35 năm ư? Không! 25 năm thôi!
K hông biết có đúng hay không nhưng việc truyền thông Việt "bỗng dưng" lấy ngày 17/02 làm ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía ...
https://daosichanga.blogspot.com/2014/02/35-nam-u-khong-25-nam-thoi.html
Không biết có đúng hay không nhưng việc truyền thông Việt "bỗng dưng" lấy ngày 17/02 làm ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 có lẽ cũng phần nào xuất phát từ những trò mèo của đám dân chủ cuội bờ Hồ. Kể cũng lạ, người ta thường chỉ kỷ niệm những ngày chiến thắng, những ngày kết thúc cuộc chiến, như ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05/1954, ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954, ngày giải phóng Sài Gòn 30/04/1975,.. chứ chẳng thấy ai đi "kỷ niệm" ngày mình bị kẻ địch tấn công cả. Trong khi đó, ngày Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam là ngày 18/03/1979, đánh dấu thắng lợi của quân dân ta trong việc đập tan âm mưu bành trướng của Trung Quốc thì trước giờ chẳng thấy "dân chủ cuội" và báo chí hó hé. Có lẽ vì là trò của "cuội" nên nó phải khác người chăng?
Cuộc chiến có thể được coi là chấm dứt sau khi Trung Quốc rút quân về nhưng trên thực tế, xung đột biên giới còn kéo dài suốt 10 năm sau đó. Tiếng súng vẫn tiếp tục vang trên bầu trời biên giới. Máu vẫn tiếp tục chảy. Và "phần cuối của cuộc chiến thì giống như được vặn nhỏ volume lịm dần rồi tắt hẳn năm 1989". Nhưng mọi chuyện chỉ thực sự chấm dứt sau hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và sau đó là chính thức ra Thông cáo chung, ký kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc hòa bình vào 11/1991.
Để phần nào hình dung tình cảnh đất nước bấy giờ trong mắt người dân, người lính bình thường cũng như xúc cảm thực sự của họ khi nhớ về thời gian khó đấy, mời các bạn xem tâm sự dưới đây của tác giả Nguyễn Lê Tâm, một cựu chiến binh thời xung đột trên biên giới phía Bắc.
Nhiều cán bộ dưới xuôi được điều lên nằm vùng nắm tình hình sát biên. Đài báo suốt ngày. Sinh hoạt đoàn thanh niên lu bù các tinh thần sẵn sàng vì tổ quốc. Các chiến hào phòng thủ được tổ chức đào khắp nơi. Ngay ở Hà Nội thì mọi công tác chuẩn bị đón địch cũng được triển khai. Hầm hào được khôi phục. Những người dân ở các thị xã giáp biên đã chuẩn bị tinh thần sơ tán.
Điều bất ngờ có chăng là mọi người vẫn tin rằng Tàu không đánh mà chỉ rung dọa.
Mình rất nhớ lời thông báo trên đài phát thanh ngày 17 – 2 với giọng đọc nữ truyền cảm đanh thép nêu rõ quân xâm lược đã tràn qua 6 tỉnh biên giới và kêu gọi toàn quân , toàn dân chung một ý chí đẩy lùi sự tàn bạo của kẻ xâm lược. Cũng chỉ không lâu sau lời kêu gọi thì ca khúc “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà mọi người thường gọi cái tên khác là “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát liên tục. Ca khúc với giai điệu thôi thúc này đã khiến cho cả nước sôi sục. Người Việt Nam đời thường thì lắm cái đáng phàn nàn nhưng khi đất nước gian nguy thì trở nên mạnh mẽ và tươi sáng lạ kỳ. Tinh thần quyết tâm bảo vệ tổ quốc lan tỏa như hồng cầu trong huyết quản hàng triệu dân từ cụ già, thanh niên đến em bé. Khi còn là anh em cùng phe thì người Việt vẫn kỳ thị Trung Quốc mà chỉ mê Liên Xô. Vì thế, đợt này tinh thần càng hăng.
Chiến sự đưa tin hàng ngày về sự ác liệt. Bao giờ cũng có những tấm gương anh dũng diệt thù như Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… đến cậu thiếu niên Đàm Văn Đức cũng diệt xe tăng địch. Những hình ảnh xe tăng T 59 (*) của địch bị bắn tung cả tháp pháo khiến dân ta hả dạ. Truyền hình phát đi nhiều hình ảnh các nước, nhiều đoàn biểu tình cả Âu cả Phi cả Á, hô vang khẩu hiệu "Trung Quốc cút khỏi Việt Nam". Có một bài hát ngày xưa chống phát xít mình không rõ tác giả hay là dân ca thì những người bạn năm châu lại phổ lời mới hát với nội dung chống Trung Quốc xâm lược. Không rõ ai đã đặt lời Việt cho bài này và nó đã vang lên hùng tráng ở Việt nam:
Xin mời nghe giai điệu ở đây:
Trong lúc đó thì có chú cán bộ chạy thẳng từ biên về Hà Nội. Điều này khiến bà con dị nghị. Mình cũng thấy chối, nhưng bố mình bảo: Con không hiểu gì về chiến tranh. Nếu là bộ đội, du kích thì có vũ khí bám đất mà đánh. Còn cán bộ dưới xuôi lên không tấc sắt trong tay thì phải chạy là dễ hiểu. Không nên bắt tất cả mọi người đều phải anh hùng như trên báo chí. Điều này mình nghĩ mãi, khi trưởng thành mới hiểu.
Nhà mình đón đoàn sơ tán đầu tiên chạy thẳng từ Lạng Sơn về Hà Nội. Đấy là nhà cô Lưu. Gia đình có vài người trong đó có ông cụ Lưu cỡ 75 tuổi. Những người già yếu và trẻ con chạy trước. Thanh niên thì theo tổ đội bám đất bao vây địch.
Ngày xưa, nhà mình sơ tán về nhà anh Mong khi bom Mỹ thả xuống Hà Nội, được gia đình đó rất chăm sóc, nên bây giờ người khác hoạn nạn thì cả nhà mình rất xúc động. Thời này đang đói dài nên có gì ăn nấy.
Đoàn sơ tán thứ hai là nhà cô Nghệ, cũng của Lạng Sơn nhưng ở Hữu Lũng, huyện cuối của tỉnh. Từ biên giới tới Hà Nội chừng 160 cây số. Hữu Lũng ở quãng giữa. Nhà cô cách Mẹt khoảng 10 cây số. Cô Nghệ kịp mang về Hà Nội nhiều đồ đạc và lương thực hơn. Hồi ấy thiếu gạo nhưng có rất nhiều khoai tây. Ăn khoai tây muốn ợ ra.
Khoảng cách thì gần nên ai cũng sẵn sàng chờ địch tại Hà Nội.
Về mặt quân sự mà nói thì Tàu không thể tiến quân nhanh được vì quá nhiều phòng tuyến đào dọc đào ngang đang chờ chúng. Nổi tiếng có phòng tuyến Sông Cầu là nhiều thế hệ thanh niên đã tham gia đào đắp.
Cái không khí đùng đoàng dồn dập khiến trẻ con thì khí thế, người già thì lo âu.
Các cụ bảo:
Con ơi nhớ lấy câu này
Thằng tây nó tếch thằng tàu nó sang.
Các đơn quân đoàn chủ lực chưa ra trận. Nghênh địch chỉ có một số đơn vị bộ đội địa phương và dân quân nhưng rất chắc chắn, kiềm chế địch hiệu quả.
Trong cuộc chẳng ai biết khi nào thì kết thúc. Lởn vởn trong đầu ám ảnh thời gian đằng đẵng các cuộc chiến trước đó.
Đánh Pháp 9 năm,
đánh Mỹ 21 năm,
đánh Pôn Pốt 5 năm (Bắt đầu từ 1975, lính Pôn Pốt đã tấn công một số đảo của Việt Nam, cuộc tấn công qui mô đầu tiên là 1977. Mọi thứ tạm chấm dứt 1979).
Vậy cuộc này kéo dài mấy năm? Một số người lớn đã tính những phương án xấu như nếu phòng tuyến vỡ phải bỏ Hà Nội thì kịch bản tiếp theo là về đâu. Rất căng thẳng.
Khoảng đầu tháng 3, các phương tiện truyền thông công bố, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược đã giành thắng lợi. Toàn bộ quân xâm lược đã bị đẩy bật về bên kia biên giới.
Cả nước vui mừng. Gia đình cô Nghệ trở về Hữu Lũng trước, cô Lưu vẫn để ông cụ ở lại. Khi ấy anh Thành, con cả của cô Lưu về Hà Nội để chuẩn bị đưa già đình hôi hương. Anh là một người rắn rỏi râu quai nón. Hỏi anh công việc ở tỉnh thì anh bảo anh và thanh niên ở đó phải bám địa bàn, kiềm chế địch. Sau khi địch rút thì mình vào tiếp quản. Thu dọn các đống đổ nát và dọn xác người. Việc nhận dạng rất khó khăn do xác đã biến dạng. Xác của lính tàu để lâu trương phình lên. Có xác nát bét phân hủy nhiều dòi bọ thì phải lấy xẻng hót. Cũng có khi thiếu xẻng thì phải bốc bằng tay. Thối kinh khủng. Từ câu chuyện của anh tự nhiên cứ thấy cái mùi thối nó ám ảnh vương vấn trên gương mặt tươi tắn của anh Thành.
Nhiều người trẻ nghĩ rằng cuộc chiến chỉ xảy ra ngót một tháng. Nghĩa là từ 17 - 2 tới 5 - 3 mà thôi. Thực ra, cuộc chiến này cao trào nhất là đoạn ấy, nhưng cái phần tiếp theo kéo dài 10 năm tới tận năm 1989 mới khép lại thì ít ai để tâm.
Việc giữ đất ròng rã suốt từ 1979 đến 1989 là nhiều thế hệ nối tiếp nhau cầm súng.
Mỗi năm có ít nhất 2 mùa tuyển quân thì có ít nhất 20 độ tuổi thanh niên phải nhận nhiệm vụ trấn giữ biên ải này. Thời gian đó dài hơn kháng chiến chống Pháp.
Cạnh nhà mình có anh Sự lính giữ biên ở Lào Cai. Cũng được dán chữ thọ mà không chết. Buồn cười nhất là một cậu đồng đội mang thư của anh Sự từ Lào Cai về kể chuyện chiến đấu rất thật thà: "Cháu nói thật với cô chứ bọn cháu khiêng xác thì chọn thằng nào nhẹ khiêng về trước chứ to béo như anh Sự nhà cô là bọn cháu để sau".
Cậu Ba là cậu trẻ nhất bên ngoại nhà mình được thưởng do bắt được thám báo Tàu cũng là quãng thời gian này.
Điểm nóng cao trào khúc giữa của cuộc chiến biên cương rơi vào 1984. Đúng thời gian này mình đi bộ đội. Đơn vị mình là sư đoàn 10, quân đoàn 3 được điều từ Cam Pu Chia về để sẵn sàng đáp ứng tình hình mới. Có nhiều đợt báo động lên biên, nhưng mình cũng may là không đến lượt.
Mùa hè năm ấy, anh Hiên, một người dân thân thiết hỏi: Chú mày sắp lên biên à?
Mình bảo: Em có thấy phổ biến gì đâu.
Anh Hiên bảo: Phát quân trang quân dụng rồi. Rồi đài địch nó nói cho mà xem. Nhiều thằng mang đồ quân dụng ra bán cho dân. Biết ngay.
Tối hôm ấy, mình thấy sáng rực đèn pha ở sân vận động hàng trăm xe chở quân Zin 131. Ngồi trên đồi ngắm xuống, anh Ninh, bác sĩ của đơn vị bảo: Đây là hình ảnh của chiến tranh đấy.
Mình ngắm hàng trăm xe tải đen sì và liên tưởng. Chừng này xe đi là bao nhiêu lính? Trở về được bao nhiêu?
Đoàn xe chuyển bánh lên biên. Y rằng đài địch thông báo ngay đơn vị này đã tiếp ứng cho Vị Xuyên. Nhưng nó chỉ đi 1 vòng rồi trả quân lại chỗ cũ. Té ra đó chỉ là nghi binh gây rối thông tin cho Tàu. Lên biên thật thì âm thầm chứ không trống rong cờ mở thế.
Sau đó có đợt đi thật thì chỉ đi 1 tiểu đoàn, không nhiều lắm, trong đó có Dũng Kều DKZ và Tấn Còm 12 ly 7.
Dũng và Tấn tốt nghiệp đại học rồi nhưng phải cầm súng ngay. Dũng cao lêu nghêu như con sếu chơi Bass khá hay và điềm đạm. Tính cách khiêm nhường của bè trầm. Tấn Còm là một tay ngang tàng, vừa chơi guitar vừa lại sáng tác ca khúc ngon lành. Gã vừa là tay đầu trò văn nghệ vừa vượt trội anh em về năng khiếu tán gái. Hai tay này thường giật giải các cuộc thi văn nghệ của đơn vị. Bây giờ lên chốt có mỗi việc ôm DKZ với 12 ly mà canh Tàu như canh trộm.
Đồng đội Hòa Vịt vốn là thi sĩ ngôi sao của trung đoàn có viết thế này:
Bạn lên đường với cây ghita
Bên khẩu cối, khẩu AK bóng thép
Nơi ấy pháo thù ngày đêm gào thét
Có tiếng hát ấm lòng, điểm tựa vững niềm tin.
Đối mặt quân thù, nơi ấy, Vị Xuyên
Nơi Tổ quốc mang vóc hình Dũng Sỹ
Nơi tuổi trẻ dựng trường thành chiến lũy
Là lòng mình tha thiết bạn bè thân.
Riêng hai "đồng bọn" Dũng Kều và Tấm Còm có câu:
Thằng "Tấn Còm" vừa huơ đàn lên
Thằng "Dũng Kều" cổ tròng giá súng
Cái lưng còng như bỗng còng thêm…
Mày chạy lăng xăng
Tao muốn cười không được…
Tháng 7 năm 1984, những trận đánh nặng nề đã diễn ra tại Vị Xuyên. Con số thương vong với mật độ rất cao. Có đơn vị mất tới 600 người/ngày. Con số này bí mật, chỉ được công bố trên báo thời gian gần đây.
Mỗi tài liệu liệt kê mỗi khác, nhưng chung nhau là rất cao và rất đau. Đất nước kiệt quệ trong tình trạng một phần thanh bình, một phần máu vẫn đổ. Trong 10 năm đó, có nhiều đồng đội ngã xuống; Nhiều đồng đội thương tật; Có thằng Dũng Kều, Tấn Còm may mắn trở về.
Ca khúc "Đất nước" của Phạm Minh Tuấn là hình ảnh thật sự lay động:
Ngăn bước quân thù phía nam phía bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con
Ngoài ca khúc này còn rất nhiều ca khúc hay như: "Chúng con lên đường hình Tổ Quốc trong tim", "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận", "Những đôi mắt mang hình viên đạn", "Hoa hồng trên điểm tựa", "Hoa sim biên giới", "Bài ca biên giới", "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", "Bài ca trên đỉnh Pò Hèn"... Nhiều lắm. Với tôi đó là báu vật.
Phần cuối của cuộc chiến thì giống như được vặn nhỏ volume lịm dần rồi tắt hẳn năm 1989.
Cánh đây vài năm, mình đi du lịch Trung Quốc, lướt xe bus quan Hữu nghị quan, ngắm con người, nhà cửa từ biên giới tới Bằng Tường, Nam Ninh mà lan man nghĩ ngợi. Thời 10 năm ấy, thật khó tin là có ngày lại có thể sang biên dễ dàng đến như vậy. Bây giờ nhiều người đã quên hẳn cuộc chiến ấy. Lại thấy có gì đó bùi ngùi.
Những cuộc chiến khác chúng ta thường kỷ niệm vang khúc khải hoàn cuối cùng như 10 - 10 của đánh Pháp, 30 - 4 của đánh Mỹ. Nhưng cuộc chiến này dường như mọi người chỉ nhớ mỗi thời điểm phát súng đầu tiên. Vì thế, Khi tưởng nhớ cuộc chiến này, chúng ta thường nhắc tới con số 35 năm. Dường như cuộc chiến đã lùi xa 35 năm rồi. Nhưng với 10 năm dai dẳng biên giới với không ít chiến sĩ tiếp tục ngã xuống trên biên giới và trên biển thì cuộc chiến này mới chỉ lùi xa 25 năm thôi. Đừng quên sau 79 vẫn còn tới 9 năm xương máu tiếp tục rơi. Tiếng súng vẫn gần lắm. Điều đó nhắc nhớ hậu thế hãy cẩn trọng hơn trước binh đao có thể đến bất cứ lúc nào.
© Nguyễn Lê Tâm 16 – 2 - 2014
Chú thích của Leubao.vn
(*) Có thể tác giả đã nhầm lẫn với tăng T62, một loại tăng hạng nhẹ giống hệt T59, loại tăng hàng trung ("nhái" T54). Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã sử dụng khoảng 200 chiếc T62 và một nửa trong số đó đã bị tiêu diệt.
Cuộc chiến có thể được coi là chấm dứt sau khi Trung Quốc rút quân về nhưng trên thực tế, xung đột biên giới còn kéo dài suốt 10 năm sau đó. Tiếng súng vẫn tiếp tục vang trên bầu trời biên giới. Máu vẫn tiếp tục chảy. Và "phần cuối của cuộc chiến thì giống như được vặn nhỏ volume lịm dần rồi tắt hẳn năm 1989". Nhưng mọi chuyện chỉ thực sự chấm dứt sau hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và sau đó là chính thức ra Thông cáo chung, ký kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc hòa bình vào 11/1991.
Để phần nào hình dung tình cảnh đất nước bấy giờ trong mắt người dân, người lính bình thường cũng như xúc cảm thực sự của họ khi nhớ về thời gian khó đấy, mời các bạn xem tâm sự dưới đây của tác giả Nguyễn Lê Tâm, một cựu chiến binh thời xung đột trên biên giới phía Bắc.
35 năm ư? Không! 25 năm thôi! - Tác giả: Nguyễn Lê Tâm
Về cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979, nhân dân ta không hoàn toàn bất ngờ. Trước khi chiến tranh nổ ra chính thức thì cả nước đã căng thẳng khi đài phát thanh thông báo từng ngày về tiến độ tập kết quân đội Trung Quốc. Bao nhiêu sư đoàn, bao nhiêu tăng, bao nhiêu pháo áp sát biên giới? Đủ hết.Nhiều cán bộ dưới xuôi được điều lên nằm vùng nắm tình hình sát biên. Đài báo suốt ngày. Sinh hoạt đoàn thanh niên lu bù các tinh thần sẵn sàng vì tổ quốc. Các chiến hào phòng thủ được tổ chức đào khắp nơi. Ngay ở Hà Nội thì mọi công tác chuẩn bị đón địch cũng được triển khai. Hầm hào được khôi phục. Những người dân ở các thị xã giáp biên đã chuẩn bị tinh thần sơ tán.
Điều bất ngờ có chăng là mọi người vẫn tin rằng Tàu không đánh mà chỉ rung dọa.
Mình rất nhớ lời thông báo trên đài phát thanh ngày 17 – 2 với giọng đọc nữ truyền cảm đanh thép nêu rõ quân xâm lược đã tràn qua 6 tỉnh biên giới và kêu gọi toàn quân , toàn dân chung một ý chí đẩy lùi sự tàn bạo của kẻ xâm lược. Cũng chỉ không lâu sau lời kêu gọi thì ca khúc “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà mọi người thường gọi cái tên khác là “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát liên tục. Ca khúc với giai điệu thôi thúc này đã khiến cho cả nước sôi sục. Người Việt Nam đời thường thì lắm cái đáng phàn nàn nhưng khi đất nước gian nguy thì trở nên mạnh mẽ và tươi sáng lạ kỳ. Tinh thần quyết tâm bảo vệ tổ quốc lan tỏa như hồng cầu trong huyết quản hàng triệu dân từ cụ già, thanh niên đến em bé. Khi còn là anh em cùng phe thì người Việt vẫn kỳ thị Trung Quốc mà chỉ mê Liên Xô. Vì thế, đợt này tinh thần càng hăng.
Chiến sự đưa tin hàng ngày về sự ác liệt. Bao giờ cũng có những tấm gương anh dũng diệt thù như Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… đến cậu thiếu niên Đàm Văn Đức cũng diệt xe tăng địch. Những hình ảnh xe tăng T 59 (*) của địch bị bắn tung cả tháp pháo khiến dân ta hả dạ. Truyền hình phát đi nhiều hình ảnh các nước, nhiều đoàn biểu tình cả Âu cả Phi cả Á, hô vang khẩu hiệu "Trung Quốc cút khỏi Việt Nam". Có một bài hát ngày xưa chống phát xít mình không rõ tác giả hay là dân ca thì những người bạn năm châu lại phổ lời mới hát với nội dung chống Trung Quốc xâm lược. Không rõ ai đã đặt lời Việt cho bài này và nó đã vang lên hùng tráng ở Việt nam:
Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe quân cướp đất nước Việt nam,
Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan biết bao xóm quê bình yên.
Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa,
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do.
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này.
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt nam đấu tranh giành tự do!
Tên Goliath coi chừng Việt Nam - David chiến đấu hôm nay,
Chiến tranh hôm nay David có thêm bao nhiêu anh em kề vai.
Theo chân bao quân xâm lược bọn bay phải chết dưới đất thiêng này,
Hãy chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam!
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do!
Xin mời nghe giai điệu ở đây:
Trong lúc đó thì có chú cán bộ chạy thẳng từ biên về Hà Nội. Điều này khiến bà con dị nghị. Mình cũng thấy chối, nhưng bố mình bảo: Con không hiểu gì về chiến tranh. Nếu là bộ đội, du kích thì có vũ khí bám đất mà đánh. Còn cán bộ dưới xuôi lên không tấc sắt trong tay thì phải chạy là dễ hiểu. Không nên bắt tất cả mọi người đều phải anh hùng như trên báo chí. Điều này mình nghĩ mãi, khi trưởng thành mới hiểu.
Nhà mình đón đoàn sơ tán đầu tiên chạy thẳng từ Lạng Sơn về Hà Nội. Đấy là nhà cô Lưu. Gia đình có vài người trong đó có ông cụ Lưu cỡ 75 tuổi. Những người già yếu và trẻ con chạy trước. Thanh niên thì theo tổ đội bám đất bao vây địch.
Ngày xưa, nhà mình sơ tán về nhà anh Mong khi bom Mỹ thả xuống Hà Nội, được gia đình đó rất chăm sóc, nên bây giờ người khác hoạn nạn thì cả nhà mình rất xúc động. Thời này đang đói dài nên có gì ăn nấy.
Đoàn sơ tán thứ hai là nhà cô Nghệ, cũng của Lạng Sơn nhưng ở Hữu Lũng, huyện cuối của tỉnh. Từ biên giới tới Hà Nội chừng 160 cây số. Hữu Lũng ở quãng giữa. Nhà cô cách Mẹt khoảng 10 cây số. Cô Nghệ kịp mang về Hà Nội nhiều đồ đạc và lương thực hơn. Hồi ấy thiếu gạo nhưng có rất nhiều khoai tây. Ăn khoai tây muốn ợ ra.
Khoảng cách thì gần nên ai cũng sẵn sàng chờ địch tại Hà Nội.
Về mặt quân sự mà nói thì Tàu không thể tiến quân nhanh được vì quá nhiều phòng tuyến đào dọc đào ngang đang chờ chúng. Nổi tiếng có phòng tuyến Sông Cầu là nhiều thế hệ thanh niên đã tham gia đào đắp.
Cái không khí đùng đoàng dồn dập khiến trẻ con thì khí thế, người già thì lo âu.
Các cụ bảo:
Con ơi nhớ lấy câu này
Thằng tây nó tếch thằng tàu nó sang.
Các đơn quân đoàn chủ lực chưa ra trận. Nghênh địch chỉ có một số đơn vị bộ đội địa phương và dân quân nhưng rất chắc chắn, kiềm chế địch hiệu quả.
Trong cuộc chẳng ai biết khi nào thì kết thúc. Lởn vởn trong đầu ám ảnh thời gian đằng đẵng các cuộc chiến trước đó.
Đánh Pháp 9 năm,
đánh Mỹ 21 năm,
đánh Pôn Pốt 5 năm (Bắt đầu từ 1975, lính Pôn Pốt đã tấn công một số đảo của Việt Nam, cuộc tấn công qui mô đầu tiên là 1977. Mọi thứ tạm chấm dứt 1979).
Vậy cuộc này kéo dài mấy năm? Một số người lớn đã tính những phương án xấu như nếu phòng tuyến vỡ phải bỏ Hà Nội thì kịch bản tiếp theo là về đâu. Rất căng thẳng.
Khoảng đầu tháng 3, các phương tiện truyền thông công bố, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược đã giành thắng lợi. Toàn bộ quân xâm lược đã bị đẩy bật về bên kia biên giới.
Cả nước vui mừng. Gia đình cô Nghệ trở về Hữu Lũng trước, cô Lưu vẫn để ông cụ ở lại. Khi ấy anh Thành, con cả của cô Lưu về Hà Nội để chuẩn bị đưa già đình hôi hương. Anh là một người rắn rỏi râu quai nón. Hỏi anh công việc ở tỉnh thì anh bảo anh và thanh niên ở đó phải bám địa bàn, kiềm chế địch. Sau khi địch rút thì mình vào tiếp quản. Thu dọn các đống đổ nát và dọn xác người. Việc nhận dạng rất khó khăn do xác đã biến dạng. Xác của lính tàu để lâu trương phình lên. Có xác nát bét phân hủy nhiều dòi bọ thì phải lấy xẻng hót. Cũng có khi thiếu xẻng thì phải bốc bằng tay. Thối kinh khủng. Từ câu chuyện của anh tự nhiên cứ thấy cái mùi thối nó ám ảnh vương vấn trên gương mặt tươi tắn của anh Thành.
Nhiều người trẻ nghĩ rằng cuộc chiến chỉ xảy ra ngót một tháng. Nghĩa là từ 17 - 2 tới 5 - 3 mà thôi. Thực ra, cuộc chiến này cao trào nhất là đoạn ấy, nhưng cái phần tiếp theo kéo dài 10 năm tới tận năm 1989 mới khép lại thì ít ai để tâm.
Việc giữ đất ròng rã suốt từ 1979 đến 1989 là nhiều thế hệ nối tiếp nhau cầm súng.
Mỗi năm có ít nhất 2 mùa tuyển quân thì có ít nhất 20 độ tuổi thanh niên phải nhận nhiệm vụ trấn giữ biên ải này. Thời gian đó dài hơn kháng chiến chống Pháp.
Cạnh nhà mình có anh Sự lính giữ biên ở Lào Cai. Cũng được dán chữ thọ mà không chết. Buồn cười nhất là một cậu đồng đội mang thư của anh Sự từ Lào Cai về kể chuyện chiến đấu rất thật thà: "Cháu nói thật với cô chứ bọn cháu khiêng xác thì chọn thằng nào nhẹ khiêng về trước chứ to béo như anh Sự nhà cô là bọn cháu để sau".
Cậu Ba là cậu trẻ nhất bên ngoại nhà mình được thưởng do bắt được thám báo Tàu cũng là quãng thời gian này.
Điểm nóng cao trào khúc giữa của cuộc chiến biên cương rơi vào 1984. Đúng thời gian này mình đi bộ đội. Đơn vị mình là sư đoàn 10, quân đoàn 3 được điều từ Cam Pu Chia về để sẵn sàng đáp ứng tình hình mới. Có nhiều đợt báo động lên biên, nhưng mình cũng may là không đến lượt.
Mùa hè năm ấy, anh Hiên, một người dân thân thiết hỏi: Chú mày sắp lên biên à?
Mình bảo: Em có thấy phổ biến gì đâu.
Anh Hiên bảo: Phát quân trang quân dụng rồi. Rồi đài địch nó nói cho mà xem. Nhiều thằng mang đồ quân dụng ra bán cho dân. Biết ngay.
Tối hôm ấy, mình thấy sáng rực đèn pha ở sân vận động hàng trăm xe chở quân Zin 131. Ngồi trên đồi ngắm xuống, anh Ninh, bác sĩ của đơn vị bảo: Đây là hình ảnh của chiến tranh đấy.
Mình ngắm hàng trăm xe tải đen sì và liên tưởng. Chừng này xe đi là bao nhiêu lính? Trở về được bao nhiêu?
Đoàn xe chuyển bánh lên biên. Y rằng đài địch thông báo ngay đơn vị này đã tiếp ứng cho Vị Xuyên. Nhưng nó chỉ đi 1 vòng rồi trả quân lại chỗ cũ. Té ra đó chỉ là nghi binh gây rối thông tin cho Tàu. Lên biên thật thì âm thầm chứ không trống rong cờ mở thế.
Sau đó có đợt đi thật thì chỉ đi 1 tiểu đoàn, không nhiều lắm, trong đó có Dũng Kều DKZ và Tấn Còm 12 ly 7.
Dũng và Tấn tốt nghiệp đại học rồi nhưng phải cầm súng ngay. Dũng cao lêu nghêu như con sếu chơi Bass khá hay và điềm đạm. Tính cách khiêm nhường của bè trầm. Tấn Còm là một tay ngang tàng, vừa chơi guitar vừa lại sáng tác ca khúc ngon lành. Gã vừa là tay đầu trò văn nghệ vừa vượt trội anh em về năng khiếu tán gái. Hai tay này thường giật giải các cuộc thi văn nghệ của đơn vị. Bây giờ lên chốt có mỗi việc ôm DKZ với 12 ly mà canh Tàu như canh trộm.
Đồng đội Hòa Vịt vốn là thi sĩ ngôi sao của trung đoàn có viết thế này:
Bạn lên đường với cây ghita
Bên khẩu cối, khẩu AK bóng thép
Nơi ấy pháo thù ngày đêm gào thét
Có tiếng hát ấm lòng, điểm tựa vững niềm tin.
Đối mặt quân thù, nơi ấy, Vị Xuyên
Nơi Tổ quốc mang vóc hình Dũng Sỹ
Nơi tuổi trẻ dựng trường thành chiến lũy
Là lòng mình tha thiết bạn bè thân.
Riêng hai "đồng bọn" Dũng Kều và Tấm Còm có câu:
Thằng "Tấn Còm" vừa huơ đàn lên
Thằng "Dũng Kều" cổ tròng giá súng
Cái lưng còng như bỗng còng thêm…
Mày chạy lăng xăng
Tao muốn cười không được…
Tháng 7 năm 1984, những trận đánh nặng nề đã diễn ra tại Vị Xuyên. Con số thương vong với mật độ rất cao. Có đơn vị mất tới 600 người/ngày. Con số này bí mật, chỉ được công bố trên báo thời gian gần đây.
Mỗi tài liệu liệt kê mỗi khác, nhưng chung nhau là rất cao và rất đau. Đất nước kiệt quệ trong tình trạng một phần thanh bình, một phần máu vẫn đổ. Trong 10 năm đó, có nhiều đồng đội ngã xuống; Nhiều đồng đội thương tật; Có thằng Dũng Kều, Tấn Còm may mắn trở về.
Ca khúc "Đất nước" của Phạm Minh Tuấn là hình ảnh thật sự lay động:
Ngăn bước quân thù phía nam phía bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con
Ngoài ca khúc này còn rất nhiều ca khúc hay như: "Chúng con lên đường hình Tổ Quốc trong tim", "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận", "Những đôi mắt mang hình viên đạn", "Hoa hồng trên điểm tựa", "Hoa sim biên giới", "Bài ca biên giới", "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", "Bài ca trên đỉnh Pò Hèn"... Nhiều lắm. Với tôi đó là báu vật.
Phần cuối của cuộc chiến thì giống như được vặn nhỏ volume lịm dần rồi tắt hẳn năm 1989.
Cánh đây vài năm, mình đi du lịch Trung Quốc, lướt xe bus quan Hữu nghị quan, ngắm con người, nhà cửa từ biên giới tới Bằng Tường, Nam Ninh mà lan man nghĩ ngợi. Thời 10 năm ấy, thật khó tin là có ngày lại có thể sang biên dễ dàng đến như vậy. Bây giờ nhiều người đã quên hẳn cuộc chiến ấy. Lại thấy có gì đó bùi ngùi.
Những cuộc chiến khác chúng ta thường kỷ niệm vang khúc khải hoàn cuối cùng như 10 - 10 của đánh Pháp, 30 - 4 của đánh Mỹ. Nhưng cuộc chiến này dường như mọi người chỉ nhớ mỗi thời điểm phát súng đầu tiên. Vì thế, Khi tưởng nhớ cuộc chiến này, chúng ta thường nhắc tới con số 35 năm. Dường như cuộc chiến đã lùi xa 35 năm rồi. Nhưng với 10 năm dai dẳng biên giới với không ít chiến sĩ tiếp tục ngã xuống trên biên giới và trên biển thì cuộc chiến này mới chỉ lùi xa 25 năm thôi. Đừng quên sau 79 vẫn còn tới 9 năm xương máu tiếp tục rơi. Tiếng súng vẫn gần lắm. Điều đó nhắc nhớ hậu thế hãy cẩn trọng hơn trước binh đao có thể đến bất cứ lúc nào.
© Nguyễn Lê Tâm 16 – 2 - 2014
Chú thích của Leubao.vn
(*) Có thể tác giả đã nhầm lẫn với tăng T62, một loại tăng hạng nhẹ giống hệt T59, loại tăng hàng trung ("nhái" T54). Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã sử dụng khoảng 200 chiếc T62 và một nửa trong số đó đã bị tiêu diệt.