Monsanto kiểm soát cả Nhà trắng lẫn nghị viện Hoa Kỳ.
Monsanto, tập đoàn công nghiệp thực phẩm Monsanto đứng sau tội ác "chất độc màu da cam", đã trở lại Việt Nam để mở rộng hoạt độ...
https://daosichanga.blogspot.com/2015/04/monsanto-kiem-soat-ca-nha-trang-lan-nghi-vien-hoa-ky.html
Monsanto, tập đoàn công nghiệp thực phẩm Monsanto đứng sau tội ác "chất độc màu da cam", đã trở lại Việt Nam để mở rộng hoạt động kinh doanh thực phẩm biến đổi gien. Đã có rất nhiều bài viết tố cáo về những "trò nguy hiểm" của Monsanto. Nhưng trong phạm vi bài viết "Monsanto Controls both the White House and the US Congress", tác giả Josh Sager đã chỉ ra một khía cạnh khác: Monsanto đã kiểm soát hệ thống chính trị Hoa Kỳ như thế nào. Qua đó, chúng ta có thể hình dung về hoạt động tương tự của các tập đoàn kinh tế khác ở Hoa Kỳ. Dưới đây là bản dịch & bổ sung của bạn Cương Trịnh, mời các bạn tham khảo.
Giới thiệu của Global Search: Bài viết sắc bén này của Josh Sager xuất bản một cách cẩn trọng những tài liệu - một tháng trước kỳ bầu cử Tổng thống tháng 11 năm 2012 - Monsanto dồn hệ thống chính trị Mỹ vào "chân tường" như thế nào !
Bất cứ ai nằm trong đó, đều phải phục vụ lợi ích của Monsanto.
Thêm nữa, Monsanto cũng kiểm soát "các chỉ định" chìa khóa đối với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ( USDA) và Cục quản lý thực phẩm và Y dược (FDA).
Khi O3ma đã phục vụ một nhiệm kỳ trong vai Tổng thống, sẽ có một sự phỏng đoán nho nhỏ để tiên lượng những gì ông sẽ làm trong vấn đề Monsanto nếu ông được trao thêm một nhiệm kỳ thứ hai-hành động của ông ta có trọng lượng hơn bất kỳ bài diễn thuyết nào. Một chính trị gia có thể ủng hộ một cách hùng hồn điều gì đó trong suốt buổi diễn thuyết, nhưng những vấn đề thực sự chính là các lựa chọn chính sách thực tế của họ chứ không phải là những lời lẽ nằm trong kịch bản! Trong suốt nhiệm kỳ đầu của mình, Tổng thống B.O đã chủ trì việc thông qua một số sáng kiến pháp lý "thân thiện" với Monsanto và đã bổ nhiệm nhiều người có liên quan tới Monsanto vào các vị trí cao.
1 - MONSANTO - LUẬT PHÁP: MỐI QUAN HỆ THÂN THIẾT
Trong suốt 4 năm Obama làm Tổng thống, chính phủ liên bang đã có một số cơ hội thông qua luật và điều hành các đề xuất có ảnh hưởng đến Monsanto. Trong số các đề xuất liên bang, kế hoạch "nạn đói Châu phi 2010" và "Luật nông nghiệp-Farm Bill 2012" trình bày những ví dụ quan trọng nhất về thái độ thân thiết của chính quyền Obama với Monsanto.
Năm 2010, Obama đã thúc đẩy một dự án nhân đạo tập trung vào việc tăng cường nguồn cung cấp lương lực cho các khu vực nghèo đói ở Châu Phi - khi những ý tưởng của chương trình này là rất đáng ngưỡng mộ, việc thi hành bày ra một cơ hội tuyệt vời cho các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp như Monsanto. Để giải quyết vấn đề nạn đói ở châu Phi, chính quyền Obama đã hợp tác với nền công nghiệp chăn nuôi lớn và các hoạt động biến đổi gene, dưới sự bảo trợ mà các tổ chức này có thể sản xuất số lượng lớn thức ăn một cách nhanh chóng.
(FILE *.pdf dự án: http://www.feedthefuture.gov/sites/default/files/country/strategies/files/FTF_2010_Implementation_Plan_Southern_Africa.pdf )
Bằng cách đưa ra vài tỷ đô la cho các doanh nghiệp nông nghiệp, một trong số đó là Monsanto, "Nam Phi-kế hoạch tài khóa năm 2010" dự định thúc đẩy sự mở rộng của các doanh nghiệp vào việc cung cấp lương thực cho châu Phi. Khi tập trung vào việc thúc đẩy công nghiệp, trồng trọt cánh đồng đơn tính và những sản phẩm biến đổi gene thay vì đầu tư vào các trang trại địa phương, chính quyền Obama đã tạo ra một tình huống mà Monsanto có thể làm tăng lợi nhuận của mình. Là một đối tác trong chương trình châu Phi của chính quyền Obama, Monsanto sẽ được trợ cấp để mở rộng thị trường nông nghiệp châu Phi. Sự mở rộng này là nhằm mục đích tăng nguồn cung cấp lương thực ở châu Phi, nhưng nó sẽ có những hậu quả không lường trước được của việc thúc đẩy sự thôn tính các thị trường lương thực châu Phi của Monsanto.
Khi Monsanto giành được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường lương thực Châu Phi trong đó có khả năng đưa ra các mức trợ cấp được cung cấp bởi chính phủ Mỹ - họ sẽ có khả năng tập trung các nông dân địa phương lại và thâu tóm thị trường thực phẩm vô cùng lớn của Châu Phi; Monsanto có thể cung cấp các loại cây trồng nhiều hơn so với bất kỳ người nông dân địa phương và ở một mức giá thấp hơn, do đó nó có khả năng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của nông dân địa phương (chính xác đó là những gì đang diễn ra tại Mỹ, khi những người nông dân chỉ là những kẻ làm thuê cuốc mướn trên chính cánh đồng của mình! Khi Monsanto hay các tập đoàn độc quyền thao túng thị trường, người nông dân buộc phải ký hợp đồng cung ứng, buộc phải chạy theo chuỗi đầu tư khổng lồ). Sự thâu tóm thị trường lương thực của Châu Phi bởi Monsanto nghĩa là có thêm thực phẩm, nhưng nó sẽ được cung cấp bởi Monsanto nhiều hơn là các trang trại nhỏ lẻ ở châu Phi và các nông dân địa phương của châu Phi sẽ dần dần bị loại khỏi vòng kinh doanh. Rõ ràng, Monsanto sẽ đẩy người nông dân địa phương ra khỏi thị trường và sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn là đặt nó vào tay nông dân địa phương hay nền kinh tế địa phương ở Phi Châu.
Đó là rõ ràng rằng Monsanto thấy kế hoạch nạn đói châu Phi là có lợi cho kinh doanh của mình, như Hugh Grant - CEO hiện nay của Monsanto - đã nói điều này trong phản hồi về Đề xuất Châu phi: "Tôi rất vui mừng được ở đây tham gia vào cuộc trò chuyện này vì tôi tin cam kết của khu vực công và tư nhân là cần thiết và có thể hỗ trợ sự chuyển đổi trong nông nghiệp châu Phi". Sự thay đổi đó Grant hình dung là một trong những nơi canh tác công nghiệp quy mô lớn thay thế cho các trang trại nhỏ lẻ địa phương và cung cấp các loại cây trồng sản xuất hàng loạt. Trong tình hình đó, cơn đói giảm đi, nhưng đó là các tập đoàn đa quốc gia chứ không phải người dân địa phương làm nông nghiệp và họ vơ vét hầu hết lợi nhuận.
Về vấn đề ghi nhãn GMO, Obama ủng hộ hùng hồn việc bắt buộc các sản phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn, nhưng chính quyền của ông thường xuyên im lặng trong vấn đề này. Suốt quá trình hình thành Luật nông nghiệp 2012, đã có một cuộc ẩu đả về việc bắt buộc các loại thực phẩm biến đổi gene phải được dán nhãn. Mặc dù BO được cho là phải ủng hộ việc yêu cầu dán nhãn, chính quyền của ông về cơ bản là im lặng về vấn đề này trong cuộc chiến, kết quả là không có bất cứ lệnh áp đặt nào được thông qua. Hiện nay, chưa có quy định nào của liên bang đảm bảo rằng tất cả các GMO phải được dán nhãn, và có vẻ sẽ không có bất kỳ khả năng nào rằng quy định như vậy sẽ được thông qua trong tương lai gần.
Trong tổng thể, luật được thông qua dưới chính quyền Obama có lợi cho các doanh nghiệp đại nông nghiệp, một trong số đó là Monsanto. Lượng rất nhỏ đã được thực hiện để tăng quy chế trong sản xuất GMO và một số luật đã được thông qua có lợi trực tiếp cho các tập đoàn như vậy.
(Về farm bill: http://fpc.state.gov/documents/organization/104270.pdf )
[next]
2 - QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ - "TAY CHÂN" CỦA MONSANTO
Monsanto là một doanh nghiệp rất lớn và có quyền kiểm soát một số lượng đáng kể của kinh doanh nông nghiệp và thị trường sinh vật biến đổi gen. Cả hai thị trường nông nghiệp và biến đổi gen đều liên quan đến vấn đề an toàn công cộng lớn (Vd: An toàn thực phẩm), do đó Monsanto sẽ bị ảnh hưởng nặng nề dưới các quy định liên bang (hoặc quy định tiềm năng) nhắm vào hoạt động kinh doanh của mình - Lớn nhất trong số đó đến từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA] và Cục Quản lý Thực phẩm và Y Dược. Nếu các quy định và yêu cầu ghi nhãn sản phẩm được tăng lên, lợi nhuận của công ty Monsanto sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp; ngược lại, nếu quy định như vậy được giữ ở mức thấp, thì công ty như Monsanto sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn.
Một quan chức của Monsanto từng nói với New York Times rằng công ty không cần phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của các sản phẩm thực phẩm của mình. "Monsanto không cần phải ban cho người nào sự an toàn của thực phẩm công nghệ sinh học", Phil Angell, giám đốc truyền thông của công ty Monsanto cho biết. "Mối quan tâm của chúng tôi là bán càng nhiều càng tốt. Đảm bảo an toàn của nó là công việc của FDA."
Do những quyền lợi mà Monsanto có trong việc kiểm soát quy định có ảnh hưởng đến kinh doanh của mình, nó đã đầu tư cho các chính trị gia và trong cả viêc thúc đẩy các bổ nhiệm vị trí cho người của chúng vào các vị trí trong chính phủ Mỹ. Như được nêu ra, Monsanto đã thành công trong việc giữ gánh nặng pháp lý của nó ở mức thấp và lấy đại diện của mình vào các vị trí trong chính phủ Mỹ. Sự xâm nhập vào các cơ quan pháp quy bởi các yếu nhân của công ty được đề cập ở đây được gọi là "cánh cửa quay pháp lý" (Regulatory revolving door). Các cá nhân làm việc cho ngành công nghiệp đi làm việc cho chính phủ, thực hiện quy chế công khai, và sau đó quay trở lại khu vực tư nhân sau khi rời khỏi các dịch vụ công. Các thông tin dưới đây minh họa cho một vài ví dụ về những cánh cửa quay vòng giữa Monsanto và chính phủ Hoa Kỳ:
Trong khi có rất nhiều điểm trùng lặp giữa Monsanto và Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Obama, ba kết nối quan trọng nhất là của Michael Taylor, Roger Beachy, và Siddiqui - cả ba thuộc các công ty thành viên của Monsanto được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao trong chính phủ của chính quyền Obama.
Chính quyền Obama bổ nhiệm Michael Taylor, Phó chủ tịch trước của Monsanto và nhân vật lobby của Monsanto hiện nay, với vai trò cố vấn cấp cao tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược [FDA].
Điều gần như không thể tranh cãi là sự chỉ định này mang lại lợi ích to lớn cho Monsanto và những xung đột không thể phủ nhận giữa các miếng lợi ích dành cho Taylor. Với thực tế rằng, Taylor là chuyên gia vận động hành lang của Monsanto, được nuôi dưỡng bởi ngành nông nghiệp khổng lồ, ta có đầy đủ lý do để giả định rằng mọi cố vấn ông ta đưa ra cho FDA đều hướng đến việc giúp cho ông chủ của mình giảm gánh nặng pháp lý và tăng thêm lợi nhuận. Việc Taylor làm việc cho ai, hoàn toàn không phải là điều bí mật và chúng ta hoàn toàn có thể cho rằng chính quyền Obama thừa biết họ đã bổ nhiệm ai khi họ làm việc đó!
Roger Beachy, Giám đốc Trung tâm Khoa học thực vật Danforth (một tổ chức của Monsanto), được sự bổ nhiệm của chính quyền Obama làm Giám đốc Viện Thực phẩm và Nông nghiệp(NIFA) của USDA.
NIFA là một bộ phận của USDA Trong đó Tập trung vào việc tài trợ cho nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như phát triển những cách hiệu quả hơn để sản xuất thực phẩm. Như là một trung tâm chính thẩm duyệt tài trợ của USDA, văn phòng NIFA có khả năng chấp nhận hoặc từ chối các khoản tài trợ nghiên cứu nông nghiệp. Bằng cách trao quyền điều hành NIFA cho Beachy, chính phủ Obama đã giúp Monsanto liên kết các vị trí quyền lực nhất trong việc phân phối các khoản tài trợ nghiên cứu nông nghiệp. Không cần phải nói, sự bổ nhiệm này là một lợi ích rất lớn cho Monsanto và là tin xấu cho bất kỳ Tập đoàn nào dám đối đầu với gã khổng lồ ngành nông nghiệp.
Islam Siddiqui, một chuyên gia vận động hành lang khác của Monsanto, được bổ nhiệm giữ chức vụ Đại diện Thương mại Nông nghiệp của chính quyền Obama.
Đại diện thương mại được giao nhiệm vụ xúc tiến thương mại hàng hóa trong lĩnh vực chỉ định của họ (ví dụ. đại diện thương mại nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các loại cây trồng của Mỹ). Khi Monsanto đang có quyền kiểm soát trong tay nền sản xuất ngô của Mỹ, việc bổ nhiệm một chuyên gia vận động hành lang cho Monsanto đến vị trí của người đại diện thương mại là một lợi ích lớn cho công ty này. Trọng trách chính phủ của Siddiqui là thúc đẩy việc xuất khẩu các loại cây trồng của Mỹ và nhiệm vụ cho Monsanto của ông là thúc đẩy việc bán cây trồng Monsanto- không thể phủ nhận rằng hai nhiệm vụ này tạo ra một xung đột lợi ích và nó chỉ có thể dẫn đến việc Siddiqui đại diện cho lợi ích của Monsanto cũng như thể là đại diện cho lợi ích của Hoa Kỳ (đó là sự thật đầy mai mỉa cho người dân Mỹ!).
Sự bổ nhiệm Elena Kagan
Những thẩm phán được bổ nhiệm bởi Tổng thống vào Tối cao pháp viện là một trong những sự cống hiến quan trọng và bền bỉ nhất mà mỗi Tổng thống đem đến cho Hoa Kỳ. Trong suốt nhiệm kỳ đầu, Obama chỉ định hai thẩm phán, một trong số đó là bà Elena Kagan- cựu Tổng cố vấn pháp lý của Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian của mình là Tổng cố vấn pháp luật, Kagan đã đệ đơn tóm tắt trong việc hỗ trợ cho Monsanto.
Năm 2007, Monsanto đã bị kiện bởi những người nông dân trồng cỏ linh lăng ở California- những người nông dân cho rằng cây trồng của họ đã bị gây ô nhiễm do thụ phấn chéo với cây biến đổi gen của Monsanto. Sau khi giành được những chiến thắng pháp lý ban đầu và nhận được lệnh bảo đảm gây trồng cây biến đổi gen của mình, Monsanto kháng cáo và cuối cùng vụ án cũng được đẩy lên tới Pháp viện tối cao. Mặc dù thực tế rằng chính phủ Hoa Kỳ không quan tâm tới vụ cỏ linh lăng của Monsanto nhưng Kagan-Tổng cố vấn pháp lý đã viết một bản "Amicus"(*) tóm tắt có lợi cho Monsanto. (* xem Amicus Curiae : http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_ix.html )
Không một ai biết lý do tại sao bà Tổng cố vấn pháp lý lại quyết định dính líu đến vụ án cỏ linh lăng, nhưng đó là một động thái không bình thường của một cá nhân-đáng-lý-ra là trung lập; không có lý do hợp lý nào buộc chính phủ Mỹ phải can thiệp vào vụ án này! Trong khi chúng ta không biết lý do giải thích cho bản tóm tắt đó, nó cũng đã làm cho nhiều người tin rằng bà Tổng cố vấn có lẽ đã "cảm thông" cho lợi ích của Monsanto...
[next]
3 - CÁC MỐI QUAN HỆ LÀM ĂN CỦA ROMNEY VỚI MONSANTO!
Năm 1977, Bain Capital - công ty mà Romney điều hành, nơi mang lại gần như tổng thu nhập cho Romney- bắt đầu như là một công ty tư vấn doanh nghiệp; Monsanto là một trong những khách hàng lớn đầu tiên của Bain. Các mối quan hệ nhiều triệu Dollas giữa Bain và Monsanto kéo dài suốt 1977-1985 đã có những ảnh hưởng đáng kể lên hai tập đoàn. Bain Capital và các nhân viên cấp cao của nó đã kiếm rất nhiều tiền từ mối quan hệ với Monsanto và thu về lượng lớn các khách hàng thông qua đó. Monsanto với những tư vấn kinh doanh từ Bain và những thành công gần đây của tập đoàn này về sản phẩm MGO là đủ cơ sở truy nguyên cho các ý kiến rằng Mitt Romney đã trở thành "những người quản trị" Monsanto.
Theo Tiến sĩ Earl Beaver, Giám đốc Xử lý chất thải của Monsanto trong thập niên 1970-1980, Romney là một trong những người ủng hộ chính của Monsanto trong ngành công nghiệp sinh hóa và công nghệ sinh học. Để đối phó với vụ bê bối lớn xung quanh Monsanto trong việc tạo ra các "chất độc da cam" (một loại vũ khí hóa học mạnh mẽ đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam), Romney đã đề xuất với Hội đồng quản trị Monsanto hướng vào các phi vụ làm ăn ít gây xì-căng-đan hơn việc tạo ra các loại vũ khí sinh hóa- sự thay đổi này sẽ giúp giảm các tiêu cực truyền thông nhận được và sẽ giúp cải thiện hình ảnh Monsanto trong mắt công chúng (từ đó dễ kiếm tiền hơn). Việc tạo ra các sinh vật được thiết kế sinh học từng là một ngành công nghiệp phát triển suốt cuối thế kỷ 20 và Monsanto- một phần nhờ vào sự cố vấn của Romney- đã bắt đầu đầu tư vào các bộ phận nghiên cứu sản xuất thực phẩm GMO như là một ngành công nghiệp mới.
Patrick Graham, một thành viên sáng lập của Bain Capital, cho biết như sau về việc ông Romney với Monsanto: "Đóng góp quan trọng nhất Bain làm cho Monsanto là sự kết luận rằng-cơ hội lớn nhất là mang đến một sản phẩm có giá trị hoàn toàn mới, cụ thể là công nghệ sinh học và thuốc diệt cỏ, đến với ngành công nghiệp chăn nuôi Mỹ, đậu nành và các sản phẩm khác."
(Tìm hiểu thêm vai trò của Graham xung quanh Romney tại đây: http://www.theknoxstudent.com/news/2012/10/24/the-man-behind-mitt-romney/ )
Vì được các nhân viên cấp cao làm việc tại Monsanto tin tưởng, Romney đã có ảnh hưởng đáng kể trong đường lối doanh nghiệp - đưa ra cho Monsanto và cụ thể là thành công trong việc thuyết phục các lãnh đạo công ty tập trung nhắm vào các sản phẩm GMO hơn là các loại thuốc trừ sâu thông thường. Romney đã nhìn thấy nước cờ trong GMO như là một cách để tránh né dư luận về vụ Chất độc da cam và thuốc trừ sâu DDT, do đó cải thiện nhận thức về công ty.
Trong khi có rất nhiều cách mà người ta có thể nhìn vào lịch sử của Romney (những ai không thích GMO sẽ đổ lỗi cho ông ta vì đã giúp tạo ra số lượng lớn nhất các sản phẩm GMO, trong khi những người làm việc với Monsanto có thể sẽ cám ơn ông về lời khuyên kinh doanh có lợi nhuận), có hai điều mà ai cũng có lý do hợp lý để công nhận về ứng cử viên Tổng thống Romney và Monsanto:
1- Romney đề nghị Monsanto chuyển đổi ngành công nghiệp của nó để tạo ra biến đổi gen, do đó không thể phủ nhận rằng ông ta thấy GMOs là một đầu tư tốt; nếu ông ta không nhìn thấy GMO như là một cách tốt để kiếm tiền, ông ta sẽ không bao giờ đề nghị Monsanto đi đến sự chế tạo ra GMO trong nhiệm kỳ của mình như là một nhà tư vấn. Sự hỗ trợ khu vực tư nhân của Romney cho GMO sẽ che mờ đi mọi chính sách có lợi cho GMO và điều đó sẽ làm cho việc thuyết phục ông ta ủng hộ những "hóa đơn" chống lại GMO.
2- Romney làm việc cho Monsanto hàng năm trời và có nhiều mối quan hệ bên trong Monsanto. Nếu Romney thắng cử, Monsanto sẽ có quyền tiếp cận Tổng thống lớn chưa từng có, chỉ cần vin vào thực tế rằng Romney đã có kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp hình thành trong suốt quá trình làm việc ở Monsanto với Bain Capital ( kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp của ông ta chỉ đến từ Monsanto chứ không hề đến từ công việc xung quanh các tổ chức nông nghiệp khác). Chúng ta đã thấy rõ điều này, trong việc bổ nhiệm một số chức danh đại diên cao cấp của Monsanto cho các vị trí cố vấn trong Chiến dịch tranh cử của Romney.
[next]
4- MỐI LIÊN HỆ CỦA MONSANTO VỚI CHIẾN DỊCH TRANH CỬ CỦA ROMNEY!
Romney đã có tiếp xúc đầy ẩn ý với Monsanto và đã nhận được sự hỗ trợ từ các quan chức Monsanto. Trong khi Romney chưa hề nắm trong tay văn phòng chính phủ (việc được lobby bởi nhiều tập đoàn nông nghiệp đã không bị phơi bày trong suốt nhiệm kỳ ở vị trí thống đốc bang Massachusette của ông ta), chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta đã cho thấy sự hợp tác ở mức độ cao với các ngành công nghiệp kinh doanh nông sản mà đại diện là cuộc vận động hành lang cho việc kinh doanh ngô.
Có thể cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc vận động tranh cử của Romney có dính líu đến Monsanto đến từ các bổ nhiệm của ông ta cho Ủy ban cố vấn nông nghiệp của chính mình. Ủy ban này có nhiệm vụ tham mưu với Mitt Romney về tất cả vấn đề liên quan đến nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp, được sắp xếp bởi "các chuyên gia" trong ngành. Các chuyên gia này đến trực tiếp từ ngành công nghiệp kinh doanh nông nghiệp và đại diện cho mức độ hợp tác ghê gớm giữa Romney với ngành nông nghiệp lớn.
Randy Russell, một chuyên gia vận động hành lang hàng đầu của tập đoàn Monsanto, đã được bổ nhiệm vào ủy ban này và nhiều khả năng sẽ vẫn tại nhiệm nếu như Romney thắng cử. Sự tham gia của Russell trong ban cố vấn nông nghiệp của Romney đại diện một đường dây trực tiếp giữa chiến dịch tranh cử Romney với tập đoàn Monsanto. Có một sự thật đơn giản rằng việc một chuyên gia vận động hành lang hàng đầu của Monsanto làm công việc cố vấn nông nghiệp với chiến dịch Romney không phải là chưa có tiền lệ, nhưng nó đặt ra câu hỏi: khi nào thì chính sách nông nghiệp của Romney bắt đầu và nỗ lực tác động hành lang của Monsanto chấm dứt?
Bên cạnh Russell, Ủy ban tư vấn Nông nghiệp còn có một số thành viên cộm cán khác (cụ thể 11 người):
* Chuck Conner: Cựu lãnh đạo của Hiệp hội chiết xuất ngô, đây là nhóm lợi ích mạnh nhất trong việc chế biến ethanol nông nghiệp và si-rô ngô tại Mỹ. (xem thêm: https://www.linkedin.com/pub/chuck-conner/12/7/418 )
* Bill Even: Cựu lãnh đạo bộ phận "hạt giống công nghệ cao" của Dupont Chemical, trong đó quản lý kinh doanh hạt giống GMO của Dupont.
( https://www.linkedin.com/pub/bill-even/3b/535/469 )
*Chris Policinski: CEO của công ty Land O Lake, một bên liên quan trong vụ Cỏ linh lăng GMO năm 2007 ở California (đã đề cập ở phần 2).
( http://en.wikipedia.org/wiki/Christopher_Policinski ).
* Tom Nassif: Lãnh đạo Hiệp hội các nhà trồng trọt phương Tây, người nhận hàng ngàn đô la từ quỹ Monsanto.
( http://www.wga.com/directors/tom-nassif )
* Mike Johanns: Một thượng nghị sĩ từ Nebraska đã nhận gần 10.000 USD trong chiến dịch đóng góp từ Monsanto và những người chủ trương ủng hộ ngăn chặn việc ghi nhãn GMO trong đầu những năm 2000, thúc đẩy bởi EU để uỷ quyền công bố thông tin.
[next]
5- ĐẢNG PHÁI VÀ ĐỒNG TIỀN
Việc bầu cử tổng thống là quan trọng, nhưng nó không tồn tại trong "môi trường chân không" - quan điểm của một ứng cử viên đại diện đảng phái là cực kỳ quan trọng đối với chính sách cuối cùng mà họ sẽ thúc đẩy trong cơ quan lập pháp. Đảng Cộng hòa hiện đại đã trở nên tập trung vào các chính sách giảm thuế doanh nghiệp và giảm các quy định về công nghiệp. Cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định về tiêu chuẩn công nghiệp đều vô cùng có lợi cho các tập đoàn lớn, chẳng hạn như Monsanto. Trong khi Monsanto đã kiểm soát đáng kể đối với các nhà quản lý thông qua "Cánh cửa quay pháp lý" của nó, Monsanto vẫn còn dễ bị tổn thương đến các quy định về kinh doanh của mình.
Trong số hai đảng chính trị lớn của Mỹ, những người Cộng hòa thúc đẩy bãi bỏ quy định, trong khi đảng Dân chủ ủng hộ tăng quy định (hoặc đôi khi chỉ đơn giản là duy trì các quy định hiện hành). Nếu được bầu, đó hầu như chắc chắn rằng Romney sẽ ký cam kết vào nền tảng của đảng ông ta là bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế. Không có gì trong tiểu sử của ông này có thể chỉ ra rằng Romney sẽ nhảy dựng lên với đảng của mình về các vấn đề pháp luật, và nó chỉ ra rằng kỷ nguyên tổng thống của Romney sẽ cho phép các cơ quan lập pháp đảng Cộng hòa thông qua đạo luật ủng hộ các công ty mà không sợ bị phủ quyết.
Trong chu kỳ bầu cử vừa qua, đảng Cộng hòa trong cơ quan lập pháp đã nhận 226.000 $ từ Monsanto Công ty, trong khi đảng Dân chủ chỉ nhận được $ 90,500. Rõ ràng là các đảng viên Cộng hòa, như một bên, thân thiết hơn với lợi ích của công ty Monsanto hơn đảng Dân chủ và có khả năng sẽ có kết quả chính sách thuận lợi hơn nếu đảng Cộng hòa kiểm soát chính sách.
KẾT LUẬN
Khi tất cả mọi khía cạnh đã được xem xét, điều không thể phủ nhận là Monsanto có ảnh hưởng ghê gớm đối với cả hai đảng phái chính trị mạnh nhất ở Hoa Kỳ-sự khác biệt duy nhất giữa các ứng cử viên tranh cử là họ LÚN SÂU vào Monsanto tới đâu?! Bất kể người thắng cử là Obama hay Romney trong nhiệm kỳ kế tiếp (2012-2016), Monsanto vẫn sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh khủng khiếp của mình lên nền chính trị ở Washington cũng như tiếp tục thâu tóm khả năng ảnh hưởng của minh lên các chiến dịch vận động hành lang.
1/10/2012- Josh Sager đăng trên The Progessive Cynic.
[next]
_______________________________
QUAN ĐIỂM DỰA TRÊN NHỮNG KẾT LUẬN
Mặc dù tất cả những sự kiện bài viết nhắc đến đã xảy ra - Obama tiếp tục đứng vững ở nhiệm kỳ thứ hai. Năm ngoái Mitt Romney cũng đã có phát ngôn về việc rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Nhà trắng lần thứ 3 song những phân tích trên vẫn giữ nguyên giá trị của nó như là một công thức chung về việc vận hành hệ thống chính trị của Mỹ bằng bàn tay đô la của các tập đoàn kinh tế khổng lồ mà đại diện trong ngành nông nghiệp đó là Monsanto. Về thực chất, đó là ngành tập trung sức mạnh trọng tâm vì như những lời "thành thật" đã thốt ra từ miệng H.Kissinger: “Who controls the food supply controls the people; who controls the energy can control whole continents; who controls money can control the world.” (ai kiểm soát được nguồn lương thực-kiểm soát được loài người, ai kiểm soát năng lượng-kiểm soát được cả châu lục, ai kiểm soát đồng tiền có thể kiểm soát cả thế giới).
Đối với Monsanto và các dữ kiện về cuộc vận động tranh cử vừa qua, công thức chung đó cụ thể là:
QUYÊN TIỀN: Trong khi nó thường rất khó để làm sáng tỏ từ các trang web lớn về đồng tiền chính trị, nhiều nguồn trong số đó đã được lọc qua SuperPACs, chúng ta biết rằng Romney đã nhận nhiều tiền hơn đáng kể từ các doanh nghiệp nông nghiệp so với Obama. Theo www.opensecrets.org, Mitt Romney đã nhận 4.075.531 $ trong chiến dịch đóng góp từ doanh nghiệp nông nghiệp Mỹ, trong khi Barack Obama đã chỉ nhân $ 1.377.503 từ những lợi lộc. Như bạn có thể thấy, cả hai ứng cử viên đang "cùng xuồng" với các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp ở mức độ nào, nhưng Romney đã nhận nhiều gấp 3 lần tiền mà Obama có từ ngành công nghiệp đặc biệt này. Điều quan trọng là cần lưu ý rằng những con số này có thể thấp hơn so với số tiền thực tế quyên góp vì một phần lớn số tiền được chi đó theo SuperPACs là tiền đen, nơi không có tiết lộ nguồn. Sự chênh lệch lớn trong việc gây quỹ kinh doanh nông nghiệp giữa các ứng viên dựa vào sự ưu ái của các tập đoàn dành cho con đường Tổng thống của Romney. Các tập đoàn tặng tiền cho các chính trị gia như một sự đầu tư và ảnh hưởng tương lai đến chính sách có lợi cho họ, nó là rõ ràng rằng họ thích tầm nhìn Romney hơn tầm nhìn Obama.
ĐẢNG PHÁI: Vai trò Tổng thống là quan trọng, nhưng các cơ quan lập pháp mới là nơi mà chính sách được thực hiện. Do đó, đảng phái liên kết với các ứng cử viên Tổng thống có thể cực kỳ quan tâm đến các chính sách sẽ được thông qua. Romney thuộc đảng Cộng Hòa và Obama thuộc đảng Dân chủ, và người giành chức Tổng thống sẽ có tầm ảnh hưởng lên chương trình nghị sự quốc gia theo chiều hướng đại diện cho ý chí của đảng đại diện. Trong chu kỳ bầu cử vừa qua, đảng Cộng hòa trong cơ quan lập pháp đã nhận 226.000 $ từ Tập đoàn Monsanto , trong khi đảng Dân chủ chỉ nhận $ 90,500. Đảng Cộng hòa có trụ sở tại trung tâm của đất nước và miền Nam, đa phần trong các khu vực đó phụ thuộc vào các trang trại nông nghiệp lớn phục vụ trong các ngành công nghiệp ưu tiên, vì sự phụ thuộc này xuất phát từ lợi ích trực tiếp từ ngành nông nghiệp và các đảng viên Cộng hòa có quan điểm chính trị thân thiện với nông nghiệp hơn đảng Dân chủ rất nhiều và dường như ủng hộ các Tập đoàn nông nghiệp như Monsanto mạnh mẽ hơn nhiều.
Từ sự chênh lệch đầu tư giữa các đảng phái, nó thể hiện rằng đảng Cộng hòa hoàn toàn thống nhất ý chí chính trị trong việc giảm thuế và giảm qui định. Giảm thuế doanh nghiệp và loại bỏ các qui định (như đối với FDA) mang lại lợi ích lớn cho các tập đoàn và các ông chủ của nó, do đó các Tập đoàn này có xu hướng ủng hộ đảng Cộng hòa hơn.
Romney làm tổng thống sẽ giúp đảng Cộng hòa hợp pháp hóa các doanh nghiệp "thân thiện" mà không sợ bị phủ quyết. Sự tối giản này trong quá trình hành pháp làm giảm đi khó khăn trong việc thông qua luật (và loại bỏ các qui định) có lợi cho Monsanto, và dẫn đến những kết quả thuận lợi cho tập đoàn này- có vẻ như Monsanto biết điều đó, và đã đang đầu tư tương xứng cho các đóng góp chính trị dành cho mình. Điều đó giải thích cho khoản đầu tư gấp 3 lần dành cho Romney, mặc dù thì cuối cùng Obama vẫn dành chiến thắng với tỉ lệ phiếu sít sao trong cuộc chạy đua nghẹt thở thời điểm cuối năm 2012. Nhưng đó cũng chẳng phải là vấn đề mà Monsanto quá lo ngại, vì thực tế cho thấy điều đó!
QUY ĐỊNH: Mặc dù Obama và đảng Dân chủ thể hiện sự ít ngọt ngào hơn đảng Cộng hòa đối với Monsanto, nhưng những phân tích ở trên (phần 1+2) cho thấy quyền lực của Monsanto đủ lớn và thừa sức khiến các cơ quan hành pháp phải có những hành động có lợi cho mình.
Năm 2012, khi các nhà lập pháp tại Vermont báo hiệu họ có thể thông qua một đạo luật buộc ghi nhãn GMO, Monsanto đe dọa sẽ khởi kiện tiểu bang này, khiến Thống đốc phải lùi bước. Đó là khi Sanders đầu tiên giới thiệu điều chỉnh của mình, với phiên bản Thượng viện của Farm Bill 2012, nơi nó bị dập tắt bởi một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 26/73. 2012 Farm Bill bị đình trệ trước khi nó có thể được hoàn thành, trong khi Quốc hội đã bị phân tâm bởi các cuộc bầu cử quốc gia. Thậm chí ở thời điểm 1 năm sau khi Obama và đảng Dân chủ lên nắm quyền, tình hình vẫn không có gì khác biệt: 27/71, trong bối cảnh thực phẩm qua sơ chế ở Mỹ chiếm đến 80% là biến đổi gene- 94% các giống đậu nành,90% hạt cải, 88% tổng số giống ngô ở Mỹ đều là các sản phẩm biến đổi gene. Điều đó cho thấy quyền lực của Monsanto trên thị trường nông sản lớn đến đâu.
Chúng ta cũng đã biết vào giữa những thập niên 90 Monsanto đã phát triển những hạt giống biến đổi gene, chúng được đăng ký bản quyền và điều tệ hại hơn họ trồng chúng trên những cánh đồng bạt ngàn miền Trung và Tây nước Mỹ. Có lẽ sự việc này không nằm ngoài dự đoán của Monsanto, các cây trồng GMO bắt đầu thụ phấn chéo sang các trang trại của nông dân trồng cây tự nhiên như một thứ bệnh dịch không thể kiểm soát. Kết quả là các hộ nông dân nghiễm nhiên trở thành đối tượng xâm phạm đối với Monsanto. Vụ việc tiêu biểu nhất diễn ra năm 2009, khi Monsanto bất ngờ khởi kiện một hộ nông dân độc lập vì "vi phạm bản quyền" . Tại tòa án tối cao, Monsanto tuyên bố quyền sở hữu của mình trên cánh đồng đã bị lai giống bất chấp mọi sự thanh minh rằng việc thụ phấn chéo và các điều kiện môi trường tự nhiên khác là không thể kiếm soát được. Cuối cùng tòa án đã ra phán quyết đứng về phía Monsanto, yêu cầu bất cứ người nông dân nào "cấy giống" GMO của Monsanto trên cánh đồng của mình phải bị tiêu hủy và bồi thường cho Monsanto!!!!
Trở lại những gì diễn ra sau khi Obama tái đắc cử, ông này đã ban hành dự luật HR933 vào tháng 3/2013-thứ những người phản đối đặt tên là "Đạo luật bảo vệ Monsanto". Các điểm chính trong đó:
1- "Đạo luật bảo vệ Monsanto" ngăn chặn hiệu quả việc các tòa án liên bang có thể tạm ngừng việc kinh doanh hoặc trồng trọt các giống cây trồng GMO hoặc GE(gene engineered: gene được chế tạo), bất chấp những vấn đề về sức khỏe có thể nổ ra trong tương lai. Điều này đương nhiên mở ra con đường rộng thênh thang cho Monsanto trong việc kinh doanh của mình, và các nông dân sẽ trở nên bế tắc trong sự xâm lăng của các giống cây trồng GMO khi các tòa án vốn dĩ bảo vệ Monsanto thì nay đã được hợp thức hóa trong luật.
2-Ngôn ngữ trong điều khoản dường như đã được ghi trong sự câu kết với Monsanto. Các nhà lập pháp và các công ty làm việc với nhau để xây dựng pháp luật không phải là một hiện tượng hiếm hoi trong thời đại ngày nay. Roy Blunt, đảng viên Đảng Cộng hòa bang Missouri, thực sự đã làm việc cho Monsanto trong việc xây dựng điều khoản trên có hiệu lực trong việc cho phép họ tiếp tục bán hạt giống, sau đó có thể là tiếp tục được trồng, thậm chí là ngay cả khi nó được tìm thấy là có hại cho người tiêu dùng đi nữa. Trong khi những người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải mua những giống cây này.
Đó chỉ là một ví dụ khác minh chứng việc các tập đoàn uốn cong Quốc hội phục vụ cho ý chí của mình, nó là một trong những ví dụ có thể có những rủi ro cho sức khỏe cộng đồng.
3- Nhiều thành viên của Quốc hội là dường như không biết rằng "Đạo luật bảo vệ Monsanto" thậm chí còn tồn tại trong gói chi tiêu mà họ đã bỏ phiếu. HR 933 là một khoản chi tiêu nhằm ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ và đảm bảo rằng chính phủ liên bang sẽ tiếp tục để có thể trả các hóa đơn của mình. Nhưng Trung tâm An toàn thực phẩm vẫn cho rằng nhiều đảng Dân chủ trong Quốc hội đã không hề biết rằng điều khoản này đã được đưa vào trong luật:
"Bí mật đằng sau hậu trường thương vụ này, Thượng nghị sĩ [Barbara] Mikulski đã quay lưng lại với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và nông dân có lợi cho sự an toàn của các công ty công nghệ sinh học như Monsanto," Andrew Kimbrell, giám đốc điều hành của Trung tâm an toàn thực phẩm, cho biết trong một tuyên bố. "Sự lạm dụng quyền lực này không phải là cách lãnh đạo mà công chúng đã mong đợi từ Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mikulski hoặc đa số tại Thượng viện.
4- Tổng thống cũng đã không làm gì để ngăn chặn nó. Vào thứ ba (26/3/2013), Tổng thống Obama đã ký HR933, trong khi cả quốcc gia đang hướng sự chú ý vào luật hôn nhân đồng tính và tòa án Tối cao Mỹ mải nghe tranh luận liên quan đến Dự luật 8 của California. Nhưng chỉ vì dư luận và truyền thông hướng sự chú ý đến hôn nhân đồng tính không có nghĩa là những người khác không làm hết sức mình để thể hiện sự phản đối của mình lên "đạo luật bảo vệ Monsanto". Thực tế, hơn 250.000 người đã ký vào bản kiến nghị phản đối HR933. Và thậm chí những người biểu tình "Dân chủ cho thực phẩm ngày nay" đã chiến đấu trực tiếp với Obama, biểu tình ngay trước cửa Nhà trắng đối với khoản 735 của dự luật. Nhưng ông ta vẫn ký.
5- HR933 cho thấy luật pháp đứng về phía những kẻ có tiền và quyền lực, phán quyết của Tòa án là ĐẶC ÂN, chứ không phải là LẼ PHẢI hay SỰ THẬT. Đó là tính hệ thống trong nền chính trị Mỹ, chứ không phải vấn đề ai lên làm Tổng thống, dù đó là Obama hay Mitt Romney đi nữa!?
BỔ NHIỆM CHÍNH PHỦ: Cả Obama và Romney đã thể hiện sự sẵn sàng của họ trong việc chỉ định các đại diện của Monsanto để tư vấn cho các vị trí cấp cao trong chính phủ. Obama bổ nhiệm Michael Taylor cho FDA và Romney đã đặt tên một số chuyên gia vận động hành lang Monsanto cho ban cố vấn nông nghiệp của mình.
Năm 2013, dư luận đã có sự phản ứng gay gắt với 71 thượng nghị sỹ đã bỏ phiếu chống dự luật sửa đổi Farmbill 2013 cho việc bắt buộc dán nhãn sản phẩm biến đổi gene. Sự thật là số phiếu chống còn ít hơn cả năm 2012 (73 phiếu) nhưng phản ứng gay gắt từ dư luận đi kèm với sự thất vọng trước những hứa hẹn mà Obama đưa ra tranh cử: "let folks know when their food is genetically modified, because Americans have a right to know what they're buying." < https://vimeo.com/29997344 >
Một chiến dịch được nổ ra từ những người chống Monsanto, họ vạch mặt 71 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại dự luật dán nhãn trên. Rất nhiều các trang web chống lại GMO đưa ra danh tính của 71 vị chính khách này, gây sức ép cho sự thay đổi.
Có lẽ không khó để xác định trong số 71 chính khách phản đối dán nhãn MGO, có bao nhiêu người trong số họ dính dáng quyền lợi với Monsanto?!?
_____
Song song với đó, các cuộc biểu tình qui mô toàn cầu chống lại Monsanto cũng được tổ chức vào ngày 25/5/2013 và rải rác tại mọi thời điểm!
Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta thì... http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/195116/ngo-bien-doi-gen--the-gioi-lo-so--viet-nam-nhap-ve.html (!)
Và bảng "phong thần" của ngành nông nghiệp biến đổi gene!
Xin được nhường lại cái kết cho tương lai ngành nông nghiệp Việt Nam!...
-HẾT-
MONSANTO- điều khiển nguồn cung cấp lương thực tức là điều khiển được con người! |
Bất cứ ai nằm trong đó, đều phải phục vụ lợi ích của Monsanto.
Thêm nữa, Monsanto cũng kiểm soát "các chỉ định" chìa khóa đối với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ( USDA) và Cục quản lý thực phẩm và Y dược (FDA).
***
Trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012, người dân Mỹ đã phải lựa chọn giữa đương kim Tổng thống B.Obama(D) và Mitt Romney(R). Với lựa chọn đó, công chúng Mỹ sẽ quyết định ai đặt ra ra tiếng nói cho chính sách quốc gia và được trao quyền hành pháp đối với chính phủ.Có nhiều cách để xem xét các ứng cử viên tổng thống tiềm năng, nhưng một trong số đó là nhìn vào hành động và liên kết trong quá khứ để dự đoán họ sẽ hành động trong tương lai; trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về các hành động quá khứ của cả Tổng thống Barack Obama và ứng cử viên Mitt Romney liên quan đến nông sản khổng lồ của Tập đoàn Monsanto.
Khi O3ma đã phục vụ một nhiệm kỳ trong vai Tổng thống, sẽ có một sự phỏng đoán nho nhỏ để tiên lượng những gì ông sẽ làm trong vấn đề Monsanto nếu ông được trao thêm một nhiệm kỳ thứ hai-hành động của ông ta có trọng lượng hơn bất kỳ bài diễn thuyết nào. Một chính trị gia có thể ủng hộ một cách hùng hồn điều gì đó trong suốt buổi diễn thuyết, nhưng những vấn đề thực sự chính là các lựa chọn chính sách thực tế của họ chứ không phải là những lời lẽ nằm trong kịch bản! Trong suốt nhiệm kỳ đầu của mình, Tổng thống B.O đã chủ trì việc thông qua một số sáng kiến pháp lý "thân thiện" với Monsanto và đã bổ nhiệm nhiều người có liên quan tới Monsanto vào các vị trí cao.
1 - MONSANTO - LUẬT PHÁP: MỐI QUAN HỆ THÂN THIẾT
Trong suốt 4 năm Obama làm Tổng thống, chính phủ liên bang đã có một số cơ hội thông qua luật và điều hành các đề xuất có ảnh hưởng đến Monsanto. Trong số các đề xuất liên bang, kế hoạch "nạn đói Châu phi 2010" và "Luật nông nghiệp-Farm Bill 2012" trình bày những ví dụ quan trọng nhất về thái độ thân thiết của chính quyền Obama với Monsanto.
Năm 2010, Obama đã thúc đẩy một dự án nhân đạo tập trung vào việc tăng cường nguồn cung cấp lương lực cho các khu vực nghèo đói ở Châu Phi - khi những ý tưởng của chương trình này là rất đáng ngưỡng mộ, việc thi hành bày ra một cơ hội tuyệt vời cho các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp như Monsanto. Để giải quyết vấn đề nạn đói ở châu Phi, chính quyền Obama đã hợp tác với nền công nghiệp chăn nuôi lớn và các hoạt động biến đổi gene, dưới sự bảo trợ mà các tổ chức này có thể sản xuất số lượng lớn thức ăn một cách nhanh chóng.
(FILE *.pdf dự án: http://www.feedthefuture.gov/sites/default/files/country/strategies/files/FTF_2010_Implementation_Plan_Southern_Africa.pdf )
Bằng cách đưa ra vài tỷ đô la cho các doanh nghiệp nông nghiệp, một trong số đó là Monsanto, "Nam Phi-kế hoạch tài khóa năm 2010" dự định thúc đẩy sự mở rộng của các doanh nghiệp vào việc cung cấp lương thực cho châu Phi. Khi tập trung vào việc thúc đẩy công nghiệp, trồng trọt cánh đồng đơn tính và những sản phẩm biến đổi gene thay vì đầu tư vào các trang trại địa phương, chính quyền Obama đã tạo ra một tình huống mà Monsanto có thể làm tăng lợi nhuận của mình. Là một đối tác trong chương trình châu Phi của chính quyền Obama, Monsanto sẽ được trợ cấp để mở rộng thị trường nông nghiệp châu Phi. Sự mở rộng này là nhằm mục đích tăng nguồn cung cấp lương thực ở châu Phi, nhưng nó sẽ có những hậu quả không lường trước được của việc thúc đẩy sự thôn tính các thị trường lương thực châu Phi của Monsanto.
Khi Monsanto giành được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường lương thực Châu Phi trong đó có khả năng đưa ra các mức trợ cấp được cung cấp bởi chính phủ Mỹ - họ sẽ có khả năng tập trung các nông dân địa phương lại và thâu tóm thị trường thực phẩm vô cùng lớn của Châu Phi; Monsanto có thể cung cấp các loại cây trồng nhiều hơn so với bất kỳ người nông dân địa phương và ở một mức giá thấp hơn, do đó nó có khả năng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của nông dân địa phương (chính xác đó là những gì đang diễn ra tại Mỹ, khi những người nông dân chỉ là những kẻ làm thuê cuốc mướn trên chính cánh đồng của mình! Khi Monsanto hay các tập đoàn độc quyền thao túng thị trường, người nông dân buộc phải ký hợp đồng cung ứng, buộc phải chạy theo chuỗi đầu tư khổng lồ). Sự thâu tóm thị trường lương thực của Châu Phi bởi Monsanto nghĩa là có thêm thực phẩm, nhưng nó sẽ được cung cấp bởi Monsanto nhiều hơn là các trang trại nhỏ lẻ ở châu Phi và các nông dân địa phương của châu Phi sẽ dần dần bị loại khỏi vòng kinh doanh. Rõ ràng, Monsanto sẽ đẩy người nông dân địa phương ra khỏi thị trường và sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn là đặt nó vào tay nông dân địa phương hay nền kinh tế địa phương ở Phi Châu.
Đó là rõ ràng rằng Monsanto thấy kế hoạch nạn đói châu Phi là có lợi cho kinh doanh của mình, như Hugh Grant - CEO hiện nay của Monsanto - đã nói điều này trong phản hồi về Đề xuất Châu phi: "Tôi rất vui mừng được ở đây tham gia vào cuộc trò chuyện này vì tôi tin cam kết của khu vực công và tư nhân là cần thiết và có thể hỗ trợ sự chuyển đổi trong nông nghiệp châu Phi". Sự thay đổi đó Grant hình dung là một trong những nơi canh tác công nghiệp quy mô lớn thay thế cho các trang trại nhỏ lẻ địa phương và cung cấp các loại cây trồng sản xuất hàng loạt. Trong tình hình đó, cơn đói giảm đi, nhưng đó là các tập đoàn đa quốc gia chứ không phải người dân địa phương làm nông nghiệp và họ vơ vét hầu hết lợi nhuận.
- Tại sao quyền phó chủ tịch Monsanto lại điều hành FDA? - Tại sao luật sư đại diện cho Monsanto lại ngồi vào ghế TÒA ÁN TỐI CAO? |
Trong tổng thể, luật được thông qua dưới chính quyền Obama có lợi cho các doanh nghiệp đại nông nghiệp, một trong số đó là Monsanto. Lượng rất nhỏ đã được thực hiện để tăng quy chế trong sản xuất GMO và một số luật đã được thông qua có lợi trực tiếp cho các tập đoàn như vậy.
(Về farm bill: http://fpc.state.gov/documents/organization/104270.pdf )
[next]
2 - QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ - "TAY CHÂN" CỦA MONSANTO
Monsanto là một doanh nghiệp rất lớn và có quyền kiểm soát một số lượng đáng kể của kinh doanh nông nghiệp và thị trường sinh vật biến đổi gen. Cả hai thị trường nông nghiệp và biến đổi gen đều liên quan đến vấn đề an toàn công cộng lớn (Vd: An toàn thực phẩm), do đó Monsanto sẽ bị ảnh hưởng nặng nề dưới các quy định liên bang (hoặc quy định tiềm năng) nhắm vào hoạt động kinh doanh của mình - Lớn nhất trong số đó đến từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA] và Cục Quản lý Thực phẩm và Y Dược. Nếu các quy định và yêu cầu ghi nhãn sản phẩm được tăng lên, lợi nhuận của công ty Monsanto sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp; ngược lại, nếu quy định như vậy được giữ ở mức thấp, thì công ty như Monsanto sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn.
Một quan chức của Monsanto từng nói với New York Times rằng công ty không cần phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của các sản phẩm thực phẩm của mình. "Monsanto không cần phải ban cho người nào sự an toàn của thực phẩm công nghệ sinh học", Phil Angell, giám đốc truyền thông của công ty Monsanto cho biết. "Mối quan tâm của chúng tôi là bán càng nhiều càng tốt. Đảm bảo an toàn của nó là công việc của FDA."
Do những quyền lợi mà Monsanto có trong việc kiểm soát quy định có ảnh hưởng đến kinh doanh của mình, nó đã đầu tư cho các chính trị gia và trong cả viêc thúc đẩy các bổ nhiệm vị trí cho người của chúng vào các vị trí trong chính phủ Mỹ. Như được nêu ra, Monsanto đã thành công trong việc giữ gánh nặng pháp lý của nó ở mức thấp và lấy đại diện của mình vào các vị trí trong chính phủ Mỹ. Sự xâm nhập vào các cơ quan pháp quy bởi các yếu nhân của công ty được đề cập ở đây được gọi là "cánh cửa quay pháp lý" (Regulatory revolving door). Các cá nhân làm việc cho ngành công nghiệp đi làm việc cho chính phủ, thực hiện quy chế công khai, và sau đó quay trở lại khu vực tư nhân sau khi rời khỏi các dịch vụ công. Các thông tin dưới đây minh họa cho một vài ví dụ về những cánh cửa quay vòng giữa Monsanto và chính phủ Hoa Kỳ:
Trong khi có rất nhiều điểm trùng lặp giữa Monsanto và Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Obama, ba kết nối quan trọng nhất là của Michael Taylor, Roger Beachy, và Siddiqui - cả ba thuộc các công ty thành viên của Monsanto được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao trong chính phủ của chính quyền Obama.
Chính quyền Obama bổ nhiệm Michael Taylor, Phó chủ tịch trước của Monsanto và nhân vật lobby của Monsanto hiện nay, với vai trò cố vấn cấp cao tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược [FDA].
Michael Taylor |
Điều gần như không thể tranh cãi là sự chỉ định này mang lại lợi ích to lớn cho Monsanto và những xung đột không thể phủ nhận giữa các miếng lợi ích dành cho Taylor. Với thực tế rằng, Taylor là chuyên gia vận động hành lang của Monsanto, được nuôi dưỡng bởi ngành nông nghiệp khổng lồ, ta có đầy đủ lý do để giả định rằng mọi cố vấn ông ta đưa ra cho FDA đều hướng đến việc giúp cho ông chủ của mình giảm gánh nặng pháp lý và tăng thêm lợi nhuận. Việc Taylor làm việc cho ai, hoàn toàn không phải là điều bí mật và chúng ta hoàn toàn có thể cho rằng chính quyền Obama thừa biết họ đã bổ nhiệm ai khi họ làm việc đó!
Roger Beachy |
Roger Beachy, Giám đốc Trung tâm Khoa học thực vật Danforth (một tổ chức của Monsanto), được sự bổ nhiệm của chính quyền Obama làm Giám đốc Viện Thực phẩm và Nông nghiệp(NIFA) của USDA.
NIFA là một bộ phận của USDA Trong đó Tập trung vào việc tài trợ cho nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như phát triển những cách hiệu quả hơn để sản xuất thực phẩm. Như là một trung tâm chính thẩm duyệt tài trợ của USDA, văn phòng NIFA có khả năng chấp nhận hoặc từ chối các khoản tài trợ nghiên cứu nông nghiệp. Bằng cách trao quyền điều hành NIFA cho Beachy, chính phủ Obama đã giúp Monsanto liên kết các vị trí quyền lực nhất trong việc phân phối các khoản tài trợ nghiên cứu nông nghiệp. Không cần phải nói, sự bổ nhiệm này là một lợi ích rất lớn cho Monsanto và là tin xấu cho bất kỳ Tập đoàn nào dám đối đầu với gã khổng lồ ngành nông nghiệp.
Islam Siddiqui |
Islam Siddiqui, một chuyên gia vận động hành lang khác của Monsanto, được bổ nhiệm giữ chức vụ Đại diện Thương mại Nông nghiệp của chính quyền Obama.
Đại diện thương mại được giao nhiệm vụ xúc tiến thương mại hàng hóa trong lĩnh vực chỉ định của họ (ví dụ. đại diện thương mại nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các loại cây trồng của Mỹ). Khi Monsanto đang có quyền kiểm soát trong tay nền sản xuất ngô của Mỹ, việc bổ nhiệm một chuyên gia vận động hành lang cho Monsanto đến vị trí của người đại diện thương mại là một lợi ích lớn cho công ty này. Trọng trách chính phủ của Siddiqui là thúc đẩy việc xuất khẩu các loại cây trồng của Mỹ và nhiệm vụ cho Monsanto của ông là thúc đẩy việc bán cây trồng Monsanto- không thể phủ nhận rằng hai nhiệm vụ này tạo ra một xung đột lợi ích và nó chỉ có thể dẫn đến việc Siddiqui đại diện cho lợi ích của Monsanto cũng như thể là đại diện cho lợi ích của Hoa Kỳ (đó là sự thật đầy mai mỉa cho người dân Mỹ!).
Sự bổ nhiệm Elena Kagan
Những thẩm phán được bổ nhiệm bởi Tổng thống vào Tối cao pháp viện là một trong những sự cống hiến quan trọng và bền bỉ nhất mà mỗi Tổng thống đem đến cho Hoa Kỳ. Trong suốt nhiệm kỳ đầu, Obama chỉ định hai thẩm phán, một trong số đó là bà Elena Kagan- cựu Tổng cố vấn pháp lý của Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian của mình là Tổng cố vấn pháp luật, Kagan đã đệ đơn tóm tắt trong việc hỗ trợ cho Monsanto.
Elena Kagan là một trong chín thẩm phán tối cao pháp viện, được Obama đề cử năm 2010. |
Năm 2007, Monsanto đã bị kiện bởi những người nông dân trồng cỏ linh lăng ở California- những người nông dân cho rằng cây trồng của họ đã bị gây ô nhiễm do thụ phấn chéo với cây biến đổi gen của Monsanto. Sau khi giành được những chiến thắng pháp lý ban đầu và nhận được lệnh bảo đảm gây trồng cây biến đổi gen của mình, Monsanto kháng cáo và cuối cùng vụ án cũng được đẩy lên tới Pháp viện tối cao. Mặc dù thực tế rằng chính phủ Hoa Kỳ không quan tâm tới vụ cỏ linh lăng của Monsanto nhưng Kagan-Tổng cố vấn pháp lý đã viết một bản "Amicus"(*) tóm tắt có lợi cho Monsanto. (* xem Amicus Curiae : http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_ix.html )
Không một ai biết lý do tại sao bà Tổng cố vấn pháp lý lại quyết định dính líu đến vụ án cỏ linh lăng, nhưng đó là một động thái không bình thường của một cá nhân-đáng-lý-ra là trung lập; không có lý do hợp lý nào buộc chính phủ Mỹ phải can thiệp vào vụ án này! Trong khi chúng ta không biết lý do giải thích cho bản tóm tắt đó, nó cũng đã làm cho nhiều người tin rằng bà Tổng cố vấn có lẽ đã "cảm thông" cho lợi ích của Monsanto...
Thực ra trong tổng số 9 thẩm phán tối cao của Pháp viện Hoa kỳ, còn có một "nhân lực" của Monsanto nữa. Đó chính là Thẩm phán Clarence Thomas-được chỉ định bởi tổng thống G.Bush năm 1991; Thẩm phán tối cao da màu thứ hai của lịch sử Hoa kỳ! (Nhưng chúng ta không đi sâu vào nhân vật này vì nằm ngoài khuôn khổ bài viết!)
* Ann Veneman- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(2001-2005)-Giám đốc điều hành UNICEF 2005-2010 cũng từng trong Hội đồng quản trị của Calgene, công ty con của tập đoàn Monsanto.
Ann Veneman
Donald Rumsfeld
*Donald Rumsfeld- Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (2001-2006), trong Hội đồng quản trị Công ty dược Searle- thuộc tập đoàn Monsanto.
Tommy Thompson
*Tommy Thompson- Bộ trưởng Bộ Y tế và An sinh Xã hội Hoa Kỳ (2001-2005), nhận 50,000$ lobby của Monsanto trong chiến dịch tranh cử chức Thống đốc bang Wisconsin (1987-2001) trước khi ông này làm Bộ trưởng.
[next]
3 - CÁC MỐI QUAN HỆ LÀM ĂN CỦA ROMNEY VỚI MONSANTO!
Năm 1977, Bain Capital - công ty mà Romney điều hành, nơi mang lại gần như tổng thu nhập cho Romney- bắt đầu như là một công ty tư vấn doanh nghiệp; Monsanto là một trong những khách hàng lớn đầu tiên của Bain. Các mối quan hệ nhiều triệu Dollas giữa Bain và Monsanto kéo dài suốt 1977-1985 đã có những ảnh hưởng đáng kể lên hai tập đoàn. Bain Capital và các nhân viên cấp cao của nó đã kiếm rất nhiều tiền từ mối quan hệ với Monsanto và thu về lượng lớn các khách hàng thông qua đó. Monsanto với những tư vấn kinh doanh từ Bain và những thành công gần đây của tập đoàn này về sản phẩm MGO là đủ cơ sở truy nguyên cho các ý kiến rằng Mitt Romney đã trở thành "những người quản trị" Monsanto.
Mitt Romney là nhà đồng sáng lập Bain Capital cùng với Bill Bain(bên phải)-ảnh chụp năm 1990. Bain bị lật đổ năm 1991 và Romney trở thành CEO của Bain&Company,inc. trong những năm 1991-1992. |
Theo Tiến sĩ Earl Beaver, Giám đốc Xử lý chất thải của Monsanto trong thập niên 1970-1980, Romney là một trong những người ủng hộ chính của Monsanto trong ngành công nghiệp sinh hóa và công nghệ sinh học. Để đối phó với vụ bê bối lớn xung quanh Monsanto trong việc tạo ra các "chất độc da cam" (một loại vũ khí hóa học mạnh mẽ đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam), Romney đã đề xuất với Hội đồng quản trị Monsanto hướng vào các phi vụ làm ăn ít gây xì-căng-đan hơn việc tạo ra các loại vũ khí sinh hóa- sự thay đổi này sẽ giúp giảm các tiêu cực truyền thông nhận được và sẽ giúp cải thiện hình ảnh Monsanto trong mắt công chúng (từ đó dễ kiếm tiền hơn). Việc tạo ra các sinh vật được thiết kế sinh học từng là một ngành công nghiệp phát triển suốt cuối thế kỷ 20 và Monsanto- một phần nhờ vào sự cố vấn của Romney- đã bắt đầu đầu tư vào các bộ phận nghiên cứu sản xuất thực phẩm GMO như là một ngành công nghiệp mới.
Patrick Graham, một thành viên sáng lập của Bain Capital, cho biết như sau về việc ông Romney với Monsanto: "Đóng góp quan trọng nhất Bain làm cho Monsanto là sự kết luận rằng-cơ hội lớn nhất là mang đến một sản phẩm có giá trị hoàn toàn mới, cụ thể là công nghệ sinh học và thuốc diệt cỏ, đến với ngành công nghiệp chăn nuôi Mỹ, đậu nành và các sản phẩm khác."
(Tìm hiểu thêm vai trò của Graham xung quanh Romney tại đây: http://www.theknoxstudent.com/news/2012/10/24/the-man-behind-mitt-romney/ )
Vì được các nhân viên cấp cao làm việc tại Monsanto tin tưởng, Romney đã có ảnh hưởng đáng kể trong đường lối doanh nghiệp - đưa ra cho Monsanto và cụ thể là thành công trong việc thuyết phục các lãnh đạo công ty tập trung nhắm vào các sản phẩm GMO hơn là các loại thuốc trừ sâu thông thường. Romney đã nhìn thấy nước cờ trong GMO như là một cách để tránh né dư luận về vụ Chất độc da cam và thuốc trừ sâu DDT, do đó cải thiện nhận thức về công ty.
Trong khi có rất nhiều cách mà người ta có thể nhìn vào lịch sử của Romney (những ai không thích GMO sẽ đổ lỗi cho ông ta vì đã giúp tạo ra số lượng lớn nhất các sản phẩm GMO, trong khi những người làm việc với Monsanto có thể sẽ cám ơn ông về lời khuyên kinh doanh có lợi nhuận), có hai điều mà ai cũng có lý do hợp lý để công nhận về ứng cử viên Tổng thống Romney và Monsanto:
1- Romney đề nghị Monsanto chuyển đổi ngành công nghiệp của nó để tạo ra biến đổi gen, do đó không thể phủ nhận rằng ông ta thấy GMOs là một đầu tư tốt; nếu ông ta không nhìn thấy GMO như là một cách tốt để kiếm tiền, ông ta sẽ không bao giờ đề nghị Monsanto đi đến sự chế tạo ra GMO trong nhiệm kỳ của mình như là một nhà tư vấn. Sự hỗ trợ khu vực tư nhân của Romney cho GMO sẽ che mờ đi mọi chính sách có lợi cho GMO và điều đó sẽ làm cho việc thuyết phục ông ta ủng hộ những "hóa đơn" chống lại GMO.
2- Romney làm việc cho Monsanto hàng năm trời và có nhiều mối quan hệ bên trong Monsanto. Nếu Romney thắng cử, Monsanto sẽ có quyền tiếp cận Tổng thống lớn chưa từng có, chỉ cần vin vào thực tế rằng Romney đã có kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp hình thành trong suốt quá trình làm việc ở Monsanto với Bain Capital ( kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp của ông ta chỉ đến từ Monsanto chứ không hề đến từ công việc xung quanh các tổ chức nông nghiệp khác). Chúng ta đã thấy rõ điều này, trong việc bổ nhiệm một số chức danh đại diên cao cấp của Monsanto cho các vị trí cố vấn trong Chiến dịch tranh cử của Romney.
[next]
4- MỐI LIÊN HỆ CỦA MONSANTO VỚI CHIẾN DỊCH TRANH CỬ CỦA ROMNEY!
Romney đã có tiếp xúc đầy ẩn ý với Monsanto và đã nhận được sự hỗ trợ từ các quan chức Monsanto. Trong khi Romney chưa hề nắm trong tay văn phòng chính phủ (việc được lobby bởi nhiều tập đoàn nông nghiệp đã không bị phơi bày trong suốt nhiệm kỳ ở vị trí thống đốc bang Massachusette của ông ta), chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta đã cho thấy sự hợp tác ở mức độ cao với các ngành công nghiệp kinh doanh nông sản mà đại diện là cuộc vận động hành lang cho việc kinh doanh ngô.
Có thể cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc vận động tranh cử của Romney có dính líu đến Monsanto đến từ các bổ nhiệm của ông ta cho Ủy ban cố vấn nông nghiệp của chính mình. Ủy ban này có nhiệm vụ tham mưu với Mitt Romney về tất cả vấn đề liên quan đến nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp, được sắp xếp bởi "các chuyên gia" trong ngành. Các chuyên gia này đến trực tiếp từ ngành công nghiệp kinh doanh nông nghiệp và đại diện cho mức độ hợp tác ghê gớm giữa Romney với ngành nông nghiệp lớn.
Randy Russell, một chuyên gia vận động hành lang hàng đầu của tập đoàn Monsanto, đã được bổ nhiệm vào ủy ban này và nhiều khả năng sẽ vẫn tại nhiệm nếu như Romney thắng cử. Sự tham gia của Russell trong ban cố vấn nông nghiệp của Romney đại diện một đường dây trực tiếp giữa chiến dịch tranh cử Romney với tập đoàn Monsanto. Có một sự thật đơn giản rằng việc một chuyên gia vận động hành lang hàng đầu của Monsanto làm công việc cố vấn nông nghiệp với chiến dịch Romney không phải là chưa có tiền lệ, nhưng nó đặt ra câu hỏi: khi nào thì chính sách nông nghiệp của Romney bắt đầu và nỗ lực tác động hành lang của Monsanto chấm dứt?
RANDY RUSSELL- Chủ tịch the Russell Group- đại diện Monsanto từ 1980s, chi 2,4 triệu đô cho việc lobby từ 1998! |
Bên cạnh Russell, Ủy ban tư vấn Nông nghiệp còn có một số thành viên cộm cán khác (cụ thể 11 người):
* Chuck Conner: Cựu lãnh đạo của Hiệp hội chiết xuất ngô, đây là nhóm lợi ích mạnh nhất trong việc chế biến ethanol nông nghiệp và si-rô ngô tại Mỹ. (xem thêm: https://www.linkedin.com/pub/chuck-conner/12/7/418 )
* Bill Even: Cựu lãnh đạo bộ phận "hạt giống công nghệ cao" của Dupont Chemical, trong đó quản lý kinh doanh hạt giống GMO của Dupont.
( https://www.linkedin.com/pub/bill-even/3b/535/469 )
*Chris Policinski: CEO của công ty Land O Lake, một bên liên quan trong vụ Cỏ linh lăng GMO năm 2007 ở California (đã đề cập ở phần 2).
( http://en.wikipedia.org/wiki/Christopher_Policinski ).
* Tom Nassif: Lãnh đạo Hiệp hội các nhà trồng trọt phương Tây, người nhận hàng ngàn đô la từ quỹ Monsanto.
( http://www.wga.com/directors/tom-nassif )
* Mike Johanns: Một thượng nghị sĩ từ Nebraska đã nhận gần 10.000 USD trong chiến dịch đóng góp từ Monsanto và những người chủ trương ủng hộ ngăn chặn việc ghi nhãn GMO trong đầu những năm 2000, thúc đẩy bởi EU để uỷ quyền công bố thông tin.
[next]
5- ĐẢNG PHÁI VÀ ĐỒNG TIỀN
Việc bầu cử tổng thống là quan trọng, nhưng nó không tồn tại trong "môi trường chân không" - quan điểm của một ứng cử viên đại diện đảng phái là cực kỳ quan trọng đối với chính sách cuối cùng mà họ sẽ thúc đẩy trong cơ quan lập pháp. Đảng Cộng hòa hiện đại đã trở nên tập trung vào các chính sách giảm thuế doanh nghiệp và giảm các quy định về công nghiệp. Cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định về tiêu chuẩn công nghiệp đều vô cùng có lợi cho các tập đoàn lớn, chẳng hạn như Monsanto. Trong khi Monsanto đã kiểm soát đáng kể đối với các nhà quản lý thông qua "Cánh cửa quay pháp lý" của nó, Monsanto vẫn còn dễ bị tổn thương đến các quy định về kinh doanh của mình.
Trong số hai đảng chính trị lớn của Mỹ, những người Cộng hòa thúc đẩy bãi bỏ quy định, trong khi đảng Dân chủ ủng hộ tăng quy định (hoặc đôi khi chỉ đơn giản là duy trì các quy định hiện hành). Nếu được bầu, đó hầu như chắc chắn rằng Romney sẽ ký cam kết vào nền tảng của đảng ông ta là bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế. Không có gì trong tiểu sử của ông này có thể chỉ ra rằng Romney sẽ nhảy dựng lên với đảng của mình về các vấn đề pháp luật, và nó chỉ ra rằng kỷ nguyên tổng thống của Romney sẽ cho phép các cơ quan lập pháp đảng Cộng hòa thông qua đạo luật ủng hộ các công ty mà không sợ bị phủ quyết.
Trong chu kỳ bầu cử vừa qua, đảng Cộng hòa trong cơ quan lập pháp đã nhận 226.000 $ từ Monsanto Công ty, trong khi đảng Dân chủ chỉ nhận được $ 90,500. Rõ ràng là các đảng viên Cộng hòa, như một bên, thân thiết hơn với lợi ích của công ty Monsanto hơn đảng Dân chủ và có khả năng sẽ có kết quả chính sách thuận lợi hơn nếu đảng Cộng hòa kiểm soát chính sách.
KẾT LUẬN
Khi tất cả mọi khía cạnh đã được xem xét, điều không thể phủ nhận là Monsanto có ảnh hưởng ghê gớm đối với cả hai đảng phái chính trị mạnh nhất ở Hoa Kỳ-sự khác biệt duy nhất giữa các ứng cử viên tranh cử là họ LÚN SÂU vào Monsanto tới đâu?! Bất kể người thắng cử là Obama hay Romney trong nhiệm kỳ kế tiếp (2012-2016), Monsanto vẫn sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh khủng khiếp của mình lên nền chính trị ở Washington cũng như tiếp tục thâu tóm khả năng ảnh hưởng của minh lên các chiến dịch vận động hành lang.
1/10/2012- Josh Sager đăng trên The Progessive Cynic.
[next]
_______________________________
QUAN ĐIỂM DỰA TRÊN NHỮNG KẾT LUẬN
Mặc dù tất cả những sự kiện bài viết nhắc đến đã xảy ra - Obama tiếp tục đứng vững ở nhiệm kỳ thứ hai. Năm ngoái Mitt Romney cũng đã có phát ngôn về việc rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Nhà trắng lần thứ 3 song những phân tích trên vẫn giữ nguyên giá trị của nó như là một công thức chung về việc vận hành hệ thống chính trị của Mỹ bằng bàn tay đô la của các tập đoàn kinh tế khổng lồ mà đại diện trong ngành nông nghiệp đó là Monsanto. Về thực chất, đó là ngành tập trung sức mạnh trọng tâm vì như những lời "thành thật" đã thốt ra từ miệng H.Kissinger: “Who controls the food supply controls the people; who controls the energy can control whole continents; who controls money can control the world.” (ai kiểm soát được nguồn lương thực-kiểm soát được loài người, ai kiểm soát năng lượng-kiểm soát được cả châu lục, ai kiểm soát đồng tiền có thể kiểm soát cả thế giới).
Đối với Monsanto và các dữ kiện về cuộc vận động tranh cử vừa qua, công thức chung đó cụ thể là:
QUYÊN TIỀN: Trong khi nó thường rất khó để làm sáng tỏ từ các trang web lớn về đồng tiền chính trị, nhiều nguồn trong số đó đã được lọc qua SuperPACs, chúng ta biết rằng Romney đã nhận nhiều tiền hơn đáng kể từ các doanh nghiệp nông nghiệp so với Obama. Theo www.opensecrets.org, Mitt Romney đã nhận 4.075.531 $ trong chiến dịch đóng góp từ doanh nghiệp nông nghiệp Mỹ, trong khi Barack Obama đã chỉ nhân $ 1.377.503 từ những lợi lộc. Như bạn có thể thấy, cả hai ứng cử viên đang "cùng xuồng" với các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp ở mức độ nào, nhưng Romney đã nhận nhiều gấp 3 lần tiền mà Obama có từ ngành công nghiệp đặc biệt này. Điều quan trọng là cần lưu ý rằng những con số này có thể thấp hơn so với số tiền thực tế quyên góp vì một phần lớn số tiền được chi đó theo SuperPACs là tiền đen, nơi không có tiết lộ nguồn. Sự chênh lệch lớn trong việc gây quỹ kinh doanh nông nghiệp giữa các ứng viên dựa vào sự ưu ái của các tập đoàn dành cho con đường Tổng thống của Romney. Các tập đoàn tặng tiền cho các chính trị gia như một sự đầu tư và ảnh hưởng tương lai đến chính sách có lợi cho họ, nó là rõ ràng rằng họ thích tầm nhìn Romney hơn tầm nhìn Obama.
ĐẢNG PHÁI: Vai trò Tổng thống là quan trọng, nhưng các cơ quan lập pháp mới là nơi mà chính sách được thực hiện. Do đó, đảng phái liên kết với các ứng cử viên Tổng thống có thể cực kỳ quan tâm đến các chính sách sẽ được thông qua. Romney thuộc đảng Cộng Hòa và Obama thuộc đảng Dân chủ, và người giành chức Tổng thống sẽ có tầm ảnh hưởng lên chương trình nghị sự quốc gia theo chiều hướng đại diện cho ý chí của đảng đại diện. Trong chu kỳ bầu cử vừa qua, đảng Cộng hòa trong cơ quan lập pháp đã nhận 226.000 $ từ Tập đoàn Monsanto , trong khi đảng Dân chủ chỉ nhận $ 90,500. Đảng Cộng hòa có trụ sở tại trung tâm của đất nước và miền Nam, đa phần trong các khu vực đó phụ thuộc vào các trang trại nông nghiệp lớn phục vụ trong các ngành công nghiệp ưu tiên, vì sự phụ thuộc này xuất phát từ lợi ích trực tiếp từ ngành nông nghiệp và các đảng viên Cộng hòa có quan điểm chính trị thân thiện với nông nghiệp hơn đảng Dân chủ rất nhiều và dường như ủng hộ các Tập đoàn nông nghiệp như Monsanto mạnh mẽ hơn nhiều.
Từ sự chênh lệch đầu tư giữa các đảng phái, nó thể hiện rằng đảng Cộng hòa hoàn toàn thống nhất ý chí chính trị trong việc giảm thuế và giảm qui định. Giảm thuế doanh nghiệp và loại bỏ các qui định (như đối với FDA) mang lại lợi ích lớn cho các tập đoàn và các ông chủ của nó, do đó các Tập đoàn này có xu hướng ủng hộ đảng Cộng hòa hơn.
Romney làm tổng thống sẽ giúp đảng Cộng hòa hợp pháp hóa các doanh nghiệp "thân thiện" mà không sợ bị phủ quyết. Sự tối giản này trong quá trình hành pháp làm giảm đi khó khăn trong việc thông qua luật (và loại bỏ các qui định) có lợi cho Monsanto, và dẫn đến những kết quả thuận lợi cho tập đoàn này- có vẻ như Monsanto biết điều đó, và đã đang đầu tư tương xứng cho các đóng góp chính trị dành cho mình. Điều đó giải thích cho khoản đầu tư gấp 3 lần dành cho Romney, mặc dù thì cuối cùng Obama vẫn dành chiến thắng với tỉ lệ phiếu sít sao trong cuộc chạy đua nghẹt thở thời điểm cuối năm 2012. Nhưng đó cũng chẳng phải là vấn đề mà Monsanto quá lo ngại, vì thực tế cho thấy điều đó!
QUY ĐỊNH: Mặc dù Obama và đảng Dân chủ thể hiện sự ít ngọt ngào hơn đảng Cộng hòa đối với Monsanto, nhưng những phân tích ở trên (phần 1+2) cho thấy quyền lực của Monsanto đủ lớn và thừa sức khiến các cơ quan hành pháp phải có những hành động có lợi cho mình.
Năm 2012, khi các nhà lập pháp tại Vermont báo hiệu họ có thể thông qua một đạo luật buộc ghi nhãn GMO, Monsanto đe dọa sẽ khởi kiện tiểu bang này, khiến Thống đốc phải lùi bước. Đó là khi Sanders đầu tiên giới thiệu điều chỉnh của mình, với phiên bản Thượng viện của Farm Bill 2012, nơi nó bị dập tắt bởi một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 26/73. 2012 Farm Bill bị đình trệ trước khi nó có thể được hoàn thành, trong khi Quốc hội đã bị phân tâm bởi các cuộc bầu cử quốc gia. Thậm chí ở thời điểm 1 năm sau khi Obama và đảng Dân chủ lên nắm quyền, tình hình vẫn không có gì khác biệt: 27/71, trong bối cảnh thực phẩm qua sơ chế ở Mỹ chiếm đến 80% là biến đổi gene- 94% các giống đậu nành,90% hạt cải, 88% tổng số giống ngô ở Mỹ đều là các sản phẩm biến đổi gene. Điều đó cho thấy quyền lực của Monsanto trên thị trường nông sản lớn đến đâu.
Chúng ta cũng đã biết vào giữa những thập niên 90 Monsanto đã phát triển những hạt giống biến đổi gene, chúng được đăng ký bản quyền và điều tệ hại hơn họ trồng chúng trên những cánh đồng bạt ngàn miền Trung và Tây nước Mỹ. Có lẽ sự việc này không nằm ngoài dự đoán của Monsanto, các cây trồng GMO bắt đầu thụ phấn chéo sang các trang trại của nông dân trồng cây tự nhiên như một thứ bệnh dịch không thể kiểm soát. Kết quả là các hộ nông dân nghiễm nhiên trở thành đối tượng xâm phạm đối với Monsanto. Vụ việc tiêu biểu nhất diễn ra năm 2009, khi Monsanto bất ngờ khởi kiện một hộ nông dân độc lập vì "vi phạm bản quyền" . Tại tòa án tối cao, Monsanto tuyên bố quyền sở hữu của mình trên cánh đồng đã bị lai giống bất chấp mọi sự thanh minh rằng việc thụ phấn chéo và các điều kiện môi trường tự nhiên khác là không thể kiếm soát được. Cuối cùng tòa án đã ra phán quyết đứng về phía Monsanto, yêu cầu bất cứ người nông dân nào "cấy giống" GMO của Monsanto trên cánh đồng của mình phải bị tiêu hủy và bồi thường cho Monsanto!!!!
Trở lại những gì diễn ra sau khi Obama tái đắc cử, ông này đã ban hành dự luật HR933 vào tháng 3/2013-thứ những người phản đối đặt tên là "Đạo luật bảo vệ Monsanto". Các điểm chính trong đó:
1- "Đạo luật bảo vệ Monsanto" ngăn chặn hiệu quả việc các tòa án liên bang có thể tạm ngừng việc kinh doanh hoặc trồng trọt các giống cây trồng GMO hoặc GE(gene engineered: gene được chế tạo), bất chấp những vấn đề về sức khỏe có thể nổ ra trong tương lai. Điều này đương nhiên mở ra con đường rộng thênh thang cho Monsanto trong việc kinh doanh của mình, và các nông dân sẽ trở nên bế tắc trong sự xâm lăng của các giống cây trồng GMO khi các tòa án vốn dĩ bảo vệ Monsanto thì nay đã được hợp thức hóa trong luật.
2-Ngôn ngữ trong điều khoản dường như đã được ghi trong sự câu kết với Monsanto. Các nhà lập pháp và các công ty làm việc với nhau để xây dựng pháp luật không phải là một hiện tượng hiếm hoi trong thời đại ngày nay. Roy Blunt, đảng viên Đảng Cộng hòa bang Missouri, thực sự đã làm việc cho Monsanto trong việc xây dựng điều khoản trên có hiệu lực trong việc cho phép họ tiếp tục bán hạt giống, sau đó có thể là tiếp tục được trồng, thậm chí là ngay cả khi nó được tìm thấy là có hại cho người tiêu dùng đi nữa. Trong khi những người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải mua những giống cây này.
Đó chỉ là một ví dụ khác minh chứng việc các tập đoàn uốn cong Quốc hội phục vụ cho ý chí của mình, nó là một trong những ví dụ có thể có những rủi ro cho sức khỏe cộng đồng.
3- Nhiều thành viên của Quốc hội là dường như không biết rằng "Đạo luật bảo vệ Monsanto" thậm chí còn tồn tại trong gói chi tiêu mà họ đã bỏ phiếu. HR 933 là một khoản chi tiêu nhằm ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ và đảm bảo rằng chính phủ liên bang sẽ tiếp tục để có thể trả các hóa đơn của mình. Nhưng Trung tâm An toàn thực phẩm vẫn cho rằng nhiều đảng Dân chủ trong Quốc hội đã không hề biết rằng điều khoản này đã được đưa vào trong luật:
"Bí mật đằng sau hậu trường thương vụ này, Thượng nghị sĩ [Barbara] Mikulski đã quay lưng lại với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và nông dân có lợi cho sự an toàn của các công ty công nghệ sinh học như Monsanto," Andrew Kimbrell, giám đốc điều hành của Trung tâm an toàn thực phẩm, cho biết trong một tuyên bố. "Sự lạm dụng quyền lực này không phải là cách lãnh đạo mà công chúng đã mong đợi từ Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mikulski hoặc đa số tại Thượng viện.
4- Tổng thống cũng đã không làm gì để ngăn chặn nó. Vào thứ ba (26/3/2013), Tổng thống Obama đã ký HR933, trong khi cả quốcc gia đang hướng sự chú ý vào luật hôn nhân đồng tính và tòa án Tối cao Mỹ mải nghe tranh luận liên quan đến Dự luật 8 của California. Nhưng chỉ vì dư luận và truyền thông hướng sự chú ý đến hôn nhân đồng tính không có nghĩa là những người khác không làm hết sức mình để thể hiện sự phản đối của mình lên "đạo luật bảo vệ Monsanto". Thực tế, hơn 250.000 người đã ký vào bản kiến nghị phản đối HR933. Và thậm chí những người biểu tình "Dân chủ cho thực phẩm ngày nay" đã chiến đấu trực tiếp với Obama, biểu tình ngay trước cửa Nhà trắng đối với khoản 735 của dự luật. Nhưng ông ta vẫn ký.
5- HR933 cho thấy luật pháp đứng về phía những kẻ có tiền và quyền lực, phán quyết của Tòa án là ĐẶC ÂN, chứ không phải là LẼ PHẢI hay SỰ THẬT. Đó là tính hệ thống trong nền chính trị Mỹ, chứ không phải vấn đề ai lên làm Tổng thống, dù đó là Obama hay Mitt Romney đi nữa!?
BỔ NHIỆM CHÍNH PHỦ: Cả Obama và Romney đã thể hiện sự sẵn sàng của họ trong việc chỉ định các đại diện của Monsanto để tư vấn cho các vị trí cấp cao trong chính phủ. Obama bổ nhiệm Michael Taylor cho FDA và Romney đã đặt tên một số chuyên gia vận động hành lang Monsanto cho ban cố vấn nông nghiệp của mình.
Năm 2013, dư luận đã có sự phản ứng gay gắt với 71 thượng nghị sỹ đã bỏ phiếu chống dự luật sửa đổi Farmbill 2013 cho việc bắt buộc dán nhãn sản phẩm biến đổi gene. Sự thật là số phiếu chống còn ít hơn cả năm 2012 (73 phiếu) nhưng phản ứng gay gắt từ dư luận đi kèm với sự thất vọng trước những hứa hẹn mà Obama đưa ra tranh cử: "let folks know when their food is genetically modified, because Americans have a right to know what they're buying." < https://vimeo.com/29997344 >
Một chiến dịch được nổ ra từ những người chống Monsanto, họ vạch mặt 71 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại dự luật dán nhãn trên. Rất nhiều các trang web chống lại GMO đưa ra danh tính của 71 vị chính khách này, gây sức ép cho sự thay đổi.
Có lẽ không khó để xác định trong số 71 chính khách phản đối dán nhãn MGO, có bao nhiêu người trong số họ dính dáng quyền lợi với Monsanto?!?
_____
Song song với đó, các cuộc biểu tình qui mô toàn cầu chống lại Monsanto cũng được tổ chức vào ngày 25/5/2013 và rải rác tại mọi thời điểm!
Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta thì... http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/195116/ngo-bien-doi-gen--the-gioi-lo-so--viet-nam-nhap-ve.html (!)
Và bảng "phong thần" của ngành nông nghiệp biến đổi gene!
Xin được nhường lại cái kết cho tương lai ngành nông nghiệp Việt Nam!...
-HẾT-