Tại sao người ta quan tâm đến thú cưng hơn là đồng loại?
https://daosichanga.blogspot.com/2015/04/tai-sao-nguoi-ta-quan-tam-den-thu-cung-hon-dong-loai.html
Những ngày gần đây trên các mặt báo, mạng xã hội đang rộ lên phong trào "ký tên phản đối ăn thịt chó". Những phong trào kiểu này thực chất không phải là mới mẻ gì ở các nước phương Tây. Có nhiều điều để phân tích về vấn đề này nhưng một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy rằng điều này là do sự vận động của xã hội công nghiệp - tư bản đã góp phần tách rời các cá thể con người ra khỏi cộng đồng của họ về mặt tình cảm. Nỗi lo về cuộc sống mưu sinh khiến họ không có đủ thời gian để tìm hiểu và chia sẻ với nhau, thay vào đó, là tìm đến các con thú cưng, đặc biệt là chó và mèo. Ở Mỹ, tình trạng này thậm chí đã đến mức báo động, khiến cho người ta phải đặt câu hỏi "Tại sao người ta quan tâm đến thú cưng hơn là đồng loại?" (Why People Care More About Pets Than Other Humans) như bài viết tôi tạm dịch và giới thiệu đến các bạn dưới đây. Các bạn sẽ thấy câu cửa miệng "ở Mỹ, con chó được ưu tiên hơn người đàn ông" chưa hẳn là không đúng. Mời các bạn tham khảo.
Tại sao người ta quan tâm đến thú cưng hơn là đồng loại?
Hai phần ba số người Mỹ sống với một con vật, và theo một cuộc thăm dò của Harris năm 2011, 90% các chủ sở hữu vật nuôi xem con chó và con mèo của họ như là các thành viên của gia đình. Những mối quan hệ đều vì lợi ích. Ví dụ, trong một cuộc khảo sát do Hiệp hội Bệnh viện động vật Mỹ, 40% các chủ nuôi đã kết hôn cho biết họ đã nhận được hỗ trợ về tình cảm nhiều hơn từ vật nuôi của họ hơn so với chồng của họ hoặc con cái của họ. Ngành công nghiệp vật nuôi gọi đây là "sự nhân bản của vật nuôi". Một trong những đồng nghiệp của tôi gần đây đã dành 12.000 đô-la vào việc điều trị ung thư cho người bạn thân nhất của cô Asha, một con chó săn mồi Labrador.
Các biên tập viên báo chí cho tôi biết những câu chuyện về lạm dụng động vật thường tạo ra phản ứng khó chịu từ độc giả nhiều hơn so với các bài viết về hiện tượng bạo hành đối với con người. Vậy người Mỹ thực sự quan tâm nhiều hơn về vật nuôi hơn người?
Lấy ví dụ về các vụ nổ súng của cảnh sát. FBI cho rằng mỗi năm có khoảng 400 người bị giết bởi cảnh sát trong các "vụ giết người chính đáng.". Số lượng các sự cố trong đó cảnh sát bắn chó là rất khó để xác định. Cũng có những cáo buộc rằng một con chó bị bắn bởi cảnh sát cứ "mỗi 98 phút." Tức là sẽ có khoảng 5.000 con chó bị giết mỗi năm. Nhưng Merritt Clifton, biên tập viên của chương trình Animals 24-7 thì cho rằng, dựa trên những phân tích của ông về các báo cáo phương tiện truyền thông, số lượng chó bị giết mỗi năm trong "sự cố đối đầu" với cảnh sát có lẽ là giữa 300 và 500 - ngang với các vụ cảnh sát bắn con người.
Có những sự cố được quan tâm nhiều như cái chết của Walter Scott ở Charleston, South Carolina, tuần qua và, tất nhiên, trường hợp của Michael Brown tại Ferguson, Missouri, bị giết bởi cảnh sát được đưa tin. Nhưng, hãy xem hai xét hai vụ nổ súng diễn ra trong vòng 24 giờ năm ngoái tại Idaho, để thấy rằng không phải lúc nào con người cũng được coi trọng hơn con vật.
Người mẹ trẻ bị bắn chết mà không ai thèm đoái hoài. |
Ngày 08 tháng bảy 2014, Jeanetta Riley, mang thai và bà mẹ của hai đứa bé, đã bị giết chết bởi cảnh sát bên ngoài một bệnh viện ở Sandpoint, Idaho. Riley được báo cáo là có tiền sử nghiện ma túy và nghiện rượu, và khi dó cô ấy đã say, thiếu tự chủ, vẫy một con dao cắt thịt về phía ba nhân viên cảnh sát đã có mặt tại bệnh viện. Một camera giám sát trên một trong những chiếc xe cảnh sát cho thấy rằng Riley đứng cách các tay cảnh sát ít nhất 10 feet khi họ bắn cô. Tại sao cảnh sát quyết định bắn Riley hơn là hạ gục một người phụ nữ 100-pound với một trong những khẩu súng điện mà họ đang mang theo?. Các sĩ quan cảnh sát sau đó được tuyên vô tội, không có lời xin lỗi đã được gửi tới gia đình của Riley, và câu chuyện chẳng bao giờ được đưa tin trên các đài truyền hình quốc gia cho tới khi gần đây nó được khui ra bởi một phóng viên của tờ The Guardian.
#US_Cops #Thực_thi_dân_chủ:Cảnh sát Mỹ không những thích "thịt" người da màu mà còn rất có hứng thú "phổ cập dân chủ" cho những người bị thần kinh, kể cả các bà bầu.Trong video dưới đây, 2 ngài cảnh sát đáng kính đã nã đạn vào Jeanetta Riley, một phụ nữ 35 tuổi đang mang thai và có vấn đề về thần kinh.Người phụ nữ đã chết nhưng các ngài cảnh sát đáng kính thì chẳng hề bị buộc tội và thậm chí, cũng chẳng có lời xin lỗi nào dành cho gia đình nạn nhân!http://www.theguardian.com/us-news/video/2015/apr/03/idaho-police-shooting-jeanetta-riley-video
Posted by Dư Luận Viên on Thursday, April 9, 2015
Sau đó các phương tiện truyền thông đã ngay lập tức lên tiếng. Một dòng tít của New York Daily News tuyên bố "Cảnh sát Idaho bắn, giết chết một chú chó săn giống Adorable màu đen có tên là Arfee vì tưởng lầm nó là con chó PitBull nguy hiểm.". Một trang facebook có tên "Công lý cho Arfee" ngay lập tức được tạo ra và một tổ chức bí ẩn có tên "Anonymous" đã đăng một số đoạn video trên YouTube nhằm đe doạ trừng phạt các cảnh sát của Coeur d'Alene. Hai tháng sau đó, khi hội đồng xét duyệt của cảnh sát phán quyết rằng việc bắn con chó là không xác đáng, các công dân của Coeur d'Alene tổ chức một cuộc biểu tình "Công lý cho Alfee", đòi viên cảnh sát Kelly phải bị sa thải. Văn phòng cảnh sát đã phải đưa ra một lời xin lỗi chính thức tới Jones, người đã được bồi thường 80.000 đô-la cho cái chết của con vật cưng của mình.
Trong khi đó, có cả 1 chiến dịch đòi "công lý" cho 1 con chó... |
Thử nghiệm về giả thuyết thú cưng được coi trọng hơn người
Như các bài báo trên The Guardian đã chỉ ra, sự bất tương xứng giữa sự phẫn nộ của công chúng về các vụ nổ súng vào một con chó và một người mẹ mang thai một chỉ cách nhau 14 giờ và 50 dặm là rất đáng chú ý. Liệu đây có phải là sự khác thường? Sau sự nổi giận ở Ferguson và bây giờ là South Carolina, việc cảnh sát nổ súng vào con người đã và đang là những tin tức được chú ý. Liệu các trường hợp bi thảm của Jeanetta Riley và Arfee có giúp khẳng định rằng tình yêu của chúng ta với động vật hơn hẳn mối quan tâm của chúng ta cho mọi người?
Hai nhà xã hội học tại Đại học Northeastern đã tiến hành thử nghiệm về sự khẳng định rằng người Mỹ đang đau khổ vì những câu chuyện về lạm dụng động vật hơn là về các cuộc tấn công nhắm vào con người. Các nhà nghiên cứu, Arnold Arluke, một chuyên gia về các mối quan hệ con người - động vật, và Jack Levin, một chuyên gia về giết người hàng loạt, cho những sinh viên đọc các báo cáo giả mạo về làn sóng tội phạm ở Boston. Ví dụ, một trong những bài báo bao gồm các tuyên bố, "Theo các nhân chứng có mặt, một vụ tấn công đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến một chú chó một tuổi bị đánh đập bằng gậy bóng chày bởi một kẻ tấn công không rõ. Có mặt tại hiện trường chỉ vài phút sau vụ tấn công, một sĩ quan cảnh sát tìm thấy nạn nhân với một chân bị gãy, nhiều vết rách, và bất tỉnh. Không có vụ bắt giữ đã được thực hiện trong trường hợp này.".
Các đối tượng trong các thí nghiệm không được biết các thông tin là giả. Họ cũng không biết rằng có thực sự bốn phiên bản hơi khác nhau của các bài báo, với các nạn nhân khác nhau: một con chó con, một con chó lớn, một đứa bé sơ sinh, hay một người trưởng thành. Sau khi họ đọc một trong bốn tin tức, từng đối tượng thực hiện bài đánh giá về cảm xúc của họ về việc các nạn nhân bị đánh đập.
Arluke và Levin đã báo cáo kết quả nghiên cứu của họ tại cuộc họp năm 2013 của Hiệp hội Xã hội học Mỹ. Như bạn có thể đoán, những câu chuyện mà trong đó nạn nhân là một người trưởng thành, cho đến nay, nhận được sự thông cảm ít nhất của người đọc. "Người chiến thắng" trong việc gợi lên cảm xúc của người đọc không phải là con chó con mà là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các chú chó con xếp thứ hai với cách biệt không nhiều cùng với các con chó lớn xếp không xa ở phía sau. Arluke và Levin kết luận rằng giống loài rất quan trọng khi nói đến việc tạo ra sự đồng cảm với những người bị áp bức. Nhưng họ lập luận rằng sự khác biệt quan trọng trong việc phản ứng với những câu chuyện được dựa trên mối quan tâm đặc biệt của chúng ta đối với những sinh vật vô tội và không có khả năng tự vệ.
Cứu chó cưng hay một người lạ?
Trong một thử nghiệm khác, các nhà tâm lý học tại Đại học Georgia Regents cũng nghiên cứu về việc người ta coi trọng cuộc sống của thú nuôi hơn con người. Theo thử nghiệm, 573 cá nhân đã được hỏi rằng họ sẽ cứu ai được trong một loạt các tình huống giả định về việc một con chó và một người đang ở giữa đường lao tới của một chiếc xe buýt mất kiểm soát. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quyết định để cứu người hoặc con chó đã bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố. Yếu tố đầu tiên: người nào đang gặp nguy hiểm. Những người được ưu tiên cứu hơn con chó và một du khách nước ngoài, là những người bạn thân hoặc anh chị em ruột của họ. Yếu tố thứ hai là con chó. Bốn mươi phần trăm người tham gia cho biết họ sẽ cứu thú cưng của họ thay vì một khách du lịch nước ngoài. Nhưng chỉ có 14% khẳng định họ sẽ hy sinh những khách du lịch khi các động vật trong kịch bản được mô tả khái quát như "một con chó." Cuối cùng, như các nghiên cứu khác đã chỉ ra, phụ nữ quan tâm nhiều đến động vật hơn nam giới. Trong tình huống nghiên cứu này, đối tượng nữ chọn cứu một con chó thay vì con người nhiều gần gấp đôi nam giới.
Sống với sự mâu thuẫn đạo đức
Điểm mấu chốt là, ít nhất là trong một số trường hợp, chúng ta coi trọng thú nuôi hơn là con người. Nhưng khác biệt trong sự phẫn nộ của công chúng về những cái chết của Jeanetta Riley và Arfee đã minh họa một điểm chung hơn. Đó là thái độ của chúng ta đối với các loài khác là đầy mâu thuẫn. Chúng ta chia sẻ trái đất với khoảng 40.000 loài động vật có xương sống, nhưng hầu hết chúng ta chỉ thèm để ý đến một số ít các loài. Đó là: các chú hải cẩu con mắt to đùng, lũ voi trong rạp xiếc, tinh tinh, cá voi sát thủ trong Thế giới đại dương,v.v... Và trong khi chúng ta yêu thương sâu sắc vật nuôi của mình, có rất hiếm tiếng kêu than cho 24 con ngựa chết trên đường đua ở Hoa Kỳ mỗi tuần, và bỏ mặc cái chết khủng khiếp của hơn chín tỷ con gà nướng mà người Mỹ tiêu thụ hàng năm.
Có vẻ như hầu hết mọi người đang sống một cách dễ dàng với những gì mà nhà triết học môi trường Chris Diehm gọi là "nghịch lý của những con mèo trong nhà và những con bò trên đĩa của chúng ta.". Thật không thể hiểu nổi!