Chiến tranh biên giới phía bắc 1979: Lều báo tiếp tục đầu độc lịch sử

N hững cơ sở truyền thông móc mỉa như BBC, RFA, VOA thiếu hiểu biết hoặc giả vờ thiếu hiểu biết thì đã đành, thế nhưng có những người là nhà...

Những cơ sở truyền thông móc mỉa như BBC, RFA, VOA thiếu hiểu biết hoặc giả vờ thiếu hiểu biết thì đã đành, thế nhưng có những người là nhà báo, nhà văn Việt Nam mà cũng rơi vào tình trạng tương tự thì phải đặt câu hỏi về tư cách viết văn, làm báo của họ.

Việc nhà báo Đỗ Hùng, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên cho đăng một loạt bài về Hải chiến Hoàng Sa đã khiến dư luận bức xúc, phản ứng khiến ông này phải tự đóng cửa facebook, trách nhiệm của ông ta trong vụ việc này có được xem xét, xử lý đến đâu, chưa ai rõ. Nay đến ngày 17-2, thêm lần nữa, báo chí Việt Nam lại khiến cho độc giả như lạc vào mê hồn trận hư hư thực thực chẳng biết đâu mà lần. Đáng lẽ ra với một tư cách là nhà báo nhà văn họ phải biết được trách nhiệm trước công luận, pháp luật về bài viết, phát ngôn trên mạng của mình. Nhưng xem ra những ví dụ được nêu ra dưới đây về nhà báo Đào Tuấn, Mạnh Quân, người đọc càng lo lắng hơn cho vận mệnh báo Việt và lo lắng hơn cho cơ quan quản lý báo chí khi nhìn thấy đội hình phóng viên, biên tập các báo lớn ngày càng lởm khởm.


Sự việc nhà báo Đào Tuấn với loạt bài đăng trên báo Một Thế giới mới đăng đàn trên trang cá nhân về việc các bài ông này viết về chiến tranh Việt Trung với lời lẽ hằn học, xúc xiểm, đả kích kiểu như tác giả đang bị ép gỡ các bài báo thì thiết nghĩ với một tư cách nhà báo đem thông tin đến bạn đọc liệu đã xứng tầm hay chưa.

1. Về sự kiện các bài viết trên báo Một Thế giới mới bị gỡ bỏ sau vài tiếng đăng tải, không giải thích lý do được xem là sự thiếu tôn trọng bạn đọc, thiếu trách nhiệm đối với bài viết được chính họ đăng lên. Khi bị các đài BBC, VOA, RFA…lu loa, tung tin báo này bị Ban Tuyên giáo ép gỡ bài, cũng làm lơ, không chịu giải thích, im lặng khó hiểu. Nếu nói các đài báo phương Tây bịa đặt, xuyên tạc, dựng chuyện, thì phải nói rằng Ban biên tập báo trên xứng đáng bị xem là kẻ tiếp tay đầy khó hiểu (?)

"Bà buôn cải" cất lời ca "đâm bị thóc chọc bị gạo" quen thuộc.

2. Tìm hiểu nội dung bài báo trên Một Thế giới mới, tôi phát hiện nhà báo Đào Tuấn viết sai sự thật đại ý rằng khi TQ đánh sang ta thì Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ, trên biên giới không có quân; chỉ có dân quân du kích nhưng có người nhưng ko vũ khí... nhưng sự thật thì lại hoàn toàn khác. Trận chiến này ta không hề bị động, có kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng về phương thức, huấn luyện và chỉ đạo thống nhất trong chiến tranh tôi đã có phần tổng hợp ở đây: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1839281242877464&set=a.1649934088478848.35305.100003868198858&type=1&ref=nf

Với lỗi sơ đẳng này, thì đáng lý Ban biên tập, nhà báo trên không thể chỉ rút bài cho xong mà cần phải xem xét nghiêm túc về khả năng, trình độ báo chí, kiến thức lịch sử, nguồn tư liệu sử dụng khi viết báo…

3. Trong bài viết “Hồi ức 35 năm” của tác giả Đào Tuấn viết đăng trên báo Một thế giới mới, có một chi tiết sử dụng những tài liệu Trung Quốc nói rằng vì sao ở Cao Bằng, chiến tranh lại đồng nghĩa với tàn phá như vậy? Bài báo đưa thông tin về trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc 3 năm trước đã cho đăng thư của một cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 phần nào giải thích lý do: "Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh nhau, lính tham chiến bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”. Cách viết của tác giả Đào Tuấn cho thấy, phải chăng nhà báo cũng đang định hùa theo luận điệu của nhà cầm quyền Trung Quốc rằng không tham lam một tấc đất của Việt Nam? Báo SÀi Gòn Giải phóng có bài đăng ngày 23-3-79 vạch rõ âm mưu Trung Quốc âm mưu hợp thức hóa vùng chiến đóng của ta, cho nên nhà báo Đào Tuấn nên nhớ luận điệu không tham một tấc đất của Việt Nam là luận điệu của nhà cầm quyền xâm lược Trung Quốc nhé.
"Nỗi buồn  Đào Tuấn".

Điều đáng nói ở đây, đáng lẽ những bài báo viết về sự kiện này, người cầm bút truyền tải cho độc giả về dã tâm của kẻ xâm lược, lòng yêu nước, tự tôn, ý chí chống ngoại xâm của đất nước, ghi nhận công lao, chiến tích của những anh hùng đã ngã xuống thì họ lại làm cho đọc giả ngộ độc vì thông tin nhảm nhí, thiếu căn cứ, thiếu nhận thức chính trị và theo đuôi kẻ thù của họ. Nói như nhà báo Thiềm Thừ, xin gửi ông nhà báo Đào Tuấn, viết thế nào chứ viết để mà khơi gợi lòng thù hằn thì thiết nghĩ không nên viết.

Tiếp đến người đọc bức xúc, phẫn nộ với phát biểu trên facebook của nhà báo tự xưng là Mạnh Quân, phóng viên báo Sài Gòm Tiếp thị, Thanh Niên, cho rằng hàng loạt các bài báo viết về Chiến tranh Biên giới bị tuýt còi và lên án chế độ hèn mạt. Không biêt ông nhà báo này thực hư thế nào, nhưng luận điệu ông ta đưa ra đã “cổ vũ”, “xác thực” cho các báo mạng Tây phương tha hồ “xác tín”, bất chấp lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW về không có chỉ thị, giới hạn nào về đề tài này. Thực tế, hàng loạt báo đã đăng bài, có không ít báo viết bài nhìn nhận, bài học về cuộc chiến tranh này với ngôn ngữ đầy khí thế thể hiện sự lên án mạnh mẽ, chứng tỏ không có bất kỳ sự kiềng nể nào với cựu xâm lược này như ông Mạnh Quân nọ hùng hồn tuyên bố.

"Nỗi niềm" Mạnh Quân
Có lẽ chừng nào các cơ quan quản lý báo chí chưa sát sao, buông lỏng vô tội vạ thế này thì những con sâu làm rầu nồi canh như ông Đào Tuấn, Mạnh Quân trên sẽ sinh sôi nảy nở, sẽ chưa thấy được trách nhiệm của người cầm bút với nhân dân, đất nước.

Bài liên quan

Việt - Trung 7302696950668732944

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emo-but-icon

Bỉ ngôn

Kênh Youtube

Thư viện blog

item