Tương quan lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa 1974
https://daosichanga.blogspot.com/2014/01/tuong-quan-luc-luong-tham-chien-Hoang-Sa.html
Tương quan lực lượng giữa VNCH và Trung Quốc trong trận hải chiến tại Hoàng Sa năm 1974 như thế nào thì bất cứ ai để tâm tìm hiểu về sự kiện này cũng đều nắm rõ: Các tàu của VNCH chẳng cần phải dùng đến súng đạn mà chỉ cần dùng thân tàu húc mấy tàu Trung Quốc là đủ đánh chìm cả đội tàu của họ rồi. Ấy vậy mà trên tờ báo điện tử VNexpress gần đây có đăng bài "30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974" của tác giả Nguyễn Hùng Cường với luận điệu đi ngược lại với ghi nhận lịch sử của các bên tham chiến bấy giờ cùng những nhận định ngây ngô về quân sự.
Tác giả này viết:Các thập niên 1950, 1960 và 1970, Hải quân Mỹ thường tân trang chiến hạm cũ từ Chiến tranh thế giới thứ II rồi viện trợ cho đồng minh ở châu Á như Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa, Philippines… Vũ khí, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển của tàu viện trợ đều lỗi thời. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Âu đã trang bị cho hải quân theo quan điểm đổi tiện nghi, trang bị điện tử để lấy ưu thế về tốc độ, vũ khí và dùng những chiến thuyền nhỏ tấn công các chiến hạm lớn.Đây là một bài phân tích rất chủ quan, có ý đồ bóp méo sự thực lịch sử hòng "rửa mặt" cho cái thây ma ngụy quyền 40 năm tuổi. Ấy vậy mà VNexpress sẵn sàng đăng lên để "đầu độc" các độc giả thiếu thông tin. Chưa thỏa mãn, anh chàng tác giả này chẳng chút ngại ngùng khi ca ngợi cái đội quân "vừa dốt vừa dát "quân lực VNCH" trên trang facebook của mình như sau:
Trận chiến Hoàng Sa diễn ra chủ yếu trong lòng của vùng đảo Nguyệt Thiềm, chiến hạm Trung Quốc nhỏ, nằm sát mặt nước nên rất khó bắn trúng, đồng thời dễ dàng nâng cao độ của hải pháo, tạo thế tấn công hữu hiệu.
Hải pháo của chiến hạm Việt Nam Cộng hòa nằm trên cao so với hải pháo Trung Quốc nên khó xoay trở ở cự ly gần. Hơn nữa, khi Mỹ chuyển giao các chiến hạm cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa, các trang bị tối tân như pháo 76,2 ly bắn nhanh tự động với hệ thống radar kiểm soát (radar control) và khóa mục tiêu (lock-on system) đã bị tháo gỡ hoặc không còn sử dụng được.
Khẩu 127 ly trên các tuần duyên hạm của Việt Nam Cộng hòa đều phải điều chỉnh bằng tay nên nhịp bắn rất chậm, chỉ hữu hiệu trong việc yểm trợ hải pháo.
Trung Quốc có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến. Việt Nam Cộng hòa chỉ có chiến đấu cơ tốt nhất là loại F5E, tầm hoạt động ngắn, đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa rồi quay về mà không thể ở lại yểm trợ hoặc chiến đấu.
"Trận Hải chiến Hoàng Sa là một điểm son chói lọi trong trang sử hào hùng, vẻ vang chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. 74 chiến sỹ của VNCH đã chiến đấu anh dũng và can trường chống lại những kẻ thù ngang ngược xâm lược bờ cõi dù lực lượng địch mạnh hơn gấp bội. Dù thất bại trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa, nhưng những người lính quả cảm của VNCH đã thể hiện tinh thần chiến đấu oanh liệt, ngoan cường của những người con đất Việt. Tuy quần đảo Hoàng Sa đã bị cưỡng chiếm, nhưng tinh thần, trí tuệ, bản lĩnh và ý chí của dân tộc Việt Nam vẫn mãi còn đó."
So sánh Tàu VNCH và TQ |
Hải quân VNCH | Hải quân Trung Quốc |
---|---|
Tàu tuần dương HQ-5 (Trần Bình Trọng): Soái hạm Nguyên là tàu Castle Rock (WHEC 383) thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ. Được chuyển giao cho HQVNCH vào ngày 21-12-1971. - Trọng tải: 1766 tấn tiêu chuẩn, 2800 tấn tối đa - Kích thước: dài 94,72m, ngang 12,56m, mớn nước 4,17m. - Vận tốc tối đa: 18 knots (33.7 km/h). - Vũ khí: 1 khẩu 127 ly (5 inch) phía trước mũi, 1 đại bác 40 ly đôi cũng ở sân trước nhưng ở sân thượng phía trên khẩu 127 ly, 2 khẩu 40 ly bên tả và hữu hạm tại sân sau và 2 khẩu đại bác 20 ly đôi ở hai bên hông đài chỉ huy. Nguyên thủy khi chuyển giao, HQ-5 chỉ có đại bác 127 ly, sau này Hải Quân Công Xưởng gắn thêm các ụ đại bác 40 ly để tăng cường hỏa lực tác chiến. - Thủy thủ đoàn: chừng 200 người. Tuần Dương Hạm là loại chiến hạm lớn nhất của HQVN và có súng cỡ 127 ly cũng lớn nhất. Các loại vũ khí chống tàu ngầm đã bị cắt bỏ khi chuyển giao cho HQVN. "Soái hạm" này có truyền thống là bỏ chạy theo ngoại nhân: Trong trận Hoàng Sa thì bỏ đồng đội chạy sang Philippine, rồi lại theo lối cũ mò sang dâng xác cho Philippine khi miền Nam được giải phóng. | 2 tàu săn ngầm lớp Kronstadt: 271 & 274 Hai chiếc này thuộc loại chống ngầm loại nhỏ của Liên Xô, được lắp ráp tại TQ với tên gọi Kiểu 6604. - Trọng tải: 289 tấn. - Dài: 52,24m; Rộng: 6,55m; Mớn nước: 2,2m - Vận tốc tối đa: 20,5knots (38km/h) - Vũ khí: 1 pháo 85 mm (mà các lều báo "nhai lại" của các vị "quân nhục VNCH" rằng 100 ly) , 1 súng pk 37 mm, 1 súng phòng không 25 mm, thiết bị chống ngầm. Tài liệu TQ giải mật sau này mô tả về 2 tàu này như sau: Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập. Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa. |
Tàu tuần dương HQ-16 (Lý Thường Kiệt) Nguyên thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, trước đây mang tên Chicoteague (WHEC 375). Được chuyển giao cho HQVNCH vào ngày 21/6/1972. Tàu có đặc tính tương tự như HQ-5. | 2 Tàu rà mìn T-43: 396 & 389 Đây là những con tàu rà mìn Kiểu 010 do TQ sản xuất nhái theo phiên bản lớp T-43 của LX. - Trọng tải: 590 tấn - Dài: 59,94m; Ngang: 8,38m; Mớn nước: 2,06m. - Vận tốc tối đa: 14knots (26 km/h) - Thủy thủ đoàn: 70 người - Vũ khí: 2 pháo đôi 37mm (không phải pháo 85mm như các báo đưa tin); 2 pháo đôi 25mm; 2 pháo đôi 14,5mm; 2 dàn thủy lôi. |
Tàu khu trục HQ-04 (Trần Khánh Dư) Nguyên là USS Forster DER 334 của Hải Quân Hoa Kỳ. Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 25/9/ 1971 - Trọng tải: 1.590 tấn tiêu chuẩn, 1.850 tấn tối đa. - Kích thước: dài 93m; ngang 11,5m; mớn nước 3,18m. - Vận tốc tối đa 21 knots (39km/h). - Thủy thủ đoàn: 175 người. - Vũ khí: 3 pháo 76mm (3 inches) bắn bằng điện 20 phát / phút; 2 pháo phòng không 40mm; 8 pháo phòng không 20mm; 3 ống phóng lôi 530mm. Được trang bị radar TACAN, là tàu chiến chủ lực của hạm đội. | Tàu đánh cá vũ trang Nan Yu và "tiểu đĩnh bọc sắt" Các bài viết về sự kiện Hoàng Sa cho rằng có khoảng 6 chiếc tàu đánh cá được trang bị vũ khí trong khu vực quần đảo Hoàng Sa bấy giờ, cùng 1 số thứ gọi là "tiểu đĩnh bọc sắt" (tức ca nô). Mặc dù không có ghi chép nào về việc các tàu này tham dự trực tiếp vào trận chiến nhưng các tàu cá được trang bị vũ khí bộ binh này cũng được tính vào "lực lượng tham chiến của Trung Cộng" để tạo thành "một lực lượng hùng hậu" của đối phương. Tác dụng chính của các tàu này là để do thám, thám sát, theo dõi, dò xét thủy đạo, địa hình, chuyên chở quân lính,... Những tàu loại này cũng tương tự như các tàu đánh cá vũ trang của TQ đang gây hấn tại Trường Sa nhưng lạc hậu hơn nhiều. |
Tàu hộ tống HQ-10 (Nhựt Tảo) Nguyên là USS Serene (MSF 300), dùng để rà mìn ngoài đại dương (MSF - Mine Sweeper Fleet). Được chuyển giao cho HQVN vào tháng 1/1964. - Trọng tải 650 tấn tiêu chuẩn, 945 tấn tối đa. - Dài 56,24m, ngang 10m, mớn nước 2,97m. - Vận tốc tối đa 14 knots (27,4km/h). - Vũ khí: 1 pháo 76 ly lộ thiên ở sân trước, 2 pháo 40 ly đơn bên tả và hữu hạm ở sân giữa, 4 pháo20 ly đôi ở hai bên đài chỉ huy và ở sân sau. - Thủy thủ đoàn chừng 80 người. Khi được chuyển giao cho HQVN, chiến hạm được biến cải từ tàu vớt mìn thành tàu hộ tống. Các dụng cụ rà mìn được cắt bỏ. Các vũ khí chống tàu ngầm được thêm vào gồm 2 giàn thả thủy lựu đạn (depth charge) ở sân sau và một giàn phóng thủy lựu đạn loại Hedgehog ở sân trước. | 2 tàu săn ngầm lớp T-037: 281 và 282 Còn gọi là tàu săn ngầm lớp Hainan, là thế hệ tàu săn ngầm mới (lúc đó) do Trung Quốc tự đóng để thay thế cho loại Kronstadt. Hai con tàu này thực ra không đóng vai trò đáng kể trong trận hải chiến nhưng dẫu sao vẫn được tính vào "lực lượng hùng hậu của Trung Cộng" vì: (1) Soái hạm HQ-5 của VNCH đã cong đít chạy khi phát hiện 2 tàu này trên radar (và các vị "anh hùng" sau đó lu loa rằng đây là tàu tên lửa cao tốc Komar và được báo GDVN trang trọng giới thiệu); (2) hai tàu này đã "đóng đinh" vào chiếc quan tài cho cái xác HQ-10 chìm xuống biển sâu khi mà nó bị các đồng đội bỏ rơi. - Trọng tải: 390 tấn - Dài: 58,77m; ngang: 7,2m; mớn nước: 2,2m. - Tốc độ: 30,5 knots (56,5 km/h) - Thủy thủ đoàn: 70 người - Vũ khí: 2 pháo đôi 57mm, 2 pháo đôi 25mm bắn nhanh , 4 ống phóng bom chìm RBU1200 (mà các "anh hùng" và "lều báo" phong làm "hỏa tiễn diệt hạm"). |
Như vậy, trong trận hải chiến tại Hoàng Sa năm 1974, tương quan lực lượng trực tiếp tham gia của Trung Quốc và VNCH có thể nói là "trứng chọi đá". Các con tàu của VNCH thậm chí chỉ cần dùng sức mà ủi cũng đủ đánh chìm cả 4 tàu của Trung Quốc chứ chẳng cần phải khai hỏa! Ấy vậy mà kết quả ra sao thì ai cũng đã rõ. Tôi sẽ phân tích vấn đề này vào 1 bài khác.