Điều mà Kiev cố tránh. Lãnh đạo 4 bên đã đạt được thỏa thuận về việc Ukraine phải chấp thuận điều luật này và đưa nó vào trong Hiến pháp quốc gia và điều luật này phải được áp dụng ngay từ ngày tổ chức bầu cử.
Vấn đề thứ ba là bầu cử ở miền Đông. Mặc cho Kiev cương quyết không chịu nhưng Nga, Pháp và Đức đều ủng hộ một cuộc bầu cử của riêng hai tỉnh Donbass dưới sự giám sát không phải của Kiev. Điểm còn khác nhau là Đức yêu cầu Nga phải có trách nhiệm kiểm soát việc tổ chức bầu cử ở Donbass để các cuộc bầu cử này diễn ra trong khuôn khổ Minsk 2.0. Tổng thống Pháp F.Hollande chỉ tuyên bố các cuộc bầu cử ở Donbass phải đúng pháp luật Ukraine và phải tổ chức trong khuôn khổ nhóm làm việc đặc biệt.
Cuối cùng, điều cay đắng nhất đối với Kiev là quan điểm một Ukraina không có Crimea của cả Đức và Pháp. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lần đầu tiên nói về việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ Ukraine mà… không có Crimea. Bà chờ đợi một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở trong lãnh thổ Ukraine nhưng “điều đó không liên quan đến Crimea mà chỉ liên quan đến phần lãnh thổ còn lại của Ukraine” (nguyên văn lời của Angela Merkel).

Tất cả tình hình của cuộc gặp tháng 10 giữa “bộ tứ Normandi” cho thấy Kiev không còn được sự ủng hộ của phương Tây như trước kia và nhiều khả năng Ukraine sẽ không thể ngăn cản vùng Donbass tiến đến quy chế đòi tự trị. Một khi hội nghị quyết định kéo dài việc thực hiện Minsk 2.0 sang năm 2016 thì điều đó đồng nghĩa với việc các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk sẽ đồng ý rời các cuộc bầu cử đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm 2016 thay vì bầu cử vào ngày 18 - 10 tại Donetsk và ngày 1-11 tại Lugansk. Khi đó thì Hiến pháp mới với điều khoản trao quy chế tự trị cho hai tỉnh Donbass đã có hiệu lực, LNR và DNR có quyền tiến hành bầu cử riêng rẽ mà không phụ thuộc vào Kiev.

Một câu hỏi đặt ra là tương lai nào cho Ukraina khi đất nước này vẫn do những “ông chủ giả” cai trị theo sự điều khiển của những “ông chủ thật” từ nước ngoài. Và rộng hơn nữa, thế giới còn tiếp tục trải qua những bước ngoặt nào nữa một khi chủ nghĩa khủng bố vẫn còn đó, chủ nghĩa đơn phương Mỹ vẫn còn đó, chủ nghĩa bành trướng bá quyền vẫn còn đó, chủ nghĩa tư bản độc quyền tài phiệt thế giới vẫn còn đó ?
------
Nguồn: FB Tâm Minh Nguyễn

Bài liên quan

Quốc tế 4814666380158610362

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item