Bước ngoặt trong cuộc chiến chống khủng bố IS tại Trung Đông (Kỳ 2)

KỲ II: NGA THÁO NGÒI NỔ SYRIA – MŨI PHỤ TRỞ THÀNH MŨI CHÍNH.

1- Gấu Nga lên tiếng – Mỹ ăn "bột giặt".

Năm 2013, tổng thống Liên bang Nga không phải là Dmitri Medvedev hay một người nào khác mà một lần nữa, lại chính là Vladimir Vladimirovich Putin. Đó là con người mà năm 1999 – 2000 chỉ với cương vị Thủ tướng rồi Quyền tổng thống, đã dẹp tan các lực lượng phiến loạn Hồi giáo cực đoan cũng như đám thổ phỉ ly khai Chechenia trước sự bất lực của chính quyền Clinton, tạm thời ổn định tình hình biên giới vùng Kavkaz, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga. Cũng con người ấy, vào năm 2008, cũng chỉ với cương vị Thủ tướng Liên bang Nga đã nhiệt thành ủng hộ những bước đi mạnh bạo của Dmitri Medvedev ở Nam Ossetia và Avkhazia, chỉ trong 5 ngày đã đánh sập quân đội Gruzia xâm lược do Mỹ viện trợ và cố vấn Mỹ trực tiếp huân luyện. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh vùng biên giới, cắm hai mũi dao “tự trị” vào hai bên sườn Gruzia tại Nam Ossetia và Avkhazia. Cả lần này, Mỹ và NATO cũng bất lực. Trong số quân Gruzia tử trận, có cả cố vấn Mỹ và nhân viên CIA mang sắc phục quân đội Gruzia. Kế hoạch gây bất ổn ở sườn cực Nam Nga tại Kavkaz của Mỹ và NATO một lần nữa thất bại. Không phải ngẫu nhiên mà khi V. V. Putin thắng cử Tổng thống Nga năm 2012 với tỷ lệ phiếu ủng hộ cao hơn tất cả các kỳ bầu cử trước đó, hệ thống truyền thông Mỹ và phương Tây cũng như các thế lực chính trị đối lập ở Nga đều đồng loạt gào rú lên rằng “Có gian lận ! Có gian lận!”. Đây là một thủ đoạn chính trị bịp bợm cũ rích đã được lặp đi lặp lại ở Đông Âu và không gian hậu Xô Viết suốt trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI khiến thiên hạ đi từ điếc tai đến nhàm chán và chẳng còn mấy ai chú ý.


Mũi tấn công chính trị chủ yếu là Mỹ và phương Tây cùng với Arab Saudi nhằm vào Assad khi đó là vấn đề “Damascus sở hữu vũ khí hóa học”. Khác với Iraq trước đó 10 năm, Mỹ phải thuyết phục Hội đồng bảo an Liên hợp quốc rằng Baghdad sở hữu vũ khí hóa học thông qua một… “gói bột giặt” được ném lên bàn họp thì ở Syria năm 2013, Nga lo ngại một kịch bản tương tự sẽ tái diễn. V. V. Putin đã đi một nước cờ gây bất ngờ cho toàn thế giới: “Thuyết phục Assad đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình”. Có nghĩa là nguyên cớ thuyết phục nhất để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ra nghị quyết thiết lập một vùng cấm bay rồi sau đó sẽ “bóp chết” Syria được loại bỏ. Về phía mình, Nga cũng loại bỏ nguy cơ bị Mỹ và phương Tây “cắn” nếu bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết đó.
Ảnh 1: Giống như vụ Timisoara năm 1989 đã dẫn đến sự hành quyết hai vợ chồng lãnh tụ Seaussesku và vụ “gói bột giặt” năm 2003 dẫ đến việc treo cổ Saddam Hussen, CIA lại diễn lại bổn cũ về hình ảnh nhưng nạn nhân của vũ khí hóa học ở Syria. Đối với CIA, đây đơn giản chỉ là một “trò chơi xếp đặt”.

Một câu hỏi vẫn còn chưa có câu trả lời cho đến bây giờ là: “Có thực là Damascus sở hữu vũ khí hóa học không ?”. Thực sự thì Nga biết thừa rằng Syria không có vũ khí hóa học này. Những vũ khí hóa học mà truyền thông phương Tây rêu rao thực chất là do quân phiến loạn mua ở “chợ đen quốc tế” rồi tuồn vào Syria với số lượng nhỏ nhưng đủ để tạo nên những vụ nổ khí Clo trên chiến trường, qua đó lấy cớ buộc tội chính quyền Damas. Còn Nga thì đã thuyết phục các thành viên HĐBA LHQ rằng cái mà Damas đang sở hữu chỉ là các nguyên liệu tiền chất, chưa phải là vũ khí hoàn chỉnh. Nga cũng xúc tiến các bên tổ chức các đoàn thanh tra cho khách quan và kết quả là họ công nhận nhận định của Moskva là đúng.
Ảnh 2: Còn nhớ hồi năm 2009, phiến quân Iraq (đối lập với chính pohur do Mỹ dựng lên) đã chiếm được một kho vũ khí hóa học. Mỹ vội vã cử đội đặc nhiệm truy tìm. Kết quả là kho vũ khí đó mất tăm mất tích. Thông tin về vụ này đã bị ém nhẹm, chỉ còn lại bức ảnh.


Vậy là một chiến dịch “đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình” đã được Nga đạo diễn thành công. Những cái gọi là tiền chất vũ khí hóa học ấy được tiêu hủy trên tàu Mỹ tại phía Đông Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria dưới sự giám sát của Nga và các thành viên HĐBA Liên hợp quốc. Không một gam chất nào được lọt ra khỏi “vùng cấm” đó. Nhưng quan trọng hơn nữa là ngòi nổ chiến tranh “màn thứ nhất” do Mỹ tạo ra đã bị tháo gỡ. Đối đầu với quân FSA trên chiến trường, quân đội của Assad dần lấy lại được ưu thế. Mặc dù Assad chưa thể dẹp được FSA do CIA vẫn hà hơi tiếp sức cho nó nhưng FSA không còn là lực lượng đe dọa nghiêm trọng đến Damas nữa.
Ảnh 3: Đến năm 2014, truyền thông Mỹ và phương Tây bắt đầu nói đến việc IS sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng Syria đã hoàn tất việc bàn giao cho một Ủy ban quốc tế do Mỹ đứng đầu thu hồi và xử lý số vũ khí hóa học được ho là Syria có sở hữu rồi kia mà ! Vậy IS có vũ khí hóa học từ đâu ?
2- Mũi phụ Ukraina thành mũi chính – Thất bại toàn diện của Mỹ ở Kiev.

Trong khi Nga đang tập trung giải quyết thành công vấn đề Syria thì Mỹ xúc tiến màn 2 của kế hoạch: Chiến dịch Ukraina. Thực ra, đây là một động thái nằm ngoài kế hoạch của Mỹ và NATO. Theo thứ tự của kịch bản, sau khi quật cổ được “kẻ cứng đầu” Assad xuống và triển khai kế hoạch đặt đường ống dẫn dầu mỏ, khí đốt qua ngả Syria sang Đông Nam Châu Âu, đấu nối với hệ thống đường ống dầu khí của EU, Mỹ sẽ dùng quân bài đối lập ở Ukraina để lật ngược thế cờ, tước đi của Nga nguồn lợi từ khí đốt bán cho EU và đưa NATO áp sát biên giới Tây Nam Nga. Trong “Kế hoạch Ukraina” cũng do Nhà Thắng, Langley và Pentagon soạn thảo, “Maidan” chỉ là khởi điểm, “Crimea” mới là trọng điểm và sâu xa hơn nữa, chiếc ghế tổng thống của V. V. Putin mới là mục tiêu cuối cùng. CIA không quan tâm đến việc ai sẽ là Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Ukraina (Rada Verkhovnaiya), miễn là các mục tiêu chiến thuật cũng như chiến lược đều đạt được.
Ảnh 4: Đại sứ Ukraine tại Đức tuyên bố: Phát xít là một phần của quân đội chúng tôi.

Số tiền mà Mỹ đã tài trợ cho phe đối lập ở Ukraina làm “cách mạng cam” ở Ukraina trong 5 năm (kể từ khi Yushkevich thất cử) đến thời điểm lật đổ Yanukovich là 5 tỷ USD chỉ là con số đã được công khai. Thực chất, số tiền mà Mỹ đã bỏ ra để làm một cuộc “cách mạng cam” lần hai ở Ukraina lên đến gấp 5 lần con số đó. Kể từ khi Maidan Kiev nổ ra, người ta thấy nào Phó Tổng thống Mỹ, ngoại trưởng Mỹ, Giám đốc CIA bay đi bay lại như con thoi giữa Washington và Kiev dể vận động, kết nối, thậm chí là ra lệnh cho những phần tử đối lập trong chính phủ Ukraina. Cơ quan SBU (an ninh và tình báo Ukraina) hầu như bị Mỹ nắm được. Số nhân viên KGB kỳ cựu ít ỏi còn sót lại lần lượt bị thay thế. Trên đường phố, người ta còn thấy hàng trăm tổ chức NGOs trá hình các loại đi phân phát tiền và nhu yếu phẩm, lều bạt, chăn ấm cho người biểu tình. Trong số này, còn có cả cựu ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton khi đó đang đứng đầu một chi nhánh của “Quỹ hỗ trợ dân chủ và nhân quyền Mỹ”, một địa chỉ trung chuyển tiền bạc của CIA cho hầu hết các tổ chức chính trị đối lập với chính quyền sở tại trên toàn thế giới.
Ảnh 5: Quảng trường Miaidan (Độc lập) ở Kiev trong hòa bình và sau cơn bạo loạn.

Tuy nhiên, những sự cố ngoài ý muốn của Washington bắt đầu diễn ra. Cuộc “bất ổn có kiểm soát” do Mỹ và NATO tạo ra ở Ukraina đã biến thành cuộc “bất ổn không kiểm soát”. Sự yếu kém và vô nguyên tắc của tập đoàn đảo chính Turchinov – Yatsenyuk lúc đó đã lên đến mức độ tồi tệ khi nó chấp nhận đưa vào hàng ngũ của mình hàng nghìn phần tử phát xít mới, hậu duệ của trùm phát xít Ukraina Sergei Bandera. Nó cũng thu nạp vào hàng ngũ của mình hàng nghìn phần tử dân tộc cực đoan thuộc hai lực lượng Pravyi Sector và Svoboda. Quân đội và cảnh sát Ukraina mang tiếng là trung lập đã không thể kiểm soát được tình hình, còn lực lượng tinh nhuệ chống bạo động Berkut thì trở thành những kẻ tội đồ. Trong khoảng trống quyền lực ấy, những thế lực dân tộc cực đoan nhảy lên vũ đài, chính quyền Kiev trở thành con tin trong tay chúng và thực chất là tay sai trong tay Mỹ.

Sự vội vã của CIA ở Ukraina còn tạo ra tình trạng tiến hậu bất nhất, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược trong sự phối hợp giữa các cơ quan tình báo chiến lược và hải quân Mỹ. Nhà Trắng tính rằng Điện Kremli sẽ bị động đối phó với tình hình ở Kiev. Thực ra thì trong cơ quan chiến lược của Nga khi đó, đã có ý kiến cho rằng tình hình ở Ukraina đã là quá mức nguy hiểm, đe dọa chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Nga còn nghiêm trọng hơn cả tình hình Chechenia trước đây, rằng cần dùng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề Ukraina, đưa tổng thống hợp pháp Yanukovich trở lại nắm quyền.


V. V. Putin không ủng hộ chủ trương đó. Theo ông, nếu dùng sức mạnh quân sự thì về chính trị sẽ rất khó ăn nói với thế giới trong khi những thông tin chắc chắn về “bàn tay của Mỹ” ở Ukraina chưa được làm sáng tỏ. Nếu để nổ ra chiến tranh lớn, những nguồn lực mà nước Nga vất vả lắm mới tích lũy được trong 15 năm qua sẽ tiêu tan, nền chính trị sẽ rơi vào mất ổn định và nước Nga có nguy cơ quay lại thời kỳ hỗn loạn không kiểm soát hồi thập kỷ ’90 của thế kỷ trước dưới thời Boris Yelsin. V. V. Putin lặng lẽ triệu tập “bộ tứ KGB” của mình họp lại và đi đến những biện pháp phù hợp. Có tất cả 6 nhiệm vụ cấp bách được đặt ra và đều thành công mỹ mãn.

- Về quân sự: Dùng lực lượng đặc nhiệm phối hợp với tình báo nhanh chóng làm một cuộc “cách mạng không đổ máu”, thu hồi bán đảo Crimea trước khi Hạm đội tàu sân bay George W. Bush của Mỹ kịp cơ động đến đó. Với những “người lính thân thiện” và nghệ thuật sắp đặt chính trị khẩn trương, khôn khéo, nhiệm vụ này đã hoàn thành mỹ mãn. Một nhiệm vụ khác là tăng cường sức chiến đấu của các quân khu phía Tây và trung tâm, củng cố sức mạnh của căn cứ Kaliningrad trên bờ biển Baltic cũng được khẩn trương tiến hành.

- Về tình báo: Khẩn trương và bằng mọi cách giải cứu cho Yanukovich lúc này còn bị kẹt lại ở đâu đó giữa Poltava và Kharkov. Cuối cùng, nhờ sự dẫn đường chính xác bằng các vệ tinh GLONASS, không quân đặc nhiệm Nga đã đón được Yanukovich ở gần cửa sông Mius. Thăm dò, nắm chắc những thủ lĩnh đối lập với chính phủ đảo chính ở Kiev để hình thành lực lượng chính trị đối lập và sẵn sàng giúp đỡ họ.

- Về chính trị và ngoại giao: Thuyết phục Duma Quốc gia Nga và Hội đồng Liên bang Nga trao cho tổng thống quyền tự do điều động lực lượng vũ trang tác chiến ngoài lãnh thổ để bảo vệ công dân Nga. Việc này cũng được tiến hành nhanh chóng. Với sự giúp đỡ của Nga, hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng Lugansk và Donetsk đã hình thành trên vùng đất trước đây mang cái tên Novorussia. Bên cạnh đó, Moskva tuyên bố chính phủ ở Kiev là chính phủ bất hợp pháp được nước ngoài dựng lên bằng đảo chính. Thuyết phục các nước EU ngồi vào đàm phán để giải quyết tình hình, kiểm soát nội chiến ở Ukraina.

- Về nội trị: Kiểm soát chặt chẽ các tổ chức ly khai, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng đối lập tiến bộ (kể cả Đảng Cộng sản Nga), từng bước đưa các tổ chức NGOs trá hình vào khuôn khổ, bóc tách mạng lưới gián điệp Mỹ và phương Tây hoạt động tại Nga, đưa lực lượng chống bạo động vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

- Về kinh tế: Khẩn trương tích lũy vàng, ngoại tệ mạnh đề phòng trường hợp bị bao vây, cấm vận. Tăng cường sản xuất trong nước, bảo đảm đời sống thiết yếu cho người dân và chi viện tối đa cho Crimea vừa mới được thu hồi. Thay đổi chính sách tối huệ quốc với Ukraina và dùng dầu khí để “nói chuyện” với phương Tây.

- Về thông tin truyền thông: Tập hợp tất cả các hãng thông tin, truyền thông đang hoạt động đơn lẻ vào một hệ thống thống nhất trong khuôn khổ tập đoàn truyền thông Sputnik do nhà nước kiểm soát. Đẩy mạnh truyền thông ra nước ngoài nhằm chống lại sự vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc của bộ máy truyền thông phương Tây.
Ảnh 6: Miền Đông Nam Ukraina bùng cháy và “Chảo lửa” Debaltsevo, mồ chôn quân phát xít mới Ukraina và lính đang thuê Black Warter ở miền Đông Ukraina.

Cho đến nay, cả 6 nhiệm vụ này đều được thực hiện một cách hoàn hảo. Thành công đó giúp cho nước Nga vượt qua được cuộc khủng hoảng kép (khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng Ukraina), đẩy Mỹ và phương Tây vào thế bị động đối phó cũng như củng cố nội lực của nền kinh tế Nga. Nó cũng giúp cho nước Nga chỉ sau hơn 1 năm bị cấm vận, đã không sụp đổ như Mỹ và phương Tây dự báo mà còn có đủ thời gian để hoạch định cho bước đi tiếp theo tại Trung Đông, một địa bàn chiến lược quan trọng đối với Nga.
(Còn tiếp)
----------
Nguồn: FB Tâm Minh Nguyễn

Bài liên quan

Quốc tế 6787112890722674822

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Nhà bên

Thư viện blog

item