Cái quái gì đã xảy đến với các nhà kinh tế và nền kinh tế Mỹ

icon18_edit_allbkg
Wall-street-bull-death
Theo một câu chuyện cổ tích kinh tế chính thức, kinh tế Mỹ đã được phục hồi kể từ tháng 6 năm 2009.

Chuyện cổ tích này chèo chống cho hình ảnh Mỹ như nơi trú ẩn an toàn, một hình ảnh để giữ đồng đô la nổi lên, thị trường chứng khoán đi lên, và lãi suất hạ xuống. Đó là hình ảnh làm cho đông đảo người Mỹ thất nghiệp tự trách mình mà không phải vì nền kinh tế quản lý tồi.


Câu chuyện cổ tích này vẫn tồn tại bất chấp thực tế không có thông tin kinh tế nào hỗ trợ nó:

Thu nhập hộ gia đình trung bình thực tế đã không tăng trong nhiều năm và ở dưới mức năm 1970.

Không có tăng trưởng doanh số bán lẻ thực trong 6 năm.

Thế nào là một nền kinh tế phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn khi thu nhập của người tiêu dùng thực và doanh số bán lẻ không thực sự tăng trưởng?

Không phải từ đầu tư kinh doanh. Tại sao lại đầu tư khi không có tăng trưởng doanh số bán hàng? Sản xuất công nghiệp, giảm phát thực, vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trước suy thoái.

Không phải từ xây dựng. Giá trị thực sự của tổng xây dựng đã giảm mạnh từ 2006 đến 2011 và lên xuống quanh đáy 2011 trong 3 năm qua.

Làm thế nào để phát triển kinh tế khi lực lượng lao động đang bị thu hẹp? Tỷ lệ đóng góp của lực lượng lao động đã giảm kể từ 2007 khi việc làm tỷ lệ dân số.

Làm thế nào để có thể phục hồi khi chẳng có gì hồi phục?

Các nhà kinh tế tin rằng toàn tập kinh tế vĩ mô đã dạy từ những năm 1940 đơn giản là không chính xác? Nếu không, làm thế nào để các nhà kinh tế có chỗ dựa cho câu chuyện cổ tích phục hồi?

Chúng ta thấy kinh tế học cũng vắng bóng trong các chính sách đáp ứng cuộc khủng hoảng nợ công ở EU. Trước hết, chỉ có 1 nguyên nhân duy nhất gây ra khủng hoảng là do thay vì xóa bỏ phần nợ không thể trả, như trong quá khứ, để cho phần còn lại có thể trả được, các chủ nợ đã đòi điều không thể - đó tất cả nợ phải được trả.

Trong một nỗ lực để đạt được điều không thể, các quốc gia nợ nần chồng chất, chẳng hạn như Hy Lạp, đã bị buộc phải giảm trợ cấp hưu trí tuổi già, sa thải nhân viên chính phủ, giảm các dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục, giảm tiền lương, và bán tháo tài sản công như bến cảng, công ty cấp nước đô thị, và xổ số nhà nước. Những gói thắt lưng buộc bụng này đã tước đi nguồn thu của chính phủ và khả năng tiêu dùng của dân chúng. Hậu quả: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ tất cả đều giảm sút, kinh tế chìm xuống thấp hơn. Khi kinh tế chìm, các khoản nợ hiện tại biến thành tỷ lệ lớn hơn trong GDP và thậm chí trở thành bất khả hơn.

Các nhà kinh tế đã biết điều này từ khi John Maynard Keynes dạy cho họ năm 1930. Tuy nhiên, không có dấu hiệu kinh tế cơ sở này trong cách tiếp cận chính sách khủng hoảng nợ công.

Các nhà kinh tế dường như đã đơn giản là làm nó biến mất khỏi quả đất. Hoặc, nếu gì đó vẫn còn hiện hữu, họ đã đánh mất giọng và không nói được.

Hãy xem xét "chủ nghĩa toàn cầu hóa". Mọi quốc gia đều đã được thuyết phục rằng toàn cầu hóa là bắt buộc và không trở thành một bộ phận của "nền kinh tế toàn cầu" cũng đồng nghĩa với cái chết của kinh tế. Nhưng thực tế, là một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu mới là cái chết.

Phải hiểu sự tàn phá kinh tế mà chủ nghĩa toàn cầu hóa đã trút vào Mỹ. Hàng triệu việc làm trong nhà máy của tầng lớp trung lưu và việc làm kỹ năng chuyên nghiệp như công nghệ phần mềm và công nghệ thông tin đã bị lấy đi khỏi tầng lớp trung lưu Mỹ và trao cho dân khu vực châu Á. Trong ngắn hạn, giảm chi phí và phúc lợi lao động này đem lại lợi nhuận cho các tập đoàn Mỹ khi xuất khẩu việc làm của họ ra nước ngoài, nhưng hậu quả là hủy hoại thị trường tiêu dùng trong nước khi việc làm cho phép định hình các hộ gia đình bị thay thế bằng công việc bán thời gian lương thấp không thỏa mãn.

Nếu các hộ gia đình không có thể ổn định, nhu cầu nhà ở, đồ gia dụng và đồ đạc bị suy giảm. Sinh viên tốt nghiệp đơn giản là trở về nhà sống với cha mẹ của họ.

Việc làm bán thời gian làm tổn thương khả năng tiết kiệm. Dân chúng chỉ có thể mua xe hơi, nếu họ có thể được hỗ trợ 100%, và nhiều hơn nữa để trả hết khoản vay xe hiện hữu vượt quá giá trị thương mại của xe, ở dạng 1 khoản vay 6 năm. Các khoản vay này là có thể, bởi những ai tạo ra chúng bán chúng. Các khoản vay này sau đó được chứng khoán hóa và bán như khoản đầu tư cho những ai liều mạng với lãi suất bằng 0. Phái sinh được rút ra khỏi những đầu tư này, và một bong bóng mới được tạo ra.

Khi công việc sản xuất được xuất ngoại, các nhà máy Mỹ bị đóng cửa, và cơ sở tính thuế của chính quyền bang và địa phương bị tụt giảm. Khi chính phủ gặp khó khăn để thanh toán nợ tích lũy của họ, có xu hướng không đáp ứng được nghĩa vụ lương hưu. Điều này làm giảm thu nhập của người về hưu, mà thực sự thu nhập đã giảm do lãi suất chỉ bằng 0 hoặc âm.

Sự sáng tỏ về nhu cầu tiêu dùng, cơ sở của nền kinh tế chúng ta, là hoàn toàn rõ ràng ngay từ đầu. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tạp nham hay những cái loa được tập đoàn thuê lại hứa hẹn với người Mỹ về một “nền kinh tế mới” sẽ chu cấp cho họ tốt hơn, trả tiền cao hơn, công việc nhẹ nhàng hơn để thay thế các công việc đã chuyển ra nước ngoài. Như tôi đã chỉ ra trong hơn một thập kỷ trước, chẳng có dấu hiệu nào về những công việc như thế ở bất cứ đâu trong nền kinh tế chúng ta.

Tại sao các nhà kinh tế không phản đối khi kinh tế Mỹ bị chuyển ra nước ngoài và chôn sâu dưới 3 tấc đất ở quê nhà?

Toàn cầu hoá cũng tàn phá các "nền kinh tế mới nổi". Cộng đồng nông nghiệp tự cung tự cấp bị hủy hoại bởi sự ra đời của độc canh nông nghiệp quy mô lớn. Nông dân mất đất phải tìm đến thành phố nơi họ trở thành gánh nặng của dịch vụ xã hội và là nguồn bất ổn chính trị.

Toàn cầu hoá, cũng như kinh tế tự do mới là công cụ của chủ nghĩa đế quốc kinh tế. Lao động bị khai thác, trong khi các dân tộc, các nền văn hóa, và môi trường bị phá hủy. Tuy nhiên, sức mạnh của bộ máy tuyên truyền đã đẩy người dân góp phần vào việc tự hủy diệt bản thân mình.
----------
Nguồn: Whatever Became of Economists and the American economy
của Paul Craig Roberts
(Nhà Kinh tế học và nhà bình luận nổi tiếng người Mỹ)

Bài liên quan

Giải mã huyền thoại nông dân bị thương lái ép giá nông sản

Muốn giải mã huyền thoại nông dân bị thương lái ép giá nông sản thì điều trước hết phải được làm rõ là cách thức mà nông dân sản xuất ra nông sản. Phổ biến nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay là các ...

"Chuyên gia kinh tế" không phân biệt nổi việc thanh toán liên ngân hàng bằng NDT?

Tôi là người không có duyên với kinh tế và cũng không hiểu biết nhiều về kinh tế nhưng từ ngày viết blog này đến nay, thực sự "dị ứng" với mấy vị "chuyên gia kinh tế" có liên hệ với những "trí thức' n...

Báo chí online Việt nam nói dối - thổi phồng

Việc báo mạng Việt Nam giật tít đùng đùng, ăn không nói có hiện giờ đã là một vấn nạn mà "ai cũng hiểu chỉ lều báo cố tình không hiểu". Chẳng hiểu tự bao giờ cái câu "châm chích ngôn": "Nhà văn nói lá...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Ở cái thời đại mà khi cặp đào tiên căng mọng kề môi người ta vẫn không thể biết là đào thật hay giả nhưng họ vẫn khăng khăng vào sự tồn tại của một thiên đường và địa ngục, của cõi cực lạc và A-tỳ địa ngục,... - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

Hoi-Tuong-linh-2

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

DSKBD

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

HoChuTich_MaoChuTich

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Vientro

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Nixon_and_Zhou_toast

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

Đức Phật giúp được gì cho nỗi đau khổ này?

Một cậu sinh viên đã lấy lòng tôi bằng một câu nói của Albert Einstein mà cậu ấy đã thuộc làu để mở đầu cho một cuộc đối thoại bên tách trà: “Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu, vượt lên mọi t...

Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 - kỳ 9: Hoàng Sa trong lợi ích chung của đất nước Việt Nam

Chủ quyền Hoàng Sa không phải là lợi ích duy nhất của đất nước và nhân dân Tôi không bi quan đến mức cho rằng Hoàng Sa đã bị mất luôn khỏi cần đòi nữa. Tôi nghĩ còn nước thì còn tát. Nhưng nên phân b...

Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 - kỳ 8: Danh sách cơ sở nghi vấn

Như đã trình bày trong các phần trước, tuy chính phủ Mỹ chưa giải mật và cho công bố tất cả các văn kiện chính trị trong lịch sử thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn Mỹ - Trung bắt tay ...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item