Ai Chọn Lựa Giữa Tôn Giáo Và Đất Nước?
https://daosichanga.blogspot.com/2014/02/ai-chon-lua-giua-ton-giao-va-dat-nuoc.html
Mới đó thôi mà đã tròn 1 tuần kể từ ngày giáo sư Trần Chung Ngọc, người thắp lửa soi đường tri thức tôn giáo, về với tổ tiên. Vậy là từ nay thiếu đi những lời "giáo huấn cừu" hừng hực khí thế và tri thức của một "ông già cổ lai hy"! Nhưng có lẽ những di sản mà ông để lại cho các thế hệ mai cũng là quá đủ đối với những người muốn tìm đến nguồn sáng tri thức mà xa rời sự tăm tối, ma mị của những thứ thần quyền độc hại. Mời các bạn cùng tưởng nhớ ông qua một bài viết của chính ông, giáo huấn cho một con chiên, kẻ bằng sự vô tri của mình muốn bào chữa cho bản chất phản động, phản dân tộc của đám "giặc áo đen" trong câu nói bất hủ của linh mục Hoàng Quỳnh: "Thà mất nước hơn thà mất chúa".
Ai Chọn Lựa Giữa Tôn Giáo Và Đất Nước? - Tác giả: Trần Chung Ngọc
Ông bạn thân của tôi cứ lâu lâu làm phiền tôi bằng một thư rác. Lần này lại chuyển cho tôi bài từ địa chỉ:
From: minhson truong
Date: Tue, April 16, 2013 10:33 am
Tôi đã từng nhận định: Các con chiên Việt Nam không viết thì thôi, còn viết về chính đạo của mình hay viết về Phật Giáo thì, viết ít thì ngu ít, viết nhiều ngu nhiều, càng viết càng ngu. Bài viết của Trương Minh Sơn với giọng văn côn đồ, hạ cấp, rất quen thuộc trên các diễn đàn truyền thông của các con chiên, thật tình tôi chẳng màng đến, vì nó xuất phát từ đầu óc của một con chiên không có óc của con người. Nhưng vì Trương Minh Sơn viết láo lếu về Phật Giáo, chứng tỏ sự ngu dốt cùng cực của hắn về Phật Giáo, cho nên tôi đành phải mất chút thì giờ dạy cho hắn một bài học, rằng trước khi viết về Phật Giáo thì phải nghiên cứu kỹ, chứ viết nhảm viết nhí với mục đích chống phá Phật Giáo thì chỉ tự chứng tỏ là mình ngu dốt mà thôi.
Những người Ca-tô Việt Nam càng viết về đạo Phật càng chứng tỏ họ chẳng biết gì về đạo Phật, bởi vì đầu óc của con chiên không được Chúa sáng tạo để tương hợp với trí tuệ của con người, mà Phật giáo lại là đạo của trí tuệ. Thật vậy, con chiên chỉ biết cúi đầu nghe theo người chăn chiên về đức tin, con đường đi tới mê tín, còn Phật tử thì dùng trí tuệ và lý trí để định cho mình một con đường đi tới hiểu biết. (Joseph L. Daleiden, The Final Superstition: Faith, the path to superstition; Reason, the path to knowledge). Bây giờ chúng ta hãy đi vào nội dung bài viết của Trương Minh Sơn.
==> Trương Minh Sơn viết:
Có ai chấp nhận được câu "Thà mất đạo Phật chứ không thà mất nước" không ? Lẽ tất nhiên mọi Phật tử đều không chịu mất Phật mà phải làm mọi cách để duy trì đạo Phật cho mình và con cháu của mình. Vậy họ phải làm gì ?
Câu hỏi chứng tỏ Trương Minh Sơn không có một hiểu biết nào, dù tối thiểu, về Phật giáo Việt Nam. Đạo Phật với đất nước là một, lịch sử Việt Nam đã chứng tỏ như vậy, làm gì có sự chọn lựa giữa Phật giáo và đất nước? Vì thế cho nên chúng ta có vài nhận định sau đây của vài bậc thức giả, Tăng cũng như Tục, dựa trên lịch sử:
1. Trong bài thuyết trình về đề tài “Sứ Mệnh Của Người Phật Tử Đối Với Dân Tộc” tại Tổng Vụ Thanh Niên Saigon, 1968, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận có nhận định: “Nói riêng về dân tộc Việt Nam thì đạo Phật đã thể nhập vào dòng sống của dân tộc này không thể tách rời ra được nữa.. Việt Nam còn, Phật Giáo còn. Phật giáo còn, dân tộc còn.. Phật Giáo đối với dân tộc Việt Nam được coi như là một thứ vũ khí tinh thần hiệu nghiệm nhất vừa để đối kháng với nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa, vừa thâu thái những tinh hoa của nền văn hóa đó, rồi dung hòa cả hai nền văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa với tinh thần phải chăng của dân tộc, làm thành một nền văn hóa Việt Nam sống động trong tâm tư mỗi người và trong cuộc sống dân tộc.”
2. Trong bài “Vài Nét Về Phật Giáo Dân Gian Việt Nam”, Bông Sen số 19, tháng 8, 1994, Giáo sư Trần Quốc Vượng viết: “Đạo Phật đã ngấm vào lòng người dân như nước ngấm vào lòng đất.”
3. Trong bài “Về Sự Hội Nhập Của Phật Giáo Vào Nền Văn Hóa Việt Nam”, Giao Điểm số 21, tháng 12, 1995, Giáo sư Minh Chi viết: “Phật Giáo từ Ấn Độ hay từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam đã có đầy đủ điều kiện để thành tựu một sự hội nhập thật sự vào nền văn hóa Việt Nam, vào cuộc sống của dân tộc Việt Nam, hội nhập như nước hòa với sữa, đến nỗi không thể phân biệt được đâu là nước đâu là sữa.”
Như vậy thì câu "Thà mất đạo Phật chứ không thà mất nước" của Trương Minh Sơn hoàn toàn vô nghĩa, phản ánh cái dốt của hắn về đạo Phật ở Việt Nam. Về phương diện lịch sử thì qua những nhận định trên, ảnh hưởng của Phật Giáo trên nền văn hóa dân tộc thực là sâu đậm, sâu đậm đến độ người ta không còn phân biệt được đâu là văn hóa Phật Giáo và đâu là văn hóa dân tộc. Đây là một sự kiện không ai có thể phủ bác. Sở dĩ như vậy là vì Phật Giáo đã đi vào dân tộc Việt Nam từ gần 2000 năm trước, không bằng con đường giáo điều khô cứng, không bằng con đường ru ngủ dân chúng (có tác dụng như thuốc phiện) với những hứa hẹn hão huyền về một cái bánh vẽ trên trời, mà bằng con đường trí thức, con đường phát triển trí tuệ, tự lực tự cường, và nhất là không chống lại những truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Với những giáo lý nhân bản và những triết thuyết cao siêu, phù hợp với tinh thần khoa học, Phật Giáo đã đáp ứng được những đòi hỏi suy luận trí thức của giới có học. Với bản chất hòa bình, bao dung, bình đẳng, và những giáo lý giản dị, Phật Giáo cũng đã đáp ứng được khao khát của giới bình dân, ít học. Từ đó, Phật Giáo đã đi vào dân gian, hội nhập trong dân gian, trên mọi giới, tạo nên một tinh thần Phật Giáo dính liền với một tinh thần yêu nước cao độ.
Phật Giáo chưa bao giờ phản bội dân tộc, liên kết với kẻ ngoại xâm tiêu diệt kháng chiến, giết hại đồng bào. Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ nhận lệnh của bất cứ chức sắc ngoại quốc nào, lệ thuộc bất cứ một tổ chức chính trị hay tôn giáo quốc tế nào. Tinh thần Phật Giáo không thể tách rời tinh thần yêu nước, cho nên trong suốt giòng lịch sử, nhiều tăng sĩ đã “cởi áo cà sa, khoác chiến bào”, tham gia cuộc chiến chống xâm lăng.
Điển hình là trong thời đại Lý, Trần, thời đại với câu truyền tụng “Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng”, thời đại hiền hòa nhất, nhưng cũng là thời đại oanh liệt nhất, hai lần thắng Nguyên Mông. Và trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ gần đây, cũng đã có nhiều vị Tăng “khoác chiến bào”, thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ non sông, chứ không phải do sự kết hợp với bất cứ ý thức hệ thế tục nào.
Quan nhất thời, dân vạn đại, chế độ nào rồi cũng phải qua đi, nhưng dân và nước thì không bao giờ mất, và Phật giáo luôn luôn chủ trương đi cùng với dân, với nước. Với tinh thần đó nên Việt Nam đã bao lần thành công trong việc đánh đuổi ngoại xâm, từ những thế kỷ đầu cho tới hạ bán thế kỷ 20. Với một lịch sử du nhập và tinh thần như vậy chúng ta hẳn không lấy làm lạ khi thấy tinh thần Phật Giáo thể hiện sâu đậm trong mọi bộ môn của nền văn hóa Việt Nam như văn chương, thi ca bác học cũng như bình dân, trong nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc v.v...
Như vậy thì làm gì còn có sự chọn lựa giữa Phật Giáo và đất nước. Trương Minh Sơn có thấy rằng mình đã đặt ra một câu hỏi rất ngu không, vì sự hiểu biết quá kém của mình? Cái tâm nô lệ ngu đạo đã ăn sâu vào đầu óc con chiên rồi nên mới đặt một câu hỏi như vậy.
==> Trương Minh Sơn viết:
1- Họ phải đánh đổ cái chế độ đàn áp Phật Giáo (như Phật Giáo đã từng làm với chế độ ông Ngô Dình Diệm) để thay thế bằng một chế độ mới cho phép người dân tự do giữ đạo Phật. Nhưng nếu họ không thể nào đánh đổ chế độ thì họ phải làm gì ? Chẳng hạn chế độ Việt Cọng hiện nay đàn áp mọi tôn giáo mà chẳng có ai đánh đổ được nó thì Phật tử phải làm gì ? Họ sẽ phải ...
Thứ nhất, chế độ không phải là nước. Phật Giáo tranh đấu năm 1963 không có mục đích đánh đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Phật Giáo chỉ lên án chế độ kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm, tranh đấu cho sự công bằng xã hội. Chế độ Ngô Đình Diệm đổ vì mất lòng dân, vì quan thầy Mỹ của Diệm muốn Diệm đổ vì Diệm không đi đúng đường lối chỉ đạo của Mỹ, và chính các tướng lãnh dưới quyền Diệm đã đứng lên lật đổ Diệm, chứ không phải là Phật Giáo. Phật Giáo không có quân đội, vũ khí, chỉ có lòng từ bi qua sự kiện tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức và nhiều Tăng Ni khác.
Thứ nhì, chế độ nào đàn áp Phật Giáo như chế độ Ngô Đình Diệm, cưỡng bách người dân cải đạo, tấn công chùa chiền, bắt giữ cả ngàn tăng ni? Về Việt Nam coi xem có ai bị cấm theo đạo Phật không, có ai bị cấm đi lễ Chùa không? Ngày Tết thiên hạ chen chúc nhau đi lễ các Chùa đặc biệt là Chùa Hương, Chùa Bái Đính. Chế độ nào cấm người dân theo đạo Phật? Trương Minh Sơn viết lên toàn những điều hoang tưởng mê sảng để chống Cộng. Nếu có cấm thì nên cấm những tà đạo, đạo chích, đạo bịp như Ca-tô Rô-ma giáo, hay đạo Tin Láo, nhưng tinh thần Việt Nam là nhân từ, hòa đồng, bao dung cho nên việc cấm đạo không thể xẩy ra ngoại trừ trong thời thực dân Pháp xâm lăng và giáo dân Ca-tô làm Việt gian theo chân quan thầy Pháp đi cướp phá chùa chiền, giết hại người “lương”. Cũng vì vậy mà cái tế bào ung thư Ca-tô ngoại lai vẫn có thể sống trên cơ thể Việt Nam.
Tuy nhiên, bổn phận của chính quyền cũng như của mọi người phi – Ca-tô ngày nay là phải ngăn ngừa để giữ cho cái tế bào hay vi-rút Ca-tô này không thể phát triển đến mức có thể làm hại đến cả cơ thể Việt Nam. Nếu chế độ ngày nay mà đàn áp tôn giáo thì làm gì còn Nguyễn Văn Lý, làm gì còn Ngô Quang Kiệt, làm gì còn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam coi giáo luật của Vatican ở trên luật nước, làm gì có lễ Tam Hợp Vesak, làm gì có lễ giáng sinh mà thật ra là giáng họa, làm gì có Tuyên Ngôn Thuộc Linh v..v…. Vì đặt ra một tiền đề hoang tưởng là “Việt Cộng đàn áp mọi tôn giáo” để chống Cộng rồi dựa vào đó để mà viết láo lếu, khích động Phật Giáo “phải đánh đổ cái chế độ đàn áp Phật Giáo” nên những phần sau của Trương Minh Sơn không cần phải bàn đến, vì Trương Minh Sơn toàn viết lên những điều nhảm nhí, cùng cực ngu xuẩn. Nhưng tôi muốn bàn đến một đoạn khác của Trương Minh Sơn, để cho chúng ta thấy cái đầu óc của con chiên Trương Minh Sơn thuộc loại bấn loạn thần kinh và ngu dốt như thế nào.
==> Trương Minh Sơn viết:
.... Và những Phật tử muốn chịu sống yên ổn với quê hương đất nước Việt Cọng đều phải nói lên câu : "Thà mất Phật chứ không thà mất nước" để biện hộ cho sự từ bỏ niềm tin tôn giáo của họ hầu bám lấy mãnh đất chữ S mà sống tiếp… Đó là họ đã theo phương châm giống như của Giao Diểm hiện nay là 'THÀ MẤT PHẬT CHỨ KHÔNG THÀ MẤT NƯỚC".
… Nhưng thật không hiểu nổi là tại sao trong khi bọn Việt Cọng chẳng hề cấm đoán đạo Phật tại Việt Nam mà trái lại còn tuyên dương công lao của đạo Phật đã giúp chúng nó chiếm trọn Việt Nam, thế mà đa số Phật Tử đã bỏ nước Việt Nam để chạy ra nước ngoài ??? Họ chọn "thà mất nước Việt Nam" cho mục đích gì ???
Chúng ta thấy Trương Minh Sơn viết nhảm nhí như một tên điên. Hơn 80% dân Việt theo Phật Giáo dưới hình thức này hay hình thức khác, vẫn sống yên ổn trên đất nước, vẫn dự những khóa tu, vẫn đi Chùa lễ Phật, vẫn ăn mừng lễ Phật Đản, có ai từ bỏ niềm tin vào đạo Phật đâu, trừ vài người đầu óc yếu kém, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bị cái đạo thổ tả mua chuộc bằng chút vật chất hoặc bị mê hoặc bởi một cái bánh vẽ trên trời. Hơn nữa, không biết thì đừng có viết bậy. Phật ở đâu mà mất?
Người Phật tử ai cũng biết là Phật không có trong Chùa, không có ở ngoài, không có trong các bức tranh, bức tượng. Ngoài ra trong Phật giáo còn có câu “Phùng Phật sát Phật”, nghĩa là “Gặp Phật, giết Phật”. Người Ca-tô nên học theo Phật Giáo và tuyên bố: “Phùng Chúa, sát Chúa”, gặp Chúa ở đâu thì giết Chúa ngay ở đấy. Nếu người Ca-tô lãnh hội được ý của cụm từ “Phùng Chúa, sát Chúa” thì có thể thoát xác con chiên để tiến thành con người. Vậy thì Phật ở đâu? Phật tử nào cũng biết câu chuyện lịch sử sau đây:
Vua Trần Thái Tông bỏ ngai vàng, che dấu thân phận, đi lên núi Yên Tử sau một cuộc hành trình gian nan trèo đèo vượt suối. Vua lên núi tham kiến Quốc sư Trúc lâm đang tu tại đây. Sau đây là đoạn Vua kể trong sách Thiền Tông Chỉ Nam:
Thấy Trẫm, Quốc sư mừng rỡ. Người ung dung bảo Trẫm: Lão tăng ở chốn sơn dã đã lâu rồi, xương cứng, mặt gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vui cảnh rừng núi đã quen, lòng nhẹ như đám mây nổi, cho nên mới theo gió mà đến đây. Nay bệ hạ bỏ địa vị nhân chủ mà nghĩ đến cảnh quê mùa rừng núi, hẳn là muốn tìm cầu gì ở nơi đây cho nên mới đến, phải không? Trẫm nghe lời thầy hỏi, hai hàng nước mắt ứa ra, liền thưa với thầy rằng: trẫm còn thơ ấu, đã sớm mất mẹ cha, chơ vơ đứng giữa sĩ dân, không có nơi nào để nương tựa. Lại nghĩ rằng sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên trẫm mới tới đây, chỉ muốn cầu thành Phật, chứ chẳng muốn tìm gì khác. Thầy đáp: “Trong núi vốn không có Phật. Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng lại và trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần phải đi tìm cực khổ ở bên ngoài.” [Trích từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang, trang 235.]
Ở trên thì TMS viết Việt Cộng đàn áp Phật Giáo cho nên Phật tử phải đánh đổ chế độ như đánh đổ chế độ Ngô Đình Diệm, xuống dưới TMS lại viết Việt Cọng chẳng hề cấm đoán đạo Phật tại Việt Nam. Rõ ràng là TMS đầu óc bấn loạn, viết để mà viết, chẳng buồn để ý đến là mình viết mâu thuẫn và nhảm nhí như thế nào. Có lẽ một tác giả trước đây viết đúng: Bị rửa tội rồi thì con chiên mất đi phần lớn những giây thần kinh suy tư trong đầu, nên người chăn chiên bảo làm sao thì con chiên chỉ còn có việc cum cúp làm theo như vậy. Bảo ngồi thì ngồi, bảo nằm thì nằm, bảo lăn thì lăn. Vì vậy, có người đã coi “rửa tội” như là một loại bùa yểm đầu óc con người, thường là trẻ nít, để cho đầu óc chúng không thể phát triển đúng mức như những người khác, mà trong đầu có một khuyết tật: tin mà không biết mình tin cái gì.
Sau cuộc chiến, những Phật tử chạy ra nước ngoài tuyệt đối không phải là để giữ Phật với cái giá mất nước. Đây là hậu quả của một cuộc chiến đã kéo dài quá lâu với sự đối nghịch Quốc-Cộng mà phần lớn là do ngoại nhân gây nên. Người Phật tử chạy ra ngoại quốc chẳng phải là chạy theo Phật như dân Ca-tô chạy theo Chúa và Đức Mẹ đã chạy trước vào Nam năm 1954, hay là chọn “mất nước” để giữ Phật như TMS viết láo. Điều rõ ràng là các con chiên sợ Giao Điểm nên luôn luôn viết láo, chụp lên đầu Giao Điểm những thứ không phải của Giao Điểm. Ở đâu mà có cái phương châm 'THÀ MẤT PHẬT CHỨ KHÔNG THÀ MẤT NƯỚC" của Giao Điểm, Trương Minh Sơn thử nói lên xem nào. Phần trình bày ở trên đã chứng minh là câu “Thà mất Phật chứ không thà mất nước” của Trương Minh Sơn là một câu rất ngu, ở dưới mức ngu. Thật ra Trương Minh Sơn bịa ra câu này chỉ để biện minh cho tâm cảnh cuồng tín mù quáng phi dân tộc của linh mục Hoàng Quỳnh cũng như của các con chiên qua câu: Thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa”.
Hoàng Quỳnh |
“Linh Mục Hoàng Quỳnh là một người hướng dẫn số người Công Giáo di cư từ Bắc vào Nam để kiếm nơi tự do giữ đạo của họ và sống an toàn để chăm lo cho tương lai của con cháu họ, linh mục này nói rõ rằng: "thà mất nước (miền Bắc) chứ không thà mất Chúa". Nhưng bọn Cọng Sản miền Bắc vẫn không buông tha, chúng chạy theo và chiếm luôn cả Miền Nam tự do đó, và một lần nữa người Công Giáo lại một phen chạy trốn vượt biên ra nước ngoài để tìm nơi tự do cho phép họ được giữ đạo và thờ Chúa và câu nói trên đã thành sự thật là : "thà mất cả nước Việt Nam chứ không thà mất Chúa".
Ai cũng biết là sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ thì vào năm 1964, Linh mục Hoàng Quỳnh đã huy động giáo dân Hố Nai, Gia Kiệm vác gậy gộc đi biểu tình ở Saigon và cùng giáo dân hô to khẩu hiệu “Thà mất Nước chứ chẳng thà mất chúa”, chứ không phải là trong thời Hoàng Quỳnh dẫn con chiên chạy theo Chúa và Đức Mẹ vào Nam. Câu này đã ghi thêm vào lịch sử ô nhục của Ca-tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam, một tôn giáo đã nổi tiếng là “hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc” như lịch sử đã chứng tỏ.
Có bao nhiêu phần trăm người Ca-tô chạy trốn vượt biên ra nước ngoài với tâm cảnh "thà mất cả nước Việt Nam chứ không thà mất Chúa" trong số 5-7 triệu giáo dân?. Có tới 10% không, nghĩa là khoảng 500000-700000.Còn lại ở trong nước là 90%, vậy là 90% này đã chấp nhận là “Thà mất Chúa chứ không thà mất nước” Trương Minh Sơn cần phải hãnh diện về đạo của mình, vì có tới 90% yêu nước hơn yêu Chúa. Nhưng đây là Trương Minh Sơn viết mà không biết là mình ngu chứ không phải là sự thật, vì nếu là sự thật thì Ca-tô Giáo đã là một tôn giáo trong tứ giáo đồng nguyên rồi.
Nhưng điều khó hiểu đối với tôi là tại sao người Ca-tô lại phải chạy với tâm cảnh "thà mất cả nước Việt Nam chứ không thà mất Chúa". Bởi vì Linh mục Peter Hoàng Omi đã dạy con chiên:
“Nếu chúng ta có một đức tin mạnh mẽ vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa thì chúng ta phải biết cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những sự kiện xảy ra trong đời ta và trong Giáo Hội. Quí anh chị em nên biết một điều là chẳng có gì xảy ra ngoài sự xếp đặt trong Tình Yêu Quan Phòng của Thiên Chúa. Chẳng có thế lực trần gian nào có thể lèo lái Thiên Chúa theo ý của mình được!... Thiên Chúa có chương trình cho mỗi người và mỗi dân nước, và chương trình của Thiên Chúa thì tuyệt hảo”.
Vậy thì chính quyền Cộng sản chính là “kế hoạch mầu nhiệm” theo đúng sự quan phòng và chương trình tuyệt hảo của Thiên Chúa xếp đặt cho Việt Nam. Những người Ca-tô chạy Cộng sản rõ ràng là những người không tin ở sự quan phòng, chương trình tuyệt hảo của Thiên Chúa, cho mình và cho giáo hội, mà không tin Chúa thì theo lời dạy của các bậc chăn chiên, người Ca-tô không có con đường nào khác là đi xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa thiêu đốt không bao giờ dứt. Không đi lễ nhà thờ đã phải xuống hỏa ngục rồi, huống chi là không tin Chúa. Trương Minh Sơn bỏ nước để theo Chúa, mong đớp được cái bánh vẽ trên trời, nhưng Chúa bảo: “Đừng có nằm mơ! Đi xuống hỏa ngục! Vì ngươi đâu có tin ở kế hoạch mầu nhiệm của Ta” (Forget it! Go to hell! Because you don’t believe in My wondrous plan). [Dựa theo John 3: 18]
Còn nhớ trước đây, giáo hoàng John Paul II đi tới Nam Mỹ và an ủi các con chiên bệnh tật và nghèo khổ đó là “kế hoạch mầu nhiệm của Gót” (Wondrous plan of God). Và khi có điều bất hạnh xẩy ra cho con chiên thì bề trên an ủi là: “Chúa đã cho thì Chúa có quyền lấy đi”, hoặc “Mọi việc xẩy ra là do ý định của Chúa, con người làm sao hiểu được ý Chúa. Chúng ta chỉ cần tin Chúa thì Chúa sẽ có chương trình xếp đặt cho chúng ta”. Toàn là những lời bịp bợm nhưng con chiên đâu có biết là bị bịp. Thật là tội nghiệp.
Sự kiện lịch sử là: Phật tử, với Phật trong tâm, luôn luôn đồng hành với dân tộc, góp phần xây dựng quốc gia, “cởi áo cà sa khoác chiến bào” chống xâm lăng. Còn người Ca-tô thì theo xâm lăng để giữ Chúa, Chúa của Do Thái, thà mất nước để chạy theo một cái bánh vẽ trên trời, mê hoặc bởi những người chăn chiên xảo quyệt, tuy rằng Chúa đã nói rõ trongTân Ước: cái bánh vẽ trên trời đó chỉ để cho người Do Thái ăn mà thôi, tuyệt đối không cho người ngoài nào, nhất là dân A-na-mít. Bởi vậy, có thể nói, vi-rút phi dân tộc Ca-tô là mầm mống chia rẽ dân tình, nghi kỵ lương giáo, một tai nạn lịch sử do Ca-tô giáo mang tới từ Tây phương mà linh mục Lương Kim Định đã cho là khó mà có thể xóa sạch được.
Đúng vậy, tinh thần yêu nước khó có thể hòa hợp với tinh thần bán nước, con dân Việt Nam khó có thể hòa hợp với con dân của nước trời, truyền thống dân tộc khó có thể tương hợp với những sắc thái xa lạ ngoại lai, truyền thống đặt quốc gia trên hết khó có thể hòa hợp với tinh thần nô lệ ngoại lai, chỉ vì một ảo tưởng mà phản bội quốc gia.
Có cần phải phê bình tiếp Trương Minh Sơn không. Tôi nghĩ không cần vì tôi đã lãng phí chút thời gian để dạy con chiên, nhưng tôi biết rằng vô ích, vì tuyệt đại đa số con chiên đã hết thuốc chữa. Thật quả là tôi đã chán việc dạy bảo các con chiên, vì dạy chúng cứ như là “nước đổ đầu vịt”.
Trần Chung Ngọc (sachhiem.net)
Ngày 19 tháng 4, 2013