Phó TTK báo Thanh Niên Online hay ngôi sao "rận chủ" Mr. Đỗ
https://daosichanga.blogspot.com/2014/02/ngoi-sao-ran-chu-Mr-Do.html
Tôi đã từng biết đến cái tên Mr. Đỗ khoảng 2 năm trước đây trên các diễn đàn blog như Yahoo, Blogspot. Lúc đó tôi nghĩ tay này chắc cũng chỉ là 1 nhà báo “trẻ trâu” nào đó hung hăng về vấn đề chính trị - lịch sử như bao kẻ khác mà tôi đã chứng kiến từ khi tham gia vào “chiến trường luận lý” này. Gần đây, sau khi được đọc 1 phát biểu của anh chàng này trên Facebook (https://www.facebook.com/chauminhlinh) với tư tưởng chẳng khác gì thời trên blog, nhờ sự lan tỏa thông tin của mạng XH này, tôi mới "tá hỏa" khi biết anh ta là Đỗ Hùng, phó tổng thư ký tòa soạn của báo Thanh niên Online, tờ báo thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. Ô hay, tại sao mọi nẻo đường “phản động” đều dẫn đến Thanh Niên? Từ Osin Huy Đức đến Huỳnh Ngọc Chênh (và vài “báo viên” nữa) và nay phải chăng đang thai nghén để trình làng một Mr. Đỗ?
0. Thanh niên là tuổi có nhu cầu khám phá, tìm tòi những vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội nhưng lại thiếu kinh nghiệm để chọn lọc, là tuổi thừa nhiệt huyết nhưng thiếu sự kiên nhẫn để tìm hiểu đúng sai. Là 1 tờ báo định hướng cho thanh niên, hơn ai hết những người quản lý tờ báo này phải có đủ trình độ để nhận biết đúng sai (về lịch sử, chính trị, luật pháp, lối sống,...) chứ không thể hùa theo những sai trái của xã hội vì sự thiếu hiểu biết hoặc mưu đồ lợi ích cá nhân của mình. Hệ thống lại những gì mà Đỗ Hùng thể hiện trên blog, Facebook của anh ta, tôi không cho rằng anh ta thiếu hiểu biết vì cho dù là 1 người thiếu hiểu biết nhưng làm trong môi trường có nhiều thông tin thì theo thời gian cũng phải tiến bộ lên. Vậy thì (1) hoặc anh ta phải có vấn đề về khả năng tư duy, nhận thức, (2) hoặc là anh ta cố ý xiên xẹo, bẻ cong lịch sử, chính sách nhà nước,... để phục vụ cho ý đồ riêng của mình. Mà dù có là thế nào thì cả 2 "phẩm chất" đó nếu tồn tại ở một "cán bộ nhà báo báo Đảng" thì rõ ràng là vô cùng lố bịch.
Trước khi viết bài này, tôi đã tìm đọc lại các bài viết của Đỗ Hùng (dưới các nick-name Mr. Đỗ) trên blog của anh ta (http://blogmrdo.blogspot.com/). Có lẽ anh ta có giác quan thứ 6 nên ngay hôm sau, blog của anh ta đã bị khóa, như cách mà anh đã đã chặn trang facebook của mình khi bị dư luận mạng phản đối vì phát biểu ngu dốt của mình vài ngày trước đó. Phải chăng là anh ta có tật giật mình và biết rõ cái sai của mình nên tìm cách “phi tang” bằng chứng? Nhưng hỡi ơi, các cụ xưa có dạy rằng “bút sa gà chết”, nhất là trong thời đại copy & paste (cắt dán) ngày nay, thật là nhiệm vụ bất khả thi cho bất kỳ ai muốn xóa bỏ những "nghiệp" mình đã tạo ra trên mạng internet. Chỉ cần 1 vài thao tác để "gú gồ", các bạn có thể tìm thấy bất cứ "tác phẩm" nào của Mr. Đỗ, miễn là nó đã được người khác copy.
Tôi xin điểm lại 1 số bài viết "nổi tiếng" thể hiện tư tưởng “cố tình hiểu và nói sai về lịch sử” cũng như khả năng bôi đen chế độ kiểu “thâm nho” của anh ta.
1. Bài “Cờ vàng, cờ đỏ” (http://blogmrdo.blogspot.com/2012/01/hoi-giua-nam-ngoai-khi-phong-trao-bieu.html) trên blog anh ta viết:
“Chẳng hạn, chúng ta hay nói rằng để vô hiệu hóa Công hàm Phạm Văn Đồng đối với vấn đề Biển Đông, Hà Nội cần công khai thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn thời trước 1975, qua đó thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chính quyền Sài Gòn đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng, sự thừa nhận đó cũng đồng nghĩa với việc phi nghĩa hóa hành động chiến tranh của chính quyền do Hà Nội lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam. Đấy chính là một thách đố lớn lao cho chính quyền hiện nay và việc đi đến quyết định mang tính đột phá này có thể dẫn tới những cú sốc lớn về mặt chính trị và xã hội, nên nó không thể được công khai trong ngày một ngày hai”
Về cái suy nghĩ cố tình hiểu sai về cuộc kháng chiến chống Mỹ này của dân tộc, blogger Hòa Bình (http://anhtuanwc2007.blogspot.com/2012/12/oi-loi-ve-co-vang-co-o-cua-mrdo.html) đã có ý kiến phản bác lại như sau:
“Cờ vàng ba sọc đỏ đâu phải là lá cờ đại diện cho người Việt ở nước ngoài, hay ở bất cứ đâu. Người Việt ở trong nước cũng như Việt kiều ở mọi nơi khác trên thế giới chỉ có một lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho một nước Việt Nam thống nhất từ lâu nay. Những ai không thừa nhận điều này chỉ bởi sự thù hằn còn ăn sâu trong tâm trí của họ, sự thù hằn khiến họ tự biến mình thành người không Tổ quốc.
Ý kiến "Hà Nội cần công khai thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn thời trước 1975, qua đó thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chính quyền Sài Gòn đối với Hoàng Sa và Trường Sa nhằm vô hiệu hóa công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng" không hề là cái "chúng ta hay nói" mà chỉ là một ý kiến chẳng đặng đừng trong số nhiều ý kiến khác nằm trong nỗ lực chung lấy lại Hoàng Sa mà thôi.
"Sự thừa nhận đó cũng đồng nghĩa với việc phi nghĩa hóa hành động chiến tranh của chính quyền do Hà Nội lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam ... nó không thể được công khai trong ngày một ngày hai". Đã nhìn nhận vấn đề như vậy thì phải khẳng định ngay rằng không phải là “không thể trong ngày một ngày hai” mà là KHÔNG BAO GIỜ, Mr. Do ạ”.
2. Bài “Để hải ngoại và trong nước san bằng dị biệt” đăng trên báo Thanh Niên (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130427/bai-2-de-hai-ngoai-va-trong-nuoc-san-bang-di-biet.aspx).
Đọc bài phỏng vấn ông nghị Việt kiều Hoàng Duy Hùng này của Đỗ Hùng, Blogger Đỏ đã có phản ứng như sau (http://dodonc.blogspot.com/2013/04/sen-it-thoi-cung.html):
Trước khi bàn chuyện cách biệt và san bằng cách biệt, anh ku Hùng phải xác định rõ ràng hải ngoại là ai nhé....
....
Còn lại một nhúm cách biệt, nhúm tướng tá quan lính Ba Que hận 30/4 và con cái kế thừa nỗi hận mà nhân vật Hoàng Duy Hùng được đại diện. Nhúm này cho quá tay 10% đi, cũng chưa bao giờ và mãi mãi không bao giờ đủ số lẫn lượng tư cách đại diện cho cộng đồng hải ngoại trong vế cân bằng với 90 triệu quốc nội. Chưa thèm kể, nếu nói về F1 của họ, thì chỉ cần đem Nguyễn Cao Kỳ Duyên đối lập với Hoàng Duy Hùng thôi đủ làm bật ra vấn đề; sự khác biệt mà báo Thanh Niên đang đề cập thực chất chỉ là một nhúm cỏn con hận thù cá nhân ích kỷ đến mức thành tội ác phản bội cội nguồn của mình. Tội ác này được san lấp aka đem chôn vào quên lãng đã quý lắm rồi, có cửa đâu mà đòi san bằng.
Thật nực cười, một ông nghị viên thành phố Mỹ, quốc tịch Mỹ, tuyên thệ trung thành với Mỹ, cả đời sống ở Mỹ lại huênh hoang "đấu tranh cho nguyên vọng của đồng bào trong nước". Làm báo sến đến mức này thì phải nghĩ ngay đến độ IQ có vấn đề, nếu không thì cầm chắc "rận chủ"
Nhưng thôi, anh ku Hùng vốn tiền án tiền sự sến ai cũng biết, không cần quàng thêm khoản IQ để anh ảnh còn đường phấn đấu. Cơ mà phải sến ít thôi, kưng.
3. Bài Chán như con gián (http://blogmrdo.blogspot.com/2012/08/chan-nhu-con-gian.html)
Trong bài này Đỗ Hùng lấp ló cho chúng ta về ý nguyện của anh ta, cũng chẳng khác gì các vị “dân chủ giả cầy” rêu rao bao năm nay:
Trong một nghị viện dân chủ thực sự, thật khó mà có một tỉ lệ phiếu 100% thuận, hoặc 100% chống. Trong khi đó, cái tỉ lệ này từng là một điều gì đó rất quen thuộc ở Việt Nam, và chúng ta đều biết rằng đã có một sự dàn xếp phi dân chủ trước các cuộc bỏ phiếu. Vậy mà, khi một nghị sĩ dùng quyền bỏ phiếu của mình để chống lại một dự luật lại bị tố là Việt gian. Bị chụp mũ cái rụp vậy, chứ không phải bằng những lập luận để thuyết phục ông nghị sĩ kia rằng ông bỏ phiếu chống là sai, là cả nghĩ, là thấy ngắn mà không thấy dài, thấy tiểu tiết mà không thấy tổng thể.
Nếu cứ "mần chắc" kiểu này, thời kỳ đấu tố sẽ tiếp diễn ở tương lai.
Còn ước nguyện dân chủ - đa nguyên thì, đừng hòng!
4. "Truyện ngắn" Hậu Chí Phèo (http://blogmrdo.blogspot.com/2007/12/hau-chi-pheo-tap-1.html)
Đỗ Hùng đã thể hiện được khả năng “văn chương” và kỹ năng xiên xẹo của mình qua “truyện ngắn” ăn theo tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao. Đọc “tác phẩm” của Mr. Đỗ, không cần quá nhiều chất xám để hiểu được anh ta muốn ám chỉ, xuyên tạc thế nào về lịch sử và Nhà nước Việt Nam. Có lẽ nằm mơ người ta cũng không thể tưởng tượng được cái thứ ngôn phong yếm thế, hằn học và mù lịch sử của các tay chống cộng già đang dặt dẹo nơi xứ người lại được rót ra từ bộ não của một ông phó tổng thư ký một tờ “báo Đảng” to vật vã. Truyện chẳng có gì để bình luận vì bao nhiêu tâm tư - nguyện vọng của tác giả đã xổ toẹt cả trong từng con chữ rồi, nên tôi chỉ trích đăng lại đoạn đầu cho bạn đọc tự “thưởng lãm”:
Sau khi đánh chết Bá Kiến trong một cuộc ẩu đả tưng bừng trước nhà Chị Dậu, Chí Phèo nghiễm nhiên trở thành chủ nhân ông của làng Vũ Đại, được đông đảo dân chúng ủng hộ hết mình. Kết thúc trận kịch chiến ấy, Phèo từ một tay bợm nhậu bỗng chốc biến thành người hùng. Trong mắt dân chúng, kể cả một số kẻ thù xưa của Phèo, hắn là một trang hảo hán, là người soi đường chỉ lối.
Trên cương vị mới, Phèo bắt đầu tận hưởng hương vị chiến thắng và thi hành chính sách chăn dân do người anh lớn cai quản làng bên là Lão Hạc tư vấn. Đối với đám bạn nhậu đầu trộm đuôi cướp thuở xưa, ai biết điều thì Phèo cất nhắc lên các vị trí như phụ trách phòng sưu thuế, chỉ huy đội trị an hoặc ít ra cũng cầm loa, gõ mõ. Ai bướng thì Phèo cho vào hợp tác xã, suốt ngày bán mông cho trời, bán mặt cho đất. Đám dân chúng ủng hộ Phèo cũng không khá hơn. Tất cả đều bị lùa vào hợp tác xã. Họ làm lụng quần quật suốt ngày, không còn thời gian để suy nghĩ, thành ra não bộ và lá gan họ teo tóp đến thảm hại.
Đối với tàn quân của Bá Kiến thì khỏi phải nói, Phèo triệt tận gốc. Sợ quá, lũ này di tản sang các làng lân cận. Kẻ không chạy được thì đành ở lại làng Vũ Đại, ngậm đắng nuốt cay như chú hổ bị gã thợ săn Thế Lữ nhốt trong cũi sắt chờ ngày lên bếp lò để hóa thân thành cao hổ cốt.
Chính sách của Phèo thế mà hay. Dân làng Vũ Đại nghe răm rắp. Vì sợ. Khi không đám cận thần của Phèo chỉ đánh rắm một phát cũng có khối người nôn mật xanh mật vàng, chết không kịp ngáp. Làng Vũ Đại tuyệt đối an bình là vì thế.
Bạn đọc nào hâm mộ câu chuyện của Mr. Đỗ thì có thể đọc tiếp tại đây: http://quechoablog.wordpress.com/2011/06/17/12269/
5. Mr Đỗ là một người tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống TQ ngay từ những ngày đầu dù lẽ ra với vai trò là 1 nhà báo của 1 cơ quan ngôn luận lớn, hơn ai hết anh ta phải biết rõ chủ trương của nhà nước về vấn đề này. Chính quyền phải bỏ rất nhiều công sức ra thuyết phục, vận động các học sinh sinh viên về vấn đề này, trong khi đó đại diện cơ quan ngôn luận của giới Thanh niên lại làm ngược lại!!! Không những vậy, trên blog của mình, chàng phó tổng thư ký báo Thanh niên cũng chẳng ngại ngần cổ vũ cho những hành vi đội lốt yêu nước đó (có thể là anh ta tin hành động của mình là "yêu nước").
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài trên Đỗ Hùng viết về thời "xuống đường" của minh như:
- Biểu tình 1: Về lòng tin vào con người (http://blogmrdo.blogspot.com/2011/06/bieu-tinh-1-ve-long-tin-vao-con-nguoi.html)
- Về tấm hình lịch sử (http://blogmrdo.blogspot.com/2011/06/ve-tam-hinh-lich-su.html)
6. Tư cách đạo đức "dị biệt" của ông phó tổng thư ký báo Thanh Niên Online.
Vốn dĩ chuyện con người có quan điểm khác nhau về các vấn đề trong cuộc sống là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng việc một phó tổng thư ký báo Thanh Niên lại có những nhận xét đầy tính hằn học, đố kỵ nhỏ nhen về cái chết của một vĩ nhân được nhân loại thừa nhận như đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngay trong lúc cả dân tộc đang khóc tiếc thương Người, thì chắc chắn đây không phải là một sự "khác biệt" mà là sự "dị biệt" của một tư cách đạo đức dị hợm.
Chúng tôi đã rất "may mắn" khi ghi lại được những phát biểu dị hợm trên trang nhà Facebook của vị phó tổng thư ký chỉ một thời gian ngắn trước khi anh ta khóa nó lại. Nếu như sau này anh ta gặp "quả báo" từ những "nhân xấu" đã gieo này thì đây sẽ là một bằng chứng cho thấy dù là trên mạng ảo, tạo nghiệp xấu sẽ khó lòng có được kết cục tốt lành. Mời các bạn nghiền ngẫm những "lời vàng ý ngọc" của vị phó tổng thư ký ngay dưới đây.
7. Chuyện gì đang xảy ra tại cơ quan báo Thanh Niên?
Tư tưởng "cấp tiến" của vị phó tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên thực ra không phải là một "bí mật" gì cả. Bất kỳ ai đã từng theo dõi các diễn đàn, blog của giới báo chí đều hiểu rõ điều đó, có chăng là ngoại trừ các vị lãnh đạo tờ báo này (hoặc giả chăng họ cũng đồng tình với tư tưởng của Mít sờ tơ Đỗ?!). Thật ra việc một người có chính kiến, tư duy, tình cảm khác với đa số những người còn lại nhau (thậm chí với cả thế giới) là điều hoàn toàn dễ hiểu và chúng ta không thể và không nên áp đặt suy nghĩ của riêng mình lên người đó. Tuy nhiên, nếu một người nắm giữ vị trí quan trọng trong một cơ quan chính quyền để truyền đạt thông tin đúng đắn, tích cực góp phần giúp đỡ chính quyền – nhà nước xây dựng một xã hội tốt đẹp theo định hướng của Đảng lãnh đạo mà lại luôn luôn có thái độ mỉa mai, chống phá cái chế độ đang trả lương cho mình, bẻ cong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc,.. thì rõ ràng là chế độ này đang nuôi ong tay áo và tư cách đạo đức của anh ta cũng là 1 dấu hỏi lớn.
Một câu hỏi nữa cần đặt ra là: thế thì lãnh đạo báo Thanh Niên và các cơ quan chủ quản đã quản lý, huấn luyện, đánh giá, lựa chọn nhân sự kiểu gì mà để nảy nòi ra những "cán bộ" kiểu như Huỳnh Ngọc Chênh (nguyên Phó Tổng thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên) và bây giờ là Đỗ Hùng? Đây chỉ là những người ra mặt chống phá công khai còn những kẻ âm thầm "leo cao luồn sâu" thì sao? Từ trường hợp của tờ báo Thanh Niên này, cũng dễ hiểu vì sao những năm gần đây mặt trận tư tưởng, nhất là trên "chiến trường" internet, đã bị buông lỏng và trở thành "sân nhà" cho những kẻ chống phá chế độ, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ,... tha hồ "múa gậy vườn hoang".