Vụ "tri ân anh hùng Hoàng Sa" của "lều báo" qua góc nhìn một cựu tổng biên tập
B áo Thanh Niên, GDVN, VNepress,... là những báo tích cực nhất trong vụ tiếp tay cho các thế lực u ám nào đó muốn viết lại lịch sử, vinh dan...
https://daosichanga.blogspot.com/2014/01/vu-anh-hung-hoang-sa-cua-bao-qua-goc.html
Báo Thanh Niên, GDVN, VNepress,... là những báo tích cực nhất trong vụ tiếp tay cho các thế lực u ám nào đó muốn viết lại lịch sử, vinh danh các "anh hùng bán nước", cào bằng các giá trị lịch sử thông qua hàng loạt bài đăng trái sự thật về sự kiện hải chiến Hoàng Sa (mà chúng tôi đã và đang tiếp tục chứng minh). Hôm nay chúng tôi giới thiệu với các bạn góc nhìn của một cựu tổng biên tập, nhà báo Hồ Thị Thu Hồng, tức blogger Beo, về chuỗi hành động nguy hiểm và ngu dốt này của các "lều báo". Nhưng trước hết, xin bắt chước câu khẩu hiệu (slogan) nổi tiếng của các lều báo một phát: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn!
NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà
Anh ‒ hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người
Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu.
(bài thơ và tựa entry copy từ facebook Phan Việt)
1. Cần phải phân biệt thật rõ, viết lại lịch sử và đánh giá lại lịch sử là hai động tác khác nhau hòan tòan.
Lịch sử của ta, đặc biệt lịch sử chiến tranh hiện đại, khi nhân chứng vật chứng còn đủ cả, mà không ít sự việc sự kiện, được sách sử ghi nhận được sách giáo khoa đưa vào, đã sai lạc khủng khiếp. Sự kiện trưa 30/4, quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc lập là một trong những ví dụ cực kì điển hình, Beo không cần dẫn chứng thêm nữa.
Thế nên, việc viết lại cho đúng, là vô cùng cần thiết, khi chưa muộn.
Đánh giá, nhìn nhận lại lịch sử, ở xứ mình, lại không thuộc công việc của các nhà khoa học sử (vì nhà sử học còn bận tranh cãi chuyện tào lao xịt bọp trên báo chí và nghị trường), nó thuộc công việc của nhà chính trị. Và có ai dám phủ nhận, nhà chính trị không tận dụng những đánh giá kia cho mục đích rất- phi- sử của họ.
Việc quật mồ những người lính VNCH trong hải chiến Hòang sa năm 1974 trên báo chí trong những thời gian vừa qua, cũng là ví dụ cực kì điển hình cho nhận định trên của Beo.
Phải mở ngoặc chút xíu, Beo chỉ nói đến lọat bài trên báo Thanh niên vì chưa đọc các báo khác. Tư liệu lọat bài này không hề mới, gần như lấy lại rồi biên tập sơ sài tòan bộ các bài đăng rải rác trên các nguồn hải ngọai lâu nay.
Tin Beo đi, lọai lê lết hết bếp nhà anh Tư Sang đến nhà cửa nhà anh Ba Dũng như Tổng biên tập báo Thanh niên, thì không đủ dũng cảm tự ý tiên phong trong công cuộc nhìn nhận đánh giá lại lịch sử đâu. Chỉ có điều, ngu quá nên chạy quá đà tuyên giáo cho phép nên bị xoa đầu, mà thôi.
Ngu ở chỗ, liều lượng và mức độ đưa bài để công chúng trong nước chấp nhận được. Ba triệu người (cứ cho là con số ấy đi) hải ngọai là đáng quý, nhưng ba mươi triệu người trong nước lại là con số không thể hy sinh cho mỗi một mục đích: hòa giải dân tộc. Cái mục đích không cần cố gắng nhiều lắm, tự thân nó cũng sẽ diễn ra và trên thực tế, đã diễn ra ở mức độ gần kết thúc rồi.
Nói Quang Thông ngu, cũng chưa chắc ai ngu hơn ai. Xới động cuộc quật mồ kia, chắc gì đã liên quan đến chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc.
Vậy nó có còn mục đích gì khác?
Mỉa mai chính phủ bây giờ hèn kém không dám đối đầu, đánh nhau với Tàu như chính phủ VNCH chăng?
2. Cứ nhìn cách chính quyền ứng xử với dăm chục mạng Beo gọi là lưu manh (tòan những gương mặt quen thuộc đến nhẵn bóng trong việc chửi bới vô tội vạ chính quyền) rồi suy ra, chính quyền hèn nhát, sợ Tàu, vô hình chung bạn cũng đang bị đám lưu manh kia lưu manh hóa.
Có thể bạn rất sướng tai khi nghe anh cảnh sát biển Vn chửi địt mẹ bọn Trung quốc, cút mẹ chúng mày đi không bố bắn. Nhưng có lẽ bạn chưa biết hết nỗi nhục khi đọan clip quay có chủ đích của Tàu kia, công bố ra quốc tế. Họ, đã hết sức lịch sự, kiềm chế trước sự sướng tai của bạn. Và, lẽ đương nhiên, phần thiện cảm giành cho kẻ đúng là chúng ta, không phải không suy giảm.
Vậy, không địt mẹ bọn Trung Quốc, thì chính quyền đang làm gì?
Beo tham gia hai cuộc biểu tình tại sài gòn và thấy rằng, khi người biểu tình bộc lộ thái độ sẽ sát cánh cùng chính phủ trong việc chống Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ, từ lúc khởi nhóm cho đến khi giải tán, không thấy công quyền nào ngăn chặn bắt bớ.
Nếu bạn nghĩ rằng việc bai bải hàng ngày chửi hàng hóa Tàu trên khắp các báo là tự phát, là lòng yêu nước của bọn nhà báo, bạn nhầm vĩ đại. Khi Beo còn làm việc, tuần nào giao ban tuyên giáo cũng nhắc nhở, phải đẩy mạnh tuyến bài ấy thêm nữa. Bị thúc quá, bí bài, những vụ như áo lót phụ nữ làm đàn ông ngủ gật suốt ngày hay trong dép tổ ong có đỉa...mới nảy sinh, là vì vậy.
Và nếu bạn nghĩ rằng, đằng sau một lọat các họat động lien quan đến biển đảo của các tổ chức dân sự trong nước (thậm chí cả ở nước ngòai) không có bàn tay chính phủ, thì bạn còn nhầm vĩ đại hơn.
Ai xây chùa, ai trợ lỗ cho tour du lịch ra đảo, ai kích họat các cuộc hội thảo về chủ quyền quốc gia…?
Chính trường, chuyện tay phải nắm chặt nhau 4 tốt 16 chữ vàng, tay trái bóp trym nhau, âu hết sức thường tình. Tàu thế ta cũng thế, không kém miếng nào. Chỉ có tận ngu, mới tính tóan chiến lược đối đầu trực diện với thằng, khỏe hơn mình về mọi phương diện, quãng vài triệu lần.
Nhưng, cái lớn nhất chính quyền đã làm được, không phải ở những cú bóp trym vặt như thế.
DẠY QUANG THÔNG (TBT Báo Thanh Niên - LB)
3. Tranh chấp khu vực biển đảo khởi đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đầu thế kỷ trước, nửa cuối của thế kỷ XX xuất hiện thêm các bên tranh chấp khác.
Tranh chấp gồm ba loại (đan xen, phụ thuộc nhau): 1. tranh chấp chủ quyền các đảo; 2. tranh chấp phân định biển (phân định biển liên quan đến các đảo có tranh chấp và phân định biển không liên quan đến tranh chấp chủ quyền); 3. tranh chấp về sử dụng và bảo vệ môi trường biển (các quyền tự do hàng hải, về đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tranh chấp về môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển).
Việt- Trung ba lần tranh chấp bằng vũ lực, diễn ra vào các năm 1974, 1988 và 1992 và là cặp xung đột duy nhất liên quan đến cả ba tranh chấp.
Ngay trong năm 1975 và liên tục cho đến 1992, chính phủ VN thống nhất đã liên tục đòi lại chủ quyền biển đảo bằng các công hàm, sách trắng…(tư liệu do facebooker Khù văn Khoằm sưu tầm).
Không thể đơn phương chiến đấu với ông bạn hàng xóm khổng lồ, chính phủ VN đổi sách lược, liên kết với các ông bạn láng giềng nhỏ hơn. Và trong năm 1992, cùng với Philippines, VN đưa ra bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
10 năm sau, Trung quốc mới chịu kí với Asean DOC-văn bản đa phương đầu tiên của khu vực về biển Đông. (Trung quốc luôn luôn muốn song phương, chia để trị). Trong khỏang thời gian đó, Malaysia đã kịp chiếm thêm của VN 2 đảo, vào năm 1999.
Cũng bằng ngần ấy thời gian nữa, Trung quốc mới chịu ngồi xuống kí tiếpvăn bản nguyên tắc để thực hiện DOC.
Dĩ nhiên, chúng ta, từ chính khách lão luyện đến phó thường dân Beo thị, ai cũng hiểu rằng những văn bản đầy lỏng lẻo kia chẳng có mấy giá trị sức- mạnh- cơ- bắp trong việc đòi lại biển đảo nhưng, nó là nền móng vững chãi để tiến tới việc ra đời những văn bản mang tính pháp lý quốc tế, đem lại sự ổn định bền vững cho khu vực tranh chấp.
Cao nhân trí khách đa mưu túc kế, quý vị chọn dàn hàng ngang bắn nhau với Tàu như thuở Napoléon hay, mềm mỏng trên bàn ngọai giao giữ hòa bình cho dân yên ổn móc dầu, câu cá lên ăn ?
Hỏi thêm câu nữa, quý vị có thực sự tin: ôm vài chục kí nào tư liệu chi chít chữ tượng hình nào bản đồ thi nhau cổ hơn…ra các thể lọai trọng tài quốc tế tòa án quốc tế hội Cuốc liên…họ sẽ đồng thanh ủng hộ bắt Tàu thu dọn đồ đạc trả lại biển đảo cho ta ?
Có một tiểu tiết Beo nghĩ ai cũng biết nhưng cố tình lờ đi nhằm phục vụ cho mưu đồ một mũi tên giết hai con trym bài Tàu- chống chính phủ: Trong khi Phi, kẻ đồng sáng kiến giải quyết đa phương, ít nhất 3 lần trở cờ, Mã ngậm miệng ăn tiền và Campuchia ra mặt công khai bám gấu quần anh Tàu khựa…thì Việt nam là nước bền bỉ nhất, nhất quán nhất, quyết liệt nhất trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo bằng con đường ngọai giao.
Chị đã dạy gần xong Quang Thông ý thứ hai: đá đểu chính phủ hèn nhát bán nước bằng lọat bài phục dựng anh lính VNCH kia, là mất dạy, là vừa đổ bô chùi đít cho các cụ xong lại hắt ngay cứt vào nhà các cụ. Đương nhiên chị biết mày chả đủ cả tầm lẫn dũng khí, việc hắt cứt là do ngu nghề mà nên nỗi. Bài sau chị dạy tiếp về nghề.
NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY (VĂN THỔ NOT THÀ)
4. Theo http://www.worldvaluessurvey.org, khảo sát về lòng yêu nước của các quốc gia, 72% đối với người Mỹ, 53% người Anh và 35% người Pháp (đã trưởng thành) tuyên bố rằng họ tự hào về đất nước họ.
Việt Nam, con số này lên đến 98%.
Đừng vội cười cợt những con số.
Trong khi người Mỹ, Anh, Pháp, lòng tự hào của họ thiên về tính ưu việt của một dân tộc thì chúng ta, hướng về một khả năng phi thường trong việc giữ được nguồn gốc dân tộc sau các cuộc chiến liên miên chống lại ngoại xâm.
Ngay đến hết ngọai xâm rồi, vẫn khăng khăng chỉ hòa nhập không hòa tan.
Âu, số phận thiên định cho dân tộc Việt. Thiên hạ đánh nhau, cũng liên miên hai ngàn năm, chỉ để giành Chúa thuộc về mình. Chúng ta, không sang trọng được thế, chúng ta tòan lấy việc giữ đất làm thiêng (nhất). Thiên hạ cắt đất đổi mỹ nhân, ta bán con đổi lấy đất. Và sử ghi nhận hành động ấy là, yêu nước.
Bất kể chính thể nào, ý thức hệ nào, liên quan đến đất đai, thì y như rằng nó được quy kết vào phạm trù đạo đức: yêu nước hay bán nước. Và việc quy kết đó, được tới 98% người trưởng thành, ủng hộ.
Beo quay lại sự việc người anh hùng họ ngụy của báo Thanh niên.
5. Trước tiên, Beo chưa bàn đến những tình tiết đúng- sai của sự kiện 1974. Các bạn trong nước có thể tham khảo các nội dung tranh luận này của các nhân vật tham gia trực tiếp sự kiện trên các web tại hải ngọai, gõ bất cứ từ khóa gần gần nội dung đều tra cứu được.
Nếu lười nữa, thì đọc luôn trên blog Beo, Beo dẫn về cách nay đúng 1 năm : http://beoth.blogspot.com/2013/01/mot-su-that-khac-ve-tran-hai-chien.html
Chuyện bếp núc làng báo, cơ sự như sau:
Phải nhận định ngay, việc phục dựng lại người lính VNCH trên báo chí chính thống, chắc chắn có sự hé cửa của tuyên giáo.
Có 2 lọai hé. Hoặc lòn sau bếp nhà một anh trưởng-phó rủ rỉ xin phép (lọai xin rất đặc trưng của Quang Thông) hoặc, nhá mớm cung bài đầu, không thấy quan nào a lô làm tới luôn (kiểu của Tuổi trẻ). Vậy nên, bạn sẽ luôn luôn thấy việc xử lý bài vở thuộc các đề tài nhạy cảm chính trị của Tuổi trẻ chững chạc, rất nhất quán về quan điểm và, có nghề hơn hẳn Thanh niên.
Có xin, có gật, nhưng khi thấy vượt tầm kiểm sóat vẫn gõ đầu. Tuyên giáo là thế và thế, mới là tuyên giáo.
Đương nhiên, việc gõ đầu thằng lòn cửa sau bao giờ cũng nhẹ tay hơn thằng mớm cung.
6. Quay lại chuyện sự kiện 1974 được phép đưa lên báo chí chính thống.
Lọat bài trên Thanh niên đã vượt quá tầm của việc phục dựng lại một sự kiện lịch sử- điều tiên quyết bắt buộc cho lọai đề tài này. Cho dù anh muốn gửi gắm bất cứ ý đồ tốt-xấu gì đi chăng nữa, cũng phải bám vào cái gốc đó.
Nó đã lấn sâu sang cái ngưỡng của sự cổ súy cho việc tôn vinh người lính VNCH. Với báo chí, sự cổ súy đôi khi không chỉ bằng những câu chữ hô hào cụ thể, mà bằng mức độ, tần suất xuất hiện…
Hành động cổ súy đó nhục mạ anh linh những người nằm xuống ở Tây Nam Tây Bắc Gạc ma, làm tổn thương cả gia đình họ, mà không ít trong số đó, Beo tin rằng đang sống dưới chuẩn nghèo khổ trong nước. Nhục mạ những cựu binh từ thể xác lẫn tinh thần, không thể nào lành lặn nổi. Và đang còn sống.
Bất kể nhận định, đánh giá lại thế nào về lịch sử, chúng ta không thể là tù nhân của quá khứ. Bằng lọat bài này, thấy ít ra (trước tiên) có báo Thanh niên rất khóai trá được ở tù.
Nhưng, đây mới là tác động thật sự ngu xuẩn nhất, phản hiệu quả nhất, khi định vịn vào 98% lòng yêu đất nơi bạn đọc: “Cái sự bắng nhắng của đám dân chủ cuội, vô hình chung làm mất hẳn giá trị của tinh thần kháng Tàu, vốn là một thứ tinh thần đối kháng rất âm ỉ và bản năng, thậm chí là thiêng liêng.” (Beo mượn lời bạn DG DG trên facebook).
Báo chí chính thống, không chỉ mặc định mà được khẳng định, là tiếng nói của Đảng. Không phải suy diễn, đương nhiên sẽ hiểu, lọat bài kia, xuất phát từ chính chủ trương của một nhóm trong Đảng.
Rất khó để thanh minh, chỉ vì đói quá nên Thanh niên quật mồ xác chết lên… câu cơm.
P/S: Thể nào cũng có người bắt viết ra nhóm ấy là ai cho mà coi.
Nguồn: © Beo
☠☠☠
ANH HÙNG NGỤY - NGỤY ANH HÙNG (tiêu đề do Lều Báo đặt) - Tác giả: Beo
NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà
Ngụy Văn Thà |
Anh ‒ hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người
Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu.
(bài thơ và tựa entry copy từ facebook Phan Việt)
1. Cần phải phân biệt thật rõ, viết lại lịch sử và đánh giá lại lịch sử là hai động tác khác nhau hòan tòan.
Lịch sử của ta, đặc biệt lịch sử chiến tranh hiện đại, khi nhân chứng vật chứng còn đủ cả, mà không ít sự việc sự kiện, được sách sử ghi nhận được sách giáo khoa đưa vào, đã sai lạc khủng khiếp. Sự kiện trưa 30/4, quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc lập là một trong những ví dụ cực kì điển hình, Beo không cần dẫn chứng thêm nữa.
Thế nên, việc viết lại cho đúng, là vô cùng cần thiết, khi chưa muộn.
Đánh giá, nhìn nhận lại lịch sử, ở xứ mình, lại không thuộc công việc của các nhà khoa học sử (vì nhà sử học còn bận tranh cãi chuyện tào lao xịt bọp trên báo chí và nghị trường), nó thuộc công việc của nhà chính trị. Và có ai dám phủ nhận, nhà chính trị không tận dụng những đánh giá kia cho mục đích rất- phi- sử của họ.
Việc quật mồ những người lính VNCH trong hải chiến Hòang sa năm 1974 trên báo chí trong những thời gian vừa qua, cũng là ví dụ cực kì điển hình cho nhận định trên của Beo.
Phải mở ngoặc chút xíu, Beo chỉ nói đến lọat bài trên báo Thanh niên vì chưa đọc các báo khác. Tư liệu lọat bài này không hề mới, gần như lấy lại rồi biên tập sơ sài tòan bộ các bài đăng rải rác trên các nguồn hải ngọai lâu nay.
Tin Beo đi, lọai lê lết hết bếp nhà anh Tư Sang đến nhà cửa nhà anh Ba Dũng như Tổng biên tập báo Thanh niên, thì không đủ dũng cảm tự ý tiên phong trong công cuộc nhìn nhận đánh giá lại lịch sử đâu. Chỉ có điều, ngu quá nên chạy quá đà tuyên giáo cho phép nên bị xoa đầu, mà thôi.
Ngu ở chỗ, liều lượng và mức độ đưa bài để công chúng trong nước chấp nhận được. Ba triệu người (cứ cho là con số ấy đi) hải ngọai là đáng quý, nhưng ba mươi triệu người trong nước lại là con số không thể hy sinh cho mỗi một mục đích: hòa giải dân tộc. Cái mục đích không cần cố gắng nhiều lắm, tự thân nó cũng sẽ diễn ra và trên thực tế, đã diễn ra ở mức độ gần kết thúc rồi.
Nói Quang Thông ngu, cũng chưa chắc ai ngu hơn ai. Xới động cuộc quật mồ kia, chắc gì đã liên quan đến chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc.
Vậy nó có còn mục đích gì khác?
Mỉa mai chính phủ bây giờ hèn kém không dám đối đầu, đánh nhau với Tàu như chính phủ VNCH chăng?
2. Cứ nhìn cách chính quyền ứng xử với dăm chục mạng Beo gọi là lưu manh (tòan những gương mặt quen thuộc đến nhẵn bóng trong việc chửi bới vô tội vạ chính quyền) rồi suy ra, chính quyền hèn nhát, sợ Tàu, vô hình chung bạn cũng đang bị đám lưu manh kia lưu manh hóa.
Có thể bạn rất sướng tai khi nghe anh cảnh sát biển Vn chửi địt mẹ bọn Trung quốc, cút mẹ chúng mày đi không bố bắn. Nhưng có lẽ bạn chưa biết hết nỗi nhục khi đọan clip quay có chủ đích của Tàu kia, công bố ra quốc tế. Họ, đã hết sức lịch sự, kiềm chế trước sự sướng tai của bạn. Và, lẽ đương nhiên, phần thiện cảm giành cho kẻ đúng là chúng ta, không phải không suy giảm.
Vậy, không địt mẹ bọn Trung Quốc, thì chính quyền đang làm gì?
Beo tham gia hai cuộc biểu tình tại sài gòn và thấy rằng, khi người biểu tình bộc lộ thái độ sẽ sát cánh cùng chính phủ trong việc chống Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ, từ lúc khởi nhóm cho đến khi giải tán, không thấy công quyền nào ngăn chặn bắt bớ.
Nếu bạn nghĩ rằng việc bai bải hàng ngày chửi hàng hóa Tàu trên khắp các báo là tự phát, là lòng yêu nước của bọn nhà báo, bạn nhầm vĩ đại. Khi Beo còn làm việc, tuần nào giao ban tuyên giáo cũng nhắc nhở, phải đẩy mạnh tuyến bài ấy thêm nữa. Bị thúc quá, bí bài, những vụ như áo lót phụ nữ làm đàn ông ngủ gật suốt ngày hay trong dép tổ ong có đỉa...mới nảy sinh, là vì vậy.
Và nếu bạn nghĩ rằng, đằng sau một lọat các họat động lien quan đến biển đảo của các tổ chức dân sự trong nước (thậm chí cả ở nước ngòai) không có bàn tay chính phủ, thì bạn còn nhầm vĩ đại hơn.
Ai xây chùa, ai trợ lỗ cho tour du lịch ra đảo, ai kích họat các cuộc hội thảo về chủ quyền quốc gia…?
Chính trường, chuyện tay phải nắm chặt nhau 4 tốt 16 chữ vàng, tay trái bóp trym nhau, âu hết sức thường tình. Tàu thế ta cũng thế, không kém miếng nào. Chỉ có tận ngu, mới tính tóan chiến lược đối đầu trực diện với thằng, khỏe hơn mình về mọi phương diện, quãng vài triệu lần.
Nhưng, cái lớn nhất chính quyền đã làm được, không phải ở những cú bóp trym vặt như thế.
DẠY QUANG THÔNG (TBT Báo Thanh Niên - LB)
3. Tranh chấp khu vực biển đảo khởi đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đầu thế kỷ trước, nửa cuối của thế kỷ XX xuất hiện thêm các bên tranh chấp khác.
Tranh chấp gồm ba loại (đan xen, phụ thuộc nhau): 1. tranh chấp chủ quyền các đảo; 2. tranh chấp phân định biển (phân định biển liên quan đến các đảo có tranh chấp và phân định biển không liên quan đến tranh chấp chủ quyền); 3. tranh chấp về sử dụng và bảo vệ môi trường biển (các quyền tự do hàng hải, về đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tranh chấp về môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển).
TBT báo TN Nguyễn Quang Thông |
Việt- Trung ba lần tranh chấp bằng vũ lực, diễn ra vào các năm 1974, 1988 và 1992 và là cặp xung đột duy nhất liên quan đến cả ba tranh chấp.
Ngay trong năm 1975 và liên tục cho đến 1992, chính phủ VN thống nhất đã liên tục đòi lại chủ quyền biển đảo bằng các công hàm, sách trắng…(tư liệu do facebooker Khù văn Khoằm sưu tầm).
Không thể đơn phương chiến đấu với ông bạn hàng xóm khổng lồ, chính phủ VN đổi sách lược, liên kết với các ông bạn láng giềng nhỏ hơn. Và trong năm 1992, cùng với Philippines, VN đưa ra bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
10 năm sau, Trung quốc mới chịu kí với Asean DOC-văn bản đa phương đầu tiên của khu vực về biển Đông. (Trung quốc luôn luôn muốn song phương, chia để trị). Trong khỏang thời gian đó, Malaysia đã kịp chiếm thêm của VN 2 đảo, vào năm 1999.
Cũng bằng ngần ấy thời gian nữa, Trung quốc mới chịu ngồi xuống kí tiếpvăn bản nguyên tắc để thực hiện DOC.
Dĩ nhiên, chúng ta, từ chính khách lão luyện đến phó thường dân Beo thị, ai cũng hiểu rằng những văn bản đầy lỏng lẻo kia chẳng có mấy giá trị sức- mạnh- cơ- bắp trong việc đòi lại biển đảo nhưng, nó là nền móng vững chãi để tiến tới việc ra đời những văn bản mang tính pháp lý quốc tế, đem lại sự ổn định bền vững cho khu vực tranh chấp.
Cao nhân trí khách đa mưu túc kế, quý vị chọn dàn hàng ngang bắn nhau với Tàu như thuở Napoléon hay, mềm mỏng trên bàn ngọai giao giữ hòa bình cho dân yên ổn móc dầu, câu cá lên ăn ?
Hỏi thêm câu nữa, quý vị có thực sự tin: ôm vài chục kí nào tư liệu chi chít chữ tượng hình nào bản đồ thi nhau cổ hơn…ra các thể lọai trọng tài quốc tế tòa án quốc tế hội Cuốc liên…họ sẽ đồng thanh ủng hộ bắt Tàu thu dọn đồ đạc trả lại biển đảo cho ta ?
Có một tiểu tiết Beo nghĩ ai cũng biết nhưng cố tình lờ đi nhằm phục vụ cho mưu đồ một mũi tên giết hai con trym bài Tàu- chống chính phủ: Trong khi Phi, kẻ đồng sáng kiến giải quyết đa phương, ít nhất 3 lần trở cờ, Mã ngậm miệng ăn tiền và Campuchia ra mặt công khai bám gấu quần anh Tàu khựa…thì Việt nam là nước bền bỉ nhất, nhất quán nhất, quyết liệt nhất trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo bằng con đường ngọai giao.
Chị đã dạy gần xong Quang Thông ý thứ hai: đá đểu chính phủ hèn nhát bán nước bằng lọat bài phục dựng anh lính VNCH kia, là mất dạy, là vừa đổ bô chùi đít cho các cụ xong lại hắt ngay cứt vào nhà các cụ. Đương nhiên chị biết mày chả đủ cả tầm lẫn dũng khí, việc hắt cứt là do ngu nghề mà nên nỗi. Bài sau chị dạy tiếp về nghề.
NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY (VĂN THỔ NOT THÀ)
4. Theo http://www.worldvaluessurvey.org, khảo sát về lòng yêu nước của các quốc gia, 72% đối với người Mỹ, 53% người Anh và 35% người Pháp (đã trưởng thành) tuyên bố rằng họ tự hào về đất nước họ.
Việt Nam, con số này lên đến 98%.
Đừng vội cười cợt những con số.
Trong khi người Mỹ, Anh, Pháp, lòng tự hào của họ thiên về tính ưu việt của một dân tộc thì chúng ta, hướng về một khả năng phi thường trong việc giữ được nguồn gốc dân tộc sau các cuộc chiến liên miên chống lại ngoại xâm.
Ngay đến hết ngọai xâm rồi, vẫn khăng khăng chỉ hòa nhập không hòa tan.
Âu, số phận thiên định cho dân tộc Việt. Thiên hạ đánh nhau, cũng liên miên hai ngàn năm, chỉ để giành Chúa thuộc về mình. Chúng ta, không sang trọng được thế, chúng ta tòan lấy việc giữ đất làm thiêng (nhất). Thiên hạ cắt đất đổi mỹ nhân, ta bán con đổi lấy đất. Và sử ghi nhận hành động ấy là, yêu nước.
Bất kể chính thể nào, ý thức hệ nào, liên quan đến đất đai, thì y như rằng nó được quy kết vào phạm trù đạo đức: yêu nước hay bán nước. Và việc quy kết đó, được tới 98% người trưởng thành, ủng hộ.
Beo quay lại sự việc người anh hùng họ ngụy của báo Thanh niên.
5. Trước tiên, Beo chưa bàn đến những tình tiết đúng- sai của sự kiện 1974. Các bạn trong nước có thể tham khảo các nội dung tranh luận này của các nhân vật tham gia trực tiếp sự kiện trên các web tại hải ngọai, gõ bất cứ từ khóa gần gần nội dung đều tra cứu được.
Nếu lười nữa, thì đọc luôn trên blog Beo, Beo dẫn về cách nay đúng 1 năm : http://beoth.blogspot.com/2013/01/mot-su-that-khac-ve-tran-hai-chien.html
Chuyện bếp núc làng báo, cơ sự như sau:
Phải nhận định ngay, việc phục dựng lại người lính VNCH trên báo chí chính thống, chắc chắn có sự hé cửa của tuyên giáo.
Có 2 lọai hé. Hoặc lòn sau bếp nhà một anh trưởng-phó rủ rỉ xin phép (lọai xin rất đặc trưng của Quang Thông) hoặc, nhá mớm cung bài đầu, không thấy quan nào a lô làm tới luôn (kiểu của Tuổi trẻ). Vậy nên, bạn sẽ luôn luôn thấy việc xử lý bài vở thuộc các đề tài nhạy cảm chính trị của Tuổi trẻ chững chạc, rất nhất quán về quan điểm và, có nghề hơn hẳn Thanh niên.
Có xin, có gật, nhưng khi thấy vượt tầm kiểm sóat vẫn gõ đầu. Tuyên giáo là thế và thế, mới là tuyên giáo.
Đương nhiên, việc gõ đầu thằng lòn cửa sau bao giờ cũng nhẹ tay hơn thằng mớm cung.
6. Quay lại chuyện sự kiện 1974 được phép đưa lên báo chí chính thống.
Lọat bài trên Thanh niên đã vượt quá tầm của việc phục dựng lại một sự kiện lịch sử- điều tiên quyết bắt buộc cho lọai đề tài này. Cho dù anh muốn gửi gắm bất cứ ý đồ tốt-xấu gì đi chăng nữa, cũng phải bám vào cái gốc đó.
Nó đã lấn sâu sang cái ngưỡng của sự cổ súy cho việc tôn vinh người lính VNCH. Với báo chí, sự cổ súy đôi khi không chỉ bằng những câu chữ hô hào cụ thể, mà bằng mức độ, tần suất xuất hiện…
Hành động cổ súy đó nhục mạ anh linh những người nằm xuống ở Tây Nam Tây Bắc Gạc ma, làm tổn thương cả gia đình họ, mà không ít trong số đó, Beo tin rằng đang sống dưới chuẩn nghèo khổ trong nước. Nhục mạ những cựu binh từ thể xác lẫn tinh thần, không thể nào lành lặn nổi. Và đang còn sống.
Bất kể nhận định, đánh giá lại thế nào về lịch sử, chúng ta không thể là tù nhân của quá khứ. Bằng lọat bài này, thấy ít ra (trước tiên) có báo Thanh niên rất khóai trá được ở tù.
Nhưng, đây mới là tác động thật sự ngu xuẩn nhất, phản hiệu quả nhất, khi định vịn vào 98% lòng yêu đất nơi bạn đọc: “Cái sự bắng nhắng của đám dân chủ cuội, vô hình chung làm mất hẳn giá trị của tinh thần kháng Tàu, vốn là một thứ tinh thần đối kháng rất âm ỉ và bản năng, thậm chí là thiêng liêng.” (Beo mượn lời bạn DG DG trên facebook).
Báo chí chính thống, không chỉ mặc định mà được khẳng định, là tiếng nói của Đảng. Không phải suy diễn, đương nhiên sẽ hiểu, lọat bài kia, xuất phát từ chính chủ trương của một nhóm trong Đảng.
Rất khó để thanh minh, chỉ vì đói quá nên Thanh niên quật mồ xác chết lên… câu cơm.
P/S: Thể nào cũng có người bắt viết ra nhóm ấy là ai cho mà coi.
Nguồn: © Beo