Sự kiện Hoàng Sa từ góc nhìn Trung Quốc

icon18_edit_allbkg
Trận hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến chớp nhoáng mà thực tế chiến đấu, tương quan lực lượng lúc bấy giờ như thế nào chỉ có những người trực tiếp tham chiến là có thể cho chúng ta phần nào đó góc nhìn của sự thật. Bên cạnh sự "ba hoa chích chòe" của các vị "quân lực VNCH anh hùng" dẫu đã ở cái tuổi gần đất xa trời (cần phải thẳng thắn nhìn nhận mình), các thông tin từ phía Trung Quốc cũng phải được xét đến (dù có thể họ cũng có thể "đơm điều đặt chuyện" phần nào đó). Sự giao thoa giữa 2 luồng thông tin đó sẽ cho chúng ta biết phần rõ nét nhất có thể có của sự thật. Dưới đây là một số thông tin về trận chiến ngày 19/01/1974 từ phía Trung Quốc được tổng hợp từ nhiều nguồn như ttvnol, quansuvn.net, Mít sờ tơ Khù Văn Khoằm, các website của Trung Quốc do ông Trần Đỗ Cẩm, nguyên thiếu tá hải quân VNCH tổng hợp,...
☸☸☸
1. Khi các chiến hạm VNCH được phái tới Hoàng Sa, phía Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng hải quân của họ. Lúc đầu chỉ có 2 ngư thuyền võ trang 402 và 407, sau đó thêm nhiều chiến hạm nhập vùng. Về tổng số chiến hạm tham chiến, tài liệu của Trung Quốc ghi rất rõ ràng như sau:
"Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo.

Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đôi Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là T-396 và T-389) thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstad 271 và 274 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là K-271 và K-274) thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đĩnh (TTÐ) 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu.

Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam còn phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Hòa. Thêm vào đó, Căn Cứ Hải Quân Quảng Châu còn phái 2 chiến hạm K-281 và K-282 thuộc Phân Đội Chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm lực thành phần tiếp ứng.

Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam hải tên Wie Ming Sen lúc đó có mặt tại can Cứ Hải Quân Yulin nằm vế phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm K-271 thuộc Phân Đội 73.

Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ.

Nếu nhìn vào lực lượng Hải, Không và Lục quân được phái ra Hoàng Sa, mọi người đều thấy chúng ta chỉ đưa ra một lực lượng quân sự rất hạn chế với mục đích bảo vệ Hoàng Sa chứ không phải tiêu diệt hạm đội địch".
Luu-luong-2-ben-1
So sánh tàu VNCH (trên cùng) và tàu Trung Quốc.

2. Còn trong tập sách "Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc" của Sa Lực Mân Lực, Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên, ấn hành tháng 2 năm 1992, họ mô tả về cuộc chiến mà họ gọi là "Cuộc chiến đấu trên biển Tây Sa" như sau:
9-lan-xuat-quan-1
9-lan-xuat-quan-2
9-lan-xuat-quan-3
9-lan-xuat-quan-4
9-lan-xuat-quan-5

3. Theo báo Thanh Niên, ngày 11.12.2007, đài Phượng Hoàng (news.ifeng.com) đã tiết lộ về các loại vũ khí mà Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Theo đó, có 4 tàu săn ngầm màu xám lớp 6604 do Trung Quốc sản xuất, với thiết kế “nhái y chang” theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến II. Tức là tàu cũng có độ dài 49,5 m, rộng 6,2 m, độ choán nước 320 tấn, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 60 người (gồm 4 sĩ quan cao cấp, 56 lính). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của loại tàu này chỉ lên tới 12 hải lý/giờ.

Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy hạm đội này chỉ có 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.

Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.

4. Về không quân của Trung Quốc, như ở trên đã đề cập là: "Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng". Điều này được khẳng định bởi một số nguồn Trung Quốc khác như:
Hứa Thế Hữu là Bí thư và Tư lệnh quân khu Quảng Châu. Theo bài báo này thì ngày 20/01/1974 (tức sau trận hải chiến), ông này ra lệnh cho quân đội Trung Quốc tại Hoàng Sa phải thi hành khẩn cấp mệnh lệnh “ba điều không bắn”: không phải phi cơ địch thì không bắn, chưa nhận rõ là phi cơ địch thì không bắn, phi cơ địch chưa tấn công ta thì không bắn. Nếu không nhờ mệnh lệnh này thì quân Trung Quốc tại Hoàng Sa đã ít nhất 2 lần bắn nhầm vào máy bay của phe mình (do phương tiện liên lạc phối hợp tác chiến bấy giờ của Trung Quốc còn quá lạc hậu).
Bài viết này có trước bài trên, cũng kể về việc quân Trung Quốc tại Hoàng Sa suýt nữa thì bắn nhầm máy bay nhà.
Tay+Sa+Eagle
Bức ảnh "Đại bàng Tây Sa" của nhiếp ảnh gia quân đội Trung Quốc Nhậm Minh Phúc chụp sau sự kiện Hoàng Sa.

Như vậy, mặc dù máy bay của Trung Quốc có hiện diện tại khu vực Hoàng Sa nhưng không hề tham gia vào trận chiến mà chủ yếu làm nhiệm vụ viễn thám (không rõ có máy bay nào ra đấy đúng lúc chiến cuộc không vì đây là trận chiến do VNCH chủ động khai hỏa và chỉ diễn ra trong vòng có 30 phút). Loại máy bay mà Trung Quốc sử dụng là J-5 hoặc J-6, những phiên bản nhái của MIG17 và MIG19, chủ yếu có khả năng không chiến./.

Bài liên quan

"Chiều biên giới anh đi về đâu"

Vấn đề biên giới giữa các quốc gia vốn vô cùng nhạy cảm, không chỉ riêng gì giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại cạnh nhau, có lẽ chưa bao giờ "cái hàng rào" giữa hai nhà h...

Đức Phật giúp được gì cho nỗi đau khổ này?

Một cậu sinh viên đã lấy lòng tôi bằng một câu nói của Albert Einstein mà cậu ấy đã thuộc làu để mở đầu cho một cuộc đối thoại bên tách trà: “Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu, vượt lên mọi t...

Ai Chọn Lựa Giữa Tôn Giáo Và Đất Nước?

Mới đó thôi mà đã tròn 1 tuần kể từ ngày giáo sư Trần Chung Ngọc, người thắp lửa soi đường tri thức tôn giáo, về với tổ tiên. Vậy là từ nay thiếu đi những lời "giáo huấn cừu" hừng hực khí thế và tri t...

Đăng nhận xét Nhận xét với Google +

  1. blogger_logo_round_35

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=203498823177366&set=a.140154342845148.1073741828.100005517481880&type=1&theater
    So sánh tàu chiến

    Trả lờiXóa
  2. blogger_logo_round_35

    Máy bay ra vào lúc 9h30 ngày 20 , sau khi hải chiến kết thúc

    Trả lờiXóa

@ Bạn đọc: Blog này là nơi thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Nếu bạn muốn trao đổi cùng tác giả, vui lòng liên hệ trang facebook: Đạo Sĩ Chăn Gà

Nếu đây là lần đầu bạn đến thăm blog, vui lòng xem Thỏa thuận sử dụng để nắm rõ về những quy định của blog trước khi gửi phản hồi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chèn hình ảnh, youtube video và các bài hát từ nhaccuatui vào nhận xét các bạn chỉ cần dán đường link vào nhận xét của mình.

emoticon-button-icon
noprob
:noprob:
smile
:smile:
shy
:shy:
trope
:trope:
sneered
:sneered:
happy
:happy:
escort
:escort:
rapt
:rapt:
love
:love:
heart
:heart:
angry
:angry:
hate
:hate:
sad
:sad:
sigh
:sigh:
disappointed
:disappointed:
cry
:cry:
fear
:fear:
surprise
:surprise:
unbelieve
:unbelieve:
shit
:shit:
like
:like:
dislike
:dislike:
clap
:clap:
cuff
:cuff:
fist
:fist:
ok
:ok:
file
:file:
link
:link:
place
:place:
contact
:contact:

Bỉ ngôn

Ở cái thời tối tăm như tiền đồ nhà chị Dậu thì một ngọn đèn là ánh sáng chân lý. Còn ở thời bóng điện đại trà như nay, chỉ có ánh sáng từ vụ nổ bom nguyên tử mới là ngọn đuốc soi đường. - (Đạo sĩ chăn gà)

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu-suong

MớiNóngBài ngẫu nhiên

Mới

HỘI TƯỚNG LĨNH

Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi "hứng trọn" hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu - Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho ...

Thực hư việc tàu hải cảnh Trung Quốc "áp sát" dàn khai thác dầu khí Việt Nam ngày 22/2

Một thí chủ nhắn bần đạo rằng có anh phóng viên gì ấy, quên cmn tên rồi, mới share bài viết của 1 trang có cái tên rất oách xà lách: Đại sự ký biển Đông, về việc tàu Hải cảnh TQ vừa “tiến sâu vào vùng...

Bài học từ Hồ Chủ tịch và cuộc chiến 1979 trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

“Lụt bắc lụt nam. Máu đầm biên giới Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân” Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. K...

Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày...

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

“Trung - Việt, khác nào môi với răng.Nhớ rằng môi hở thì răng buốt,Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Đây là một phần trong lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch viết trên Cứu vong nhật báo của Trung Quốc (194...

Bài ngẫu nhiên

Trường hợp Bob Kerrey và “trạng sư” - Nhà văn Nguyên Ngọc

Mấy ngày gần đây, chủ đề nóng được dư luận quan tâm, tranh luận là việc cựu binh Mỹ Bob Kerrey, kẻ đã trực tiếp chỉ huy vụ thảm sát 24 thường dân vô tội vào ngày 25.2.1969 ở xã Thạnh Phong thuộc H...

Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) chính là tiền của Việt Nam bị Mỹ ép nợ!

Bob Kerry nhận giấy phép đầu tư Fulbright Việt Nam Sau khi cựu TNS Mỹ Bob Kerry, người được đặt vào cái ghế Chủ tịch Hội đồng tín thác của ĐH Fulbright Việt Nam (FUV), bị "khui" ra là kẻ đã tham g...

Israel ăn cắp nước của người Arab và Palestine

Có nhiều bài báo tiếng Việt ca ngợi huyền thoại nông nghiệp phi thường của Israel trên sa mạc, ví dụ bài báo sau trên cafebiz.vn, tuy vậy người Palestine đã làm "nở hoa" sa mạc từ trước người Israe...

Kênh Youtube

Thư viện blog

item