BUỒN THAY CHO CÁC “CHUYÊN GIA” !

Thư gửi hai ông "sử gia" Dương Trung Quốc và Thiếu tướng Lê Văn Cương. Nhân đọc bài báo trên VnExpress về cuộc chiến biên giới ch...

icon18_edit_allbkg
Thư gửi hai ông "sử gia" Dương Trung Quốc và Thiếu tướng Lê Văn Cương.
Nhân đọc bài báo trên VnExpress về cuộc chiến biên giới chiến tranh Việt Trung, tôi có băn khoăn đôi điều với các ông.
'Kh%C3%B4ng+bao+gi%E1%BB%9D+qu%C3%AAn+cu%E1%BB%99c+chi%E1%BA%BFn+bi%C3%AAn+gi%E1%BB%9Bi+n%C4%83m+1979%E2%80%99+-+VnExpress

Thứ nhất, nhà sử học họ Dương nói rằng cuộc chiến này “phải là niềm tự hào cần tôn vinh” và phát biểu của tướng Cương: “Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến”.

Xin thưa với ông, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như bao thế hệ người Việt Nam không bao giờ quên ơn những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc trong tất cả các cuộc chiến tranh. Đất nước đã có ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 để kỷ niệm chung cho các thương binh liệt sĩ. Phần mộ của của họ cũng đã và đang được quy tập về nằm trang trọng trong các nghĩa trang liệt sĩ. Gia đình của các Liệt sĩ cũng được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Hằng năm đều có người dân và các đoàn đến dâng hương, tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ lạc. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đợt thăm viếng, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Báo chí cũng có nhiều bài đàng hoàng viết về cuộc chiến này. Vậy thì có ai “quên” không? Có ai “không tôn vinh” không?

Thứ 2: Cựu Viện trưởng Viện chiến lược công an Lê Văn Cương phát biểu rằng “nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử”?!? Với tất cả lòng kính trọng với một vị tướng, tôi vẫn phải hỏi rằng ông có đọc sách lịch sử không? Không biết các ông vì “quên” hay “cố tình quên” mà phát ngôn như vậy. Xin thưa các vị là sự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử 12” (trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (trang 134). Còn các sách nghiên cứu lịch sử, tác phẩm chính luận xuất bản công khai, giáo trình bậc Đại học, cao đẳng rất nhiều, chẳng hạn như cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao do Nxb Sự thật phát hành năm 1979, tại trang 91 nhấn mạnh: "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"? Hay cuốn sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000” do Lê Mậu Hãn (chủ biên) được NXB Giáo dục phát hành năm 2001, trong đó còn tường thuật đầy đủ “binh lực” của Trung Quốc xâm lược và đánh giá đầy đủ tính chất cuộc chiến “Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau”

Thiết nghĩ: Với bậc thức giả, nhất là những người đã kinh qua thực tiễn đầy trải nghiệm thì một lời nói, một bài viết đúng đắn, sâu sắc của các ông có thể là ánh sáng soi đường quý giá cho quốc dân đi, nhưng một sai lầm, dù là nhỏ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn với dư luận, công chúng, nhất là nó được các ông phát biểu công khai trên các phương tiện truyền thông, chứ không còn bó hẹp trong các công trình nghiên cứu. Và hơn thế, sai lầm ấy có thể nhấn chìm hoặc phá huỷ cả những danh hiệu, uy tín nhiều năm xây đắp, làm lu mờ những tên tuổi vang bóng một thời, khiến cho bạn đọc băn khoăn về “chất lượng” của các học hàm, học vị mà các ông đã, đang mang! Băn khoăn lớn hơn với dư luận là liệu các ông có đang từ bỏ những tri thức, lịch sử để ăn theo, nói leo, phụ họa cho các thế lực xấu muốn xuyên tạc, lợi dụng cuộc chiến này để lung lay niềm tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ?

Nhân tiện, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà báo Thiềm Thừ về chủ đề này. Một bài viết rất đơn sơ nhưng đủ chứng minh nhiều vấn đề.

Thưa với tướng Cương về trách nhiệm với lịch sử - Tác giả: Thiềm Thừ

Trong bài “Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979” - http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói “Không chỉ nhận thức, mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa… Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ thắc mắc khá nhiều chuyện, tại sao sự kiện chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của Việt Nam. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng…”
Với tất cả sự kính trọng với Thiếu tướng Lê Văn Cương, tôi phải hỏi, ông có đọc các giáo trình lịch sử Việt Nam, khi nói những lời trên? Thưa ông, giáo trình lịch sử lớp 12 đây ạ.

Thiem-Thu-1
Thiem-Thu-2
Thiem-Thu-3
Thiem-Thu-4
Thiem-Thu-5
Thiem-Thu-6
Thiem-Thu-7
Thiem-Thu-8
Thiem-Thu-9
Thiem-Thu-10
Thiem-Thu-11
Thiem-Thu-12
Thiem-Thu-13

Bài liên quan

Báo mạng coi độc giả chẳng bằng ... đít con vi trùng

Nghề làm báo bây giờ, nhất là báo mạng, thật là giống nghề ... đầu bếp. Cũng nguyên vật liệu đó, gia vị đó,.. chỉ cần thay đổi tí nêm nếm, phương thức chế biến là đã có một món ăn nóng hổi phục vụ thự...

“Tự thú” của một phóng viên viết báo “lá cải”

Pháp Luật TP.HCM nhận được bài viết dưới đây với lời tâm sự của tác giả: “Viết ra được, tôi cảm thấy nhẹ lòng! Suýt nữa tôi trở thành một người viết báo bất nhân!”*** “Em tranh thủ viết bài cho một số...

Làm gì có báo lá cải!?

“Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây chỉ là hiện tượng thể hiện khuynh hướn...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Kẻ thù hùng mạnh nhất cũng phải chùn tay và tôn trọng những đối thủ có trí & chí. Còn với những đối thủ vô minh, dù có sức mạnh vô song, cũng chỉ là 1 con zoombie mà thôi. - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

Từ triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết lý hành động Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được bạn bè và các dân tộc ưa chuộng hòa bình trên khắp năm châu ca ngợi về sự kết hợp nhuần nhuyễn những nét tinh hoa trên thế giới. Sự kết hợp này được thể hiện rõ trong suy ng...

Cuối năm bàn chuyện Việt - Trung: Những kẻ nguy hiểm!

Ngày này cách đây 3 vòng quay con giáp, người Trung Quốc và người Việt Nam phải đảo điên chém giết lẫn nhau vì bá mộng của những kẻ cầm quyền Bắc Kinh. Trời biên giới phía Bắc giá rét không làm nguôi...

Video lễ lên ngôi thái tử cuối cùng của Việt Nam

Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long (1936 – 2007) là hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam. Ông sinh tại điện Kiến Trung trong Đại nội Huế, là con trai của Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Ngày 7 th...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item