Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 - kỳ 7: Kosh, anh là ai?

icon18_edit_allbkg
Một nghi vấn khác đến nay vẫn chưa được minh bạch. Có một nhân vật người Mỹ hành tung quái lạ có mặt trong hải chiến Hoàng Sa. Trong bản tường trình công khai sau này người này cho biết tên là Gerald E. Kosh, tự nhận là viên chức Hoa Kỳ liên lạc với Vùng Chiến Thuật trực thuộc cơ quan Tùy viên quân sự của Mỹ ở Sài Gòn, và là cựu sĩ quan bộ binh, đã phục vụ 2 năm ở Việt Nam.


Tuy nhiên, một số nguồn khác lại cho thấy nhân vật này không đơn giản. Theo hồ sơ số 66, tài liệu lịch sử của văn phòng sử gia trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ, phần đối ngoại của Hoa Kỳ, giai đoạn 1969-1976, quyển XVIII, phần Trung Quốc, 1973-1976 đã ghi nhận rằng Gerald E. Kosh là nhân viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (an employee of the Department of Defense).

Còn tạp chí Time, trong bản tin The World: Storm in the China Sea (Thế giới: "Bão" ở biển Trung Hoa) ngày 4/2/1974 cho biết rằng Gerald E. Kosh là sĩ quan lục quân Hoa Kỳ và một "tùy viên liên lạc địa phương" ("regional liaison officer") của Tòa đại sứ Hoa Kỳ, cơ quan quyền lực cao nhất trong vùng tạm chiếm ở Việt Nam lúc đó.

Văn phòng Tù binh chiến tranh và các nhân viên mất tích (DPMO) thì liệt ông ta vào danh sách tù binh chiến tranh, phục vụ ở đất nước Nam Việt Nam (country: South Vietnam). Xin lưu ý là các chính phủ nước ngoài gọi "Nam Việt Nam" (South Vietnam) như một danh từ, một tên nước không chính thức, có ý nghĩa chính trị, một số báo chí trong nước đã nhầm lẫn với "miền Nam Việt Nam" (southern Vietnam), có ý nghĩa vùng miền địa lý.

Trung tá Lê Văn Thự, thuyền trưởng tàu HQ-16, người đã trực tiếp chở ông Kosh đến Hoàng Sa thì cho biết ông là "cố vấn" Mỹ. Vậy mà phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại khi phỏng vấn truyền thông thì lại cố gắng phủ nhận thông tin đặc biệt này mà chối rằng: "He just went for fun; not for fun exactly, but just to go out to see the island" (Anh ta đi chơi cho vui thôi; chính xác không phải cho vui, mà chỉ là đi ra ngoài để nhìn thấy đảo).

Kosh được Trung Quốc giữ lại và sau đó phóng thích vô điều kiện, có lẽ để bảo vệ Kosh khỏi tên bay đạn lạc trong chiến sự? Phải chăng vai trò và nhiệm vụ của Kosh là quan sát, giám sát quá trình "chuyển giao" tây Hoàng Sa từ tay Mỹ vào tay Trung Quốc thông qua hải chiến Hoàng Sa?

Trung Quốc "bắt" Kosh và đưa tất các tù binh về nước, cả Mỹ-ngụy đều được đối đãi tử tế một cách không hợp lý. Sau khi phỏng vấn tù binh chiếu lệ, 10 ngay sau Trung Quốc trả tự do cho ông Kosh và kèm thêm 4 quân nhân Sài Gòn (để ngụy trang?), nhưng đến cuối tháng 2/1974 thì 45 tù binh sĩ quan và binh lính Sài Gòn mới được trả tự do.

Có thể đặt vấn đề rằng thật ra người mà Trung Quốc muốn thả chính là Kosh, thả ngay lập tức thì quá lộ liễu, dư luận sẽ sinh nghi đặt dấu hỏi ngay, nên phải thả sớm nhưng vẫn trong một thời gian hợp lý giải thích được, và họ thả kèm theo 4 tù binh ngụy, nếu họ thả 1 mình Kosh thì quá lộ liễu, khó tránh khỏi sự nghi ngờ về mối quan hệ thật sự giữa Mỹ - Trung trong sự kiện này.

Đây là những động thái bất bình thường, không hợp lý, có thể nói lâu nay chưa hề có tiền lệ trong lịch sử CHND Trung Hoa. Theo tiền lệ, Trung Quốc không trao trả tù binh, nhất là tù binh Mỹ nhanh như thế. Họ đã từng giam giữ những linh mục, mục sư Hoa Kỳ nhiều chục năm sau khi thống nhất Đại Lục, thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949.

Xin lưu ý rằng xưa nay quân đội Trung Quốc do bị nhồi nhét trong quân trường lâu ngày, nên họ rất cuồng tín và cực đoan với những người mà họ cho rằng "xâm lược" cương thổ của họ. Quân dân ta đã trải nghiệm sự tàn bạo của quân đội Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự chống bành trướng Bắc Kinh giai đoạn 1979-1991. Vậy thì hành động tốt đẹp khác thường, không phù hợp với thường lý của Trung Quốc đối với tù binh Mỹ-ngụy ở Hoàng Sa là một vấn đề cần đặt dấu chấm hỏi.

Còn nữa, "đại úy" Kosh khi ra đến Hoàng Sa đã lên đảo ngay, thay vì ở trên chiến hạm. Phải chăng ông Kosh đã biết sẽ có hải chiến và ở trên tàu nguy hiểm hơn? Thậm chí, phải chăng ông ta đã biết tàu HQ-16 (tàu đang chở ông ta lúc đó) sẽ bị "bắn lầm"?

Pham-van-Hong-tu_0
Thiếu tá Phạm Văn Hồng và bức tranh “Gấu Trúc” do nhà cầm quyền Trung Quốc tặng ông lúc trao trả tù binh. Đây là thượng khách hay tù binh? Tù binh nhưng lại được tặng quà lưu niệm.

Nói chung, đây là một nhân vật đặc biệt và bí hiểm, vừa làm việc cho Bộ Quốc Phòng, vừa làm việc cho Tòa đại sứ. Trong suốt cuộc chiến 1954-1975, ông ta không sớm không muộn lại "trùng hợp", "ngẫu nhiên" có mặt ngay vào đúng ngày 19/1/1974 ở Hoàng Sa, chính xác địa điểm và thời điểm xảy ra hải chiến Hoàng Sa.

Như vậy, có căn cứ để tin, hay ít nhất là nghi vấn rằng đây là một sĩ quan Mỹ, hoạt động dưới danh nghĩa "tùy viên" quân sự, được Tòa đại sứ cử ra Hoàng Sa để giám sát việc "chuyển giao" tây Hoàng Sa, tức phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa, cho người bạn mới Trung Quốc.

(còn tiếp)

Thiếu Long

Bài liên quan

Vài lời bàn thêm về công hàm Phạm Văn Đồng và cái gọi là 'Việt Nam Cộng hòa'

Lúc đầu tôi tính đặt tựa bài này là "Vài lời bàn thêm về một luận điểm kỳ quặc, ngu dốt đến khó tin của Đỗ Hùng, PTTK báo Thanh Niên" nhưng nghĩ lại thấy người này không xứng đáng để được đặt tên lên ...

Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 - kỳ 5: "Giao dịch" Mỹ - Trung và "lễ vật" Hoàng Sa

Phần này trình bày khái quát sơ lược, tổng quan về bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị, quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc bấy giờ, đưa đến sự kiện ông chủ thực dân mới Hoa Kỳ, trong cuộc chiế...

Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 - kỳ 4: Thẩm định nguồn tin một cách khách quan, khoa học

Đề tài hải chiến Hoàng Sa ở hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, ngay từ thời kỳ trước khi Internet được dân sự hóa, thì đã rất ồn ào tại Hoa Kỳ và hải ngoại và gây ra sự chia rẽ, phân hóa rất lớn...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Bi kịch của kẻ có tài là chỉ được nhớ đến khi người ta khó khăn, khốn khổ! - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

GỬI NHỮNG BẠN CUỒNG COCA

Thời gian vừa qua dư luận rất bức xúc với việc Coca-Cola và một số đại gia quốc tế khác "chơi chiêu" để trốn thuế tại Việt Nam. Chuyện công ty nước ngoài "ăn cướp trên giàn mướp" như thế rất cần sự ...

Thư ngỏ gửi rận và nặc nô

Kính thưa quý vị rận chủ và nặc nô, Thời gian vừa rồi 2ku blog được nhiều bạn đọc quan tâm đến thăm hỏi và động viên, cùng với đó có không ít những đại diện của các vị "rận chủ", mà hầu hết trong đó...

"Rận" đến chơi nhà

Dạo này 2ku blog hoạt động hơi tích cực nên lũ "rận" cũng theo dòng chảy của lý lẽ mà tới chơi nhà. Có điều, bản chất ăn tàn phá hoại, ăn bám sống nhờ của chúng thật khó lòng mà thay đổi nổi. Chúng ...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item