“Tự thú” của một phóng viên viết báo “lá cải”
Pháp Luật TP.HCM nhận được bài viết dưới đây với lời tâm sự của tác giả: “Viết ra được, tôi cảm thấy nhẹ lòng! Suýt nữa tôi trở thành một ng...
https://daosichanga.blogspot.com/2014/01/tu-thu-cua-mot-phong-vien-viet-bao-la.html
Pháp Luật TP.HCM nhận được bài viết dưới đây với lời tâm sự của tác giả: “Viết ra được, tôi cảm thấy nhẹ lòng! Suýt nữa tôi trở thành một người viết báo bất nhân!”
“Em tranh thủ viết bài cho một số tờ báo lá cải ngoài Hà Nội đi. Anh hiện tại đang nhận tổ chức tin bài ở TP.HCM cho năm tờ như dạng này ở Hà Nội, nên em tha hồ viết và kiếm tiền”.
Giữa năm 2011, tôi nhận được lời mời từ phóng viên của một tờ báo mạng ở TP.HCM với gợi ý trên.
Thu nhập “khủng”
Anh phóng viên này cho biết: Viết báo lá cải thu nhập cao, thông tin lại không cần kiểm chứng. Phóng viên chỉ cần khai thác lại một số đề tài cũ đã đăng, thêm mắm thêm muối cho bài dài ra, câu khách là được. Chủ yếu đi vào những đề tài vô thưởng vô phạt như phóng sự nhân vật, chân dung những người có biệt tài chữa bệnh kỳ lạ, đời tư của người nổi tiếng…
Về quy trình tác nghiệp, người này cho biết: “Có đề tài, em chỉ cần làm đề cương dài không quá 200 chữ, đề xuất làm mấy kỳ rồi gửi qua mail cho anh. Anh sẽ chuyển ra ngoài đó. Nếu đề tài được duyệt thì em viết bài. Đăng hay không là quyền của báo, chỉ cần viết và gửi là báo trả nhuận bút đàng hoàng. Mỗi bài dài 2.000 chữ, nhuận bút 1,5 triệu đồng, tiền được chuyển vào tài khoản của em vào đầu mỗi tháng kế tiếp”.
Người này gợi ý khai thác lại đề tài cũ đã đăng trên báo mà tôi đang làm, thêm mắm thêm muối cho dài ra đủ số chữ là được. Cố gắng câu khách, càng giật gân càng tốt. Tôi nhận lời tham gia vì việc viết lách đơn giản, coi như đây là nghề tay trái để có thêm thu nhập.
Năm tháng viết cho báo lá cải, tôi tha hồ “nhảy múa” ngòi bút của mình, nhiều thông tin bịa đặt vô thưởng vô phạt một cách trắng trợn, miễn sao giật gân. Phải nói mức độ “tôn trọng” khả năng viết của phóng viên được các báo dạng này đặt lên hàng đầu. Dù mỗi tháng tôi chỉ dành ra khoảng một tuần để viết cho những tờ lá cải này nhưng thu nhập rất “khủng”. Hằng tháng đều đặn từ ngày 1 đến ngày 5 tiền nhuận bút được chuyển vào tài khoản của tôi, ít thì 8 triệu, 10 triệu đồng, có tháng tiền nhuận bút lên đến 15, 20 triệu đồng. Bài viết của tôi đều được giữ nguyên đến 95% khiến cho tôi có cảm giác mỗi chữ của mình được tôn trọng.
Người phóng viên chịu trách nhiệm tổ chức tin bài ở khu vực TP.HCM cho biết: “Anh thấy em viết bài sao ngắn quá, bài nào cũng chỉ làm có một kỳ (tức 2.000 chữ). Nếu là anh, mấy đề tài của em anh kéo ra năm kỳ, 10 kỳ là chuyện bình thường. Chịu khó bịa ra mà kéo dài, viết càng dài càng nhiều tiền, tội gì không viết”. Vừa nói anh bạn phóng viên này vừa bật laptop mở một số bài của các phóng viên khác và nói: “Em thấy không, có đề tài về một nhân vật mà ông này kéo được 10 kỳ, lấy 15 triệu đồng nhuận bút khỏe re. Hay như đề tài khu vườn kỳ lạ, cộng tác viên của anh cũng kéo ra được cả chục kỳ. Chịu khó viết dài ra”.
Anh ta cho biết: “Mỗi tháng anh xử lý tầm 200 bài, lương cứng của anh mỗi tháng gần 30 triệu đồng, ngoài ra anh chịu khó cày ải viết thêm, mỗi tháng thu nhập 50, 70 triệu đồng là bình thường. Anh mới tổng kết nhuận bút của một ông phóng viên thường trú tại Long An, trong năm 2011 ông này viết được 820 triệu đồng tiền nhuận bút, còn người cháu cũng làm thường trú tại tỉnh này thì khiêm tốn hơn, thu nhập năm 2012 của anh ấy là 350 triệu đồng. Hai người này ở Long An được mệnh danh là siêu lá cải, ăn rồi chỉ ngồi một chỗ và cày…”.
“Đào tạo” nhà báo trong vòng... 1 giờ
Thấy việc viết lách dễ dàng, nhuận bút lại cao nên tôi càng lăn xả “bịa”. Mình “cày” chưa đủ, tôi lôi kéo em trai đang là sinh viên năm 3 của Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM cùng tham gia.
Em trai tôi nói: “Em đâu biết viết lách gì đâu”. Sau 1 tiếng đồng hồ chỉ bảo, thằng em trở thành “nhà báo” với chiếc máy ảnh “cùi” tôi cấp. Công việc hằng ngày của tôi lên mạng tìm kiếm thông tin giật gân, chủ yếu là đời sống sinh viên, các nhân vật có biệt tài lạ và “bán cái” cho em trai viết bài.
Mới đầu em tôi còn ngại ngùng khi đi tiếp xúc nhân vật với tư cách “nhà báo” nhưng sau khi đăng được bốn kỳ bài “Chuyện ít biết về người biểu diễn những màn kungfu tuyệt đỉnh ở TP.HCM” với nhuận bút 6 triệu đồng, nó lao vào viết chuyên nghiệp hơn. Mỗi tháng thu nhập của nó cũng không dưới 10 triệu đồng, xông xênh lo trang trải đời sống sinh viên và trở thành “nhà báo” lá cải thực thụ. Có điều để tiện cho việc nhận tiền, hai anh em tôi ký chung bút danh là Đinh Bảo Trung.
Ngoài “bán cái” cho em trai, tôi còn hướng dẫn một số sinh viên báo chí tham gia viết bài cho mình hoặc cùng mình viết bài, đem lại một khoản thu nhập không nhỏ hằng tháng.
Sự xấu hổ và nguy cơ hỏng ngòi bút
Chuyện tác nghiệp đơn giản, với mục đích câu khách khiến cho phóng viên dễ dãi với đề tài của mình, thông tin thiếu kiểm chứng. Sau một lần “tai nạn” chết người khiến cho tôi suy nghĩ và quyết tâm giã từ viết bài cho báo lá cải.
Tôi kể ra câu chuyện của mình với mục đích để các phóng viên đang viết bài cho báo lá cải cần cẩn trọng hơn khi đưa tin, bài lên báo. Bởi mỗi chữ của phóng viên trên mặt báo mang tính định hướng dư luận rất lớn.
Ngày 15-11-2011, tôi viết bài hai kỳ: “Người nhạc sĩ có bàn tay tiên chữa bệnh bằng nội lực ở TP.HCM”. Sau đó một tuần, tôi có bài phỏng vấn về người nhạc sĩ này đăng trên báo phunu… Với ba kỳ viết về người nhạc sĩ chữa bệnh bằng cách đặt tay lên vết thương của người bệnh và chữa bệnh bằng nội lực. Ông này có thể chữa được bá bệnh, từ viêm xoang tới các khối u, tiểu đường, gút… Tòa soạn báo yêu cầu đưa địa chỉ và số điện thoại của nhân vật này lên báo để mọi người cùng biết tới.
Chuyện ông nhạc sĩ có biệt tài chữa bệnh thực hư thế nào tôi không rõ. Chỉ có điều mỗi ngày có hàng trăm người từ khắp nơi tàu xe vào TP.HCM để nhờ chữa bệnh khiến tôi phân vân. Liệu ông có biệt tài thật hay không. Nếu thật thì không sao, còn không thì mình trở thành một “nhà báo” bất nhân, gieo niềm tin vào bệnh nhân và tiêu tốn tiền bạc, nguy hiểm tới tính mạng của họ. Cuối năm 2011, tôi tìm đến và chữa thử. Sau ba lần chữa đau lưng và giãn dây chằng ở cổ, căn bệnh của tôi vẫn không hề thuyên giảm… khiến tôi phân vân và quyết tâm không tham gia viết cho báo lá cải.
Tôi tâm niệm mỗi chữ mình viết ra phải làm sao cho đúng, cho trúng. Nếu phóng viên viết sai, biên tập xử lý đăng bài một cách đơn giản sẽ gây hiệu ứng định hướng xấu cho xã hội./.
© ĐINH BẢO TRUNG (Theo Pháp luật TPHCM)
***
“Em tranh thủ viết bài cho một số tờ báo lá cải ngoài Hà Nội đi. Anh hiện tại đang nhận tổ chức tin bài ở TP.HCM cho năm tờ như dạng này ở Hà Nội, nên em tha hồ viết và kiếm tiền”.
Giữa năm 2011, tôi nhận được lời mời từ phóng viên của một tờ báo mạng ở TP.HCM với gợi ý trên.
Thu nhập “khủng”
Anh phóng viên này cho biết: Viết báo lá cải thu nhập cao, thông tin lại không cần kiểm chứng. Phóng viên chỉ cần khai thác lại một số đề tài cũ đã đăng, thêm mắm thêm muối cho bài dài ra, câu khách là được. Chủ yếu đi vào những đề tài vô thưởng vô phạt như phóng sự nhân vật, chân dung những người có biệt tài chữa bệnh kỳ lạ, đời tư của người nổi tiếng…
Về quy trình tác nghiệp, người này cho biết: “Có đề tài, em chỉ cần làm đề cương dài không quá 200 chữ, đề xuất làm mấy kỳ rồi gửi qua mail cho anh. Anh sẽ chuyển ra ngoài đó. Nếu đề tài được duyệt thì em viết bài. Đăng hay không là quyền của báo, chỉ cần viết và gửi là báo trả nhuận bút đàng hoàng. Mỗi bài dài 2.000 chữ, nhuận bút 1,5 triệu đồng, tiền được chuyển vào tài khoản của em vào đầu mỗi tháng kế tiếp”.
Người này gợi ý khai thác lại đề tài cũ đã đăng trên báo mà tôi đang làm, thêm mắm thêm muối cho dài ra đủ số chữ là được. Cố gắng câu khách, càng giật gân càng tốt. Tôi nhận lời tham gia vì việc viết lách đơn giản, coi như đây là nghề tay trái để có thêm thu nhập.
Giờ đọc lại bài báo này, nhớ lại cách “tác nghiệp” của mình, tôi vẫn thấy xấu hổ. Ảnh: ĐINH BẢO TRUNG |
Năm tháng viết cho báo lá cải, tôi tha hồ “nhảy múa” ngòi bút của mình, nhiều thông tin bịa đặt vô thưởng vô phạt một cách trắng trợn, miễn sao giật gân. Phải nói mức độ “tôn trọng” khả năng viết của phóng viên được các báo dạng này đặt lên hàng đầu. Dù mỗi tháng tôi chỉ dành ra khoảng một tuần để viết cho những tờ lá cải này nhưng thu nhập rất “khủng”. Hằng tháng đều đặn từ ngày 1 đến ngày 5 tiền nhuận bút được chuyển vào tài khoản của tôi, ít thì 8 triệu, 10 triệu đồng, có tháng tiền nhuận bút lên đến 15, 20 triệu đồng. Bài viết của tôi đều được giữ nguyên đến 95% khiến cho tôi có cảm giác mỗi chữ của mình được tôn trọng.
Người phóng viên chịu trách nhiệm tổ chức tin bài ở khu vực TP.HCM cho biết: “Anh thấy em viết bài sao ngắn quá, bài nào cũng chỉ làm có một kỳ (tức 2.000 chữ). Nếu là anh, mấy đề tài của em anh kéo ra năm kỳ, 10 kỳ là chuyện bình thường. Chịu khó bịa ra mà kéo dài, viết càng dài càng nhiều tiền, tội gì không viết”. Vừa nói anh bạn phóng viên này vừa bật laptop mở một số bài của các phóng viên khác và nói: “Em thấy không, có đề tài về một nhân vật mà ông này kéo được 10 kỳ, lấy 15 triệu đồng nhuận bút khỏe re. Hay như đề tài khu vườn kỳ lạ, cộng tác viên của anh cũng kéo ra được cả chục kỳ. Chịu khó viết dài ra”.
Anh ta cho biết: “Mỗi tháng anh xử lý tầm 200 bài, lương cứng của anh mỗi tháng gần 30 triệu đồng, ngoài ra anh chịu khó cày ải viết thêm, mỗi tháng thu nhập 50, 70 triệu đồng là bình thường. Anh mới tổng kết nhuận bút của một ông phóng viên thường trú tại Long An, trong năm 2011 ông này viết được 820 triệu đồng tiền nhuận bút, còn người cháu cũng làm thường trú tại tỉnh này thì khiêm tốn hơn, thu nhập năm 2012 của anh ấy là 350 triệu đồng. Hai người này ở Long An được mệnh danh là siêu lá cải, ăn rồi chỉ ngồi một chỗ và cày…”.
“Đào tạo” nhà báo trong vòng... 1 giờ
Thấy việc viết lách dễ dàng, nhuận bút lại cao nên tôi càng lăn xả “bịa”. Mình “cày” chưa đủ, tôi lôi kéo em trai đang là sinh viên năm 3 của Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM cùng tham gia.
Em trai tôi nói: “Em đâu biết viết lách gì đâu”. Sau 1 tiếng đồng hồ chỉ bảo, thằng em trở thành “nhà báo” với chiếc máy ảnh “cùi” tôi cấp. Công việc hằng ngày của tôi lên mạng tìm kiếm thông tin giật gân, chủ yếu là đời sống sinh viên, các nhân vật có biệt tài lạ và “bán cái” cho em trai viết bài.
Mới đầu em tôi còn ngại ngùng khi đi tiếp xúc nhân vật với tư cách “nhà báo” nhưng sau khi đăng được bốn kỳ bài “Chuyện ít biết về người biểu diễn những màn kungfu tuyệt đỉnh ở TP.HCM” với nhuận bút 6 triệu đồng, nó lao vào viết chuyên nghiệp hơn. Mỗi tháng thu nhập của nó cũng không dưới 10 triệu đồng, xông xênh lo trang trải đời sống sinh viên và trở thành “nhà báo” lá cải thực thụ. Có điều để tiện cho việc nhận tiền, hai anh em tôi ký chung bút danh là Đinh Bảo Trung.
Ngoài “bán cái” cho em trai, tôi còn hướng dẫn một số sinh viên báo chí tham gia viết bài cho mình hoặc cùng mình viết bài, đem lại một khoản thu nhập không nhỏ hằng tháng.
Sự xấu hổ và nguy cơ hỏng ngòi bút
Chuyện tác nghiệp đơn giản, với mục đích câu khách khiến cho phóng viên dễ dãi với đề tài của mình, thông tin thiếu kiểm chứng. Sau một lần “tai nạn” chết người khiến cho tôi suy nghĩ và quyết tâm giã từ viết bài cho báo lá cải.
Tôi kể ra câu chuyện của mình với mục đích để các phóng viên đang viết bài cho báo lá cải cần cẩn trọng hơn khi đưa tin, bài lên báo. Bởi mỗi chữ của phóng viên trên mặt báo mang tính định hướng dư luận rất lớn.
Ngày 15-11-2011, tôi viết bài hai kỳ: “Người nhạc sĩ có bàn tay tiên chữa bệnh bằng nội lực ở TP.HCM”. Sau đó một tuần, tôi có bài phỏng vấn về người nhạc sĩ này đăng trên báo phunu… Với ba kỳ viết về người nhạc sĩ chữa bệnh bằng cách đặt tay lên vết thương của người bệnh và chữa bệnh bằng nội lực. Ông này có thể chữa được bá bệnh, từ viêm xoang tới các khối u, tiểu đường, gút… Tòa soạn báo yêu cầu đưa địa chỉ và số điện thoại của nhân vật này lên báo để mọi người cùng biết tới.
Chỉ năm tháng tham gia viết cho báo lá cải, chạy đua theo đồng tiền, bất chấp ngòi bút khiến tôi từ một nhà báo mới trưởng thành đi theo định hướng tốt của một nhà báo chân chính trở thành một phóng viên “lá cải” thực sự. Phải mất nhiều thời gian và đắn đo nhiều tôi mới dứt ra được kiểu viết báo dễ dãi như thế. Anh bạn phóng viên lâu năm chia sẻ: “Nếu viết báo một cách dễ dãi, em sẽ hư ngòi bút”.
Toàn bộ thông tin lên báo đều do người nhạc sĩ này cung cấp và tôi không có điều kiện để kiểm chứng do “bận cày”. Sau khi báo đăng, nhân vật này nhận được khoảng 300 cuộc điện thoại của người dân mọi miền đất nước gọi tới và nhờ chữa bệnh. Bản thân ông này cũng được mời ra Hà Nội chữa bệnh cho một số cán bộ bị bệnh gút, được trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người tìm đến “nghiên cứu” và hiện tại được mời ra nước ngoài chữa bệnh.Chuyện ông nhạc sĩ có biệt tài chữa bệnh thực hư thế nào tôi không rõ. Chỉ có điều mỗi ngày có hàng trăm người từ khắp nơi tàu xe vào TP.HCM để nhờ chữa bệnh khiến tôi phân vân. Liệu ông có biệt tài thật hay không. Nếu thật thì không sao, còn không thì mình trở thành một “nhà báo” bất nhân, gieo niềm tin vào bệnh nhân và tiêu tốn tiền bạc, nguy hiểm tới tính mạng của họ. Cuối năm 2011, tôi tìm đến và chữa thử. Sau ba lần chữa đau lưng và giãn dây chằng ở cổ, căn bệnh của tôi vẫn không hề thuyên giảm… khiến tôi phân vân và quyết tâm không tham gia viết cho báo lá cải.
Tôi tâm niệm mỗi chữ mình viết ra phải làm sao cho đúng, cho trúng. Nếu phóng viên viết sai, biên tập xử lý đăng bài một cách đơn giản sẽ gây hiệu ứng định hướng xấu cho xã hội./.
© ĐINH BẢO TRUNG (Theo Pháp luật TPHCM)